Chất xám của du học sinh bị thất thoát?
Đã gửi: Sáu T1 16, 2004 6:59 pm
Nhiều người cho rằng, sau khi về nước, nhiều cựu du học sinh chê lương, kén việc, lại chỉ thích làm việc cho các công ty, doanh nghiệp nước ngoài. Thực hư ra sao?
Anh Phạm Hào Quang, từng du học bằng thạc sĩ ngành đầu tư phát triển bất động sản ở Anh năm 1999-2000, khi về nước đã làm việc cho một Công ty TNHH trong nước. Sau đó, Quang dạy bất động sản ở một trường Đại học và bây giờ anh làm Phó Phòng Quản lý bất động sản tại Công ty Prudential hiện nay. Hào Quang cho biết: ''Phải thẳng thắn nhận xét việc quản lý nhân sự ở không ít đơn vị, doanh nghiệp nước ta lâu nay vẫn theo hình tháp: Bạn phải mất nhiều thời gian mới được thăng tiến, cất nhắc kiểu sống lâu lên lão làng. Chưa kể một số công ty tuyển người và phân việc không hẳn dựa trên năng lực, trình độ của ứng viên mà còn dựa vào tiêu chuẩn tế nhị khác. Tại sao chúng tôi phải chấp nhận sự lãng phí thời gian, chất xám để an phận chờ lên lão làng (mà chưa chắc có được) trong khi lương bổng không thoả đáng?!''.
Chị V. (Công ty BP), từng du học bằng thạc sĩ ngành kỹ thuật ở Anh cũng từng nộp đơn xin việc ở các công ty trong nước. Tuy nhiên, vì không quen làm việc kiểu rề rà, ăn bớt thời giờ hành chính để làm việc riêng còn tồn tại ở một số đơn vị quốc doanh nên chị đã xin vào BP và được nhận ngay. V. bộc bạch: ''Trước đây, tôi từng ôm ấp nhiều hoài bão. Nhưng giờ nghĩ mình sống lương thiện và lương cao là đủ''.
Đỗ Huy Định từng du học thạc sĩ kinh doanh quốc tế ở Úc, hiện là trợ lý trưởng nhãn hàng OMO cho biết: Định muốn vào làm việc ở các cơ quan, trung tâm xúc tiến thương mại của nhà nước nhưng ''có xin mà không có cửa''. Định đã phân tích một loạt nguyên nhân tình trạng đa số du học sinh về nước đầu quân cho công ty 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh: Cơ chế, môi trường và tác phong làm việc trong các công ty trong nước chưa thật sự hiện đại và mang tính công nghiệp hóa, trong khi trí thức trẻ muốn chứng tỏ khả năng của mình và đòi hỏi sự trọng dụng khả năng đó; những tập đoàn, công ty nước ngoài có văn phòng đại diện đặt tại Việt Nam thường săn lùng chất xám của du học sinh thông qua hiệp hội, câu lạc bộ như hội cựu du học sinh; công ty trong nước ít tuyển các vị trí cho những trí thức có trình độ cao như thạc sĩ trở lên; một số người muốn có thu nhập cao để bù lại chi phí khi du học, nhất là những người học tự túc...
Tất cả vì cỗ xe chung
Tâm tư chung của các du học sinh và những người làm việc cho công ty nước ngoài đều mong thiên hạ đừng nghĩ oan về mình như: Họ chỉ thích lương cao, điều kiện làm việc tốt, không nghĩ gì tới đất nước. Chị Trương Thị Hương sinh 1979, du học ở Anh 5 năm để lấy bằng Đại học và Cao học ngành kế toán tài chính mới về nước. Luận văn tốt nghiệp của Hương bên Anh là đề tài: ''Chiến lược kinh doanh của các công ty lớn tại Việt Nam và ASIA''. Làm đề tài này, nhiều lần Hương phải về nước lấy số liệu, thông tin từ ngân hàng quốc tế tại Việt Nam. Trước khi về nước, một số ngân hàng đã đề nghị chị làm việc. Hiện Hương là một cán bộ quản lý ở Ngân hàng HSBC, chi nhánh tại TP.HCM. ''Tụi mình làm công ty nước ngoài nhưng những dự án của công ty thực hiện trên đất Việt và phần nào vì nước Việt thì sao nói là không phục vụ đất nước? Suy cho cùng, mọi cách làm việc đều vì cỗ xe phát triển chung của đất nước. Nếu nói chỉ vì vật chất, lương thì có lẽ tụi mình đã không về nước...''. Đây cũng là tâm tư chung của nhiều du học sinh.
Thực tế, vẫn có một số bạn trẻ du học đã về công tác tại đơn vị trong nước. Một số trí thức trẻ đang du học ở nước ngoài cũng ấp ủ nguyện vọng được phục vụ tại các công ty, đơn vị trong nước. Gần đây, TS. Phan Hữu Duy Quốc, Phó Chủ tịch Hội Thanh niên Việt Nam tại Nhật khẳng định sắp tới sẽ về Đại học Bách khoa TP.HCM dạy.
Một số cựu du học sinh khác cho biết, thời gian các bạn làm việc ở công ty nước ngoài là để học hỏi kinh nghiệm. Họ cũng thiết tha mong mỏi một ngày nào đó được phục vụ cho những đơn vị quốc doanh, công ty trong nước. Để hạn chế tình trạng ''chảy máu chất xám'' như hiện nay, cần cải tiến chính sách, cơ chế và môi trường làm việc của các công ty, đơn vị trong nước.
(Theo Thanh Niên)
Anh Phạm Hào Quang, từng du học bằng thạc sĩ ngành đầu tư phát triển bất động sản ở Anh năm 1999-2000, khi về nước đã làm việc cho một Công ty TNHH trong nước. Sau đó, Quang dạy bất động sản ở một trường Đại học và bây giờ anh làm Phó Phòng Quản lý bất động sản tại Công ty Prudential hiện nay. Hào Quang cho biết: ''Phải thẳng thắn nhận xét việc quản lý nhân sự ở không ít đơn vị, doanh nghiệp nước ta lâu nay vẫn theo hình tháp: Bạn phải mất nhiều thời gian mới được thăng tiến, cất nhắc kiểu sống lâu lên lão làng. Chưa kể một số công ty tuyển người và phân việc không hẳn dựa trên năng lực, trình độ của ứng viên mà còn dựa vào tiêu chuẩn tế nhị khác. Tại sao chúng tôi phải chấp nhận sự lãng phí thời gian, chất xám để an phận chờ lên lão làng (mà chưa chắc có được) trong khi lương bổng không thoả đáng?!''.
Chị V. (Công ty BP), từng du học bằng thạc sĩ ngành kỹ thuật ở Anh cũng từng nộp đơn xin việc ở các công ty trong nước. Tuy nhiên, vì không quen làm việc kiểu rề rà, ăn bớt thời giờ hành chính để làm việc riêng còn tồn tại ở một số đơn vị quốc doanh nên chị đã xin vào BP và được nhận ngay. V. bộc bạch: ''Trước đây, tôi từng ôm ấp nhiều hoài bão. Nhưng giờ nghĩ mình sống lương thiện và lương cao là đủ''.
Đỗ Huy Định từng du học thạc sĩ kinh doanh quốc tế ở Úc, hiện là trợ lý trưởng nhãn hàng OMO cho biết: Định muốn vào làm việc ở các cơ quan, trung tâm xúc tiến thương mại của nhà nước nhưng ''có xin mà không có cửa''. Định đã phân tích một loạt nguyên nhân tình trạng đa số du học sinh về nước đầu quân cho công ty 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh: Cơ chế, môi trường và tác phong làm việc trong các công ty trong nước chưa thật sự hiện đại và mang tính công nghiệp hóa, trong khi trí thức trẻ muốn chứng tỏ khả năng của mình và đòi hỏi sự trọng dụng khả năng đó; những tập đoàn, công ty nước ngoài có văn phòng đại diện đặt tại Việt Nam thường săn lùng chất xám của du học sinh thông qua hiệp hội, câu lạc bộ như hội cựu du học sinh; công ty trong nước ít tuyển các vị trí cho những trí thức có trình độ cao như thạc sĩ trở lên; một số người muốn có thu nhập cao để bù lại chi phí khi du học, nhất là những người học tự túc...
Tất cả vì cỗ xe chung
Tâm tư chung của các du học sinh và những người làm việc cho công ty nước ngoài đều mong thiên hạ đừng nghĩ oan về mình như: Họ chỉ thích lương cao, điều kiện làm việc tốt, không nghĩ gì tới đất nước. Chị Trương Thị Hương sinh 1979, du học ở Anh 5 năm để lấy bằng Đại học và Cao học ngành kế toán tài chính mới về nước. Luận văn tốt nghiệp của Hương bên Anh là đề tài: ''Chiến lược kinh doanh của các công ty lớn tại Việt Nam và ASIA''. Làm đề tài này, nhiều lần Hương phải về nước lấy số liệu, thông tin từ ngân hàng quốc tế tại Việt Nam. Trước khi về nước, một số ngân hàng đã đề nghị chị làm việc. Hiện Hương là một cán bộ quản lý ở Ngân hàng HSBC, chi nhánh tại TP.HCM. ''Tụi mình làm công ty nước ngoài nhưng những dự án của công ty thực hiện trên đất Việt và phần nào vì nước Việt thì sao nói là không phục vụ đất nước? Suy cho cùng, mọi cách làm việc đều vì cỗ xe phát triển chung của đất nước. Nếu nói chỉ vì vật chất, lương thì có lẽ tụi mình đã không về nước...''. Đây cũng là tâm tư chung của nhiều du học sinh.
Thực tế, vẫn có một số bạn trẻ du học đã về công tác tại đơn vị trong nước. Một số trí thức trẻ đang du học ở nước ngoài cũng ấp ủ nguyện vọng được phục vụ tại các công ty, đơn vị trong nước. Gần đây, TS. Phan Hữu Duy Quốc, Phó Chủ tịch Hội Thanh niên Việt Nam tại Nhật khẳng định sắp tới sẽ về Đại học Bách khoa TP.HCM dạy.
Một số cựu du học sinh khác cho biết, thời gian các bạn làm việc ở công ty nước ngoài là để học hỏi kinh nghiệm. Họ cũng thiết tha mong mỏi một ngày nào đó được phục vụ cho những đơn vị quốc doanh, công ty trong nước. Để hạn chế tình trạng ''chảy máu chất xám'' như hiện nay, cần cải tiến chính sách, cơ chế và môi trường làm việc của các công ty, đơn vị trong nước.
(Theo Thanh Niên)