Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

ĐĂNG KÝ RỒI, TẬP THỂ ĐÔNG DU SẼ CÓ HOẠT ĐỘNG GÌ ?

Đã gửi: Sáu T12 11, 2009 3:34 pm
Viết bởi peterpan_jp
Liên quan đến việc cải tổ Đông Du, Ban Đại Diện đã nhận được nhiều câu hỏi thắc mắc của các bạn, trong đó, câu hỏi được nhiều bạn đặt ra nhất là :" Đăng ký rồi, rồi tới đây tập thể Đông Du sẽ làm gì, hoạt động như thế nào ?" Xin được gửi đến các bạn bài viết của thầy, hy vọng có thể giải đáp được thắc mắc của tất cả mọi người  

---------------------------------------

ĐĂNG KÝ RỒI, TỚI ĐÂY TẬP THỂ ĐÔNG DU SẼ CÓ HOẠT ĐỘNG GÌ  ?


Chúng ta đã dùng nhiều thời gian để chuẩn bị cho chuyện đăng ký lại các thành viên, một câu hỏi đã được đặt ra là, đăng ký rồi, tập thể Đông Du sẽ có những hoạt động gì?


Trước hết, đăng ký xong, tập thể Đông Du chúng ta sẽ là một tập thể như thế nào, tập thể đó tồn tại vì mục đích gì, sẽ phải làm gì cho ta, làm gì cho các thành viên khác, cho xã hội, và xa hơn nữa cho Đất nước Việt Nam? Tập thể là chung của những ai đã gia nhập và được kết nạp, tập thể sẽ hoạt động như thế nào, cụ thể làm gì sẽ do các thành viên tự quyết định, trước hết là các hoạt động liên quan tới tập thể, bắt đầu từ tập thể gần ta nhất, như của địa phương, của từng vùng, của toàn Nhật Bản, của tổ chức Đông Du tại Việt Nam và của toàn thể Đông Du. Tới nay, Thầy là người sáng lập, xây dựng tổ chức, nhưng tương lai quyền chỉ đạo tổ chức Đông Du sẽ được trao lại cho những anh chị em Đông Du đã trưởng thành trong môi trường và Lý tưởng Đông Du. Thầy sẽ lui về vai trò cố vấn, gìn giữ lý tưởng, tôn chỉ và mục đích ban đầu. Thầy đang chuẩn bị cho chuyện chuyển tiếp, kế thừa, cho sự trẻ hóa giới lãnh đạo.

Chỉ có những con người đã, đang và sẽ cố gắng học tập, trau dồi tài đức, nguyện sống cho tương lai của mình, của người khác, của Đất nước Việt Nam, sẽ đăng ký tham gia tổ chức Đông Du. Từng cá nhân tự kiểm mình, và tổ chức cũng kiểm lại, để chắc chắn các thành viên đều là những người như vậy. Nghĩa là, Đông Du là tập thể của những người có đủ tài đức, nguyện làm việc vì hạnh phúc tương lai của những người xung quanh, cụ thể là của Việt Nam.



Trên con đường tiến tới lý tưởng Đông Du, các thành viên có những nguyên tắc sống đặc thù của mình. Đó là học và sống nhiệt tình, thành tâm, trung thực, ngay thẳng và khiêm tốn. Đặc thù này phân biệt các thành viên Đông Du với các anh em khác bên ngoài, để anh em Đông Du có thể tin cậy, gắn bó, đoàn kết ngay từ lúc biết nhau là người Đông Du, và cũng là giá trị thương hiệu của tập thể, để những người khác có thể an tâm giao dịch, cộng tác.

Thành viên Đông Du đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, trong cuộc sống du học, và sau khi ra đời, vì tất cả đều là những người tốt, cùng chung một ý hướng. Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cũng để tạo sức mạnh thêm cho nhau và cho tập thể để thực hiện kết quả hơn những gì chúng ta làm vì lý tưởng.



Đông Du là một tập thể như vậy đó.



Nhưng đó là hình ảnh lý tưởng, còn hiện trạng thế nào, làm sao đạt tới hình ảnh lý tưởng đó.

Hiển nhiên, hiện trạng của tập thể Đông Du ngay sau khi đăng ký thành viên có thể còn xa với lý tưởng. Nhưng một điều chắc chắn là chúng ta đã quyết tâm hướng tới lý tưởng. Để đạt tới lý tưởng phải cố gắng nhiều, từng cá nhân hàng ngày cố gắng, và tập thể phải hướng tất cả các hoạt động của mình tới việc giúp đỡ, khuyến khích, động viên các thành viên, các thành viên giúp đỡ khuyến khích động viên nhau cùng thực hiện lý tưởng đề ra. Cụ thể phải làm gì? Chuyện này chúng ta nên ngồi lại, bàn bạc với nhau để quyết định. Vì tập thể là của chúng ta, do chúng ta làm chủ, tự hoạch định lấy mọi chuyện theo lý tưởng chung mọi người đã chấp nhận.


Cụ thể như những hoạt động nào?


Sau khi các cá nhân đã đăng ký làm thành viên và được tập thể kết nạp, chúng ta sẽ biết được tại đại học của mình, tại thành phố mình, tại vùng đang ở, ở toàn nước Nhật có bao nhiêu người cùng một lý tưởng như ta. Điều đầu tiên cần làm là, từng đại học, từng thành phố, từng vùng, và toàn nước Nhật, những người cùng chí hướng nên gặp gỡ biết mặt, biết về nhau, bàn với nhau hình thành những nhóm, tổ Đông Du, chi bộ Đông Du vùng, và Ban Đại diện tại Nhật Bản, đề ra những hoạt động thiết thực, từ dễ tới khó, rồi cố gắng thực hiện. Hãy quyết định gặp nhau định kỳ để quen biết nhiều hơn, thân thương nhau hơn. Hãy kể cho nhau nghe công việc học tập và cuộc sống của mình, cả thuận lợi lẫn khó khăn. Hãy chia sẽ với nhau những ưu tư của cá nhân, ưu tư về tập thể, ưu tư về tình hình Đất nước, tâm sự với nhau kế hoạch làm việc tương lai của mình cho cá nhân và cho Đất nước… Chúng ta cũng nhìn quanh mình xem có ai cần giúp đỡ, nhất là các đàn em tới thi hay vào mới đại học ở địa phương mình. Hãy thực hiện việc đoàn kết giúp đỡ nhau, giữa các thành viên gần mình nhất trước. Nếu có sức hơn, hãy giúp đỡ cả những bạn Đông Du ở các địa phương khác, như tại Morioka, tại Saga, hay khi bị ốm đau, tai nạn hay có thể cả các học sinh nghèo, bất hạnh ở Việt Nam. Các tổ nhóm, các chi bộ địa phương, hãy trao đổi ý kiến học hỏi kinh nghiệm hoạt động với nhau…Những thành viên cùng chuyên môn hãy ngồi lại bàn kế hoạch làm việc khi về nước…. Hãy nuôi dưỡng hoài bão ngay từ khi nhỏ, mới mong thực hiện được hoài bảo này khi ra đời.



Đó là những hoạt động của tổ chức Đông Du sau khi đã xác nhận lại tư cách của các thành viên. Không biết những điều nói trên có giúp làm các thành viên, những người lãnh đạo tổ chức sáng tỏ được phần nào về các hoạt động cần làm trong tương lai hay không.



Tp. HCM, ngày 03 tháng 12 năm 2009

        Nguyễn Đức Hòe