Điểm qua kỳ thi đại học 2009 và kết quả/ Tập ảnh Mùa thi 09/ Việt Nam trong mắt doanh nghiệp Nhật năm 2008/ Hoàng Thái tử Naruhito: Nhật coi trọng quan hệ với Việt Nam/ Hoàng Thái Tử và Hoàng Gia Nhật/ Tập ảnh lễ kỷ niệm ngày nhà giáo 20.11.2008 là những tin chính trong tuần. Xin mời các bạn theo dõi.
Điểm qua kỳ thi đại học 2009
Vậy là kỳ thi Đại học 2009 đã đi được một nửa quãng đường, hầu hết các em kohai khóa 2007 và 1 số em kohai 2008 đều đã tham dự kỳ thi vào các trường đại học trên khắp nước Nhật. Có thể cho rằng đây là thời điểm quan trọng mang tính quyết định nhất trong giai đoạn đầu học tập tại Nhật Bản - thời kỳ "đơm hoa kết trái" sau gần hai năm nỗ lực làm việc và học tập tại trường tiếng Nhật. Mới đây thôi chúng ta đã được chứng kiến và cảm nhận được không khí ôn thi tập trung của các em kohai ở mọi vùng, và được thấy niềm vui của các em khi đón nhận kết quả thi Ryu tháng 11. Thời gian này không khí đón xuân rộn ràng ở quê nhà dường như làm cồn cào thêm nỗi nhớ của những người con xa quê và cái giá lạnh mùa đông khắc nghiệt nơi xứ tuyết có vẽ muốn đè nặng thêm những lo lắng hồi hộp về kỳ thi trong lòng các em, nhưng hình như chính những điều đó lại là một động lực tiếp thêm nghị lực và sức mạnh cho các em vượt qua thử thách này khi qua những bức ảnh về kỳ thi được gửi nhanh từ sempai trên diễn đàn, chúng ta vẫn nhận thấy được những nụ cười thật lạc quan trên đôi môi, sự tự tin trong ánh mắt,những bước chân chững trạc và sự phấn khởi về niềm tin "tương lai thuộc về chúng ta" trên khuôn mặt rạng ngời của các em.
Thật là vui và tự hào khi năm nay chúng ta được chứng kiến kết quả thi đại học thật là rực rỡ. Tin đỗ đại học không ngừng được thông báo, đây thực sự là niềm vui lớn nhất của toàn thể anh em Đông Du trong không khí của một mùa xuân mới, và chắc rằng những kết quả này cũng là "tin mừng lớn nhất mà các em đã gửi về gia đình để chúc một năm mới nhiều niềm vui".
Tuy rằng cũng có những em kohai còn chưa nhận được kết quả đỗ đại học, và kỳ thi đại học vẫn còn nửa chặng đường ở phía trước với những trường được cho là lớn và thi khó. Các em hãy tiếp tục cố gắng tập trung cho kì thi, bình tĩnh tự tin sẽ là hai yếu tố rất quan trọng giúp các em đạt kết quả tốt. Các sempai và cohai của các em luôn dành cho các em sự động viên khích lệ nhiệt tình nhất.
Và sau đây hãy cùng điểm lại kết quả thi đại học rực rỡ của các em ở các trường trên khắp cả nước:
宮城大学
ĐỖ THỊ NGỌC UYỂN―盛岡情報ビジネス専門学校
PHẠM KHẮC ĐIỀM―盛岡情報ビジネス専門学校
NGUYỄN TƯỜNG VĂN―東京日本語学校
VŨ XUÂN TRUYỀN―東京日本語学校
福島大学
TRẦN THỊ HUYỀN TRANG―久留米ゼミナール佐賀校
理工学部共生システム
TRẦN THỊ HUẾ―静岡日本語学校
長岡技科学術大学
VŨ VĂN TOÀN―新宿日本語学校―機械創造工学課程
MAI THỊ HỒNG―盛岡情報ビジネス専門学校―建設工学科
NGÔ MINH KHA―東京ワールド外語学院―電気電子
PHẠM THỊ HỒNG TƯƠI―静岡日本語学校
豊橋技術大学
PHẠM NGUYỆT ÁNH―盛岡情報ビジネス専門学校―建設学科
NGÔ MINH KHA―東京ワールド外語学院―電気電子
HỨA DẠ THIỆN―静岡日本語学校―物質工学
愛知県立大学
LÊ XUÂN HIẾU―東京日本語学校―情報科学部
早稲田大学
TRẦN PHI LONG-横浜カンリン日本語学校―建築
西武文理大学
NGUYỄN THỊ BẠCH YẾN―東京日本語学校―経営サービス
滋賀大学
経済
ĐỖ THỊ NGỌC UYỂN―盛岡情報ビジネス専門学校
VŨ THỊ NGOAN―盛岡情報ビジネス専門学校
TRẦN THANH NHÀN―静岡日本語学校
NGUYỄN QUANG PHƯƠNG TRÂM―静岡日本語学校
CAO THỊ QUỲNH TRANG-広島YMCA国際ビジネス専門学校
NGUYỄN UYÊN VY-広島YMCA国際ビジネス専門学校
教育
PHẠM KHẮC ĐIỀM―盛岡情報ビジネス専門学校
滋賀県立大学
PHẠM AN KHANG 東京日本語学校
秋田大学
環境応用化
NGUYỄN MINH HOA―盛岡情報ビジネス専門学校
NGUYỄN ĐỨC THỊNH―盛岡情報ビジネス専門学校
NGUYỄN VIỆT TIẾN―東京日本語
材料工学科:
NGUYỄN THỊ THU THỦY― 盛岡情報ビジネス専門学校
情報工学科:
HOÀNG VĂN TUYỂN―盛岡情報ビジネス専門学校
TRẦN VĂN ĐIỀN ―新宿日本語
電気電子工:
PHẠM VĂN KHANG―東京日本語学校
土木環境工学科:
ĐẶNG THANH DŨNG ―盛岡情報ビジネス専門学校
TRƯƠNG TÂN ANH―ワールド外語学院
宇都宮大学(tạm thời)
DƯƠNG HẢI CHIẾN―農学部―東京ワールド外語学院
名古屋工業大学
都市社会工学科
LÊ YẾN LAN ―盛岡情報ビジネス専門学校―建設学科
NGUYỄN MAI PHƯƠNG ―盛岡情報ビジネス専門学校―建設学科
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO―盛岡情報ビジネス専門学校―建設学科
NGUYỄN CHÍ LINH ―新宿日本語学校
建築デザイン工学科
VŨ THÀNH HƯNG ―東京日本語学校
PHẠM NGUYỆT ÁNH―盛岡情報ビジネス専門学校―建設学科
環境材料工学科
BÙI THỊ THÚY ― 静岡日本語学校
ĐỖ THỊ NGỌC UYỂN ―盛岡情報ビジネス専門学校
電気電子工学科
TỐNG XUÂN LUYẾN―京日本語学校
NGUYỄN XUÂN TRUYỀN―東京日本語学校
山梨大学
土木環境工学科
VŨ THÀNH HƯNG ―東京日本語学校
MAI THỊ HỒNG ― 盛岡情報ビジネス専門学校
機会システム学科
VŨ VĂN TOÀN ― 新宿日本語学校
応用化学
ĐỖ THỊ NGỌC UYỂN ― 盛岡情報ビジネス専門学校
LÊ YẾN LAN ― 盛岡情報ビジネス専門学校
PHẠM AN KHANG ― 東京日本語学校
生命工学科
PHẠM QÚY VÂN HẰNG ―東京日本語学校
コンピュータ・メディア
TĂNG LÊ NHƯ NGUYỆT ― 盛岡情報ビジネス専門学校
NGÔ THỊ PHƯƠNG HỒNG ― 盛岡情報ビジネス専門学校
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN ― 静岡日本語学校
BÙI XUÂN THUẬN ― 東京日本語学校
電気電子
TRẦN VĂN ĐIỀN ― 新宿日本語学校
TỐNG XUÂN LUYẾN ― 京日本語学校
NGUYỄN XUÂN TRUYỀN ― 東京日本語学校
ĐINH LÊ NGỌC LONG ― 東京日本語学校
循環システム
PHẠM THỊ THANH HOA ― 静岡日本語学校
高知大学
NGUYỄN QUANG LẬP―農学部流域環境学科
島根大学
TRỊNH VĂN HÒA
LÊ ĐÌNH TÙNG―翰林日本語学院
信州大学(tạm thời)
経済
LÊ THỊ THANH TÂM広島YMCA国際ビジネス専門学校
NGUYỄN THÙY TRANG静岡日本語学校
Thật là 1 kết quả rất đáng được hoan nghênh, là thành quả xứng đáng cho công học tập và sự cố gắng của các em, vượt lên khó khăn của cuộc sống xa gia đình và sự vất vả trong công việc trong suốt 2 năm qua.
Chúc các em giữ gìn sức khỏe tốt và có một tinh thần khỏe mạnh để tiếp tục giành kết quả tốt ở những kì thi tiếp theo. Các sempai luôn sẵn sàng giúp đỡ các em khi cần.
Hãy yên tâm và cố gắng hết mình!
Đăng Phong
Tập ảnh Mùa thi 09
Bữa cơm thân mật ở Yokohama dai
Cơm trưa ở Tokou dai
Tiệc sau giờ thi ở Tokou dai
Lên phòng thi ở Nashi dai
Cơm trưa ở Nashi dai
Ảnh kỷ niệm ở Nashi dai
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Việt Nam trong mắt doanh nghiệp Nhật năm 2008
Ngày 10/2, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật bản (JBIC) đã tổ chức cuộc họp để công bố kết quả cuộc khảo sát hoạt động kinh doanh tại nước ngoài năm 2008 của các doanh nghiệp Nhật Bản và triển vọng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Người Nhật lạc quan về môi trường kinh doanh
Kết quả khảo sát cho thấy bất chấp mối quan ngại ngày càng tăng về sự suy thoái kinh tế toàn cầu và áp lực thu nhỏ quy mô các hoạt động tại nước ngoài, các công ty Nhật vẫn tỏ ra lạc quan về khả năng chiếm lĩnh các thị trường tại nước ngoài.
79,2% số công ty trả lời nói rằng họ có kế hoạch đẩy mạnh hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh tại nước ngoài trong thời gian trung hạn sắp tới (giảm 3 điểm phần trăm so với năm 2007).
Phần lớn các công ty mong muốn duy trì mức hiện tại đối với các hoạt động kinh doanh của họ ở trong nước với 40,8% số công ty được hỏi nói rằng họ có kế hoạch đẩy mạnh hoặc mở rộng hoạt động ở trong nước trong thời gian trung hạn sắp tới, giảm 9,7 điểm % so với năm ngoái.
Mặt khác, 53,2% các công ty trả lời rằng họ sẽ duy trì hoạt động kinh doanh ở mức hiện tại (tăng 7,6 điểm phần trăm so với kết quả khảo sát năm trước), nhiều hơn hẳn số các công ty cho biết họ muốn đẩy mạnh hoặc mở rộng.
(Hoàng thái tử Nhật Bản Naruhito - người đang có chuyến thăm Việt Nam trong những ngày này - tại Bảo tàng Gốm sứ mậu dịch Hội An, hôm 11/2 - Ảnh: AP.)
Về các quốc gia và vùng lãnh thổ có triển vọng cho hoạt động kinh doanh trung hạn ở nước ngoài, cuộc khảo sát cho thấy Trung Quốc và Ấn Độ vẫn cạnh tranh nhau ngôi vị đứng đầu.
Trung Quốc vẫn độc chiếm ngôi đầu bảng nhưng tỷ lệ công ty xem Trung Quốc là nơi đầu tư đầy hứa hẹn đã giảm đi còn 63% so với năm trước là 68% trong khi Ấn Độ tiếp tục giành vị trí thứ nhì với tỉ lệ tương ứng đạt 58% trong năm 2008, tăng từ mức 50% vào năm 2007, và tiến gần hơn đến vị trí của Trung Quốc.
Tương tự, Nga và Brazil được nhiều công ty xem như quốc gia có nhiều triển vọng với tỷ lệ tăng khá ấn tượng. Số công ty ưa thích Nga đã tăng từ 23% lên 28% và Brazil từ 9% lên 19%.
Một xu thế khác cũng được khảo sát chỉ ra là các công ty Nhật đã quan tâm đến các quốc gia mới nổi ở Trung Đông và châu Phi, đặc biệt là Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống nhất và Nam Phi.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu khảo sát, một nước châu Phi lọt vào danh sách 20 nước đứng đầu.
Việt Nam, quốc gia "đáng tin cậy để phân tán rủi ro"
Riêng đối với Việt Nam, số các công ty Nhật xem Việt Nam là nơi nhiều triển vọng đã hơi giảm đi, từ 35% trong năm 2007 xuống còn 32% trong năm 2008, mặc dù vẫn được xếp ở vị trí thứ ba trong kết quả khảo sát. Đặc biệt, Việt Nam là nước duy nhất trong danh sách các nước triển vọng có lý do "nguồn nhân công rẻ" được xếp hạng cao nhất, do họ hy vọng nhiều vào việc đây sẽ là một nguồn cung lao động đầy tiềm năng.
Thêm vào đó, cũng có khá nhiều công ty khác đánh giá Việt Nam là một quốc gia "đáng tin cậy để đa dạng hoá và phân tán rủi ro", xứng đáng với danh tiếng là một ứng cử viên được ưa thích trong việc chuyển đầu tư tránh rủi ro dự kiến có thể xảy ra ở Trung Quốc.Vấn đề "cơ sở hạ tầng kém phát triển" vẫn là tồn tại lớn nhất, thêm vào đó, nhiều công ty đang lo ngại về vấn đề giá nhân công đang gia tăng.
Cũng theo kết quả khảo sát, các ngành công nghiệp có triển vọng tại Việt Nam theo đánh giá của các công ty Nhật được liệt kê theo thứ tự như sau: thiết bị điện/điện tử, xe hơi, máy móc, hóa chất, sản phẩm kim loại, dệt may, máy móc chính xác, lương thực-thực phẩm, dầu mỏ-cao su, kim loại màu.
Đánh giá triển vọng theo ngành công nghiệp của Việt Nam so với các nước, các công ty Nhật đã đánh giá cao Việt Nam về triển vọng trong ngành dệt may, chỉ xếp sau Trung Quốc và vượt qua Ấn Độ, nước đã chiếm vị trí thứ nhì trong năm 2007. Đối với ngành lương thực-thực phẩm, trong năm 2008 Việt Nam mất vị trí thứ nhì về tay Thái Lan và Trung Quốc vẫn vững ở vị trí đầu.
Về triển vọng trong lãnh vực thiết bị điện-điện tử, Việt Nam vẫn giữ vị trí thứ ba, sau Trung Quốc và Ấn Độ trong khi lại tụt một bậc trong lĩnh vực hóa chất và xe hơi xuống vị trí thứ 6.
Trong ngành chế tạo máy móc, Việt Nam vẫn giữ được vị trí thứ tư, xếp sau Ấn Độ, Trung Quốc và Nga nhưng trên Thái Lan một bậc.
Nguồn VnEconomy.vn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hoàng Thái tử Naruhito: Nhật coi trọng quan hệ với Việt Nam
Hội kiến với Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan sáng 10/2 tại Hà Nội, Hoàng Thái tử Naruhito khẳng định chính sách của Nhật Bản coi trọng quan hệ với Việt Nam, cũng như tình cảm tốt đẹp của Hoàng gia Nhật Bản đối với Việt Nam.
Phát triển quan hệ tầm chiến lược
Sáng 10/2 tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã chủ trì lễ đón Hoàng Thái tử Nhật Bản Naruhito sang thăm chính thức Việt Nam. Sau lễ đón, Phó Chủ tịch nước đã có buổi hội kiến với Hoàng Thái tử.
Hai bên bày tỏ hài lòng và phấn khởi trước những bước phát triển nhanh chóng và tốt đẹp của quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản trong những năm qua.
Đặc biệt, trong năm 2008, hai nước đã phối hợp tổ chức thành công nhiều sự kiện giao lưu văn hoá đặc sắc kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, trong đó nổi bật là Tuần lễ Việt Nam tại Nhật Bản năm 2008 với sự hiện diện của Hoàng Thái tử Naruhito tại lễ khai mạc.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là không ngừng củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị với Nhật Bản, cùng với phía Nhật Bản thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị hướng tới đối tác chiến lược giữa hai nước phát triển lên tầm cao mới.
"Nhà nước và nhân dân Việt Nam đánh giá cao chuyến thăm lịch sử của Hoàng Thái tử và hy vọng sau chuyến thăm, quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước sẽ phát triển mạnh mẽ, xứng đáng là đối tác chiến lược của nhau"Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch nước cũng bày tỏ hy vọng Nhật Bản tiếp tục tích cực hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ truyền thống văn hoá dân tộc và các di sản văn hoá lâu đời. Bà cũng trân trọng nhờ Hoàng Thái tử chuyển lời thăm hỏi và chúc sức khoẻ tới Nhà Vua Akihito và Hoàng Hậu.
Hoàng Thái tử Nhật Bản Naruhito đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới và khẳng định chính sách của Nhật Bản coi trọng quan hệ với Việt Nam, cũng như tình cảm tốt đẹp của Hoàng gia Nhật Bản đối với Việt Nam.
Cũng trong ngày 10/2, Hoàng Thái tử Naruhito thăm trường Nguyễn Đình Chiểu, thăm một trường học của người Nhật, gặp các cựu học sinh tại Nhật, người Nhật ở Việt Nam. Ông cũng có cuộc hội kiến với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.
Hoàng Thái tử Nhật Bản Naruhito thăm chính thức Việt Nam nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.
Diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, chuyến thăm của Hoàng thái tử Nhật Bản góp phần củng cố, đưa quan hệ Việt - Nhật trở thành đối tác chiến lược hiệu quả lâu dài.
Hiện Nhật Bản là đối tác quan trọng đặc biệt của Việt Nam ở châu Á trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nhà cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn. Cuối tháng 12/2008, hai nước đã ký Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) - thỏa thuận song phương mang tính toàn diện về kinh tế, thương mại và đầu tư.
Xuân Linh
Nguồn Vietnamnet.vn
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hoàng Thái Tử và Hoàng Gia Nhật
Hoàng Thái Tử Naruhito, con trai cả của Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko, sinh ngày 23 tháng Hai năm 1960.
Ông là người đầu tiên từng đi học ở nước ngoài sẽ lên ngôi Nhật hoàng.
Trong hai năm nghiên cứu về giao thông hàng hải tại trường Merton College, thuộc Oxford, khi là sinh viên, Hoàng Thái Tử Nhật đã thu lượm được cả các kỹ năng của một thường dân như giặt giũ và dùng thẻ tín dụng.
Giữa những lần xuất hiện tại các buổi lễ quốc sự, Hoàng Thái Tử vẫn tìm được thời gian để chơi đàn viola và đôi khi còn giảng dạy tại trường Đại học Tổng hợp Gakushuin ở Tokyo, nơi ông đã từng theo học.
Vợ ông, Công nương Masako Owada, là con gái của ông Hisashi Owada, một viên chức cao cấp trong Bộ Ngoại Giao của Nhật. Bà sinh tại Tokyo ngày 9 tháng 12 năm 1963.
Khi còn là một đứa trẻ, bà sống tại Liên Xô và tại Mỹ nơi cha bà từng làm việc trên cương vị một nhà ngoại giao của Nhật.
Năm 1985 bà tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Harvard với tấm bằng kinh tế và sang năm 1986 bà đăng ký học tại trường Đại học Tổng hợp Tokyo.
Sau khi đỗ kỳ kiểm tra về ngoại giao, bà vào làm ở Bộ Ngoại giao Nhật năm 1987.
Tới năm 1990 Bộ Ngoại giao cử bà đi học ở Oxford và sau đó trên cương vị của một nhà ngoại giao mới vào nghề, bà đã làm việc rất nhiều giờ để tập hợp các tài liệu và viết về các vấn đề thương mại cũng như dịch những văn bản rất dài và tốn thời gian.
Cho tới trước khi đính hôn, bà Owada đã có được sự nể trọng về những kiến thức sâu rộng của mình trong các vấn đề có tính kỹ thuật cao và cả về những kỹ năng của một nhà ngoại giao nữa.
Công việc quốc gia
Một trong ba công việc phục vụ quốc gia của Hoàng Gia Nhật mà trong đó Hoàng Thái Tử là một thành viên, đó là bên cạnh 'trách nhiệm và công việc trong Hoàng cung bao gồm việc thăm viếng tại chính nước Nhật' thì còn phải 'Thúc đẩy quan hệ hữu nghị với các nước'.
Trang web của Hoàng gia Nhật viết: "Nhật Hoàng và Hoàng Hậu, cũng như các thành viên khác của Hoàng Gia, đi thăm các nước để thúc đẩy quan hệ hữu nghị với các quốc gia này thông qua các cuộc gặp gỡ với các Nguyên thủ quốc gia và những người từ mọi thành phần khác, đồng thời đl thăm các nơi chốn khác nhau tại mỗi nước này".
Công việc của Hoàng Thái Tử và phu nhân bao gồm các nghĩa vụ chính thức tại Dinh thự của Hoàng Thái Tử, như gặp gỡ các nhân vật cao cấp từ Nhật và nước ngoài, tiếp đón các Đại Sứ Nhật và phu nhân trước khi họ được cử đi các nước và tiếp các Đại sứ nước ngoài trước khi họ rời Nhật.
Ngoài ra công việc của họ còn bao gồm cả việc gặp gỡ các nhóm nghiên cứu nước ngoài tới thăm Nhật Bản và các đại diện của các nhóm thanh niên trong nước.
'Bị kiểm soát chặt'
Theo phóng viên đài BBC, Chris Hogg, trong một bài viết hồi tháng 3 năm 2007, Hoàng Gia Nhật bị cô lập với người dân, và mọi tiếp xúc với Hoàng Gia đều bị Cơ quan Quản gia Hoàng Gia kiểm soát một cách chặt chẽ và đây mới chính là nơi nắm quyền lực thực sự.
Giáo sư Jeffrey Kingston từ trường Đại học Tổng hợp Temple tại Tokyo miêu tả Cơ quan này là "một nhóm những người quan liêu cửa quyền đang xiết chặt dây cương đối với Hoàng Gia để bảo đảm mọi thành viên của Hoàng gia thực thi những nhiệm vụ mà Cơ quan này ra lệnh."
"Rõ ràng là các thành viên thuộc Hoàng gia đang sống trong một chiếc lồng sơn son thiếp vàng," ông nói .
Khác với Hoàng Gia Anh, Hoàng Gia Nhật đôi khi tổ chức họp báo nhưng những cuộc họp báo này được chuẩn bị rất cẩn thận. Các câu hỏi đều được các nhân viên làm việc trong Văn phòng Hoàng gia duyệt trước và các phóng viên của Nhật thì tuân thủ các luật lễ tới từng câu từng chữ.
Chẳng thế mà hai trong số những phụ nữ không thuộc dòng dõi Hoàng Gia nhưng kết hôn và trở thành thành viên của Hoàng Gia Nhật - Công nương Michiko, phu nhân của Hoàng Thái Tử Naruhito và Công chúa Masako - dường như đã cảm thấy những luật lệ và giới hạn đối với Hoàng Gia Nhật là quá nặng nề.
Nguồn BBCVietnamese.com
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập ảnh lễ kỷ niệm 20.11.2008
Vừa rồi Tuần Báo có nhờ Phạm Huynh khi ghé sang nhà trường nhờ xin một số hình ảnh lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20.11.2008. Chuyện là hôm 20.11 vừa rồi TB muốn đăng tin về trường Nhật ngữ Đông du tổ chức Lễ nhà giáo Việt Nam cho các thầy cô trong trường, nhưng không thể làm được. Nên thay vào đó hôm nay xin được giới thiệu các bạn vài tấm ảnh của Huynh gửi tuần báo, xin mời cả nhà xem :
Thầy và cô, cùng thầy cô giáo viên trường Nhật ngữ Đông Du
Thầy phát biểu
Thầy cô nhận hoa
(Nhân tiện bức ảnh này, vào ngày 20.11 tập thể sinh viên Đông Du tại Nhật cũng đã gởi tặng Thầy cô trường Nhật ngữ Đông Du một lãng hoa, được biết Thầy cô trong trường rất vui và gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên Đông Du tại Nhật)
Văn nghệ
Văn nghệ
Thành thật cảm ơn Phạm Huynh đã gửi những tấm ảnh quý báu này đến Tuần báo.
© 2009 Dongdu.org