tức quá sáng nay phát biểu trước trường vừa xong , bà co nhật nói sao người việt nam mình phát am tiéng nhật khó nghe quá , mình nghe mà phát bưc các bạn có cách nào chỉ cho mình để sửa cách phát am khong , chứ nói người vn của mình như thế tức quá chiu khong nổi [angry]
Tên topic đã được thay đổi cho phù hợp với nội dung. Admin
Chào bạn khongconem, Nếu là mình thì mình sẽ không tỏ ra bực dọc mà hỏi ngay bà cô người Nhật đó cụ thể là khó nghe ở những điểm nào, và hỏi luôn cách khắc phục. Học tiếng nước ngoài thì chuyện ban đầu nói khó nghe là chuyện đương nhiên mà !
Xin lỗi vì sẽ hỏi một câu hơi lạc đề. Dòng sign của rollingstone làm mình rất quan tâm, nhưng phải thú nhận là không hiểu hết được. Roll-chan giải thích thêm cho anh em biết được không ? Onegai shimasu.
Em xin đuợc nói truớc anh Roll có đuợc không. Nếu có gì sai hoặc khác với suy nghĩ của anh Roll thì mong anh chỉ giáo. Chẳng là lần về Việt nam vừa rồi em có xem qua cuốn 14 vị vua đời Trần ( em không nhớ tên nhà xuất bản). Trong đó có nói nhiều về vua Trần Nhân Tông, 1 vị vua anh minh và lỗi lạc, đã lãnh đạo đất nuớc 2 lần chốnng giặc Nguyên-Mông. Câu "Đối cảnh vô tâm mạc vẫn thiền" này nằm trong 1 bài phú của Trần Nhân Tông: Nguyên bản chữ Hán là
Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên Cơ tắc xan hề khốn tắc miên Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền nếu hiểu theo nghĩa tiếng Việt thì có thể dịch đại khái là: Khi đứng truớc cảnh vật mà không có tâm ( không có tâm trạng hay là không có cái tâm- không thể biết đuợc nên hiểu theo nghĩa nào) thì chớ nên hỏi đến việc Thiền. Nếu có anh chị em nào có hứng thú với Phật giáo và Thiền thì ắt hẳn đều biết Trần Nhân Tông là sư tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, 1 thiền phái đầu tiên của Việt Nam. Vua Trần Nhân Tông sau khi nhuờng ngôi cho con đã lên núi Yên Tử để nghiên cứu Phật giáo và sống cuộc đời của 1 nhà sư. Câu "Đối cảnh vô tâm mạc vẫn thiền" mang đậm tư tưởng Phật giáo " Phật tại tâm" ( Phật ở chính trong lòng nguời ).
"Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch " <---- trong nhà đã có sẵn vật báu còn tìm kiếm ở đâu nữa <---- khuyên con nguời ta nên an cư lạc nghiệp, chớ nên nay đây mai đó. Khi đọc câu này xong em băn khoăn mất 2 phút là có nên quay trở lại Nhật nữa không [tongue].
Cũng theo cuốn 14 vị vua nhà Trần này thì vua Trần Nhân Tông đuợc nguời đời sánh với Thích ca mầu ni ( nếu như Thích ca từ bỏ ngôi thái tử để thành khởi tổ của Phật giáo thì Trần Nhân Tông từ bỏ ngôi vua để lập phái Trúc Lâm). Sau khi Trần Nhân Tông tạ thế thì 2 nguời đệ tử tiếp nối ông cũng đuợc xưng là Át-nan và Ca-diếp ( Trúc Lâm tam tổ).
ちなみに Phủ Thiên Truờng ( Lộc Hạ- ngoại thành Nam Định) là nơi lưu giữ nhiều chứng tích về triều đại nhà Trần. Nơi đây có Tháp Phổ minh ( 13 tầng tháp- đồn rằng có chứa khá nhiều xá lị của Vua Trần Nhân Tông) và đền Trần- nời có tuợng thờ 14 vị vua thời Trần, là 1 khu di tích lịch sử mang tầm cỡ quốc gia và sắp vuơn ra tầm quốc tế ( xin lỗi cho em quảng cáo quê huơng 1 chút). Trong đợt về Việt nam vừa rồi, nhân dịp Tết Đinh Hợi em cũng đã đến thắng cảnh nơi đây và thắp nén huơng thành kính ở Đền Trần. Vậy những anh chị em nào có hứng thú về Lịch sử, Phật giáo, hay chỉ là muốn tham quan đây đó xin hãy 1 lần đến với Phủ Thiên Truờng [grin]. Lễ hội lớn nhất ở đây thuờng vào dịp tết trung thu ( khoảng tháng 9 Duơng lịch). Nếu khi đó em có mặt tại Việt Nam thì sẽ làm guide miễn phí.
Cảm ơn BCSP nhé! Không ngờ câu thơ lại có nguồn gốc sâu xa như thế. Mình đã không biết chữ "mạc" có nghĩa gì và cũng đã tự tra tìm qua. Và kết luận là mình cũng đồng ý với ý nghĩa mà BCSP đã giải thích. Phải chăng tác giả muốn nói rằng "Thiền sẽ làm tâm hồn thanh thoát, nhưng để đến với Thiền thì cần phải có một tâm hồn "?!? Hay hiểu rộng hơn, nếu sống bàng quang với đời thì sẽ không ngộ được chân lý của Thiền !?! Mỗi người sẽ có một cách hiểu khác nhau. Anh em khác thì nghĩ thế nào ?
Anh An đã có lời hỏi, em xin trả lời Trước hết, em muốn trình bày một số khái niệm trong Thiền: đa tâm, nhất tâm, và vô tâm. Đa tâm khi trong đầu ta có nhiều vọng tưởng. Vọng tưởng là gì? Nói nôm na là những suy nghĩ khiến ta không được thảnh thơi. Nhất tâm khi trong đầu ta chỉ có một chuyện. Có một câu nói như sau: nhất tâm vạn sự thành. Cái này khỏi giải thích, chắc anh An cũng hiểu. Vô tâm ở đây không phải "vô tâm vô tính" như nghĩa bình thường. Vô tâm là một cảnh giới cao nhất của Thiền, nó là tiền đề của sự Ngộ (satori). Vô tâm trong bài thơ có nghĩa là "không", là tâm hồn đang ở trạng thái tịch lặng và an lạc nhất. Khi vô tâm, cái tâm của ta như mặt hồ không có sóng nước, nó phản ánh một cách nguyên thủy cùng bản chất sự việc nó soi chiếu. Chính vì vậy, khi đạt được tới mức độ vô tâm, thì không cần phải bàn đến Thiền nữa, vì bản chất nó đã chính là Thiền vậy. Vài lời nho nhỏ. namnh
anh namnh: 勉強になりましたよ! Khi đọc văn bản này em chỉ chăm chăm dịch nguyên từng chữ tiếng Hán sang nghĩa tiếng Việt nên đã hiểu nhầm mất nghĩa của cả bài. Truớc đây em cứ nghĩ Trần Nhân Tông tuy là đã quy ẩn nhưng vẫn điều hành việc triều chính, thỉnh thoảng vẫn thuợng triều với cuơng vị Thuợng Hoàng , đồng thời còn đi đến cả champa để lo việc giao bang giữa 2 bên,nên nghĩ rằng ông vẫn chưa thoát tục hẳn, vẫn còn quan tâm đến cuộc thời cuộc. Chính vì vậy mà đã hiểu thành nghĩa nguợc 180 độ. Tuy nhiên sự ngộ nhận này chỉ đứng trên phuơng diện Phật giáo, còn về phuơng diện văn học thì nó vẫn có phần nhỏ nào đó có lí [tongue] dù là rất ít.
Quả nhiên phải hiểu nghĩa của nó là đứng truớc cảnh vật mà tâm không bị rung động, không lộ cái ham muốn thì đã đạt đến cảnh giới của thiền.
Cảm ơn namnh đã giúp hiểu đúng hơn về ý nghĩa bài phú của Trần Nhân Tông. Nhân tiện hỏi luôn là namnh có bản chữ gốc (hình như là chữ Nôm) của 4 câu thơ đó không?
@anh An: nếu em nhớ không lầm thì bài này (bản chữ Hán - người ta chụp lại---> là file image) có post bên VYSA đó tuy nhiên công cụ search bên VYSA rất bèo, không như Đông Du nhà mình đâu dù sao, nếu em kiếm được sẽ post link lên topic này @BCSP: khi em có một cách hiểu riêng của mình, điều đó đáng được đánh giá cao và tôn trọng. Kiến thức lịch sử của em khá rộng đấy. Đó là điều học sinh VN còn thiếu.