Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Làm thế nào để sinh viên du học trở về nước?

Đã gửi: Tư T7 14, 2004 5:25 am
Viết bởi tuấn anh
Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, có tới 80% SV đi du học sau khi tốt nghiệp đã không trở về. Đó là thách thức không chỉ của nền giáo dục mà của cả quốc gia. Nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp gì khả thi khắc phục thực trạng trên.

18 học sinh đi du học bằng học bổng của Nhà nước ta tại ba quốc gia: Anh, Australia, Pháp năm 2003 mà tôi có dịp gặp đều rất háo hức trước lúc lên đường. Tuy nhiên khi được hỏi sau này các bạn có chịu về nước làm việc không thì một nửa trong số đó nói riêng không biết, tùy vào hoàn cảnh. Ngay cả gia đình các bạn cũng không muốn đề cập đến những câu hỏi mà họ cho là "tế nhị" ấy.

Đây cũng là thực trạng chung của tất cả những HSSV ra nước ngoài học tập dù bằng học bổng của Nhà nước hay kinh phí tự túc cũng vậy. Đó là chưa kể tới rất nhiều người ra nước ngoài học thạc sĩ, tiến sĩ hay những trình độ chuyên môn khác. Khó có một thống kê nào tính toán được hết nhưng lãng phí khi để các nhân tài cứ "khoác áo ra đi".

Chỉ cần làm một phép tính đơn giản. Một SV đi du học bằng ngân sách Nhà nước chi phí bình quân khoảng 22.000 USD/năm, trung bình cho bốn năm học vào khoảng 100.000 USD (hơn 1,5 tỷ đồng). Số tiền ấy đủ để xây dựng một ngôi trường ở miền núi. Tại Australia hiện có 4.200 lưu học sinh Việt Nam đang theo học, trong đó 1/3 được Nhà nước cấp kinh phí, còn tại CHLB Đức riêng năm 2003 đã có 2.000 học sinh của chúng ta sang du học. Chỉ riêng số tiền chi cho SV ở hai nước này tốt nghiệp, Nhà nước mất khoảng gần 5.000 tỷ đồng, bằng số tiền đầu tư của Chính phủ cho cả chương trình 135 ở miền núi: Bên cạnh đó là lãng phí về kinh tế mà người được đào tạo nếu trở về nước có thể tạo ra.

Nhìn xa hơn, những giá trị lao động của những SV này làm ra cho nước khác vô tình tạo khoảng cách phát triển ngày càng xa giữa nước ta và họ, trong khi chúng ta đương nhiên mất 12 năm đào tạo những học sinh đó ở bậc phổ thông mà không được trả công. Nhưng nghịch lý hơn nữa là chúng ta không có được nhiều nhà khoa học có tài, những chuyên gia giỏi, thợ lành nghề bậc cao và vẫn cứ phải thuê các chuyên gia nước ngoài với giá đắt trong khi ai cũng thừa nhận người Việt Nam rất thông minh và hoàn toàn có thể làm chủ được những công việc đó.

Vậy đâu là nguyên nhân những người đi du học không về nước?

Nếu trên góc độ kinh tế thì chắc chắn những chính sách của ta chưa thu hút được họ. Hầu hết những người về nước làm việc đều cho rằng những đãi ngộ cũng như chính sách của Nhà nước chưa thỏa đáng và mức lương trả rất thấp so với khả năng thực tế của họ. Nếu căn cứ theo thang bảng lương hiện hành để trả cho những người về nước làm việc trong cơ quan nhà nước thì rất khó để trả cao được trong khi cơ chế vẫn bó hẹp. Vậy tại sao chúng ta không mạnh dạn xây dựng một thang bảng lương với mức ưu đãi phù hợp những cống hiến và giá trị thực của họ. Có như vậy mới khuyến khích và thu hút được nhân tài.

Điều kiện làm việc trong nước cũng gặp nhiều khó khăn, phương tiện phục vụ công việc thiếu thốn, một số đã lạc hậu nên nhiều người không phát huy được những phẩm chất và năng lực vốn có. Một số về nước không xin được việc hoặc được bố trí công việc không phù hợp nên chỉ một thời gian sau họ sẽ tìm mọi cách để ra được nước ngoài. Những bất cập này chúng ta hoàn toàn có thể giải quyết được nếu thực sự quan tâm tới chính sách sử dụng con người.

Một thực trạng nữa cũng cần đề cập là khá nhiều người sau thời gian ra nước ngoài học tập đã bị suy thoái hoặc biến chất về đạo đức nên không về nước. Như vậy cũng đặt ra vấn đề trong khâu tuyển lựa đi du học và khía cạnh giáo dục đạo đức cho học sinh ở bậc học phổ thông.

Hơn nữa, với những người đi du học bằng kinh phí của Nhà nước thì những quy định mang tính chất ràng buộc của chúng ta chưa chặt chẽ. Mấy năm gần đây nhà nước đã có những quy định cho người đi học phải làm cam kết, phải hoàn trả chi phí đào tạo nếu không về. Tuy nhiên, những cam kết này chưa mang tính pháp lý bắt buộc và cũng không có những chế tài đủ mạnh để xử lý nếu vi phạm, dẫn tới việc có thực hiện hay không cũng chẳng sao.

Một thách thức nữa chúng ta phải đối mặt khi đưa SV đi du học là các nước phát triển hay các nước trực tiếp đào tạo SV du học hiện nay đang có rất nhiều các chính sách thu hút nhân tài, những ưu đãi đặc biệt, hơn nữa điều kiện làm việc ở đó cũng rất tốt, chính vì vậy rất nhiều SV không muốn về. Chúng ta không đủ khả năng thu hút nhân tài các nước sang làm việc nhưng cũng không thể để mất nhân tài của chính mình mãi như thế.

Xin dẫn chứng cách thu hút nhân tài của một nước gần Việt Nam. Những năm 1960, Hàn Quốc là nước kém phát triển như ta. Lúc đó Chính phủ Hàn Quốc đã mời tất cả các nhà khoa học dân tộc Triều Tiên trên thế giới về nước thành lập Bộ Tham mưu của công nghiệp hóa Hàn Quốc với mức ưu đãi đặc biệt. Lương được trả tương đương các nhà khoa học Mỹ, được cấp nhà, phương tiện đi lại và làm việc, được cấp kinh phí theo yêu cầu công việc, hướng cơ chế độc lập cao để bảo đảm khách quan và sáng tạo. Sau vài năm, chính sách này đã làm lợi cho đất nước nhiều tỷ đô-la và đã thu hút được nhiều nhà khoa học ở các nước khác sang làm việc.

Chúng ta hoàn toàn có thể tham khảo cách làm của Hàn Quốc. Đừng để chất xám của người Việt Nam vẫn cứ chảy.

Theo Nhân Dân

Re:Làm thế nào để sinh viên du học trở về nước?

Đã gửi: Ba T7 20, 2004 6:29 am
Viết bởi wasabi
Khong biet nguyen nhan la cai quai gi ,chu may bac du hoc bang hoc bong ma Bi nay biet thi khong co ong nao co y dinh ve Vn ca ...

Re:Làm thế nào để sinh viên du học trở về nước?

Đã gửi: Tư T7 28, 2004 10:09 pm
Viết bởi Tuan
Tuy o lai hay ve do tuy thuoc vao nhieu dieu nhu hoan canh ca nhan...
Nhung doi voi SV quoc phi thi` hinh nhu la ho hoi ich ki.Du sao thi` NN da bo tien cho ho di.

Re:Làm thế nào để sinh viên du học trở về nước?

Đã gửi: Năm T7 29, 2004 9:50 am
Viết bởi phammanhlan
Theo tôi thì việc một DHS trở về hay không không quan trọng bằng việc anh ta làm gì cho đất nứơc. Dù là gián tiếp nhưng sự đóng góp vào sự phát triển kinh tế to lớn thì rất đáng khuyến khích nhất trong thời điểm mà xu hướng tòan cầu hóa nhanh, một nước không thể khép kín mà không có sự trao đổi mậu dịch với nước ngòai. Mà vai trò của DHS làm nhịp cầu nối giữa VN và quốc tế là rất quan trọng. Ví dụ như làm việc trong các công ty có xu hướng muốn đầu tư tại VN, làm việc trong các công ty xuất nhập khẩu...
Chỉ có điều không phải một DHS nào khi có ý định ở lại nưóc ngoài làm việc cũng suy nghĩ là mình sẽ làm gì cho đất nước mà chỉ chú ý mình sẽ nhận được bao nhiêu đô la một tháng...Nêu tiền đề đặt ra khi chon một công ty nước ngòai làm viêc là vấn đề tiền lương  thì thật đáng tiếc!
Vẫn chưa biết là sau nhiều năm làm việc ở nưóc ngòai, có trong tay hàng vạn đô la lại có ý nghĩa hơn một anh chàng DHS đang vật lộn ở VN với cái công ty nhỏ của riêng mình. Đó là do cách suy nghĩ của mỗi người, chỉ biết là nhiều anh chị, bạn bè DHS mà mình quen biết tiền đề đầu tiên khi xin vào một công ty ở Nhật là mục đích học cho được cách làm việc, cách quản lý điều hành một công ty, và sau vài năm sẽ trở về làm một cái cho riêng mình.

Xin gửi đến những bạn đang du học bằng tiền nhà nước một message :" Không phải các bạn giỏi mà nhà nươc bỏ tiền ra đưa các bạn đi du học đâu, vì là hi vọng các bạn đóng góp nhiều hơn cho đất nước so với các bạn khác không có điều kiện du học. Mà trong số tiền các bạn tiêu hàng ngày chẳng phải có thuế của mấy bác nông dân quê tôi hay sao. Mượn và trả, hãy phân biệt rạch ròi!" Tôi không phải phân biệt giưa tư phí và quốc phí( vì những câu chuyện như thế này đúng là đã trở thành ĐàsaiHànashi) chỉ có điều không thể phủ nhận là các bạn tư phí dùng tiền của bản thân, tiền tự làm, và tiền xin được từ các tổ chưc học bổng tốt bụng ở nứơc ngòai, chủ nợ khác nhau nên tư thế khác nhau mà thôi!!!!! Nên việc bị chỉ chích đầu tiên và nhiều nhất chính là các sinh viên quốc phí. Vẫn chưa biết là quay trở về thì ít lợi nhuận hơn hay không, chỉ có điều làm việc cho quê hương thì có niềm vui mà chắc tiền bạc không thể tính đựơc!