Chỉ còn 2 tháng nữa sẽ đến kỳ thi Ryu tháng 11, kỳ thi quyết định quan trọng đối với các bạn khoá 2008. Xin được gửi đến tất cả các bạn tổng kết kết quả thi Ryu tháng 6 vừa qua, cũng như các đánh giá, nhận xét từ Ban Học Tập. Đồng thời, để có được cái nhìn tổng quát, chiến lược ôn tập thích hợp cho các kỳ thi sắp đến, xin mời các bạn tham khảo thêm tổng kết về các kỳ thi Toàn Quốc do Ban Đại Diện tổ chức trong thời gian qua.
Bản tổng kết, đánh giá điểm thi Ryu tháng 6-2009
Nhận được sự hỗ trợ từ trường Đông Du, đại điện phát báo là thầy Mã Viết Hòa và trưởng đại diện các vùng. Ban học tập đã nhận được điểm của hầu hết các bạn thi Ryu trong đợt thi vừa rồi. Sau khi tiến hành thống kê đánh giá Ban học tập đã ghi nhận được những kết quả như sau.
II. ĐIỂM THỐNG KÊ THEO TỪNG MÔN:
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
Đáng tiếc là do có 1 số các bạn phát báo từ chối thông báo điểm nên không thể có được số liệu thống kê chính xác tuyệt đối nhưng kết quả thống kê dưới đây cũng đã phản anh khá chân thực tình hình học tập của anh em Đông Du.
Nhìn vào điểm trung bình có thể thấy chất lượng của Du học sinh Đông Du cao hơn khá nhiều so với mặt bằng chung về chất lượng Du Học Sinh ở Nhật. Nhưng nếu chỉ nhìn trong nội bộ Đông Du thì cũng phải thừa nhận 1 sự thật là điểm của các bạn năm nay thua Sempai khá nhiều. Quan sát kĩ hơn điểm trung bình của từng vùng có thể thấy tình trạng đáng báo động nhất là các bạn ở Shizuoka, tiếp đó là các bạn ở Morioka.
Các bạn ở Tokyo với số lượng lớn nhất, điểm trung bình không đến nỗi nào, nhưng nếu quan sát kĩ hơn ở các biểu đồ phân bố điểm thì Tokyo chiếm phần lớn các con số điểm cao nhất ở hầu hết các môn, điều đó chứng tỏ có sự phân hóa rõ ràng ở nội vùng Tokyo. Quan sát kĩ hơn điểm của những bạn đạt điểm cao thì hầu hết là những cái tên mà mình/Quang Hưng biết, có nghĩa là phần lớn là những bạn thường xuyên tham gia ở lớp luyện thi tại Tokodai.
Nhìn vào 2 biểu đồ điểm Lý, Hóa cũng có thể nhận thấy năm nay có khá nhiều bạn học tốt môn hóa hơn là Lý. Điều này cũng có nghĩa là trận chiến khi thi vào các ngành coi trọng môn Hóa sẽ trở nên khốc liệt hơn nhiều.
Nhìn vào các con số và biểu đồ điểm thống kê vừa rồi có lẽ không cần phải nói nhiều, có lẽ các bạn khóa 08 năm nay thi đại học đã có thể biết mình đang ở đâu trong Đông Du, mong các bạn tiếp tục cố gắng để đạt thành tích tốt nhất trong kì thi Ryu sắp tới.
--------------------------------------------------------------------
Tình hình thi tháng 7 và kết quả sơ bộ kì thi tháng 8
I. Kết quả
Kì thi toàn Nhật tháng 7 do Ban Đại Diện Đông Du tổ chức có kết quả tương đối giống với kết quả thi Ryu của sinh viên Đông Du, do đó có thể thấy kì thi hàng tháng đã phản ánh tương đối chính xác tình hình học tập của anh em Đông Du đang học tiếng Nhật. Do kì thi tháng 7 các vùng chưa thống nhất một hình thức chấm điểm các bài thi nên Ban Học Tập không thống kê được chính xác và chi tiết điểm thi như việc thống kê điểm thi Ryu. Nhưng từ kết quả có trong tay có được những đánh giá như sau( những đánh giá dưới đây không bao gồm các bạn học tiếng Nhật ở Shizuoka do số lượng tham gia thi quá ít):
- Điểm trung bình tiếng Nhật: Ở Morioka và vùng Nam Nhật có kết quả gần tương đương nhau( 11.2 và 11.4 /20) cao hơn vùng Tokyo với số điểm Trung Bình là 9.3/20, tuy nhiên cũng như kết quả thi Ryu kết quả thi tháng7 ở Tokyo cũng thể hiện sự phân hóa tương đối rõ nét. với 1 bộ phận các bạn có kết quả cao vượt lên.
- Điểm Lý: Điểm lý lần này rất kém nên Ban Học Tập không tính điểm trung bình, nhưng có thể thấy nó cũng phản ánh chính xác hiện trạng học lý của anh em Đông Du. Ở Morioka chỉ có 1 bạn vượt lên điểm trung bình( 10 câu trở lên), Ở dưới vùng Nam Nhật cũng không khả quan hơn Morioka với con số 2 bạn trên điểm trung bình. Còn ở Tokyo thì tình hình có vẻ khá hơn nếu chỉ nhìn vào số lượng các bạn được điểm trên trung bình( 7 bạn) nhưng điểm trung bình nếu tính ra thì cũng không thể khá hơn các vùng khác. Cũng nhìn từ kết quả thi Ryu cũng có thể thấy điểm thi Ryu môn Lý kém hơn hóa rất nhiều( có thể là do cách tính điểm thi Ryu không giống như cách tính điểm của chúng ta nên điểm thi Ryu tương đối cao so với kì thi do Ban Đại Diện tổ chức).
- Điểm Hóa: Ở điểm hóa thì Tokyo và vùng Nam Nhật có kết quả tương đương nhau với số điểm trung bình khoảng 11/20 câu còn Morioka thì ít hơn với 9.6/20. Hóa là môn thi tương đối dễ lấy điểm. Đề thi cũng không thực sự quá khó. Có thể nói kết quả vừa nói cũng cho thấy việc học hóa cũng còn tương đối nan giải với sinh viên Đông Du.
- Điểm toán: Đề toán lần này được xem là tương đối khó, nhưng kết quả là Ban tổ chức kì thi khá bất ngờ với số lượng được điểm cao tương đối nhiều và tập trung ở Tokyo. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế khi thi Ryu điểm toán của anh em phát báo tương đối tốt hơn so với các vùng. Nên tổng điểm của một bộ phận anh em Phát Báo điểm vượt lên so với các ở các vùng khác.
- Điểm Sogo và sinh, do số lượng các em thi quá ít nên không thể đưa ra bất kì đánh giá so sánh nào nhưng rất mong các em tham gia thi sẽ giải lại thật kĩ và tự rút ra cho mình những bài học cần thiết.
- Một đánh giá thú vị từ kết quả kì thi ryu và kì thi toàn Nhật vừa rồi đó là: có thể thấy số lượng các bạn 得意môn Hóa nhiều hơn môn Lý tương đối nhiều nên trong kì thi đại học lần này những ngành nặng về Hóa như ngành Hóa, Môi trường… sẽ có sự cạnh tranh khá lớn. Còn những ngành thiên về Lý như Xây dựng, Kiến trúc, Điện tử, Cơ khí… có lẽ là sẽ dễ thở hơn với các bạn 得意Lý.
II. Những điều rút ra từ đề thi
Do tính chất của từng môn nên Ban học tập chỉ xin phân tích mổ sẻ đề thi Toán, còn các môn tiếng Lý, Hóa, Sinh, Sogo, tiếng Nhật thì do số lượng đề bài quá nhiều và phương pháp giải của từng bài một cũng khác nhau nên ban học tập xin phép không đưa ra những mổ xẻ chi tiết nhưng các bạn tham gia thi có thắc mắc xin hãy lên mạng hỏi sẽ được các Sempai chỉ bảo cẩn thận. Ban Đại Diện tổ chức thi lần ngoài mục đích đánh giá, nhắc nhở các bạn học tập, mà còn có mục đích đánh trúng những điểm mà các bạn tham gia thi còn yếu, để khi vào phòng thi thật chúng ta có được kết quả tốt nhất. Nên Ban tổ chức thi mong tất cả các bạn tham gia thi hãy cùng mổ sẻ lại đề thi, tự đánh giá lại những điểm mình còn yếu để có được kết quả tôt nhất trong các kì thi tiếp theo.
1. Môn toán コース1
Đề thi toán lần này được đánh giá là tương đối dễ với cấu trúc gần giống đề thi thật. Đề thi lần này rất cơ bản, nhất là về kiến thức. Chỉ có dạng bài là cần phải bàn tới.
Cụ thể hơn là dạng bài ở 問1, ở 問1 này có 2 câu tam thức bậc 2 và sác xuất. Cả 2 dạng để này tương đối lạ với hầu hết các bạn. Nhưng nếu bình tĩnh đọc kĩ đề và hiểu rõ cần phải làm gì thì phần còn lại không có vấn đề gì. Hoàn thiện kĩ năng đọc đề thi, bình tĩnh khi gặp những dạng bài đặc biệt là mục đích khi giao bài tập này.
Mặc dù đề được xem là khá dễ nhưng kết quả thì hoàn toàn không như ban tổ chức dự tính. Chỉ có 1 bạn ở Tokyo đạt điểm cao còn lại thì điểm tương đối thấp. Nguyên nhân có lẽ là do nhiều bạn bị choáng bởi câu đầu tiên với dạng đề lạ hoắc. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận một nguyên nhân nữa là có lẽ do những người làm đề toán hầu hết đều là cao thủコース2nên việc đánh giá độ dễ khó của đề vẫn còn chưa chính xác.
2. Môn tóan コース2
Ngược với đề コース1, đề コース2 được đánh giá là khó hơn nhưng kết quả thì lại tương đối khả quan. Điểm nhấn của đề thi コース2lần này là tam thức bậc 2. Cả 4 bài đều có bong dáng của tam thức bậc 2 và các ứng dụng của nó( thực tế thi Ryu và thi đại học, việc sử dụng thành thạo và nhuần nhuyễn tam thức bậc 2 là 1 yếu tố không thể thiếu). Ở đây ban học xin đưa ra những phân tích cụ thể hơn ở các dạng bài tập và kĩ năng giải hy vọng khi gặp những bài tập tương tự thì chúng ta sẽ dễ dàng giải quyết được vấn đề.
問1câu 1 nhỏ. Loại bài tập về đồ thị và khoảng của nghiệm tam thức bậc 2. Với loại bài tập này chúng ta không nên học vẹt các điều kiện có ghi trong sách mà tốt nhất là nhớ tới hình dạng của đồ thị và các quan hệ của 3 điểm( điểm đỉnh đồ thị, và 2 điểm đầu mút của khoảng nghiệm)
問1câu 2 nhỏ. Loại bài tâp như thế này cách giải không ngoan chính là thế nghiệm vào phương trình bậc 2 thành 1 bài toán về đẳng thức α2=2α+1.
問2:đây là loại bài về hàm số và đồ thị, nói về tương quan giữa Parabol và đường thẳng. Những dạng bài tập như thế này các bạn nên chú ý vì rất hay gặp trong thi Ryu cũng như thi đại học. Như ở trong bài lần này thì ta có thể sử dụng phương pháp nghiệm kép để tính toán tiếp điểm( có lẽ đó là cách đơn giản và nhanh nhất). Phần tính diện tích thì đòi hỏi sự chính xác trong tính toán. Thực tế ở Tokyo cho thấy có khá nhiều bạn chưa đáp ứng được yêu cầu này.
問3câu 1 nhỏ. Đây là loại bài về số nguyên, với dạng đề khá lạ. Ở Tokyo khá nhiều bạn chỉ làm được một phần. Việc tính chữ số hàng chục gặp khá nhiều khó khăn. Với những bài toán tính các chữ số cuối cùng như thế này cách không ngoan nhất có lẽ là dùng đồng dư theo mod 100.
問3câu 2 nhỏ. Đây là bài Log với các điều kiện là tam thức bậc 2 điểm chú ý trong bài này là việc xuất hiện 2 biến x,y trong cùng 1 biểu thức. Với loaij bài toán này cách chắc chắn giải quyết được vấn đề chính là việc xem 1 biến là hằng số và giải tam thức bậc 2 với biến còn lại.
問4 đây là 1 bài tích phân của giá trị tuyệt đối của 1 hàm lượng giác. Với những bài toán về tích phân của dấu giá trị tuyệt đối thì chúng ta cần chú ý việc phá dấu giá trị tuyệt đối trước khi lấy tích phân. Và việc phá dấu giá trị tuyệt đối trong bài này cũng đã dùng tới một ứng dụng của Tam thức bậc 2.
Trên đây là những đánh giá về kết quả và đề thi tháng 7 vừa rồi.
Thay mặt Ban Đại Diện Đông Du
Trưởng Ban Học Tập
Nguyễn Quang Hưng