Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

SVDD viếng tang lễ Thầy Nguyễn Văn Chuyển

Đã gửi: Ba T6 17, 2008 9:42 pm
Viết bởi Admin
Tập Thể Sinh Viên Đông Du vừa nhận Tin Buồn:

Thầy Giáo Đáng Kính

Giáo Sư Nguyễn Văn Chuyển

Nguyên Trưởng khoa Thực phẩm Dinh dưỡng, Đại học Phụ nữ Nhật Bản,

đã vĩnh viễn ra đi lúc 16 giờ ngày 16 tháng 6 năm 2008 tại Tokyo, Nhật Bản, hưởng thọ 63 tuổi.

Toàn thể Sinh viên Đông Du xin bày tỏ niềm thương tiếc, lòng biết ơn đến Thầy Nguyễn Văn Chuyển

và xin gửi lời chia buồn sâu sắc cùng tang quyến.  


----------------------------------------------------------------------------------


   LỄ VIẾNG THẨY NGUYỄN VĂN CHUYỂN CỦA SINH VIÊN ĐÔNG DU

 Vô cùng thương tiếc vĩnh biệt Thầy giáo Nguyễn Văn Chuyển, một người Thầy khả kính, một nhà nghiên cứu ưu tú “Vinh Danh Đất Việt”, một nhà yêu nước luôn cống hiến hết mình cho quê hương. Đối với Sinh viên Đông Du, Thầy như một người cha luôn tận tình chăm sóc, giúp đỡ, dạy bảo cho bao thế hệ Đông Du suốt 15 năm qua.  

 Để bày tỏ tình cảm thương tiếc và chia buồn cùng tang quyến, Ban đại diện Tập thể Sinh viên Đông Du xin đứng ra tổ chức cho Sinh viên Đông Du đi viếng tang lễ Thầy. Theo dự kiến, lễ tang Otsuya sẽ được cử hành vào lúc 18h-19h ngày 19/06/2008. Tập thể Sinh viên Đông Du sẽ đến viếng và giúp gia quyến chuẩn bị tang lễ từ lúc 16h30-19h30.

 Thông tin chi tiết về buổi viếng như sau:
 - Thời gian tập trung: 16h30 ngày 19/06/2008
 - Địa điểm tập trung: trước Nhà tang lễ MACHIDA IZUMI JOUEN IZUMI KAIKAN
 (xin xem hướng dẫn giao thông TẠI ĐÂY)
 - Đồng phục: vest màu sẫm tối, cà vạt màu đen.
 - Những anh/chị nào có thể tham dự đi viếng xin gửi email đăng ký (Họ Tên, TEL) về địa chỉ: Ban đại diện Đông Du ( dongdu@googlegroups.com )
 - Số điện thoại liên lạc ngày 19/06/2006:
   080-5025-2307 (Hồ Quang Nam) ; 090-4237-6052 (Nguyễn Tường Huân).


QUYÊN GÓP PHÚNG ĐIẾU

 Nhằm tạo điều kiện để các thành viên Đông Du khắp nơi có thể bày tỏ tình cảm, tâm ý đối với Thầy Nguyễn Văn Chuyển, Ban Đại Diện Đông Du xin đứng ra nhận tiền quyên góp phúng điếu của mọi người.
 Vì thời gian gấp rút nên các anh/chị có thể gửi trước email thông báo số tiền phúng điếu về Ban Đại Diện Đông Du (dongdu@googlegroups.com) trước 12h ngày 19/06/2008. Ban Đại Diện sẽ tạm ứng theo danh sách quyên góp của mọi người để đi phúng điếu.
Các anh/chị có thể chuyển tiền phúng điếu vào hôm sau đến các tài khoản ghi dưới đây của Nguyễn Thị Kiều Hương - phụ trách tài chính Đông Du, hoặc chuyển trực tiếp cho Kiều Hương khi đi viếng. Sau khi tổng kết xong, chúng tôi sẽ hồi âm đến thành viên đóng góp.

1. 三井住友銀行
本店営業部
口座番号:4781697
グェン フーン ティー キュウ

 2.郵便貯金
記号:10070
番号:97596911
グェン フーン ティー キュウ

Xin chân thành cảm ơn những tình cảm, tấm lòng của các thành viên Đông Du và bè bạn dành cho người Thầy kính mến của chúng ta.


Thay mặt Ban Đại Diện Đông Du
 Nguyễn Tường Huân

Re:SVDD viếng tang lễ Thầy Nguyễn Văn Chuyển

Đã gửi: Năm T6 19, 2008 8:27 pm
Viết bởi nguyencaocuong
em tin rằng bức thư này thầy sẽ đọc được , những gì thầy đã làm được cho ngành giáo của dất nước nói chung và sự nghiệp phát triển giáo dục nói riêng không bao giờ chúng em những thế hệ sau có thể quên được , em mong thầy nên đường bình an chúg em ở lại sẽ tiếp bước thầy ...

Re:SVDD viếng tang lễ Thầy Nguyễn Văn Chuyển

Đã gửi: Bảy T7 05, 2008 9:37 am
Viết bởi duy9f
GS NGUYỄN VĂN CHUYỂN, nguyên chủ tịch Tổng hội Người Việt Nam tại Nhật Bản, đã qua đời chiều thứ hai 16-6-2008 tại Tokyo vì một cơn tai biến mạch máu não. Ông là một trí thức gốc Việt đáng kính, một nhà khoa học có tài, một Việt kiều có tâm với đất nước. GS Nguyễn Văn Chuyển là một trong những trí thức gốc Việt đầu tiên trở về nước nhà năm 1976. Ông đột ngột mất đi ở tuổi 64 dù còn dang dở chương trình giảng dạy bậc thạc sĩ bằng phương tiện thông tin trực tuyến về ngành sinh hóa dinh dưỡng ứng dụng cho sinh viên VN.

Tuổi Trẻ mạn phép giới thiệu bài viết của cô Thanh Phương, thứ nữ của GS Nguyễn Văn Chuyển, viết cho bố (có lẽ khoảng tháng tư, mùa hoa anh đào vừa qua), vừa có tính chất kể chuyện, một góc của cuộc sống trong gia đình một trí thức Việt kiều ở Nhật và cũng phảng phất cuộc sống của trí thức Việt kiều ở các nước khác.

Cô Thanh Phương hiện đang làm cho Đài truyền hình TBS (Nhật Bản). Bài viết bằng tiếng Nhật và được cô Diễm Nghi chuyển ngữ sang tiếng Việt.


---------------------------------

Bố tôi



TT - Tuổi Trẻ mạn phép giới thiệu bài viết của cô Thanh Phương, thứ nữ của GS Nguyễn Văn Chuyển (nguyên chủ tịch Tổng hội Người Việt Nam tại Nhật Bản) viết cho bố vừa có tính chất kể chuyện, một góc của cuộc sống trong gia đình một trí thức Việt kiều ở Nhật và cũng phảng phất cuộc sống của trí thức Việt kiều ở các nước khác.

Yamanouchi Ayu xin chào tất cả các bạn,

Tôi đảm nhận công việc thay cho phát thanh viên Ogura Hiroko nghỉ sinh con thấm thoát đã được hai tháng rồi đấy!

Trong lúc ở Tokyo hoa anh đào đang đua nở, chị Ogura Hiroko đã trở thành một người mẹ bình an vô sự, còn tôi bắt đầu quen với không khí của các bản tin rồi.

Mặc dù trong các lần phát thanh, mình vẫn còn là mối băn khoăn lo lắng cho nhiều người khắp nơi, nhưng vì mùa xuân đã đến, bản thân mình tự nhủ phải làm việc trong tinh thần vui tươi!

Gia đình chị Ogura đã tăng thành viên, thế thì nhân đây tôi cũng xin viết về gia đình. Và người được nhắc đến hôm nay là bố tôi.


Bố tôi là người VN, mẹ là người Nhật, tôi là con lai như vẫn gọi. Nhưng vẻ mặt mình đầy nét Nhật Bản và vì cùng là người châu Á mà cả họ lẫn tên đều là tiếng Nhật nên không thể nhận ra ngay.

Bố tôi đã đến Nhật với tư cách là du học sinh từ VN khoảng 19 tuổi. Ông đã vào học ở một đại học Nhật Bản. Nghe nói ông học hành thật chăm chỉ vì nuôi một ý chí to tát là sau khi tốt nghiệp sẽ trở về nước xây dựng lại tổ quốc đã bị tàn phá trong chiến tranh.

Bố tôi quen với mẹ ở một buổi khiêu vũ, thuở ấy bà đang là nữ sinh viên đại học. Hai người đã lấy nhau khi bố tôi đang học cao học. Vì lúc ấy chiến tranh còn tiếp diễn nên hai người đành bỏ ý định quay trở về VN, mà đã bắt đầu cuộc sống của những ngày mới cưới nhau tại Nhật Bản. Mặc dù như thế hai người cũng đã chuẩn bị sẵn để trở về Tổ quốc ngay sau khi hòa bình trở lại. Mẹ thì học tiếng Việt và xếp sẵn những quần áo mùa hè hợp với khí hậu Sài Gòn vào thùng cactông để bất cứ lúc nào cũng có thể mang đi được.

Và rồi cuối cùng chiến tranh đã kết thúc vào năm 1975. Bố đã báo cho ông nội ở Sài Gòn biết là muốn dắt tôi, sẽ ra đời vào năm sau, cùng gia đình gồm năm người trở về VN. Thế nhưng ông tôi khuyên chưa nên về vì VN đang trong tình trạng khó khăn.

Bố đã chọn quốc tịch VN cho tôi khi tôi ra đời. Tôi đã được mọi người gọi bằng tên Nhật là "Ayu-Chan", nhưng đây chỉ là tên để gọi, chứ trong tờ hộ tịch chỉ có ghi tên tiếng Việt thôi. Tên đấy chính là Thanh Phương-Chan. Bố cũng thường mở lớp nhỏ dạy bài tiếng Việt cho tôi trên bàn ăn vào các bữa ăn sáng.

Thời gian trôi qua, tôi xin hai quốc tịch và các buổi học tiếng Việt dần dà cũng không còn. Bố tôi đã xin vĩnh trú tại Nhật.

Với tôi thì tôi không hiểu được bố mẹ đã bàn với nhau từ bao giờ và như thế nào mà sau đó không trở về VN. Nhưng lâu lâu tôi cũng suy nghĩ về một cuộc sống đã có thể xảy ra cho mình tại VN. Có thể là tôi đã mặc áo dài trắng đến trường mỗi ngày? Cũng có thể là tôi đã quên mất tiếng Nhật rồi chăng? Hay là đang mơ ước được trở về Nhật Bản quê hương của mẹ? Về phần bố tôi, không hiểu ông đã có thể sống một cuộc đời ra sao nhỉ?

Hiện nay khi bố tôi đã hiểu được kiểu nói đùa của Nhật Bản, ông đi đi về về giữa Nhật Bản và Việt Nam để cùng nghiên cứu các vấn đề y tế và ô nhiễm, thực hiện được phần nào các mơ ước của tuổi 19. Ông tôi và bác tôi đều đã qua đời nên bố tôi không có nhà nào để về ở. Bố tôi hiện đang có một giấc mơ nho nhỏ là việc sở hữu một căn nhà nhỏ ở TP.HCM. Một căn nhà trong vườn có đầy những trái xoài và đu đủ nặng trĩu, gần bên con sông với những con tôm càng ăn được. Tôi thấy ông rất hay ở chỗ là thường nói về một căn nhà chưa xây, "Ayu cũng được tự do sử dụng căn nhà đó”.

PV

------

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=267078&ChannelID=312