Bunraku
Đã gửi: Ba T11 29, 2005 11:20 pm
Với lịch sử hơn 300 năm, Bunraku đã trở nên rất gần gũi và quen thuộc với người dân Nhật Bản, đặc biệt là người dân vùng Osaka. Diễn viên trong Bunraku là những con rối hết sức dễ thương, dưới sự điều khiển tài tình của các nghệ nhân, cùng với cây đàn Shamisen đã làm nên một nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đất nước mặt trời mọc.
Không giống như múa rối nước của Việt Nam, một con rối trong Bunraku được điều khiển bởi ba nghệ nhân. Người điều khiển chính được gọi là Omudukai 主遣い, điều khiển đầu và tay phải của rối. Vì con rối rất cao, khoảng 1m50, nên khi diễn phải đi chiếc quốc cao khoảng 20 đến 50cm. Hai người còn lại một người điều khiển tay trái, gọi là Hidaridukai 左遣い, và người điều khiển chân rối, gọi là Ashidukai 足遣い. Khi biểu diễn hai người đều phải mặc áo màu đen từ đầu đến chân, che cả mặt, để làm nổi bật những con rối với những bộ Kimono rực rỡ. Điều hết sức ngạc nhiên là nghệ nhân điều khiển rối đều phải học tất cả 25 năm. 15 năm học điều khiển tay phải và 10 năm học điều khiển hai chân.
Trước khi Bunraku ra đời, người dân Nhật Bản thời Heian đều biết đến 人形遣い qua những nghệ nhân đường phố, 大道芸人. Đến giữa thế kỷ 16, qua nhiều các tên gọi, ra đời kịch rối Jyoururi 浄瑠璃人形. Thời Jyoukyou 貞享 năm 1684, hoành tráng nhất là nhà hát 竹本座 ở Osaka với vở rối 曽根崎心中 của tác giả 近松門左衛門 Chikamatsu Monzaemon. Thế kỉ 18 là thời hoàng kim của 浄瑠璃人形 với các kiệt tác mà đến bây giờ vẫn đang được diễn tại các sân khấu ở Osaka. Nhưng đến thế kỉ 19 nhà hát Takemotoza suy yếu, Osaka lại xuất hiện nhà hát 文楽座, nên từ đó người ta gọi kich rối Jyoururi là Bunraku.
Những ai có quan tâm đến Bunraku xin hãy tham khảo link dưới đây ạ :)
http://www2.ntj.jac.go.jp/unesco/bunraku/jp/
Không giống như múa rối nước của Việt Nam, một con rối trong Bunraku được điều khiển bởi ba nghệ nhân. Người điều khiển chính được gọi là Omudukai 主遣い, điều khiển đầu và tay phải của rối. Vì con rối rất cao, khoảng 1m50, nên khi diễn phải đi chiếc quốc cao khoảng 20 đến 50cm. Hai người còn lại một người điều khiển tay trái, gọi là Hidaridukai 左遣い, và người điều khiển chân rối, gọi là Ashidukai 足遣い. Khi biểu diễn hai người đều phải mặc áo màu đen từ đầu đến chân, che cả mặt, để làm nổi bật những con rối với những bộ Kimono rực rỡ. Điều hết sức ngạc nhiên là nghệ nhân điều khiển rối đều phải học tất cả 25 năm. 15 năm học điều khiển tay phải và 10 năm học điều khiển hai chân.
Trước khi Bunraku ra đời, người dân Nhật Bản thời Heian đều biết đến 人形遣い qua những nghệ nhân đường phố, 大道芸人. Đến giữa thế kỷ 16, qua nhiều các tên gọi, ra đời kịch rối Jyoururi 浄瑠璃人形. Thời Jyoukyou 貞享 năm 1684, hoành tráng nhất là nhà hát 竹本座 ở Osaka với vở rối 曽根崎心中 của tác giả 近松門左衛門 Chikamatsu Monzaemon. Thế kỉ 18 là thời hoàng kim của 浄瑠璃人形 với các kiệt tác mà đến bây giờ vẫn đang được diễn tại các sân khấu ở Osaka. Nhưng đến thế kỉ 19 nhà hát Takemotoza suy yếu, Osaka lại xuất hiện nhà hát 文楽座, nên từ đó người ta gọi kich rối Jyoururi là Bunraku.
Những ai có quan tâm đến Bunraku xin hãy tham khảo link dưới đây ạ :)
http://www2.ntj.jac.go.jp/unesco/bunraku/jp/