Có rất nhiều phát minh đã và đang được sinh ra.Có những sản phẩm tồn tại rất lâu hàng nghìn năm, nhưng cũng có sản phẩm chỉ trong vài tháng. Nhiều cái rất ít mang lại hiệu quả sử dụng? Có phải tất cả là do phát minh sáng chế đó chưa thực sự tốt, hay đơn thuần do không biết marketing sản phẩm. Cái mà người ta gọi là thị hiếu người dùng đó xuất phát từ đâu? Tôi nghĩ là nó gắn chặt với lịch sử văn hóa và tập quán của từng khu vực. Người Trung Quốc dùng đũa để ăn, người Ấn Độ dùng tay bốc ăn. Bây giờ nếu phát minh ra một đôi đũa thần và bảo người Ấn độ dùng nó thì cũng vô ích, ngược lại bảo người Trung Quốc vứt đũa đi ,dùng tay bốc mà ăn cũng là một việc quá khó và không tưởng. Hay là việc bây giờ bảo người Mỹ đóng cửa các quán ăn Macdonal để dần dần thay vào đó là những cửa hàng phở Việt cũng là một chuyện viễn tưởng không kém.
Nói vậy để thấy rằng bức tường văn hoá là một rào cản rất lớn. Nó tích cực chống lại sự xâm lược bành trướng của những nền văn hoá ngoại lai, nhưng nếu quá bảo thủ cũng sẽ tự cô lập và tan biến giống như một số sinh vật đã tuyệt chủng. Bạn sẽ thắc mắc ngay rằng, nền văn hoá bị tuyệt chủng thì có thể xây dựng lại dễ hơn nhiều với việc tái tạo lại một loài sinh vật đã tuyệt chủng chứ,vì hiện nay người ta vẫn chưa làm được điều đó mà. Không phải vậy, nền văn hoá đã tuyệt chủng thì không thể khôi phục lại được.Vì sao lại vậy? Chứng minh: Giống như trong toán học có những hằng số hay những tiên đề bất biến, trong một nền văn hoá cũng vậy. Mặc dù nó luôn biến đổi nhưng có những tính chất luôn bất biến. Nói một cách hình tượng chẳng hạn các mốt quần áo thay đổi kiểu dáng màu sắc,chất liệu.v.v.v. nhưng nó vẫn được mặc là chủ yếu và nó vẫn được gọi là quần áo(mặc dù có những trường phái nghệ thuật đưa ra khái niệm tổng hợp giữa công năng,hình thức và ngôn từ,nhưng vẫn thuộc phạm trù cái quần cái áo.Tức là tính chất bất biến vẫn còn)(*).
Một nền văn hoá bị diệt chủng đồng nghĩa với việc mất đi sự bất biến. Vậy nếu mất đi sự bất biến thì có thể thay vào đó ngay sự bất biến khác? Thay như thế nào? Nếu không thay được một sự bất biến khác, thì thời điểm đó chính là một rối loạn dẫn đến sự mất ổn định xã hội.Cũng có thể đó là một cuộc cách mạng mang tính tích cực.Con người và môi trường xã hội lúc đó đã khác trước vì sau một thời gian hỗn loạn không định hình của văn hoá,giờ nó đã có những tính chất và sự bất biến mới,vì vậy không thể giống sự bất biến trong quá khứ. Suy ra điều phải chứng minh.
Tất cả để muốn nói rằng văn hoá là một vũ khí rất lợi hại,phải có nội công thâm hậu thì mới điều khiển được loại vũ khí này.Việc xây dựng cho mình hay công ty của mình sự bất biến văn hoá cũng là một việc làm cần thiết.
Chính vì vậy phát minh ra những sản phẩm mang trong đó sự bất biến trong nhiều thời đại chính là tạo ra và xây dựng sự bất biến văn hoá của một đất nước.Như việc phát minh ra đồ đất nung để đựng nước có lịch sử hơn 10.000năm,phát minh ra cái bánh xe có lịch sử 5500năm. Vậy các bạn có thể phát minh ra cái gì tương tự cho Việt Nam không? Muốn vậy phải học lại tất cả những gì cơ bản nhất về phát minh của nhân loại cho đến bây giờ. Và tận dụng cả giác quan thứ 6 phán đoán thì mới hy vọng may mắn mỉm cười với mình.
Thế kỷ thứ 7 Trung Quốc phát minh ra in ấn bằng bản khắc gỗ. Đến thế kỉ thứ 11 vẫn tại Trung Quốc,người ta lại phát minh ra kỹ thuật in bằng việc tổ hợp từng chữ một chứ không phải cả bản khắc.Năm 1454 vẫn trên nguyên lý đó một người Đức cải tiến máy vắt nho thành máy in.
Có một thuyết cho rằng: sở dĩ từ thế kỷ 15 đến nay, do châu Âu học hỏi và cải tiến kỹ thuật in ấn của Trung Quốc,nên khoa học kỹ thuật của phương Tây ngày càng tiến bộ hơn phương Đông, vì kiến thức khoa học được in ấn và phổ biến rộng rãi hơn...do có máy in tốt hơn.Hết sức có logic tuy rằng không phải tất cả.(Cần nhìn nhận lại xã hội của Châu Âu và Trung Quốc thời đó)
Và đến năm 1945 người Mỹ phát minh ra computer bắt đầu cho một cuộc cách mạng mới về `in ấn`. Đó là cuộc cách mạng thông tin.
Không biết có phải là sự ngẫu nhiên, nhưng hình như cách mạng khoa học thông tin ở Mỹ đã làm cho họ ngày càng khẳng định vị trí hàng đầu và bứt lên hẳn so với những nước khác.
Nên nhớ rằng trong đại chiến thế giới thứ 2,khoa học kỹ thuật của Mỹ cũng không hơn gì các nước thời đó. Sau chiến tranh họ có thời cơ để chiếm đoạt nhân tài cũng như nhiều bí mật về khoa học của Đức,có lẽ thế nên về sau hình thành cuộc chiến giữa Tư bản và XHCN, nhưng thực chất đó là cuộc chiến giữa hai nước Mỹ và Nga vì họ nắm trong tay sức mạnh quân sự và những kỹ thuật thu được từ Đức quốc xã, như việc chế tạo bom nguyên tử và tên lửa. Thế nên nếu ai tin vào cái mà người ta gọi là cuộc chiến giữa Tư Bản và XHCN là một điều thật đáng yêu và nực cười.
quay trở lại vấn đề. Vậy sau cuộc cách mạng `IN ẤN` mới này sẽ đến cuộc cách mạng về `IN ẤN` nào khác?
Nó sẽ là cuộc cách mạng về IN ẤN mới.In ấn bằng con người trong đó dùng các thành tựu về cả tinh thần và khoa học kỹ thuật ở mức thượng thừa.
Vậy ai nhanh chân hơn trong việc phát triển hệ thống IN ẤN mới này sẽ chiếm được vị trí chủ động.
Thế kỷ thứ 7 nhà Đường tại Trung Quốc có một nền kinh tế,văn hoá và tất nhiên cả sức mạnh quân đội phát triển nhất thế giới hồi bấy giờ. Đồng thời cũng phát minh ra in ấn bằng bản khắc gỗ.
Về sau người Đức cải tiến máy ép nho thành máy in sử dụng những con chữ bằng chì. Đương thời cho đến đại chiến thế giới thứ 2. Khoa học kỹ thuật của Đức cũng đứng hàng đầu thế giới
Đến khi người Mỹ phát minh ra công nghệ in ấn kiểu mới (computer) .Bây giờ họ đang dẫn đầu thế giới
Chỉ là một sự ngẫu nhiên hay có liên hệ logic nào trong đó??
Cách đây vài chục năm để xem TV cần phải có một cái TV. Để nghe nhạc cần một cái máy nghe nhạc.Để soạn thảo văn bản cần một cái máy chữ. Để vẽ một bản vẽ thiết kế cần những công cụ như bàn vẽ,thước,bút,.v.v.v..rất cồng kềnh.
Tất cả những công năng đó giờ chỉ cần một chiếc note book nho nhỏ có thể đáp ứng được.
Như vậy cho thấy khối lượng vật liệu cần để tạo ra những công năng trên giảm đi rất nhiều. Thử tưởng tượng đặt lên hai bàn cân một bên là chiếc notebook một bên là các thiết bị máy móc kể trên thì sẽ thấy ngay vấn đề.
Như vậy có nghĩa là sao? Có nghĩa là nguồn nguyên liệu khai thác từ tự nhiên được giảm thiểu rất nhiều.
Đây chỉ là ví dụ về cái máy tính. Còn những thứ khác thì sao?
Những máy công cụ khác,những đặc điểm văn hoá xã hội, kinh tế .v.v.v...cũng giống nguyên tắc thế chăng?
Kiến trúc và không gian kiến trúc cũng sẽ đa dạng hoá như thế chăng?