Bạn đang xem trang 1 / 1 trang
Ngắm nguyệt thực ngày 8/28 (月食)
Đã gửi: Bảy T8 25, 2007 8:54 pm
Viết bởi sun_sea
Ngày 8/28(火) tới đây sẽ xảy ra Nguyệt thực toàn phần, có thể ngắm trên toàn nước Nhật. Nếu bạn có một chiếc ống nhòm thì thế là đủ để sẵn sàng chiêm ngưỡng một hiện tượng thiên văn kì vĩ. ( nếu bạn không có ống nhòm cũng chẳng sao vì trăng đêm 16 rất đẹp, quá phù hợp cho một cuộc đê tồ [grin]).
thời gian biểu:
nhìn từ Tokyo:
楽しみに!
nguon: www.astroarts.co.jp/special/20070828lunar_eclipse/index-j.shtml
Re:Ngắm nguyệt thực ngày 8/28 (月食)
Đã gửi: Chủ nhật T8 26, 2007 6:07 pm
Viết bởi phuongthe_ngoc
Hay đấy,tối thứ 3 này phải chờ xem mới đưọc~
Cám ơn Sunsea nhé!!!
Re:Ngắm nguyệt thực ngày 8/28 (月食)
Đã gửi: Chủ nhật T8 26, 2007 7:42 pm
Viết bởi namnh
Vn thì seo nhỉ?
bạn có bít giờ VN xem nguyệt thực hong?
Re:Ngắm nguyệt thực ngày 8/28 (月食)
Đã gửi: Ba T8 28, 2007 3:22 pm
Viết bởi assukiioh
曇ってやがる!!![cry]
Re:Ngắm nguyệt thực ngày 8/28 (月食)
Đã gửi: Ba T8 28, 2007 6:36 pm
Viết bởi sun_sea
やべぇー![bones]
pótay không thấy gì cả!
ai xem được tường thuật lại cho tôi với!
Re:Ngắm nguyệt thực ngày 8/28 (月食)
Đã gửi: Ba T8 28, 2007 7:10 pm
Viết bởi anhsaobang
Tivi đang trực tiếp đó bạn ơi!!!!
Nếu ở TOKYO thì ko xem được rồi,tiếc nhỉ...
Re:Ngắm nguyệt thực ngày 8/28 (月食)
Đã gửi: Bảy T9 08, 2007 9:51 pm
Viết bởi phuongthe_ngoc
Nhật Thực 11/9
Ngày 11 tháng 9 tới, nhật thực sẽ xảy ra. Đây là lần nhật thực thứ 2 diễn ra trong năm 2007 này sau lần nhật thực trước diễn ra vào ngày 19/3. Cũng như lần trước, nhật thực lần này cũng chỉ là nhật thực một phần. Đáng tiếc rằng chỉ có một vài vùng nhỏ trên thế giới quan sát được hiện tượng thú vị này , trong đó ... không có Việt Nam.
Nhật thực là hiện tượng diễn ra khi Mặt Trăng đi qua giao điểm giữa đường chuyển động của Mặt Trăng và mặt phẳng quĩ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời. Có 2 điểm như thế, khi Mặt Trăng đi qua điểm tạo thành vị trí trong đó Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời thì nguyệt thực sẽ xảy ra, như hiện tượng đã diễn rângỳ 28/8 vừa qua. Ngược lại, khi Mặt Trăng nằm tại giao điểm mà tại đó nó nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời thì từ Trái Đất, Mặt Trăng sẽ che kín Mặt Trời và khi đó là lúc xảy ra nhật thực. Điều đặc biệt là tỷ lệ khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng và từ Trái Đất đến Mặt Trời lại tương đương với tỷ lệ đường kính của Mặt Trăng và Mặt Trời (khoảng 1/400) nên khi nhật thực diễn ra, ta sẽ thấy Mặt Trăng che kín vừa khít đĩa sáng Mặt Trời khi toàn phần.
Nhật thực toàn phần diễn ra ít hơn nguyệt thực, và thường thì diện tích quan sát được trên thế giới khá hạn chế.
Lần nhật thực 11/9 này, đáng tiếc ở Việt Nam không quan sát được mà chỉ có thể quan sát từ một bộ phận nhỏ của Nam Mỹ, một phần Nam Cực và một số đảo Nam Thái Bình Dương, vùng tiếp giáp với Nam Mỹ.
theo box thienvan cua ttvnol.com