Phong trào Đông Du đầu thế kỉ 20 đã đi vào lịch sử dân tộc như một biểu tượng của lòng yêu nước, ý chí muốn xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh. Người sáng lập nên phong trào cụ Phan Bội Châu đã thể hiện rất rõ tinh thần yêu nước và ý chí cách mạng của mình trong các bài thơ bài văn của cụ
Yêu nước là một đặc trưng của văn học Việt Nam.Do hoàn cảnh thực tế luôn phải đối phó với nạn ngoại xâm,phải sẵn sàng chống ngoại xâm nên yêu nước trở thành một phẩm chất ,một đạo lý của người Việt Nam truyền lại từ đời này sang đời khác.Đầu thế kỷ XX phong trào yêu nước và phong trào duy tân phát triển bồng bột khắp cả nước.Bên cạnh phong trào yêu nước phát triển sục sôi là một phong trào văn học phát triển rầm rộ và mang nhiều nét mới.Phan Bội Châu là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của giai đoạn này.So với thơ văn yêu nước trước đó,thơ văn Phan Bội Châu đã thuộc loại mới.Sáng tác của ông không những đứng đầu về số lượng ,chất lượng,tác dụng mà còn phản ánh xu thế ,vận mệnh của văn học yêu nước lúc đó rõ ràng nhất ,đầy đủ nhất.
Phan Bội Châu là tên tuổi lẫy lừng,dù người ta gọi theo dân địa phương là ông Giải San,theo các biệt hiệu Thị Hán ,Sào Nam khi hoạt động cứu nước hay là"ông già Bến Ngự khi đã về già".Các nhà nho ai cũng bái phục ông là bậc hay chữ.Còn thanh niên từ đầu thế kỷ XX đến nay đọc thơ ông không ai không thấy mình được khích lệ,không chịu cái nhục nô lệ , muốn đứng ngay dậylàm một cái gì cho dân cho nước.Ông là một nhà thơ cổ động cứu nước kiệt xuất.
Yêu nước là truyền thống lâu đời của người Việt Nam.Nhưng sau những thát bại ê chề ở cuối thế kỷ trước,khôi phục lại truyền thông đó như Phan Bội Châu đã làm không phải là một việc dễ.Làm cho những người rả rời cảm thấy bé nhỏ,hèn hạ mất lòng tin trở thành những người phấn chấn tự tin ,sẵn sàng hành động cứu nước ,giành độc lập ,một phần rất lớn công lao đó thuộc về Phan Bội Châu.
Trong thơ Phan Bội Châu ta bắt gặp hình ảnh non sông ta gấm vóc,đất nước ta giàu có,cha ông ta anh hùng:
"Hào Đại Hải âm thầm trước mặt
Dải Cửu Long quanh quất miền tây
Một toà san sát xinh thay!
Bên kia Vân Quảng,bên này Côn Lôn"
Cũng chỉ là những tri thức địa lý nhưng đất nước qua ngòi bút của Phan Bôi Châu lại trở nên hết sức sống động và thân thương.Bài thơ gợi cho ta cảm giác được đứng ở một vị trí rất cao,nhìn được "bốn mặt sơn hà "từ Vân Quảng dến Côn Lôn,từ sông Cửu Long đến biển Đông,nước non hiện lên thành hình khối cụ thể sinh động,hùng vĩ và thân thiết.Phan Bội châu nói về cha ông về các bậc anh hùng quang vinh,nhưng cái Phan Bội Châu đưa ra làm ta xúc động không phải là sự nghiệp hiển hách bắt ta chiêm ngưỡng mà la công trình "dãi gió dầm sương",tổn hao tâm lực "dạ dưa ruột tằm" của cha ông để có từng "gang sông tấc núi "cho con cháu .Với ngòi bút của Phan Bội Châu đất nước hiện ra cụ thể ,cha ông ta trở nên gầm gũi.Những ý những lờivốn dã sáo mòn lại trở thành có sức sống sức xúc động.Nói đến đất nước tươi đẹp cha ông ta anh hùng không phải ông tìm cách cho người ta chia sẻ chút tự hào với cha ông để tự an ủi.Bao giờ Phan Bội Châu cũng đưa được người đọc về với thực tại tủi nhục ,lấy cha ông để gợi cái nhục mất nước ,gây lòng tự tin và trách nhiệm cứu nước.
Phan Bội Châu tố cáo tội ác của giặc không kiêng nể,với lòng căm thù không đội trời chung".Ông chỉ rõ thủ đoạn"âm toan","dương bác"của giặc là nguy cơ diệt chủng cua giống nòi .Kết quả là:"Xương chật đồng máu mỡ đầy sông".Phan mỉa mai cay độc cáithứ văn minh dùng hình phạt trung cổ đối xử với các nhà yêu nước Viêt Nam,cái chính sách khai hoá không để người Việt Nam được học hành.Pháp có văn minh ở đâu chứ ở Việt Nam chúng không văn minh gì cả,chúng khai hoá ở đâu khác chứ ở Việt Nam chúng không khai hoá gì cả.Tất cả những gì chúng làm ở thuộc địa này chỉ là:
"Nó nuôi mình như trâu như chó
Nó coi mình như cỏ như rơm
Trâu nuôi béo ,cỏ coi rờm
Cỏ moi rễ ỏ ,râu làm thịt trâu"
Dưới cái chế độ "chính không có phủ, giáo không có trường "ấy,rồi đây nước ta sẽ nghèo sẽ hèn ,sẽ yếu sẽ ngu,dân tộc sẽ tuyệt diệt.Ông lo lắng thực sự và truyền đến người đọc nỗi lo ắng như vậy.Phan Bội Châu đặc biệt có mẫncảm về cái nhục mất nước,và ông làm cho mọi người không thể chịu nổi cái nhục của cả một dân tộc như vậy:
"Non sông đã chết sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài"
Đối với nhà nho thì thánh hiền là chúa trời của họ.Nhưng sang thế kỷ X Nho giáo đã bại trận truớc nhiệm vụ cứu vãm non sông.Phan Bội Châu đã nhận ra thánh hièn là nguồn gốc làm mờ mịt con người,làm cho dân ngu , nước yếu. Như vậy ở đây ta thấy xuất hiện một kiểu nhân vật bước qua lời nguyền,đốt cháy những gì mình đã tôn thờ để đi tìm chân lý mới trong cuộc sống.Nước đã mất thì chỉ có một cách là:"đem máu ra mua lấy tự do mà thôi"Phan Bội Châu đề cao quyền làm chủ của người dân, kêu gọi vì nghĩa đòng chủng đồng bào mà đoàn kết dân tộc,lấy tinh thần đồng chí gắn bó cách mạng. Phan Bội châu đã phủ nhận chủ nghĩa yêu nước cũ ,xây dựng một chủ nghĩa yêu nước mới có nội dung dân chủ và tính chiến đấu cao hơn.Với Phan Bội Châu yêu nước không còn là tình cảm cao quý chỉ có ở một số ít người mà là phẩm chất phổ biến của mọi người;không yêu nước không phải là người.Yêu nước không chỉ là yêu thương chung chung mà là ghét xâm lược,không chịu làm nô lệ, biểu hiện thành hành động hi sinh cứu nước.Tinh thần yêu nước ở Phan bội châu cũng là tinh thần quyết chiến chống xâm lược:
"Hòn máu uất chất quanh đầy ruột
Anh em ơi!xin tuốt gươm ra"
Phan Bội Châu đã làm mổi bật lên trong văn học bộ mặt của người anh hùng mới,có ý thức về nhân cách làm người Viẹt Nam :không chịu nhục,không quỳ gối trước cường quyền:"không tự do thà chết".Chủ nghĩa yêu nước và hình tượng người anh hùng của Phan Bội Châu đã góp phần đáng kể bồi dưỡng nên một phẩm chất đặc biệt của người cách mạng Việt Nam:yêu nước ,tình nghĩa đồng chí ,gắn bó với dân tộc.
Phan Bội Châu là tấm gương phản chiếu cả thời đại.Có ý kiến cho rằng về tư tưởng chính trị Phan Bội Châu không phải là người sắc sảo kiên định. Nhưng ta cũng cần khẳng định ngay rằng lòng yêu nước của ông là kiên định,tư tưởng vì dân của ông là kiên định.Lòng yêu nước ,tư tưởng thương dân kiên định chính là cái mà ông truyền được cho nhân dân,làm ông giữ mãi được sự tin tưởng,quý mến của nhân dân.Tư tưởng yêu nước trong truyền thống của dân tộc đến Phan Bội Châu đã phát triển lên một bước cao hơn,vừa là kết tinh tư tưởng của thời đại vừa mang sắc thái riêng của Phan Bội Châu.Tư tưởng đó làm ngọn đuốc soi đường cho cả dân tộc không chỉ trong thời gian ông hoạt động mà còn ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ của thế hệ trẻ chúng ta ngày nay,góp phần tạo ra,bồi dưỡng những phẩm chất cao đẹp,nâng cao phẩm giá năng lực của con người Việt Nam trong sư nghiệp xây dưng và bảo vệ đất nước.