HÃY THƯƠNG YÊU NHAU ĐI. CHO ĐỜI........
Đã gửi: Ba T7 03, 2007 10:27 pm
Học xuất sắc nhưng không thi đại học, vì đói và nghèo: Câu chuyện của cô nữ sinh Lê Thị Bích
Sunday, July 01, 2007
Luôn luôn đứng đầu lớp, nữ sinh Lê Thị Bích vẫn không bao giờ mơ được vào đại học. Em không đủ tiền đi thi. (Hình: theo báo Công An Nhân Dân)
QUẢNG NAM - Bích giấu chuyện mình đậu tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm học 2006-2007 với số điểm rất cao, để ba mẹ không buồn lòng khi em quyết định bỏ thi đại học và kiếm việc gì đó để làm. “Em không muốn tiếp tục nghiệp đèn sách để làm ba mẹ, anh em khổ thêm nữa”, Bích tâm sự. Câu chuyện của Bích cũng là câu chuyện của nhiều học sinh, học rất giỏi, nhưng không vào được đại học vì ... nghèo. Bản tin của tờ Công An Nhân Dân, ra ngày 29 Tháng Sáu, 2007, cho biết.
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi, Việt Nam bước vào kỳ thi đại học. Những học sinh giỏi, như Bích chẳng hạn, sẽ buồn, rất buồn. Các em sẽ nhìn thấy các bạn đồng trang lứa hành trang đi thi. Riêng các em, một con đường khác đã được chọn: các em sẽ đi làm thuê, làm mướn. Nghiệp đèn sách sẽ tạm gác lại!
Bài báo kể, vào cuối Tháng Năm, 2007, một học sinh vùng bão Chanchu (xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đã viết thư gửi đến một vài cơ quan của tỉnh khẩn cầu sự giúp đỡ cho một bạn học của mình 12 năm là học sinh giỏi, học sinh xuất sắc nhưng không có tiền đi thi đại học.
Toàn bộ câu chuyện về học sinh Lê Thị Bích như sau, theo lời kể của tờ Công An Nhân Dân:
Bụng đói đến trường
Người bạn học đó là Lê Thị Bích, học sinh lớp 12/8 của Trường THPT Nguyễn Thái Bình (huyện Thăng Bình). Cả cha và mẹ Bích đều bị đau nặng.
18 năm trước, họ phải bán cả ngôi nhà tranh của mình để lấy tiền chữa chạy thuốc, rồi dắt díu nhau về cái vùng cát trắng hoang vu bây giờ (thuộc thôn 3, xã Bình Giang) cắt tranh dựng tạm chái nhà nhỏ để ở.
Lúc đó, Bích mới 4 tháng tuổi. Cả gia đình 5 miệng ăn này sống nhờ vào 1 sào lúa nên năm nào cũng thiếu 6 tháng ăn.
Những người hàng xóm kể lại, có những buổi trưa Bích đi học về, đến sân, đổ sập người xuống, da tái mét, không biết trời đất chi hết. Mẹ Bích la làng kêu cứu, bà con chạy đến cũng không ai biết phải làm gì.
Một lúc Bích tự tỉnh, rên: “Con đói quá má ơi!” Nhà Bích không nấu cơm sáng, hôm nào có tiền, cha Bích cho 500 đồng để ăn vặt.
Cô Tâm bán bánh mì trước cổng trường Nguyễn Thái Bình kể: dăm ba hôm thì thấy con bé Bích đến mua ổ bánh mì không 500 đồng, ngồi ăn ngấu nghiến rồi vô học.
Ðạp xe từ nhà đến trường 20km cả đi lẫn về trên con đường đất cát nắng cháy, mưa lầy, rồi ngồi học 5 tiết, thi thoảng mới được ổ bánh mì, quãng đời đi học phổ thông của mình, không biết bao nhiêu lần Bích xỉu vì đói, vì mệt.
Cái xe đạp Bích đi học cũng là do thầy cô thấy thương mà tự gom tiền mua cho. Ngoài ra, do liên tục là học sinh giỏi, năm nào cũng có phần thưởng nên Bích không phải tốn tiền mua vở, mua áo dài (trường cho vải về may), sách thì thư viện trường cho mượn.
Cái gì trường yêu cầu cần kíp lắm, Bích mới phải xin tiền cha mẹ, có thì cầm, không thì thôi. Cô gái này đã từ chối mọi cuộc vui phải lụy đến tiền bạc cha mẹ, nhiều lúc phải nhắm mắt lại khi đi ngang qua những cuốn sách hay...
Ngày nào, sau buổi đến trường, Bích giúp cha trồng mè, trồng đậu, đánh cá để kiếm thêm cái ăn. Tối đến, cô chong đèn học, đêm nào cũng đến 11-12 giờ khuya, mệt quá thì úp mặt vào sách ngủ, vài ba tiếng sau lại giật mình dậy học tiếp đến sáng.
Liên tục 12 năm liền em đứng đầu lớp, là lớp phó học tập của lớp. Năm 2005-2006, Bích được Trung Ương Ðoàn-Bộ Giáo dục và Ðào tạo-Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam tặng giải thưởng “Nữ sinh Việt Nam có thành tích xuất sắc trong học tập”.
Cô gái có thành tích học tập ai cũng ao ước như thế lại thường xuyên có ý định... bỏ học. Ngay cả những ngày chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT (2006-2007), Bích cũng định buông sách vở, em nghỉ nhiều ngày liên tục.
Lúc này, bệnh của cha mẹ tái phát, gia cảnh túng thiếu, hai người hay lời qua tiếng lại với nhau, và có lúc cũng nặng nề với 3 đứa con học giỏi có tiếng của huyện Thăng Bình: học hành, thi cử tốn kém quá, bọn con coi nghỉ kiếm việc chi làm!
Anh trai của Bích, Lê Văn Cường, cũng là học sinh xuất sắc nhiều năm liền, đỗ tú tài 2 năm rồi vẫn phải ở nhà đi làm thuê, lúc phụ hồ, khi thì đi đào gốc dương (làm củi) để nuôi em.
“Tiều phu” Cường dự định năm nay sẽ thi đại học nhưng vì thương Bích nên đành gác lại: “Thôi anh ở nhà thêm năm nữa, để cùng cha mẹ dồn tiền cho em đi thi. Em đừng bỏ học mà phí, 12 năm sắp qua rồi”.
Em gái của Bích, Lê Thị My, đang học lớp 11, cũng động viên chị: “Chị không được bỏ học, phải thi tốt nghiệp (THPT) rồi thi đại học. Tiền bạc em có cách kiếm cho chị đi thi.”
Cách của My là đi học một buổi, còn một buổi xin đi phơi cá bò cho một công ty ở xã bên. Mỗi buổi làm như vậy, My được 10,000 đồng. Thấy anh và em cực khổ vì mình, Bích ráng đến trường với ý định thi lấy bằng tú tài xong, sẽ nghỉ để kiếm việc làm.
Cô bạn cùng lớp biết, đã viết bức thư từ làng cá đau thương Chanchu gửi về tỉnh: “Giá như nhà con khá giả hơn một chút thì con xin bố mẹ giúp bạn 1/3 lệ phí chuyến đi thi (đại học), nhưng nhà con cũng nghèo...”
Tú tài phiêu bạt
Trường hợp như anh em Bích không phải là hiếm ở nông thôn Thăng Bình. Các thầy cô dạy THPT ở Thăng Bình nói rằng, sau khi thi tú tài là thời điểm “vàng” của các lò luyện thi đại học tại các thành phố.
Như ở Ðà Nẵng có lò thu 100,000 đồng, thậm chí 150,000 đồng/tháng (lệ phí học thêm) mà học sinh vẫn đông nghịt, trong khi ở vùng quê, thu chỉ 40,000 đồng mà lèo tèo. Trong đó có nhiều học sinh, thầy cô không nỡ thu học phí. Có em khẩn khoản xin thầy cô cho học ca tối, để ban ngày đi làm thêm kiếm tiền đi thi.
Thầy Kh. ở Hà Lam (Thăng Bình) kể, trong lớp luyện thi đại học của thầy có 4 em thầy không những không lấy tiền mà còn nuôi ăn.
“Những em đó có chí, học được, không kèm thêm cho các em thì không đành, nhưng cũng chẳng lòng dạ nào mà cầm 40,000 đồng của các em.”
Năm ngoái, có một tú tài quê Bình Giang của Bích, đến xin học ca tối vì ban ngày đi cắt gạch men thuê. Nhiều đêm, em đến nhà thầy, áo quần lấm đầy bụi gạch, đói đến mức tay run cầm bút không nổi. Thầy đã dạy miễn phí cho em, cũng cho em lót dạ miếng cơm như 4 bạn bây giờ.
Ngày em nhận giấy báo trúng tuyển đại học, em mang đến nhà thầy một cặp vịt. Thầy không nhận không đành. Ðến chừng mở thả vào chuồng thấy dây cột chằng chịt, mới hỏi: “Chứ em trói vịt chi kỹ rứa?”.
Cậu học trò thật thà thưa: “Cái ơn của thầy đối với em lớn quá, cả nhà em không còn cái chi đáng giá, chỉ có cặp vịt này, cha em sợ em cầm không cẩn thận nó chạy nên mới cột kỹ như rứa...”
Cậu học trò đó đã trân trọng cất giấy gọi nhập học đại học vào tủ rồi vào miền Nam làm thuê...
Theo Nguồn : http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=62010&z=2
Cu Thắng ơi! Có chuyện để làm rồi!
Mình sẽ cố gắng nghe! Huynh ơi! Răng đây!Đó quê hương Thăng Bình vùng cát trắng! Anh Em Quảng Nôm ơi!
Sunday, July 01, 2007
Luôn luôn đứng đầu lớp, nữ sinh Lê Thị Bích vẫn không bao giờ mơ được vào đại học. Em không đủ tiền đi thi. (Hình: theo báo Công An Nhân Dân)
QUẢNG NAM - Bích giấu chuyện mình đậu tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm học 2006-2007 với số điểm rất cao, để ba mẹ không buồn lòng khi em quyết định bỏ thi đại học và kiếm việc gì đó để làm. “Em không muốn tiếp tục nghiệp đèn sách để làm ba mẹ, anh em khổ thêm nữa”, Bích tâm sự. Câu chuyện của Bích cũng là câu chuyện của nhiều học sinh, học rất giỏi, nhưng không vào được đại học vì ... nghèo. Bản tin của tờ Công An Nhân Dân, ra ngày 29 Tháng Sáu, 2007, cho biết.
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa thôi, Việt Nam bước vào kỳ thi đại học. Những học sinh giỏi, như Bích chẳng hạn, sẽ buồn, rất buồn. Các em sẽ nhìn thấy các bạn đồng trang lứa hành trang đi thi. Riêng các em, một con đường khác đã được chọn: các em sẽ đi làm thuê, làm mướn. Nghiệp đèn sách sẽ tạm gác lại!
Bài báo kể, vào cuối Tháng Năm, 2007, một học sinh vùng bão Chanchu (xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đã viết thư gửi đến một vài cơ quan của tỉnh khẩn cầu sự giúp đỡ cho một bạn học của mình 12 năm là học sinh giỏi, học sinh xuất sắc nhưng không có tiền đi thi đại học.
Toàn bộ câu chuyện về học sinh Lê Thị Bích như sau, theo lời kể của tờ Công An Nhân Dân:
Bụng đói đến trường
Người bạn học đó là Lê Thị Bích, học sinh lớp 12/8 của Trường THPT Nguyễn Thái Bình (huyện Thăng Bình). Cả cha và mẹ Bích đều bị đau nặng.
18 năm trước, họ phải bán cả ngôi nhà tranh của mình để lấy tiền chữa chạy thuốc, rồi dắt díu nhau về cái vùng cát trắng hoang vu bây giờ (thuộc thôn 3, xã Bình Giang) cắt tranh dựng tạm chái nhà nhỏ để ở.
Lúc đó, Bích mới 4 tháng tuổi. Cả gia đình 5 miệng ăn này sống nhờ vào 1 sào lúa nên năm nào cũng thiếu 6 tháng ăn.
Những người hàng xóm kể lại, có những buổi trưa Bích đi học về, đến sân, đổ sập người xuống, da tái mét, không biết trời đất chi hết. Mẹ Bích la làng kêu cứu, bà con chạy đến cũng không ai biết phải làm gì.
Một lúc Bích tự tỉnh, rên: “Con đói quá má ơi!” Nhà Bích không nấu cơm sáng, hôm nào có tiền, cha Bích cho 500 đồng để ăn vặt.
Cô Tâm bán bánh mì trước cổng trường Nguyễn Thái Bình kể: dăm ba hôm thì thấy con bé Bích đến mua ổ bánh mì không 500 đồng, ngồi ăn ngấu nghiến rồi vô học.
Ðạp xe từ nhà đến trường 20km cả đi lẫn về trên con đường đất cát nắng cháy, mưa lầy, rồi ngồi học 5 tiết, thi thoảng mới được ổ bánh mì, quãng đời đi học phổ thông của mình, không biết bao nhiêu lần Bích xỉu vì đói, vì mệt.
Cái xe đạp Bích đi học cũng là do thầy cô thấy thương mà tự gom tiền mua cho. Ngoài ra, do liên tục là học sinh giỏi, năm nào cũng có phần thưởng nên Bích không phải tốn tiền mua vở, mua áo dài (trường cho vải về may), sách thì thư viện trường cho mượn.
Cái gì trường yêu cầu cần kíp lắm, Bích mới phải xin tiền cha mẹ, có thì cầm, không thì thôi. Cô gái này đã từ chối mọi cuộc vui phải lụy đến tiền bạc cha mẹ, nhiều lúc phải nhắm mắt lại khi đi ngang qua những cuốn sách hay...
Ngày nào, sau buổi đến trường, Bích giúp cha trồng mè, trồng đậu, đánh cá để kiếm thêm cái ăn. Tối đến, cô chong đèn học, đêm nào cũng đến 11-12 giờ khuya, mệt quá thì úp mặt vào sách ngủ, vài ba tiếng sau lại giật mình dậy học tiếp đến sáng.
Liên tục 12 năm liền em đứng đầu lớp, là lớp phó học tập của lớp. Năm 2005-2006, Bích được Trung Ương Ðoàn-Bộ Giáo dục và Ðào tạo-Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam tặng giải thưởng “Nữ sinh Việt Nam có thành tích xuất sắc trong học tập”.
Cô gái có thành tích học tập ai cũng ao ước như thế lại thường xuyên có ý định... bỏ học. Ngay cả những ngày chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT (2006-2007), Bích cũng định buông sách vở, em nghỉ nhiều ngày liên tục.
Lúc này, bệnh của cha mẹ tái phát, gia cảnh túng thiếu, hai người hay lời qua tiếng lại với nhau, và có lúc cũng nặng nề với 3 đứa con học giỏi có tiếng của huyện Thăng Bình: học hành, thi cử tốn kém quá, bọn con coi nghỉ kiếm việc chi làm!
Anh trai của Bích, Lê Văn Cường, cũng là học sinh xuất sắc nhiều năm liền, đỗ tú tài 2 năm rồi vẫn phải ở nhà đi làm thuê, lúc phụ hồ, khi thì đi đào gốc dương (làm củi) để nuôi em.
“Tiều phu” Cường dự định năm nay sẽ thi đại học nhưng vì thương Bích nên đành gác lại: “Thôi anh ở nhà thêm năm nữa, để cùng cha mẹ dồn tiền cho em đi thi. Em đừng bỏ học mà phí, 12 năm sắp qua rồi”.
Em gái của Bích, Lê Thị My, đang học lớp 11, cũng động viên chị: “Chị không được bỏ học, phải thi tốt nghiệp (THPT) rồi thi đại học. Tiền bạc em có cách kiếm cho chị đi thi.”
Cách của My là đi học một buổi, còn một buổi xin đi phơi cá bò cho một công ty ở xã bên. Mỗi buổi làm như vậy, My được 10,000 đồng. Thấy anh và em cực khổ vì mình, Bích ráng đến trường với ý định thi lấy bằng tú tài xong, sẽ nghỉ để kiếm việc làm.
Cô bạn cùng lớp biết, đã viết bức thư từ làng cá đau thương Chanchu gửi về tỉnh: “Giá như nhà con khá giả hơn một chút thì con xin bố mẹ giúp bạn 1/3 lệ phí chuyến đi thi (đại học), nhưng nhà con cũng nghèo...”
Tú tài phiêu bạt
Trường hợp như anh em Bích không phải là hiếm ở nông thôn Thăng Bình. Các thầy cô dạy THPT ở Thăng Bình nói rằng, sau khi thi tú tài là thời điểm “vàng” của các lò luyện thi đại học tại các thành phố.
Như ở Ðà Nẵng có lò thu 100,000 đồng, thậm chí 150,000 đồng/tháng (lệ phí học thêm) mà học sinh vẫn đông nghịt, trong khi ở vùng quê, thu chỉ 40,000 đồng mà lèo tèo. Trong đó có nhiều học sinh, thầy cô không nỡ thu học phí. Có em khẩn khoản xin thầy cô cho học ca tối, để ban ngày đi làm thêm kiếm tiền đi thi.
Thầy Kh. ở Hà Lam (Thăng Bình) kể, trong lớp luyện thi đại học của thầy có 4 em thầy không những không lấy tiền mà còn nuôi ăn.
“Những em đó có chí, học được, không kèm thêm cho các em thì không đành, nhưng cũng chẳng lòng dạ nào mà cầm 40,000 đồng của các em.”
Năm ngoái, có một tú tài quê Bình Giang của Bích, đến xin học ca tối vì ban ngày đi cắt gạch men thuê. Nhiều đêm, em đến nhà thầy, áo quần lấm đầy bụi gạch, đói đến mức tay run cầm bút không nổi. Thầy đã dạy miễn phí cho em, cũng cho em lót dạ miếng cơm như 4 bạn bây giờ.
Ngày em nhận giấy báo trúng tuyển đại học, em mang đến nhà thầy một cặp vịt. Thầy không nhận không đành. Ðến chừng mở thả vào chuồng thấy dây cột chằng chịt, mới hỏi: “Chứ em trói vịt chi kỹ rứa?”.
Cậu học trò thật thà thưa: “Cái ơn của thầy đối với em lớn quá, cả nhà em không còn cái chi đáng giá, chỉ có cặp vịt này, cha em sợ em cầm không cẩn thận nó chạy nên mới cột kỹ như rứa...”
Cậu học trò đó đã trân trọng cất giấy gọi nhập học đại học vào tủ rồi vào miền Nam làm thuê...
Theo Nguồn : http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=62010&z=2
Cu Thắng ơi! Có chuyện để làm rồi!
Mình sẽ cố gắng nghe! Huynh ơi! Răng đây!Đó quê hương Thăng Bình vùng cát trắng! Anh Em Quảng Nôm ơi!