Người Đà Nẵng
Đã gửi: Sáu T11 28, 2003 10:40 pm
Đọc được một bài viết khá hay về ông Nguyễn Bá Thanh và sự thay đổi của thành phố Đà Nẵng đem lên mạng cho anh em đọc cho vui...Khi nào học xong nếu tụi mình mà cùng về Đà Nẵng làm việc thì tuyệt vời nhỉ?[wink]
"Nếu cứ sợ mất, sẽ chẳng bao giờ làm được gì"
Lưu Quang Định
Cái tên Đà Nẵng (ĐN) xuất phát từ tiếng Chămpa là Danak, nghĩa là dải đất do biển rút cạn để lộ ra, cửa sông trống giáp biển. Nhưng nhiều người vẫn thích gọi ĐN là "thành phố đầu gió". Mà các cụ đã nói, "có cứng mới đứng đầu gió". Thật may, kể từ ngày chia tách tỉnh (năm 1997) đến nay, ĐN có một ông thị trưởng "đứng đầu gió".
Một đồng nghiệp đàn anh - nhà báo Nguyễn An Định - trong một phóng sự viết trên Lao Động giữa những năm chín mươi của thế kỷ trước, từng gọi ĐN là "thành phố dưới cánh máy bay" - nghĩa là người ở hai đầu đất nước cứ bay qua bay lại Hà Nội - TPHCM mà bỏ quên ĐN ở bên dưới. ĐN chỉ thực sự thoát khỏi cảnh bị "bỏ quên" từ năm 1997, sau khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Những năm gần đây, ai đến ĐN cũng không khỏi kinh ngạc vì sự đổi thay chóng mặt của bộ mặt đô thị ĐN. Những khu ổ chuột hai bên sông Hàn trước đây nay đã biến mất, thay vào đó là những con đường... rộng rãi, thẳng tắp. Cả thành phố như một công trường lớn. Có người đã viết: "Không một ngày nào không có một công trình mới mở ra và một công trình mới hoàn thành..."
Làm được tất cả những điều đó, không thể không nhắc đến vai trò của ông Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Bá Thanh - "ông thị trưởng đổi đất lấy hạ tầng", người mấy năm qua nổi tiếng với những quyết định táo bạo, những cách làm mà có kẻ không ưa đã gọi là "hổng giống ai"...
* Chỉ trong vòng 5 - 6 năm qua ĐN lập một "kỳ tích" là di chuyển trót lọt 36.000 hộ dân. Báo chí cũng đã từng đúc kết những kinh nghiệm của ĐN, nào là "sự đồng thuận giữa trên và dưới", "Nhà nước và nhân dân cùng làm", "phát huy nội lực" v.v... và v.v... Còn ông - một người trong cuộc - ông thấy sao?
- Cách đây 10 ngày, đang họp Quốc hội nhưng tôi phải bay về, dành trọn 1 ngày đối thoại với hơn 400 hộ dân thuộc dự án xây dựng cầu Thuận Phước chưa chịu di dời . Thuận Phước sẽ là cây cầu dây văng đẹp nhất VN, dài 2.600 mét, bắc ngang cửa biển. Vậy mà khởi công rồi, dân không đi thì gay. Thế là tôi cho mời từng hộ dân đến vào, giải thích cặn kẽ, ai thắc mắc cái gì giải quyết ngay cái đó. Tranh cãi, năn nỉ, phân tích... đủ cả. Đến chiều thì xong, mọi người thoải mái ra về. Mấy năm làm lãnh đạo, tôi nghiệm ra một điều: Nếu chịu đối thoại thì dân sẽ thông cảm hết. Nhưng muốn đối thoại được thì cũng phải minh bạch, công bằng. Xin ví dụ một việc rất nhỏ là giải toả chợ Nguyễn Du, làm một con đường mới. Làm đường giá đất chắc chắn sẽ lên. Nhưng nếu bưng bít thông tin, cán bộ dưới quyền mình sẽ đến, gạ mua rẻ đất của dân. Sau khi mở đường, dân thấy bán hớ sẽ rất oán. Nên vừa quyết định xong, ngay lập tức tôi cho thông báo công khai trên báo, đài.
* Nhưng xây dựng nhanh như mấy năm vừa qua sức dân liệu có quá mệt mỏi, liệu có quá nhiều người bị mất đất sản xuất, mất nghề?
Ông Nguyễn Bá Thanh.
- Tôi vừa tiếp một bà già 80 tuổi ở đường Bạch Đằng Đông. Trước kia nhà bà có hai nghìn mét vuông ở quận ba. Sau khi mở đường, nhà bà nhỏ đi nhiều, nhưng lại giá trị gấp bao nhiêu lần, lại có một cục lớn tiền đền bù, đem gửi dưỡng già. Chưa kể cái lợi ích chung là quận ba của bà nay khang trang, to đẹp. Còn chuyện mất nghề, hồi xây cầu Sông Hàn, có mấy chục bà kéo đến nhà tôi kêu về chuyện mất cái nghề chèo đò ngang. Tôi mới bảo: Bây giờ có cầu rồi, các chị có chèo đò cũng không ai đi nữa đâu. Thành phố hỗ trợ mỗi chị 1 triệu đồng, các chị về kiếm cái tủ bán thuốc lá. Còn nếu các chị vẫn thích chèo đò hơn thì để tôi ra đập cái cầu đi. Mấy bà hoảng quá, bảo: Thôi, ông cứ để cầu đó... (cười). Muốn phát triển thì phải hy sinh một số thứ, khó tránh được.
* Còn nhớ Tết năm ngoái ông tổ chức một cuộc gặp mặt tất cả dân xe ôm, xe thồ toàn thành phố và tặng mỗi người 200 nghìn đồng. Một số người cho rằng "ông Thanh quan tâm đến xe ôm hơn cán bộ hưu trí" (?!).
- (cười) Chuyện là thế này: Thành phố có chủ trương thuyết phục những người chạy xe ôm, xe thồ vào hợp tác xã, hình thành một đội xíchlô du lịch, tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, cần động viên họ. Vả lại tất cả họ đều nghèo, nhà ván mái tôn. 200 nghìn vào dip Tết đối với họ có ý nghĩa rất lớn. Sau khi nghe được một số thắc mắc, tôi xin lên nói chuyện tại CLB Thái Phiên - CLB hưu trí lớn nhất ở ĐN. Tôi trình bày những suy nghĩ của mình, cũng tâm sự rất thật về cái... túi tiền của thành phố. Tôi nói: "Nếu thành phố chỉ tặng mỗi cụ 100 nghìn, sợ sẽ bị... mắng là coi cán bộ hưu trí chỉ bằng một nửa xíchlô xe thồ. Nếu tặng 200 nghìn cũng có người sẽ nói phấn đấu cho lắm cũng chỉ bằng xíchlô xe thồ. Mà tặng nhiều hơn nữa thì hết mấy chục tỉ đồng, thành phố không đủ tiền. Tôi nói chúng ta đều là cán bộ đảng viên, phải lo cho dân. Chẳng bao giờ chúng ta lại đi tị nạnh với dân, nhất là dân nghèo. Phải không các cụ..." Mọi người thông cảm ngay. Hoá ra những ý kiến thắc mắc trên cũng chỉ là thiểu số thôi.
* Tôi cũng nghe đồn rằng ngày còn làm giám đốc nông trường, ông đã từng cho phép công nhân đi ... đào vàng? Thực hư chuyện đó thế nào?
- Thời đó hơn một nghìn công nhân Nông trường Quyết Thắng chúng tôi - trên tuốt huyện Hiên, nay thuộc tỉnh Quảng Nam - chỉ trồng chè, khổ lắm. Nghịch lý là chúng tôi lại đứng trên một mảnh đất rất nhiều vàng sa khoáng. Người các nơi lũ lượt kéo đến đào vàng, trong khi chính công nhân nông trường lại không được đào, vì đã có một nghị quyết của Đảng uỷ Nông trường nghiêm cấm. Tôi nghĩ: Thế thì thiệt thòi cho anh em quá! Tôi bèn "bật đèn xanh". Tiền thu được từ việc bán vàng sa khoáng công nhân dùng thêm thắt vào việc đi chợ, nuôi con cái, đời sống được cải thiện, không khí thi đua lao động sản xuất cũng phấn khởi hơn, làm ăn có lãi hơn. Nhưng được một thời gian thì đơn kiện tùm lum, cấp trên nghe tin, hỏi. Tôi trả lời: Tôi đâu có cho đào vàng, là đào giếng lấy nước đấy chớ. Còn đào giếng mà thấy vàng thì anh em họ nhặt, làm sao cấm được. Anh nhớ rằng cả tỉnh QN - ĐN có 4 nông trường thì 3 cái đã tan rã, chỉ duy nhất Quyết Thắng là còn tồn tại và phát triển đến tận bây giờ. Hồi đó mà không làm thế thì chắc cũng đã đi theo 3 nông trường kia rồi.
Ông Nguyễn Bá Thanh sinh năm 1953, quê quán huyện Hoà Vang (TP Đà Nẵng). Năm 1978 tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp I HN. Năm 1996 bảo vệ thành công luận án tiến sĩ nông nghiệp. Làm Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng (thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) từ 1.1995). Làm Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng trực thuộc Trung ương kể từ khi chia tách tỉnh (1.1997) đến nay. Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội ĐN. Có một vợ và hai con. Đam mê lớn nhất ngoài công việc: bóng đá. Món ăn "khoái khẩu" nhất: bún mắm xứ Quảng.
* Khi quyết định làm vậy ông có thấy sợ sai, sợ phải trả giá?
- Tôi chỉ nghĩ rằng mình làm những việc đó xuất phát từ động cơ đúng, không vụ lợi. Với một mong muốn là làm sao cho cuộc sống ngày càng tốt hơn, đáng yêu hơn. Còn nếu kết quả trên thực tế nó không được như mình nghĩ thì mình phải chịu. Trước tiên và sau cùng thì tôi vẫn là một kỹ sư nông nghiệp. Có mất hết thì cũng vẫn còn lại cái nghề đó. Cho nên có gì phải sợ. Nếu lúc nào anh cũng so đo, sợ mất cái này cái khác thì chẳng bao giờ anh làm được điều gì nên hình nên dáng cả!
* Như vậy phải chăng cái dấu ấn cá nhân, trách nhiệm cá nhân trong việc điều hành công việc chung là rất quan trọng?
- Ai mê bóng đá cũng biết có một tình huống rất hồi hộp, đó là khi một tiền đạo dốc bóng lao vào vùng cấm địa. Thủ môn bay cả người ra chặn phía trước, hậu vệ truy đuổi phía sau. Không tỉnh táo là ăn đòn, giập mắt cá, bể bánh chè như chơi. Trọng tài chẳng bảo vệ được mình, chưa kể có khi còn thiên vị. Khán giả được cái là đông nhưng chẳng có quyền gì. Họ chỉ hò hét để cổ vũ mình nhưng không thể bảo vệ mình khi đối phương tung ra những đòn hiểm ác. Thế nhưng không có những tiền đạo, những cú đột phá, những tình huống năm ăn năm thua đó thì không thể sút tung lưới, không thể chiến thắng, và trận đấu sẽ rất tẻ nhạt... Tôi còn nhớ có lần họp tổng kết năm tại HN, Thủ tướng Phan Văn Khải chủ trì. Trong hội nghị đó có dự thảo văn bản nói rằng nếu tỉnh nào để dân kéo lên Trung ương khiếu kiện thì chủ tịch tỉnh đó phải có trách nhiệm ra HN đưa dân về. Tôi đứng lên và... cãi: Nếu Trung ương thấy dân kiện đúng thì kỷ luật chủ tịch, còn dân kiện không đúng thì Trung ương bảo dân phải về. Biết đường đi thì ắt sẽ biết đường về, việc gì mà bảo tôi phải dẫn. Hãy để dân tự về. Hãy để mỗi người tự chịu trách nhiệm về mình, từ người dân cho tới vị lãnh đạo cao nhất. Nếu không có cơ chế quyền hạn được giao rõ ràng và tự chịu trách nhiệm cá nhân thì đất nước không bao giờ tiến lên được!
Ông Nguyễn Bá Thanh là một người ĐN đặc sệt, từ giọng nói nặng trịch, nước da sạm nắng, đến gương mặt thô phác, mới gặp còn có cảm giác... dữ dằn. "Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co...". Người xứ Quảng vốn bộc trực, thẳng băng. Làm cho người ĐN "chịu" không dễ. Tháng năm vừa rồi tôi về ĐN, tà tà ra hóng gió sông Hàn. Trước khi đi anh bạn dặn: "Nếu cậu đi xíchlô, nhớ đừng có nói câu gì xúc phạm ông Nguyễn Bá Thanh, ông đạp xíchlô sẽ đuổi cậu xuống (!)". Chuyện này chính xác đến đâu tôi chưa thử. Nhưng chuyện của ông chú ruột tôi thì là thực 100%. Năm nay đã 77 tuổi, sinh ra và sống suốt một đời ở ĐN, cũng như rất nhiều người ĐN khác, ông chú tôi chỉ mê có bóng đá và... không bao giờ phục ai. Thế nhưng khi tôi hỏi nghĩ thế nào về ông Thanh?, chú đã trả lời ngay: "Ông ấy thì cả ĐN "tâm phục khẩu phục." Tôi hỏi tiếp: "Vì sao?". "Vì ông ấy đã nói là làm!".
"Nếu cứ sợ mất, sẽ chẳng bao giờ làm được gì"
Lưu Quang Định
Cái tên Đà Nẵng (ĐN) xuất phát từ tiếng Chămpa là Danak, nghĩa là dải đất do biển rút cạn để lộ ra, cửa sông trống giáp biển. Nhưng nhiều người vẫn thích gọi ĐN là "thành phố đầu gió". Mà các cụ đã nói, "có cứng mới đứng đầu gió". Thật may, kể từ ngày chia tách tỉnh (năm 1997) đến nay, ĐN có một ông thị trưởng "đứng đầu gió".
Một đồng nghiệp đàn anh - nhà báo Nguyễn An Định - trong một phóng sự viết trên Lao Động giữa những năm chín mươi của thế kỷ trước, từng gọi ĐN là "thành phố dưới cánh máy bay" - nghĩa là người ở hai đầu đất nước cứ bay qua bay lại Hà Nội - TPHCM mà bỏ quên ĐN ở bên dưới. ĐN chỉ thực sự thoát khỏi cảnh bị "bỏ quên" từ năm 1997, sau khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương. Những năm gần đây, ai đến ĐN cũng không khỏi kinh ngạc vì sự đổi thay chóng mặt của bộ mặt đô thị ĐN. Những khu ổ chuột hai bên sông Hàn trước đây nay đã biến mất, thay vào đó là những con đường... rộng rãi, thẳng tắp. Cả thành phố như một công trường lớn. Có người đã viết: "Không một ngày nào không có một công trình mới mở ra và một công trình mới hoàn thành..."
Làm được tất cả những điều đó, không thể không nhắc đến vai trò của ông Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Bá Thanh - "ông thị trưởng đổi đất lấy hạ tầng", người mấy năm qua nổi tiếng với những quyết định táo bạo, những cách làm mà có kẻ không ưa đã gọi là "hổng giống ai"...
* Chỉ trong vòng 5 - 6 năm qua ĐN lập một "kỳ tích" là di chuyển trót lọt 36.000 hộ dân. Báo chí cũng đã từng đúc kết những kinh nghiệm của ĐN, nào là "sự đồng thuận giữa trên và dưới", "Nhà nước và nhân dân cùng làm", "phát huy nội lực" v.v... và v.v... Còn ông - một người trong cuộc - ông thấy sao?
- Cách đây 10 ngày, đang họp Quốc hội nhưng tôi phải bay về, dành trọn 1 ngày đối thoại với hơn 400 hộ dân thuộc dự án xây dựng cầu Thuận Phước chưa chịu di dời . Thuận Phước sẽ là cây cầu dây văng đẹp nhất VN, dài 2.600 mét, bắc ngang cửa biển. Vậy mà khởi công rồi, dân không đi thì gay. Thế là tôi cho mời từng hộ dân đến vào, giải thích cặn kẽ, ai thắc mắc cái gì giải quyết ngay cái đó. Tranh cãi, năn nỉ, phân tích... đủ cả. Đến chiều thì xong, mọi người thoải mái ra về. Mấy năm làm lãnh đạo, tôi nghiệm ra một điều: Nếu chịu đối thoại thì dân sẽ thông cảm hết. Nhưng muốn đối thoại được thì cũng phải minh bạch, công bằng. Xin ví dụ một việc rất nhỏ là giải toả chợ Nguyễn Du, làm một con đường mới. Làm đường giá đất chắc chắn sẽ lên. Nhưng nếu bưng bít thông tin, cán bộ dưới quyền mình sẽ đến, gạ mua rẻ đất của dân. Sau khi mở đường, dân thấy bán hớ sẽ rất oán. Nên vừa quyết định xong, ngay lập tức tôi cho thông báo công khai trên báo, đài.
* Nhưng xây dựng nhanh như mấy năm vừa qua sức dân liệu có quá mệt mỏi, liệu có quá nhiều người bị mất đất sản xuất, mất nghề?
Ông Nguyễn Bá Thanh.
- Tôi vừa tiếp một bà già 80 tuổi ở đường Bạch Đằng Đông. Trước kia nhà bà có hai nghìn mét vuông ở quận ba. Sau khi mở đường, nhà bà nhỏ đi nhiều, nhưng lại giá trị gấp bao nhiêu lần, lại có một cục lớn tiền đền bù, đem gửi dưỡng già. Chưa kể cái lợi ích chung là quận ba của bà nay khang trang, to đẹp. Còn chuyện mất nghề, hồi xây cầu Sông Hàn, có mấy chục bà kéo đến nhà tôi kêu về chuyện mất cái nghề chèo đò ngang. Tôi mới bảo: Bây giờ có cầu rồi, các chị có chèo đò cũng không ai đi nữa đâu. Thành phố hỗ trợ mỗi chị 1 triệu đồng, các chị về kiếm cái tủ bán thuốc lá. Còn nếu các chị vẫn thích chèo đò hơn thì để tôi ra đập cái cầu đi. Mấy bà hoảng quá, bảo: Thôi, ông cứ để cầu đó... (cười). Muốn phát triển thì phải hy sinh một số thứ, khó tránh được.
* Còn nhớ Tết năm ngoái ông tổ chức một cuộc gặp mặt tất cả dân xe ôm, xe thồ toàn thành phố và tặng mỗi người 200 nghìn đồng. Một số người cho rằng "ông Thanh quan tâm đến xe ôm hơn cán bộ hưu trí" (?!).
- (cười) Chuyện là thế này: Thành phố có chủ trương thuyết phục những người chạy xe ôm, xe thồ vào hợp tác xã, hình thành một đội xíchlô du lịch, tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, cần động viên họ. Vả lại tất cả họ đều nghèo, nhà ván mái tôn. 200 nghìn vào dip Tết đối với họ có ý nghĩa rất lớn. Sau khi nghe được một số thắc mắc, tôi xin lên nói chuyện tại CLB Thái Phiên - CLB hưu trí lớn nhất ở ĐN. Tôi trình bày những suy nghĩ của mình, cũng tâm sự rất thật về cái... túi tiền của thành phố. Tôi nói: "Nếu thành phố chỉ tặng mỗi cụ 100 nghìn, sợ sẽ bị... mắng là coi cán bộ hưu trí chỉ bằng một nửa xíchlô xe thồ. Nếu tặng 200 nghìn cũng có người sẽ nói phấn đấu cho lắm cũng chỉ bằng xíchlô xe thồ. Mà tặng nhiều hơn nữa thì hết mấy chục tỉ đồng, thành phố không đủ tiền. Tôi nói chúng ta đều là cán bộ đảng viên, phải lo cho dân. Chẳng bao giờ chúng ta lại đi tị nạnh với dân, nhất là dân nghèo. Phải không các cụ..." Mọi người thông cảm ngay. Hoá ra những ý kiến thắc mắc trên cũng chỉ là thiểu số thôi.
* Tôi cũng nghe đồn rằng ngày còn làm giám đốc nông trường, ông đã từng cho phép công nhân đi ... đào vàng? Thực hư chuyện đó thế nào?
- Thời đó hơn một nghìn công nhân Nông trường Quyết Thắng chúng tôi - trên tuốt huyện Hiên, nay thuộc tỉnh Quảng Nam - chỉ trồng chè, khổ lắm. Nghịch lý là chúng tôi lại đứng trên một mảnh đất rất nhiều vàng sa khoáng. Người các nơi lũ lượt kéo đến đào vàng, trong khi chính công nhân nông trường lại không được đào, vì đã có một nghị quyết của Đảng uỷ Nông trường nghiêm cấm. Tôi nghĩ: Thế thì thiệt thòi cho anh em quá! Tôi bèn "bật đèn xanh". Tiền thu được từ việc bán vàng sa khoáng công nhân dùng thêm thắt vào việc đi chợ, nuôi con cái, đời sống được cải thiện, không khí thi đua lao động sản xuất cũng phấn khởi hơn, làm ăn có lãi hơn. Nhưng được một thời gian thì đơn kiện tùm lum, cấp trên nghe tin, hỏi. Tôi trả lời: Tôi đâu có cho đào vàng, là đào giếng lấy nước đấy chớ. Còn đào giếng mà thấy vàng thì anh em họ nhặt, làm sao cấm được. Anh nhớ rằng cả tỉnh QN - ĐN có 4 nông trường thì 3 cái đã tan rã, chỉ duy nhất Quyết Thắng là còn tồn tại và phát triển đến tận bây giờ. Hồi đó mà không làm thế thì chắc cũng đã đi theo 3 nông trường kia rồi.
Ông Nguyễn Bá Thanh sinh năm 1953, quê quán huyện Hoà Vang (TP Đà Nẵng). Năm 1978 tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp I HN. Năm 1996 bảo vệ thành công luận án tiến sĩ nông nghiệp. Làm Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng (thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) từ 1.1995). Làm Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng trực thuộc Trung ương kể từ khi chia tách tỉnh (1.1997) đến nay. Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội ĐN. Có một vợ và hai con. Đam mê lớn nhất ngoài công việc: bóng đá. Món ăn "khoái khẩu" nhất: bún mắm xứ Quảng.
* Khi quyết định làm vậy ông có thấy sợ sai, sợ phải trả giá?
- Tôi chỉ nghĩ rằng mình làm những việc đó xuất phát từ động cơ đúng, không vụ lợi. Với một mong muốn là làm sao cho cuộc sống ngày càng tốt hơn, đáng yêu hơn. Còn nếu kết quả trên thực tế nó không được như mình nghĩ thì mình phải chịu. Trước tiên và sau cùng thì tôi vẫn là một kỹ sư nông nghiệp. Có mất hết thì cũng vẫn còn lại cái nghề đó. Cho nên có gì phải sợ. Nếu lúc nào anh cũng so đo, sợ mất cái này cái khác thì chẳng bao giờ anh làm được điều gì nên hình nên dáng cả!
* Như vậy phải chăng cái dấu ấn cá nhân, trách nhiệm cá nhân trong việc điều hành công việc chung là rất quan trọng?
- Ai mê bóng đá cũng biết có một tình huống rất hồi hộp, đó là khi một tiền đạo dốc bóng lao vào vùng cấm địa. Thủ môn bay cả người ra chặn phía trước, hậu vệ truy đuổi phía sau. Không tỉnh táo là ăn đòn, giập mắt cá, bể bánh chè như chơi. Trọng tài chẳng bảo vệ được mình, chưa kể có khi còn thiên vị. Khán giả được cái là đông nhưng chẳng có quyền gì. Họ chỉ hò hét để cổ vũ mình nhưng không thể bảo vệ mình khi đối phương tung ra những đòn hiểm ác. Thế nhưng không có những tiền đạo, những cú đột phá, những tình huống năm ăn năm thua đó thì không thể sút tung lưới, không thể chiến thắng, và trận đấu sẽ rất tẻ nhạt... Tôi còn nhớ có lần họp tổng kết năm tại HN, Thủ tướng Phan Văn Khải chủ trì. Trong hội nghị đó có dự thảo văn bản nói rằng nếu tỉnh nào để dân kéo lên Trung ương khiếu kiện thì chủ tịch tỉnh đó phải có trách nhiệm ra HN đưa dân về. Tôi đứng lên và... cãi: Nếu Trung ương thấy dân kiện đúng thì kỷ luật chủ tịch, còn dân kiện không đúng thì Trung ương bảo dân phải về. Biết đường đi thì ắt sẽ biết đường về, việc gì mà bảo tôi phải dẫn. Hãy để dân tự về. Hãy để mỗi người tự chịu trách nhiệm về mình, từ người dân cho tới vị lãnh đạo cao nhất. Nếu không có cơ chế quyền hạn được giao rõ ràng và tự chịu trách nhiệm cá nhân thì đất nước không bao giờ tiến lên được!
Ông Nguyễn Bá Thanh là một người ĐN đặc sệt, từ giọng nói nặng trịch, nước da sạm nắng, đến gương mặt thô phác, mới gặp còn có cảm giác... dữ dằn. "Quảng Nam hay cãi, Quảng Ngãi hay co...". Người xứ Quảng vốn bộc trực, thẳng băng. Làm cho người ĐN "chịu" không dễ. Tháng năm vừa rồi tôi về ĐN, tà tà ra hóng gió sông Hàn. Trước khi đi anh bạn dặn: "Nếu cậu đi xíchlô, nhớ đừng có nói câu gì xúc phạm ông Nguyễn Bá Thanh, ông đạp xíchlô sẽ đuổi cậu xuống (!)". Chuyện này chính xác đến đâu tôi chưa thử. Nhưng chuyện của ông chú ruột tôi thì là thực 100%. Năm nay đã 77 tuổi, sinh ra và sống suốt một đời ở ĐN, cũng như rất nhiều người ĐN khác, ông chú tôi chỉ mê có bóng đá và... không bao giờ phục ai. Thế nhưng khi tôi hỏi nghĩ thế nào về ông Thanh?, chú đã trả lời ngay: "Ông ấy thì cả ĐN "tâm phục khẩu phục." Tôi hỏi tiếp: "Vì sao?". "Vì ông ấy đã nói là làm!".