Họa sĩ Julian Beever và Nghệ Thuật Vẽ Nổi
Đã gửi: Sáu T3 24, 2006 12:54 pm
Đúng. Nghệ thuật vẽ ảo thật. Không phải là lỗi đánh máy. Lối vẽ này không phải mới nhưng ít phổ thông so những lối vẽ khác. Họa sĩ vẽ theo lối này tạo cho hình có ba chiều giống như vật thật nếu nhìn ở một góc độ nào đó. Tiếng Anh lối vẽ này gọi là “anamorphism”.
Một nghệ thuật tương tự để tạo hình ba chiều là đặt một tầm gương hình nón hay hình ống lên trên một bức tranh hai chiều để biến nó thành ba chiều. Kỹ thuật này được sáng chế ra ở Trung Hoa và dụ nhập vào nước Ý trong thế kỷ 16 vào thời kỳ Phục Hưng. Những danh họa như Leonardo da Vinci thành thạo về lối vẽ ba chiều. Bức tranh Leonardo’s Eye là một thí dụ của lối vẽ này của Leonardo da Vinci, khoảng 1485.
Vào thế 17, Baroque thường dùng kỹ thuật vẽ ba chiều để phối hợp kiến trúc thực với hình vé tạo ảo ảnh. Khi nhìn từ một góc cạnh đặc biệt, công trình kiến trúc sẽ hòa nhập với tranh vẽ. Họa sĩ Hnas Holbein cũng theo lối vẽ này.
Julian Beever là một họa sĩ vẽ ảo thật hiện đại người Anh. Ông nổi tiếng vì những tác phẩm của ông vẽ trên vỉa hè và tường của những thành phố của nước Anh, Pháp, Đức, Hoa-Kỳ, Úc, Hòa Lan, và Bỉ trong 10 năm vừa qua. Ông dùng phấn (chalk) hay bột mầu (pastel). Ông cũng dùng cả sơn (acrylic paint) để sáng tạo những tác phẩm có thể tồn tại lâu dài. Ngoài ra hoại sĩ Beever còn vẽ cả tranh sơn dầu.
GS Vaughan Bell của Trường Tâm Lý Học thuộc Đại Học Cardiff (Wales) nói rằng họa sĩ Julian Beever là một nghệ sĩ đường phố biết lợi dụng sự hiểu biết của trí óc về thế giới để sáng tạo ra những công trình nghệ thuật tuyệt vời. trí óc của chúng ta có kinh nghiêm về thế giới ba chiều từ ánh sáng hai chiều lọt vào võng mô của con mắt.
Lối vẽ ảo thật lợi dụng nhiều giả thuyết của chúng ta về thế giới, thí dụ như hình mờ đi khi đi xa chúng ta, nhưng đường thẳng song song có khuynh hướng hội tụ lại ở xa và mọi vật lớn hơn khi để gần mắt. Nghệ thuật của Julian Beever dùng những hiểu biết này để tạo ra những hình ảnh nếu nhìn qua hệ thống thị giác của chúng ta sẽ có chiều sâu. Nếu nhìn từ những góc cạnh khác, ảo ảnh đó sẽ mất, và chúng ta có thể hiểu tác phẩm nghệ thuật đã được sáng tạo như thế nào.
(theo the world of Art)
Một nghệ thuật tương tự để tạo hình ba chiều là đặt một tầm gương hình nón hay hình ống lên trên một bức tranh hai chiều để biến nó thành ba chiều. Kỹ thuật này được sáng chế ra ở Trung Hoa và dụ nhập vào nước Ý trong thế kỷ 16 vào thời kỳ Phục Hưng. Những danh họa như Leonardo da Vinci thành thạo về lối vẽ ba chiều. Bức tranh Leonardo’s Eye là một thí dụ của lối vẽ này của Leonardo da Vinci, khoảng 1485.
Vào thế 17, Baroque thường dùng kỹ thuật vẽ ba chiều để phối hợp kiến trúc thực với hình vé tạo ảo ảnh. Khi nhìn từ một góc cạnh đặc biệt, công trình kiến trúc sẽ hòa nhập với tranh vẽ. Họa sĩ Hnas Holbein cũng theo lối vẽ này.
Julian Beever là một họa sĩ vẽ ảo thật hiện đại người Anh. Ông nổi tiếng vì những tác phẩm của ông vẽ trên vỉa hè và tường của những thành phố của nước Anh, Pháp, Đức, Hoa-Kỳ, Úc, Hòa Lan, và Bỉ trong 10 năm vừa qua. Ông dùng phấn (chalk) hay bột mầu (pastel). Ông cũng dùng cả sơn (acrylic paint) để sáng tạo những tác phẩm có thể tồn tại lâu dài. Ngoài ra hoại sĩ Beever còn vẽ cả tranh sơn dầu.
GS Vaughan Bell của Trường Tâm Lý Học thuộc Đại Học Cardiff (Wales) nói rằng họa sĩ Julian Beever là một nghệ sĩ đường phố biết lợi dụng sự hiểu biết của trí óc về thế giới để sáng tạo ra những công trình nghệ thuật tuyệt vời. trí óc của chúng ta có kinh nghiêm về thế giới ba chiều từ ánh sáng hai chiều lọt vào võng mô của con mắt.
Lối vẽ ảo thật lợi dụng nhiều giả thuyết của chúng ta về thế giới, thí dụ như hình mờ đi khi đi xa chúng ta, nhưng đường thẳng song song có khuynh hướng hội tụ lại ở xa và mọi vật lớn hơn khi để gần mắt. Nghệ thuật của Julian Beever dùng những hiểu biết này để tạo ra những hình ảnh nếu nhìn qua hệ thống thị giác của chúng ta sẽ có chiều sâu. Nếu nhìn từ những góc cạnh khác, ảo ảnh đó sẽ mất, và chúng ta có thể hiểu tác phẩm nghệ thuật đã được sáng tạo như thế nào.
(theo the world of Art)