Chiến lược phát triển CNTT của Nhật Bản
Đã gửi: Năm T3 04, 2004 7:49 am
Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin của Nhật Bản
1.Học sinh NB tập sử dụng e-mail từ lớp 3
Hiện nay, Nhật Bản (NB) là một trong những nước đứng đầu trong lĩnh vực CNTT và viễn thông. Hạ tầng cơ sở viễn thông của NB được đánh giá là vững mạnh và phát triển nhất thế giới, với tỉ lệ người sử dụng Internet băng thông rộng và đặc biệt là Internet qua điện thoại di động cực cao mà khó nước nào sánh được. Những thành tựu này có được nhờ chiến lược phát triển CNTT và viễn thông dài hơi, có tầm nhìn rộng và hướng tới người dân một cách triệt để. Xin trích giới thiệu một vài góc nhìn về chiến lược phát triển này của NB cũng như những thành tựu của nó.
Phổ cập CNTT từ tiểu học
Một động lực chủ chốt thúc đẩy sự phát triển của CNTT là khả năng, thói quen và nhu cầu sử dụng CNTT của đông đảo quần chúng. NB có được lượng người dùng Internet, ĐTDĐ cũng như các thiết bị công nghệ hiện đại rất lớn, một phần đáng kể là nhờ chính sách phổ cập CNTT từ bậc tiểu học.
Chương trình "e!-school" (Trường học điện tử) được thử nghiệm từ cuối năm 2003 nằm trong chiến lược e-Japan (Nước Nhật điện tử), cho phép các em học sinh lớp 3 học hỏi về thế giới thông tin bằng Internet và e-mail trên các máy tính xách tay hiện đại kết nối mạng không dây Wi-Fi tốc độ cao (ảnh 1), tất nhiên dưới sự trông nom và hướng dẫn của các thầy cô giáo và chuyên viên tin học. Lên lớp 4, các em đã sử dụng thành thạo máy vi tính và thực hiện các bài tập ngay trên lớp bằng máy. Mục tiêu của chương trình này là dịch chuyển phương pháp giáo dục từ "học về CNTT" sang "học bằng CNTT", nhằm trang bị cho thế hệ trẻ hành trang CNTT vững vàng để thích ứng với sự phát triển của xã hội thông tin.
2.Thủ tướng NB Koizumi tại một nhà hàng ăn sushi trên băng chuyền.
CNTT ở mọi nơi
Người NB hiện đại quan niệm một xã hội thông tin cao cấp phải được kết nối ở mọi nơi, sẵn sàng trao đổi thông tin bằng mọi phương tiện. ĐTDĐ trong hơn chục năm qua đã và đang đóng vai trò đáng kể trong quá trình hình thành xã hội thông tin của NB. Hiện nay và sắp tới, những công nghệ tiên tiến hơn nữa sẽ góp phần biến không chỉ ĐTDĐ mà hầu như mọi đồ dùng trong cuộc sống thành những thiết bị lưu chuyển thông tin.
3.Thư viện hiện đại Roppongi Hills.
Trong ảnh 2, Thủ tướng NB J. Koizumi đang làm thực khách tại một nhà hàng ăn sushi trên băng chuyền sử dụng công nghệ RFID (nhận dạng bằng sóng radio). Thẻ RFID đang ngày càng được sử dụng rộng rãi ở các nhà hàng ăn tại NB, đặc biệt là nhà hàng ăn băng chuyền. Mỗi đĩa đựng thức ăn trôi trên băng chuyền được gắn một thẻ RFID. Khách hàng chọn đĩa nào, thẻ của đĩa đó sẽ tự động cộng số tiền tương ứng vào hoá đơn.
Trong ảnh 3 là phòng đọc sách của Thư viện Roppongi Hills ở Tokyo - một trong những thư viện hiện đại nhất thế giới hiện nay. Từng quyển sách trong thư viện này được gắn một thẻ RFID ở gáy sách. Sau khi người đọc sử dụng máy vi tính để tìm kiếm một quyển sách, nếu quyển sách đó đang có trong thư viện, nó sẽ truyền tín hiệu tới hệ thống máy tính để hệ thống này hiển thị bản đồ chi tiết cho biết vị trí của giá sách và vị trí chính xác của quyển sách trên giá.
4.Du khách NB sử dụng thẻ không dây để tải thông tin du lịch về ĐTDĐ.
Tại các khu du lịch nổi tiếng của NB, ngày càng xuất hiện nhiều những tấm "poster" điện tử. Du khách chỉ việc đưa một tấm thẻ lại gần poster này, mọi thông tin hữu ích về khu du lịch sẽ được tải vào ĐTDĐ của khách (ảnh 4).
Ở nhà, ngày càng nhiều các đồ gia dụng như tủ lạnh, lò nấu, máy giặt và điều hoà nhiệt độ được kết nối Internet. Lò nấu tự tải công thức chế biến món ăn từ Internet (ảnh 5), còn điều hoà nhiệt độ thì được điều khiển để làm ấm căn phòng trước khi chủ nhân về bằng ĐTDĐ.
Chiến lược "Nước Nhật điện tử"
Những thành tựu trên có được là nhờ sự triển khai thành công một cách toàn diện "chiến lược Nước Nhật điện tử" từ năm 2001 và "chiến lược Nước Nhật điện tử 2" từ năm 2003. Với mục tiêu đưa NB dẫn đầu trong cuộc cách mạng CNTT, chiến lược Nước Nhật điện tử do chính phủ nước này đưa ra năm 2001 đã tập trung tài nguyên, tiền của và sức lực để xây dựng hạ tầng cơ sở mạng phục vụ cái đích cụ thể: Đưa Internet tốc độ cao tới ít nhất 30 triệu gia đình và Internet tốc độ cực cao tới 10 triệu gia đình trên toàn NB. Hiện nay, NB là nước có giá cước truy cập Internet tốc độ cao rẻ nhất thế giới. Tỉ lệ người dùng Internet, đặc biệt là Internet qua ĐTDĐ của NB luôn nằm trong nhóm cao nhất thế giới.
5.Tủ lạnh và lò nấu đều được kết nối Internet.
Từ tháng 7.2003, Chính phủ NB đề ra chiến lược Nước Nhật điện tử 2, nhằm tiếp nối thành công của chiến lược trước đó với những bước đi phù hợp với thực tại hơn, đặc biệt trong việc sử dụng hiệu quả hạ tầng cơ sở đã xây dựng được. Mục tiêu của chiến lược mới: Làm sao để mọi sự thuận tiện của xã hội thông tin giúp ích hiệu quả cho mọi người dân NB, trong mọi lĩnh vực. Điều này được thực hiện với sự tập trung ở 7 lĩnh vực quan trọng: y tế; thực phẩm; cuộc sống hàng ngày; tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; kiến thức; việc làm; dịch vụ hành chính. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của CNTT, NB đang tạo ra "một xã hội thông tin an toàn, liên tục tạo cảm hứng cho những sáng tạo và niềm vui mới, đồng thời cung cấp sự thuận tiện ngày càng lớn cho mọi lĩnh vực của cuộc sống" - trích lời ông T.Sawada, Giám đốc Cơ quan CNTT của Chính phủ NB.
Lao Động - Tuấn Anh
1.Học sinh NB tập sử dụng e-mail từ lớp 3
Hiện nay, Nhật Bản (NB) là một trong những nước đứng đầu trong lĩnh vực CNTT và viễn thông. Hạ tầng cơ sở viễn thông của NB được đánh giá là vững mạnh và phát triển nhất thế giới, với tỉ lệ người sử dụng Internet băng thông rộng và đặc biệt là Internet qua điện thoại di động cực cao mà khó nước nào sánh được. Những thành tựu này có được nhờ chiến lược phát triển CNTT và viễn thông dài hơi, có tầm nhìn rộng và hướng tới người dân một cách triệt để. Xin trích giới thiệu một vài góc nhìn về chiến lược phát triển này của NB cũng như những thành tựu của nó.
Phổ cập CNTT từ tiểu học
Một động lực chủ chốt thúc đẩy sự phát triển của CNTT là khả năng, thói quen và nhu cầu sử dụng CNTT của đông đảo quần chúng. NB có được lượng người dùng Internet, ĐTDĐ cũng như các thiết bị công nghệ hiện đại rất lớn, một phần đáng kể là nhờ chính sách phổ cập CNTT từ bậc tiểu học.
Chương trình "e!-school" (Trường học điện tử) được thử nghiệm từ cuối năm 2003 nằm trong chiến lược e-Japan (Nước Nhật điện tử), cho phép các em học sinh lớp 3 học hỏi về thế giới thông tin bằng Internet và e-mail trên các máy tính xách tay hiện đại kết nối mạng không dây Wi-Fi tốc độ cao (ảnh 1), tất nhiên dưới sự trông nom và hướng dẫn của các thầy cô giáo và chuyên viên tin học. Lên lớp 4, các em đã sử dụng thành thạo máy vi tính và thực hiện các bài tập ngay trên lớp bằng máy. Mục tiêu của chương trình này là dịch chuyển phương pháp giáo dục từ "học về CNTT" sang "học bằng CNTT", nhằm trang bị cho thế hệ trẻ hành trang CNTT vững vàng để thích ứng với sự phát triển của xã hội thông tin.
2.Thủ tướng NB Koizumi tại một nhà hàng ăn sushi trên băng chuyền.
CNTT ở mọi nơi
Người NB hiện đại quan niệm một xã hội thông tin cao cấp phải được kết nối ở mọi nơi, sẵn sàng trao đổi thông tin bằng mọi phương tiện. ĐTDĐ trong hơn chục năm qua đã và đang đóng vai trò đáng kể trong quá trình hình thành xã hội thông tin của NB. Hiện nay và sắp tới, những công nghệ tiên tiến hơn nữa sẽ góp phần biến không chỉ ĐTDĐ mà hầu như mọi đồ dùng trong cuộc sống thành những thiết bị lưu chuyển thông tin.
3.Thư viện hiện đại Roppongi Hills.
Trong ảnh 2, Thủ tướng NB J. Koizumi đang làm thực khách tại một nhà hàng ăn sushi trên băng chuyền sử dụng công nghệ RFID (nhận dạng bằng sóng radio). Thẻ RFID đang ngày càng được sử dụng rộng rãi ở các nhà hàng ăn tại NB, đặc biệt là nhà hàng ăn băng chuyền. Mỗi đĩa đựng thức ăn trôi trên băng chuyền được gắn một thẻ RFID. Khách hàng chọn đĩa nào, thẻ của đĩa đó sẽ tự động cộng số tiền tương ứng vào hoá đơn.
Trong ảnh 3 là phòng đọc sách của Thư viện Roppongi Hills ở Tokyo - một trong những thư viện hiện đại nhất thế giới hiện nay. Từng quyển sách trong thư viện này được gắn một thẻ RFID ở gáy sách. Sau khi người đọc sử dụng máy vi tính để tìm kiếm một quyển sách, nếu quyển sách đó đang có trong thư viện, nó sẽ truyền tín hiệu tới hệ thống máy tính để hệ thống này hiển thị bản đồ chi tiết cho biết vị trí của giá sách và vị trí chính xác của quyển sách trên giá.
4.Du khách NB sử dụng thẻ không dây để tải thông tin du lịch về ĐTDĐ.
Tại các khu du lịch nổi tiếng của NB, ngày càng xuất hiện nhiều những tấm "poster" điện tử. Du khách chỉ việc đưa một tấm thẻ lại gần poster này, mọi thông tin hữu ích về khu du lịch sẽ được tải vào ĐTDĐ của khách (ảnh 4).
Ở nhà, ngày càng nhiều các đồ gia dụng như tủ lạnh, lò nấu, máy giặt và điều hoà nhiệt độ được kết nối Internet. Lò nấu tự tải công thức chế biến món ăn từ Internet (ảnh 5), còn điều hoà nhiệt độ thì được điều khiển để làm ấm căn phòng trước khi chủ nhân về bằng ĐTDĐ.
Chiến lược "Nước Nhật điện tử"
Những thành tựu trên có được là nhờ sự triển khai thành công một cách toàn diện "chiến lược Nước Nhật điện tử" từ năm 2001 và "chiến lược Nước Nhật điện tử 2" từ năm 2003. Với mục tiêu đưa NB dẫn đầu trong cuộc cách mạng CNTT, chiến lược Nước Nhật điện tử do chính phủ nước này đưa ra năm 2001 đã tập trung tài nguyên, tiền của và sức lực để xây dựng hạ tầng cơ sở mạng phục vụ cái đích cụ thể: Đưa Internet tốc độ cao tới ít nhất 30 triệu gia đình và Internet tốc độ cực cao tới 10 triệu gia đình trên toàn NB. Hiện nay, NB là nước có giá cước truy cập Internet tốc độ cao rẻ nhất thế giới. Tỉ lệ người dùng Internet, đặc biệt là Internet qua ĐTDĐ của NB luôn nằm trong nhóm cao nhất thế giới.
5.Tủ lạnh và lò nấu đều được kết nối Internet.
Từ tháng 7.2003, Chính phủ NB đề ra chiến lược Nước Nhật điện tử 2, nhằm tiếp nối thành công của chiến lược trước đó với những bước đi phù hợp với thực tại hơn, đặc biệt trong việc sử dụng hiệu quả hạ tầng cơ sở đã xây dựng được. Mục tiêu của chiến lược mới: Làm sao để mọi sự thuận tiện của xã hội thông tin giúp ích hiệu quả cho mọi người dân NB, trong mọi lĩnh vực. Điều này được thực hiện với sự tập trung ở 7 lĩnh vực quan trọng: y tế; thực phẩm; cuộc sống hàng ngày; tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; kiến thức; việc làm; dịch vụ hành chính. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của CNTT, NB đang tạo ra "một xã hội thông tin an toàn, liên tục tạo cảm hứng cho những sáng tạo và niềm vui mới, đồng thời cung cấp sự thuận tiện ngày càng lớn cho mọi lĩnh vực của cuộc sống" - trích lời ông T.Sawada, Giám đốc Cơ quan CNTT của Chính phủ NB.
Lao Động - Tuấn Anh