Sáng nay dậy sớm, "hứng" thế nào mà "dịch" toàn bộ bài thơ Wasan của thầy Kengo sang tiếng Việt. Chỉ trong nháy mắt. Đọc lại thấy nhiều chỗ ngô nghê....nhưng thôi kệ, "hứng" đã qua rồi thì không lấy lại được. Có chữa thì cũng là đục khoét vết thương mà thôi.
"Nguyên lai anh và em vốn chẳng là hai Chẳng xa chẳng rời như băng với nước Nếu rời xa nước quyết chẳng có băng Rời bỏ em đi thì chẳng còn anh Anh bên em chẳng hề hay biết Tìm đâu xa xôi bản nguyện không thành Như trong bể nước mà còn kêu khát Đáng thương đáng hại thật chẳng khác chi Sinh ra làm thân con nhà trưởng giả Mà chẳng khác chi lưu lạc khốn cùng
Thật đáng khâm phục khả năng Hán Tự của bạn.Một video rất hữu ích, đáng để học hỏi. Bạn có tài liệu nào để tra các chữ Hán khó như trong kinh Phật không thì giới thiệu cho mình với.
Cám ơn bạn đã quan tâm. Thật ra thì không sử dụng từ điển Hán Việt nào, chỉ dùng Koujien. Còn về từ ngữ Phật giáo thì phải nói là "quen" quý hơn là "học".
Wasan là một loại "thơ" tán Phật, tóm gọn kinh nghĩa và chú trọng đến âm điệu 5.7. Wasan xuất hiện từ thời Heian và tồn tại đến thời Edo.
Dưới đây là bản Hannya Singyou, cả âm Hán-Nhật và Hán-Việt. Nếu hiểu triệt để và chấp nhận không nghĩ bàn thì đã có thể tin tưởng vào giáo pháp của Phật.
http://jp.youtube.com/watch?v=ho8X5cWv5Ow
Nói Hannya Singyou có nhạc tính thì có lẽ khó tin, nhưng thực sự là nhạc tính của nó rất cao! Dưới đây là hai đoạn video các ban nhạc nổi tiếng biểu diễn Hannya Singyou.
Bác C ui, Bác Koizumi về nước lâu òi. Nếu bác thích tìm hiểu về Phật học, tớ có thể gửi luôn cuốn "Thiền Luận" của Suzuki Daisetsu Teitarou. Tớ biết nó có tên tiếng Anh là "Zen essay", bác search nó trên mạng nhé, nhớ đọc abstract (tóm lược) để quyết định mua hay không nhé. Bởi vì, nói trước, nó rất khó. Tuy nhiên, tớ tin là với trí thông minh của bác cộng với sự tu tập nhất định, bác sẽ hiểu được những điều cốt tủy của Thiền. Thiền là tinh hoa của Phật giáo Đại Thừa mà. Cuối cùng, mong có anh em nào đó để gửi sách cho bác. korou = namnh
Bộ Thiền Luận trước năm 75 do hai cụ Trúc Thiên và Tuệ Sĩ dịch, hình như sau năm 75 còn có một bản khác nữa (không rõ lắm) nhưng không đề tên hai cụ (vì có vấn đề với chính quyền).
Bộ này rất dễ tìm nếu search bằng Google, hình như trang nhà của cụ Quãng Đức có đăng tải toàn bộ thì phải.
Tác giả viết bộ đó bằng tiếng Anh, sau được một người bạn dịch sang tiếng Nhật. Dĩ nhiên đọc nguyên tác thì vẫn hơn nhưng tác giả lại là người Nhật, không rõ giữa hai phiên bản thì cái nào hơn nhỉ?