“Niềm tự hào Việt Nam” trên đất Nhật
Đã gửi: Ba T3 28, 2006 3:43 pm
Một trong những người Việt Nam thành công nhất trong hơn 21.000 người Việt đang định cư tại Nhật Bản hiện nay là giáo sư Trần Văn Thọ. Ông là người Việt duy nhất được nhiều đời thủ tướng Nhật mời làm thành viên trong Hội đồng Tư vấn kinh tế.
Nói về ông, một nhà khoa học người Nhật đã nhận xét: “Chúng tôi rất tự hào về GS Trần Văn Thọ - nhà nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế hai nước Nhật Bản và Việt Nam”.
1. Tokyo. Tháng 4/1968. Những tia nắng ấm áp đã mang đi hết những dấu vết còn lại cuối cùng của mùa đông. Thành phố bừng lên sắc hoa anh đào rực rỡ. Từ trên ban công của một ký túc xá sinh viên, đưa mắt nhìn xuống đường tàu điện chạy giữa hai hàng cây anh đào, chàng thanh niên Việt Nam Trần Văn Thọ vẫn như chưa tin được anh đang ở giữa thủ đô của đất nước Mặt trời mọc.
Những hình ảnh của quá khứ lướt nhanh trong đầu anh. Anh nhớ lại những ngày đầy gian khó ở một làng quê miền Trung thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nơi 6 anh em anh đã sinh ra và lớn lên. Từ nhỏ, anh đã rất ham học. Với anh, học quả là một niềm hạnh phúc.
Học xong tiểu học, anh vào Trường cấp 2 Nguyễn Duy Hiệu. Nhà cách trường gần 5 cây số, hàng ngày phải đi bộ gần hai tiếng nhưng chưa bao giờ thầy cô và bạn bè thấy anh vắng mặt, kể cả những hôm mưa gió giữa mùa đông rét mướt, đường làng trơn trượt, anh vẫn bấm chân lội bùn đi học.
Ham học và học giỏi tất cả các môn nhưng anh vẫn thích nhất là lịch sử, văn chương. Với mong ước lớn lên sẽ trở thành một thầy giáo dạy văn cấp 3, sau khi học xong trung học đệ nhị cấp (cấp 3), anh vào Sài Gòn vừa đi làm vừa học Đại học Văn khoa và chuẩn bị thi vào Trường ĐH Sư phạm. Thế nhưng, một bước ngoặt lớn đã thay đổi đời anh khi một lần tình cờ được xem thông báo về kỳ thi lãnh học bổng toàn phần sang Nhật du học. Anh đã nộp đơn dự thi và trúng tuyển.
25 năm sau, báo Mainichi Nhật Bản loan tin: tác phẩm Phát triển công nghiệp trong tương quan với các công ty đa quốc gia: kiểm chứng tính năng động tại vùng châu Á-Thái Bình Dương đã đoạt giải thưởng Á châu-Thái Bình Dương năm 1993. Tác giả của tác phẩm này chính là GS Trần Văn Thọ. Ông đã dùng toàn bộ tiền thưởng lập quỹ học bổng giúp học sinh nghèo tại Trường Trung học cấp 2 ở Điện Bàn và cấp 3 ở Hội An, những nơi ông đã học ngày xưa.
Nhiều người dân Điện Bàn tự hào về chàng trai xứ Quảng ngày nào giờ đã trở thành một giáo sư giảng dạy kinh tế tại một trường đại học danh tiếng, nơi đã sản sinh ra 6 thủ tướng của nước Nhật. Họ càng tự hào hơn khi biết GS Thọ là người Việt Nam duy nhất ở Nhật Bản được nhiều đời thủ tướng Nhật mời làm thành viên trong Hội đồng Tư vấn kinh tế.
Ông cũng là cố vấn cho nhiều cơ quan kinh tế của Chính phủ Nhật, là ủy viên nghiên cứu chính sách của Diễn đàn Nhật Bản về quan hệ quốc tế, nơi tập họp những nhà lãnh đạo về ngôn luận, học giới, chính giới và doanh nghiệp ở Nhật.
Với cương vị là chủ tịch nhóm nghiên cứu chính sách của diễn đàn này, trong năm 1999, ông đã cùng các thành viên hoàn thành bản báo cáo Kiến nghị về sự lựa chọn chiến lược tại châu Á trong thời đại toàn cầu hóa và đã trình lên Thủ tướng Mori Yoshiro vào tháng 5/2000.
Năm 2003, ông được Ngân hàng Hợp tác quốc tế nhà nước Nhật Bản (JBIC) mời làm Chủ nhiệm Ủy ban Đánh giá dự án viện trợ của Nhật (ODA) xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông khu vực Bắc bộ VN.
Vừa dạy học, ông vừa viết sách, viết báo cả ở Nhật và Việt Nam. Sức lao động của ông khiến nhiều đồng nghiệp người Nhật kinh ngạc. Chỉ nhìn vào những đầu sách, các công trình nghiên cứu của GS Trần Văn Thọ cũng đủ thấy khối lượng công việc đồ sộ và thái độ lao động cần mẫn của ông. Ban đọc Việt Nam cũng thường thấy các bài viết ký tên GS Trần Văn Thọ trên các báo trong nước.
2. Tokyo. Tháng 5/2005. Trong căn phòng nhỏ ấm áp đầy ắp sách ở Trường Đại học Waseda, GS Trần Văn Thọ tiếp chúng tôi thật thân tình. Ông mang hồng trà mời chúng tôi và nói giản dị: “Các em đi xa chắc cũng đã mệt, uống nước này sẽ thấy khỏe hơn”.
Câu chuyện của chúng tôi nhanh chóng xoay quanh những vấn đề hiện nay của tình hình trong nước. “Thời gian qua, nền kinh tế của chúng ta đã phát triển tương đối cao, nhưng nhìn chung chưa hiệu suất. Khu vực kinh tế tư nhân còn gặp nhiều khó khăn. Thách thức lớn nhất của Việt Nam là cơ cấu công nghiệp còn quá mỏng, sản phẩm cạnh tranh quá ít, thêm vào đó năng lực khám phá và tiếp cận thị trường thế giới lại quá yếu” - ông thẳng thắn.
“Cái cần nhất của chúng ta là một chiến lược đúng đắn để nắm lấy những cơ hội phát triển, khắc phục nhanh chóng những tồn tại này” - ông trầm ngâm. Nghe ông trò chuyện, càng hiểu vì sao thời gian qua, ông đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng về Tổ quốc. Tuy ở xa quê hương nhưng ông luôn theo dõi và quan tâm đến sự đổi thay và phát triển của đất nước. Ông viết rất nhiều bài đăng trên các báo góp ý về các chính sách phát triển kinh tế-xã hội.
“Tôi đã nhiều lần lên tiếng về tình hình giáo dục, trong đó đặc biệt là tình trạng lạm phát bằng tiến sĩ. Với cách đào tạo như hiện nay, chính những người làm giáo dục đang tạo ra nguy cơ làm giảm thước đo về giá trị học vấn trong nước. Nếu không cải cách, điều này sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến các thế hệ sau và chúng ta cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong giao lưu học thuật quốc tế” - ông trăn trở.
Những đóng góp của ông đã được các nhà lãnh đạo và quản lý Việt Nam rất quan tâm. Khi còn đương nhiệm, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã mời ông làm thành viên Tổ tư vấn cải cách kinh tế. Hiện nay, ông cũng đang cộng tác trong Ban Nghiên cứu chính sách của Thủ tướng Phan Văn Khải.
Ở ông, sự uyên thâm của một bậc thức giả danh tiếng, sự chu đáo và cẩn trọng của một nhà nghiên cứu nghiêm túc khiến ai tiếp xúc cũng đều có cảm giác cảm phục và thật tin cậy.
Ông là niềm tự hào của người Việt Nam trên đất Nhật!
Theo Hồng Quân, Khánh Bình
Sài Gòn Giải Phóng
Nói về ông, một nhà khoa học người Nhật đã nhận xét: “Chúng tôi rất tự hào về GS Trần Văn Thọ - nhà nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế hai nước Nhật Bản và Việt Nam”.
1. Tokyo. Tháng 4/1968. Những tia nắng ấm áp đã mang đi hết những dấu vết còn lại cuối cùng của mùa đông. Thành phố bừng lên sắc hoa anh đào rực rỡ. Từ trên ban công của một ký túc xá sinh viên, đưa mắt nhìn xuống đường tàu điện chạy giữa hai hàng cây anh đào, chàng thanh niên Việt Nam Trần Văn Thọ vẫn như chưa tin được anh đang ở giữa thủ đô của đất nước Mặt trời mọc.
Những hình ảnh của quá khứ lướt nhanh trong đầu anh. Anh nhớ lại những ngày đầy gian khó ở một làng quê miền Trung thuộc huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nơi 6 anh em anh đã sinh ra và lớn lên. Từ nhỏ, anh đã rất ham học. Với anh, học quả là một niềm hạnh phúc.
Học xong tiểu học, anh vào Trường cấp 2 Nguyễn Duy Hiệu. Nhà cách trường gần 5 cây số, hàng ngày phải đi bộ gần hai tiếng nhưng chưa bao giờ thầy cô và bạn bè thấy anh vắng mặt, kể cả những hôm mưa gió giữa mùa đông rét mướt, đường làng trơn trượt, anh vẫn bấm chân lội bùn đi học.
Ham học và học giỏi tất cả các môn nhưng anh vẫn thích nhất là lịch sử, văn chương. Với mong ước lớn lên sẽ trở thành một thầy giáo dạy văn cấp 3, sau khi học xong trung học đệ nhị cấp (cấp 3), anh vào Sài Gòn vừa đi làm vừa học Đại học Văn khoa và chuẩn bị thi vào Trường ĐH Sư phạm. Thế nhưng, một bước ngoặt lớn đã thay đổi đời anh khi một lần tình cờ được xem thông báo về kỳ thi lãnh học bổng toàn phần sang Nhật du học. Anh đã nộp đơn dự thi và trúng tuyển.
25 năm sau, báo Mainichi Nhật Bản loan tin: tác phẩm Phát triển công nghiệp trong tương quan với các công ty đa quốc gia: kiểm chứng tính năng động tại vùng châu Á-Thái Bình Dương đã đoạt giải thưởng Á châu-Thái Bình Dương năm 1993. Tác giả của tác phẩm này chính là GS Trần Văn Thọ. Ông đã dùng toàn bộ tiền thưởng lập quỹ học bổng giúp học sinh nghèo tại Trường Trung học cấp 2 ở Điện Bàn và cấp 3 ở Hội An, những nơi ông đã học ngày xưa.
Nhiều người dân Điện Bàn tự hào về chàng trai xứ Quảng ngày nào giờ đã trở thành một giáo sư giảng dạy kinh tế tại một trường đại học danh tiếng, nơi đã sản sinh ra 6 thủ tướng của nước Nhật. Họ càng tự hào hơn khi biết GS Thọ là người Việt Nam duy nhất ở Nhật Bản được nhiều đời thủ tướng Nhật mời làm thành viên trong Hội đồng Tư vấn kinh tế.
Ông cũng là cố vấn cho nhiều cơ quan kinh tế của Chính phủ Nhật, là ủy viên nghiên cứu chính sách của Diễn đàn Nhật Bản về quan hệ quốc tế, nơi tập họp những nhà lãnh đạo về ngôn luận, học giới, chính giới và doanh nghiệp ở Nhật.
Với cương vị là chủ tịch nhóm nghiên cứu chính sách của diễn đàn này, trong năm 1999, ông đã cùng các thành viên hoàn thành bản báo cáo Kiến nghị về sự lựa chọn chiến lược tại châu Á trong thời đại toàn cầu hóa và đã trình lên Thủ tướng Mori Yoshiro vào tháng 5/2000.
Năm 2003, ông được Ngân hàng Hợp tác quốc tế nhà nước Nhật Bản (JBIC) mời làm Chủ nhiệm Ủy ban Đánh giá dự án viện trợ của Nhật (ODA) xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông khu vực Bắc bộ VN.
Vừa dạy học, ông vừa viết sách, viết báo cả ở Nhật và Việt Nam. Sức lao động của ông khiến nhiều đồng nghiệp người Nhật kinh ngạc. Chỉ nhìn vào những đầu sách, các công trình nghiên cứu của GS Trần Văn Thọ cũng đủ thấy khối lượng công việc đồ sộ và thái độ lao động cần mẫn của ông. Ban đọc Việt Nam cũng thường thấy các bài viết ký tên GS Trần Văn Thọ trên các báo trong nước.
2. Tokyo. Tháng 5/2005. Trong căn phòng nhỏ ấm áp đầy ắp sách ở Trường Đại học Waseda, GS Trần Văn Thọ tiếp chúng tôi thật thân tình. Ông mang hồng trà mời chúng tôi và nói giản dị: “Các em đi xa chắc cũng đã mệt, uống nước này sẽ thấy khỏe hơn”.
Câu chuyện của chúng tôi nhanh chóng xoay quanh những vấn đề hiện nay của tình hình trong nước. “Thời gian qua, nền kinh tế của chúng ta đã phát triển tương đối cao, nhưng nhìn chung chưa hiệu suất. Khu vực kinh tế tư nhân còn gặp nhiều khó khăn. Thách thức lớn nhất của Việt Nam là cơ cấu công nghiệp còn quá mỏng, sản phẩm cạnh tranh quá ít, thêm vào đó năng lực khám phá và tiếp cận thị trường thế giới lại quá yếu” - ông thẳng thắn.
“Cái cần nhất của chúng ta là một chiến lược đúng đắn để nắm lấy những cơ hội phát triển, khắc phục nhanh chóng những tồn tại này” - ông trầm ngâm. Nghe ông trò chuyện, càng hiểu vì sao thời gian qua, ông đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng về Tổ quốc. Tuy ở xa quê hương nhưng ông luôn theo dõi và quan tâm đến sự đổi thay và phát triển của đất nước. Ông viết rất nhiều bài đăng trên các báo góp ý về các chính sách phát triển kinh tế-xã hội.
“Tôi đã nhiều lần lên tiếng về tình hình giáo dục, trong đó đặc biệt là tình trạng lạm phát bằng tiến sĩ. Với cách đào tạo như hiện nay, chính những người làm giáo dục đang tạo ra nguy cơ làm giảm thước đo về giá trị học vấn trong nước. Nếu không cải cách, điều này sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến các thế hệ sau và chúng ta cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong giao lưu học thuật quốc tế” - ông trăn trở.
Những đóng góp của ông đã được các nhà lãnh đạo và quản lý Việt Nam rất quan tâm. Khi còn đương nhiệm, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã mời ông làm thành viên Tổ tư vấn cải cách kinh tế. Hiện nay, ông cũng đang cộng tác trong Ban Nghiên cứu chính sách của Thủ tướng Phan Văn Khải.
Ở ông, sự uyên thâm của một bậc thức giả danh tiếng, sự chu đáo và cẩn trọng của một nhà nghiên cứu nghiêm túc khiến ai tiếp xúc cũng đều có cảm giác cảm phục và thật tin cậy.
Ông là niềm tự hào của người Việt Nam trên đất Nhật!
Theo Hồng Quân, Khánh Bình
Sài Gòn Giải Phóng