Bóng đá, ngành công nghiệp khổng lồ
Đã gửi: Hai T5 29, 2006 3:42 pm
Chỉ còn vài ngày nữa, World Cup 2006 bữa tiệc bóng đá bắt đầu, cả hành tinh sẽ chìm trong một tháng sôi nổi bởi cảm giác "ăn bóng đá, ngủ bóng đá, uống bia hơi..." tận hưởng qua 64 trận đấu với sự góp mặt của 32 đội tuyển quốc gia. Không riêng gì các cổ động viên cuồng nhiệt đang chờ đợi từng giây từng phút trận khai mạc, các nhà kinh tế cũng ra sức tăng cường đầu tư với mong muốn World cup sẽ kéo theo những cơ hội làm ăn, những lợi nhuận béo bở ...
(logo của Worl cup 2006 tại Đức)
Bóng đá được vận hành bởi nguồn tiền khổng lồ
Chắc hẳn bạn không hề ngạc nhiên với một bản hợp đồng chuyển nhượng cầu thủ lên tới vài chục triệu đô la trong các giải vô địch bóng đá tại châu Âu, nhưng bạn sẽ bất ngờ với dự đoán lợi nhuận thu được cho Worl Cup 2006 lần này, 2 tỷ 200 triệu đô la. Ước tính có khoảng 300 tỷ lượt người xem, tổng giá trị thị trường lên tới 4000 tỷ đô la trong mùa hè này, "bóng đá" đã trở thành cỗ máy sản xuất tiền trong thể thao lớn nhất!
Không riêng chỉ Worl cup, tại các giải vô địch các cuốc gia châu Âu, cúp C1, C2 ...giá bản quyền truyền hình đang tăng, sự cạnh tranh để trở thành nhà tài trợ chính cũng ngày càng khốc liệt. Đằng sau vũ đài World Cup 2006, một giải đấu cũng sôi nổi không kém đang diễn ra. Trong cuộc chiến "chuẩn DVD thế hệ mới" Toshiba và Sony coi việc trở thành nhà tài trợ chính cho Fifa là một con bài chiến lược trong nỗ lực "tiếp thị" tên tuổi của mình. Toshiba chịu bỏ ra khoản tiền khoảng 70-80 triệu đô la (dự đoán) cho 5 năm, trong khi đó Sony dám bỏ ra 330 triệu đô la cho hợp đồng 8 năm làm Sponser, cuộc chiến chưa đến hồi ngã ngũ, nhưng để hiển thị tên tuổi của mình trên bất kỳ trận đấu nào của Fifa thì số tiền vài chục hay vài trăm triệu đô la không là quá lớn.
Mặt trái
Điều dễ nhận thấy đầu tiên đó là việc chạy theo lợi nhuận, ví dụ mới nhất đó là vụ bê bối của câu lạc bộ nổi tiếng Juventus - Italia. Những cuộc tranh tài sẽ chẳng còn hấp dẫn như cách đây chục năm nữa, bóng đá hiện đại được điều khiển bởi những huấn luyện viên tốt nghiệp MBA và những ông bầu không xuất thân từ bóng đá!
Thêm một lo ngại nữa, sự phổ cập bóng đá sẽ bị ảnh hưởng bởi xem một trận bóng đá sẽ không còn "miễn phí" nữa, để có một kênh sạch chắc chắn bạn phải bỏ qua một khoản tiền không nhỏ hàng tháng, hoặc chia sẻ niềm vui bóng đá cùng với việc tiêu thụ những sản phẩm phụ gia của quảng cáo "ăn bóng đá, ngủ bóng đá, uống cocacola"!!! Lo ngại này, Fifa đã thừa nhận sau world cup 2002 tổ chức tại Nhật Bản - Hàn Quốc, lượng "khán giả" đã không tăng như đã dự đoán!
Bóng đá và những giá trị tuyệt vời
(Niềm tự hào của dongdu.org)
Chắc hẳn, bạn cũng như tôi, một du học sinh Đông Du đã từng một lần rơi nước mắt khi FC Đông Du vô địch Vysa cup. Tôi còn nhớ như in, từng giây từng phút mong mỏi sự trở về của đội nhà tại hội trường Komaba, và cảm giác một trăm con người hoà làm một đón mừng những người anh em ruột thịt mang cup trở về .... cám giác đó, tôi chắc chắn trong đời không mấy lần được trải nghiệm!
Đúng vậy, bóng đá mang lại những giá trị tuyệt vời không tưởng tượng được!
Dễ thấy nhất là những lợi nhuận kinh tế, theo dự đoán mới nhất, nếu Nhật Bản tiến sâu vào vòng trong, sẽ có khoảng 300 triệu đô la lợi nhuận tăng ...lượng tiêu thụ các sản phẩm như quần áo, giày thể thao, tivi, các ngành du lịch và đặc biệt không thể thiếu là bia, các sản phẩm Ancol ... sẽ tăng theo từng bước chân đội tuyển Nhật!
Chợt buồn lòng, hàng triệu người Việt Nam say sưa bóng đá, hàng triệu những con nghiện đang khát khao được tiêu thụ những "món hàng bóng đá" nhưng vẫn chưa thấy "sản phẩm" đáp ứng nhu cầu ra đời?! Những nhà đầu tư trẻ, bạn đang ở đâu? Một dân tộc say mê bóng đá đang chờ bạn ...
(Số liệu sử dụng trong bài viết được tham khảo từ báo Kinh Tế Nhật Bản 28/05/2006)
(logo của Worl cup 2006 tại Đức)
Bóng đá được vận hành bởi nguồn tiền khổng lồ
Chắc hẳn bạn không hề ngạc nhiên với một bản hợp đồng chuyển nhượng cầu thủ lên tới vài chục triệu đô la trong các giải vô địch bóng đá tại châu Âu, nhưng bạn sẽ bất ngờ với dự đoán lợi nhuận thu được cho Worl Cup 2006 lần này, 2 tỷ 200 triệu đô la. Ước tính có khoảng 300 tỷ lượt người xem, tổng giá trị thị trường lên tới 4000 tỷ đô la trong mùa hè này, "bóng đá" đã trở thành cỗ máy sản xuất tiền trong thể thao lớn nhất!
Không riêng chỉ Worl cup, tại các giải vô địch các cuốc gia châu Âu, cúp C1, C2 ...giá bản quyền truyền hình đang tăng, sự cạnh tranh để trở thành nhà tài trợ chính cũng ngày càng khốc liệt. Đằng sau vũ đài World Cup 2006, một giải đấu cũng sôi nổi không kém đang diễn ra. Trong cuộc chiến "chuẩn DVD thế hệ mới" Toshiba và Sony coi việc trở thành nhà tài trợ chính cho Fifa là một con bài chiến lược trong nỗ lực "tiếp thị" tên tuổi của mình. Toshiba chịu bỏ ra khoản tiền khoảng 70-80 triệu đô la (dự đoán) cho 5 năm, trong khi đó Sony dám bỏ ra 330 triệu đô la cho hợp đồng 8 năm làm Sponser, cuộc chiến chưa đến hồi ngã ngũ, nhưng để hiển thị tên tuổi của mình trên bất kỳ trận đấu nào của Fifa thì số tiền vài chục hay vài trăm triệu đô la không là quá lớn.
Mặt trái
Điều dễ nhận thấy đầu tiên đó là việc chạy theo lợi nhuận, ví dụ mới nhất đó là vụ bê bối của câu lạc bộ nổi tiếng Juventus - Italia. Những cuộc tranh tài sẽ chẳng còn hấp dẫn như cách đây chục năm nữa, bóng đá hiện đại được điều khiển bởi những huấn luyện viên tốt nghiệp MBA và những ông bầu không xuất thân từ bóng đá!
Thêm một lo ngại nữa, sự phổ cập bóng đá sẽ bị ảnh hưởng bởi xem một trận bóng đá sẽ không còn "miễn phí" nữa, để có một kênh sạch chắc chắn bạn phải bỏ qua một khoản tiền không nhỏ hàng tháng, hoặc chia sẻ niềm vui bóng đá cùng với việc tiêu thụ những sản phẩm phụ gia của quảng cáo "ăn bóng đá, ngủ bóng đá, uống cocacola"!!! Lo ngại này, Fifa đã thừa nhận sau world cup 2002 tổ chức tại Nhật Bản - Hàn Quốc, lượng "khán giả" đã không tăng như đã dự đoán!
Bóng đá và những giá trị tuyệt vời
(Niềm tự hào của dongdu.org)
Chắc hẳn, bạn cũng như tôi, một du học sinh Đông Du đã từng một lần rơi nước mắt khi FC Đông Du vô địch Vysa cup. Tôi còn nhớ như in, từng giây từng phút mong mỏi sự trở về của đội nhà tại hội trường Komaba, và cảm giác một trăm con người hoà làm một đón mừng những người anh em ruột thịt mang cup trở về .... cám giác đó, tôi chắc chắn trong đời không mấy lần được trải nghiệm!
Đúng vậy, bóng đá mang lại những giá trị tuyệt vời không tưởng tượng được!
Dễ thấy nhất là những lợi nhuận kinh tế, theo dự đoán mới nhất, nếu Nhật Bản tiến sâu vào vòng trong, sẽ có khoảng 300 triệu đô la lợi nhuận tăng ...lượng tiêu thụ các sản phẩm như quần áo, giày thể thao, tivi, các ngành du lịch và đặc biệt không thể thiếu là bia, các sản phẩm Ancol ... sẽ tăng theo từng bước chân đội tuyển Nhật!
Chợt buồn lòng, hàng triệu người Việt Nam say sưa bóng đá, hàng triệu những con nghiện đang khát khao được tiêu thụ những "món hàng bóng đá" nhưng vẫn chưa thấy "sản phẩm" đáp ứng nhu cầu ra đời?! Những nhà đầu tư trẻ, bạn đang ở đâu? Một dân tộc say mê bóng đá đang chờ bạn ...
(Số liệu sử dụng trong bài viết được tham khảo từ báo Kinh Tế Nhật Bản 28/05/2006)