Trẻ con không ngây thơ
Đã gửi: Bảy T5 27, 2006 3:52 pm
Đọc nhật ký của con, chị Phượng giật mình phát hiện ra trẻ con bây giờ không đơn giản. Để được bầu là Cháu ngoan Bác Hồ, có học sinh đã mua Coca Cola để hối lộ bạn bè trong lớp.
Bé Thanh con chị Phượng học lớp 4. Cháu viết trong nhật ký: "Mình không còn tin vào bất kỳ điều gì nữa. Cô giáo nói ai được điểm cao nhất, ngoan ngoãn thì sẽ được danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ. Mình được điểm cao, mình chăm chỉ, không phải là học trò hư, vậy tại sao bạn Ánh điểm thấp hơn mình, hay bắt nạt con gái lại được cả lớp bình bầu? Có phải tại bạn ấy bỏ tiền ra khao Coca Cola cho các bạn?
Hôm đại hội, hình như cô giáo nhận ra mình buồn nên đã đưa cho mình một gói quà, nhưng mình không vui! Mình không cần món quà này, cô giáo nghĩ rằng nó sẽ làm mình vui ư khi mà mình đã không còn tin cô và các bạn nữa?”.
Đọc những dòng này, người lớn thường giật mình không hiểu làm sao một cậu nhóc 9-10 tuổi lại có thể nghĩ ra trò bỏ tiền mua Coca Cola “hối lộ” lũ bạn, để chúng bầu mình mà không bầu bạn khác? Số tiền đó cậu nhóc lấy ở đâu và tư tưởng “mua chuộc” này cậu bé học được từ ai?
Không chỉ vậy, hiện nay, tình trạng phân chia “giàu, nghèo” trong các lớp học nhí đang manh nha và có nguy cơ phát triển. Học sinh con nhà khá giả thường xuyên bỏ tiền ra mua kẹo, nước khao nhau hoặc dịp sinh nhật mua quà tặng nhau. Những khoản tiền bố mẹ cho lại trở thành nguồn gốc của nhiều “trò chơi” không dành cho con trẻ.
Bé tí đã yêu
“Mai à, tớ xin lỗi bạn vì ngày Valentine tớ đã chuẩn bị quà cho bạn nhưng lớp bạn đông quá nên tớ ngại không vào. Chiều mai, học xong bạn ở lại lớp đợi tớ nhé!”. Phụ huynh của bé Minh, mới 9 tuổi, bắt được lá thư trong ngăn cặp của con mình.
Tối hôm sau, Minh đi học về mang theo một túi xách vuông rất đẹp rồi lén cất vào tủ. Chị hỏi thì cậu bé giấu không nói. Tò mò, đợi lúc con ngủ, chị mở tủ thì thấy một hộp quà thắt nơ rất sang trọng, tấm thiệp in hình mũi tên xuyên qua trái tim đỏ thắm và dòng chữ “I love you”. Bên trong là mặt đeo dây chuyền bằng bạc hình trái tim, mở trái tim ra thì phía trong là một cái mặt đồng hồ xinh xắn.
Chị Phượng, mẹ cháu Thanh, cô bé từng rầu rĩ vì không được bầu là Cháu ngoan Bác Hồ, lo lắng khi nghe con kể chuyện ở lớp: Lớp Thanh có một nhóm bạn trai "kỳ lắm", toàn chọc ghẹo con gái. Trong đó có một bạn thường xuyên ngồi ở cổng trường, thấy con gái đi qua là lại chạy tới đụng vô người, bảo "con gái nhà ai mà xinh quá vậy?”.
Theo các chuyên gia tâm lý, ở lứa tuổi lên 9, lên 10, các cháu còn quá nhỏ, lẽ ra là những đứa trẻ trong sáng, hồn nhiên. Nhưng có những em lại biết nhiều hơn chuyện ăn, ngủ, học hành. Nguyên nhân là người lớn chưa lấp được lỗ hổng trong giáo dục trẻ tại trường học và tại nhà.
Thực tế có rất ít phụ huynh quan tâm sát sao tới đời sống tâm sinh lý, sự phát triển nhân cách của con cái. Để trẻ phát triển những tính cách xấu một cách tự do mà không uốn nắn, rèn giũa thì tương lai những đứa trẻ này sẽ trở thành những công dân không tốt. Cái “tội” đó thuộc về người lớn.
(Theo Thanh Niên)
Ý kiến của bạn?
Bé Thanh con chị Phượng học lớp 4. Cháu viết trong nhật ký: "Mình không còn tin vào bất kỳ điều gì nữa. Cô giáo nói ai được điểm cao nhất, ngoan ngoãn thì sẽ được danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ. Mình được điểm cao, mình chăm chỉ, không phải là học trò hư, vậy tại sao bạn Ánh điểm thấp hơn mình, hay bắt nạt con gái lại được cả lớp bình bầu? Có phải tại bạn ấy bỏ tiền ra khao Coca Cola cho các bạn?
Hôm đại hội, hình như cô giáo nhận ra mình buồn nên đã đưa cho mình một gói quà, nhưng mình không vui! Mình không cần món quà này, cô giáo nghĩ rằng nó sẽ làm mình vui ư khi mà mình đã không còn tin cô và các bạn nữa?”.
Đọc những dòng này, người lớn thường giật mình không hiểu làm sao một cậu nhóc 9-10 tuổi lại có thể nghĩ ra trò bỏ tiền mua Coca Cola “hối lộ” lũ bạn, để chúng bầu mình mà không bầu bạn khác? Số tiền đó cậu nhóc lấy ở đâu và tư tưởng “mua chuộc” này cậu bé học được từ ai?
Không chỉ vậy, hiện nay, tình trạng phân chia “giàu, nghèo” trong các lớp học nhí đang manh nha và có nguy cơ phát triển. Học sinh con nhà khá giả thường xuyên bỏ tiền ra mua kẹo, nước khao nhau hoặc dịp sinh nhật mua quà tặng nhau. Những khoản tiền bố mẹ cho lại trở thành nguồn gốc của nhiều “trò chơi” không dành cho con trẻ.
Bé tí đã yêu
“Mai à, tớ xin lỗi bạn vì ngày Valentine tớ đã chuẩn bị quà cho bạn nhưng lớp bạn đông quá nên tớ ngại không vào. Chiều mai, học xong bạn ở lại lớp đợi tớ nhé!”. Phụ huynh của bé Minh, mới 9 tuổi, bắt được lá thư trong ngăn cặp của con mình.
Tối hôm sau, Minh đi học về mang theo một túi xách vuông rất đẹp rồi lén cất vào tủ. Chị hỏi thì cậu bé giấu không nói. Tò mò, đợi lúc con ngủ, chị mở tủ thì thấy một hộp quà thắt nơ rất sang trọng, tấm thiệp in hình mũi tên xuyên qua trái tim đỏ thắm và dòng chữ “I love you”. Bên trong là mặt đeo dây chuyền bằng bạc hình trái tim, mở trái tim ra thì phía trong là một cái mặt đồng hồ xinh xắn.
Chị Phượng, mẹ cháu Thanh, cô bé từng rầu rĩ vì không được bầu là Cháu ngoan Bác Hồ, lo lắng khi nghe con kể chuyện ở lớp: Lớp Thanh có một nhóm bạn trai "kỳ lắm", toàn chọc ghẹo con gái. Trong đó có một bạn thường xuyên ngồi ở cổng trường, thấy con gái đi qua là lại chạy tới đụng vô người, bảo "con gái nhà ai mà xinh quá vậy?”.
Theo các chuyên gia tâm lý, ở lứa tuổi lên 9, lên 10, các cháu còn quá nhỏ, lẽ ra là những đứa trẻ trong sáng, hồn nhiên. Nhưng có những em lại biết nhiều hơn chuyện ăn, ngủ, học hành. Nguyên nhân là người lớn chưa lấp được lỗ hổng trong giáo dục trẻ tại trường học và tại nhà.
Thực tế có rất ít phụ huynh quan tâm sát sao tới đời sống tâm sinh lý, sự phát triển nhân cách của con cái. Để trẻ phát triển những tính cách xấu một cách tự do mà không uốn nắn, rèn giũa thì tương lai những đứa trẻ này sẽ trở thành những công dân không tốt. Cái “tội” đó thuộc về người lớn.
(Theo Thanh Niên)
Ý kiến của bạn?