Trong cuộc sống, khi nói đến thành đạt người ta thường liên tưởng đến tiền bạc, gia đình, địa vị, công danh sự nghiệp...Nhưng đâu là sự cân đối, đâu là chuẩn mực? Xin mời các anh chị em vào đây tán! [grin]
Thế nào là một người thành công trong cuộc sống? Có phải là "vợ đẹp, con khôn, nhà lầu, xe hơi..."? Tham vọng của con người không có giới hạn, vậy đến khi nào người ta mới cảm thấy mãn nguyện và cho rằng là mình đã thành công trong cuộc sống!?
Có ai đó đã nói rằng: "thành công lớn nhất của đời người là khi mình sinh ra, mình khóc, mọi người xung quanh cười; khi mình chút hơi thở cuối cùng, mình cười còn mọi người xung quanh khóc". Nếu như vậy thì sống an phận thủ thường cũng có thể trở thành một người thành công rồi!??
Đề nghị các anh em Đông Du - những con người nhiều hoài bão hãy phản bác lại quan điểm này! Mục đích: để giúp mọi người có một cái nhìn đúng đắn về mục đích sống, chấp nhận những khó khăn để tiếp tục vươn lên.
Thành đạt trong cuộc sống khi: 1.Có sức khoẻ 2.Ăn đầy đủ 3.Ngủ đầy đủ 4.Có tiền của 5.Có danh tiếng 6.Thoả tình cảm ,tình dục 7.Người thân được hạnh phúc,đầy đủ như ta 8.Được người khác coi minh là quan trọng Kết luận:Tốt nhất là nghĩ mình chưa thành đạt,vì vậy mà không ngừng cố gắng.Luôn nghĩ người khác là thành đạt để mà khiêm tốn,học hỏi[cool][lol]
Thành đạt ah ! Khó đấy nhỉ. Người thành đạt có hạnh phúc không ? Và ngược lại con người có cần thành đạt để được hạnh phúc. Thành đạt theo nghĩa hán tự đơn giản tức là Trưởng thành và Đạt được. Thực ra thì con người nhắm đến sự thành đạt để làm gì, có phải là để được có cảm giác thỏa mãn bản thân và hạnh phúc. Vậy thì có thể hiểu rằng một người có thể làm được gần như mọi thứ mà mình muốn làm thì là người thành đạt và hiển nhiên sẽ hạnh phúc.
Thành đạt:đây là một khái niệm sinh ra đã rất lâu,và phù hợp với văn hoá,lịch sử,quy chuẩn xã hội trong thời đại đó... Có lẽ rằng nó có nghĩa là:
Đạt được những Tiêu chuẩn nhất định do xã hội đặt ra.Vd:Công danh,con cái...
Ngày xưa..người ta coi đó đồng nghĩa với hạnh phúc.(giá trị,tiêu chuẩn của hạnh phúc do xã hội quy định)
Tuy nhiên bắt đầu từ cuối thế kỉ 19 khi thế giới tinh thần của con người bắt đầu được để ý tới,được "mổ xẻ" và nghiên cứu,đến cách đây khoảng 30 năm khi hàng loạt những thành quả của các công trình nghiên cứu về các hệ tư tưởng ra đời đã gây nên một làn sóng mới về những thay đổi trong cái gọi là quy chuẩn của con người. Theo trào lưu này thì:Cái Hạnh Phúc bây giờ không còn đồng nghĩa với Thành Đạt nữa.
Làm được tất cả những cái mình muốn,làm theo cái mình nghĩ và đạt được cái giá trị đích thực mình cần..là hạnh phúc.(giá trị quy chuẩn hạnh phúc do cá nhân quy định)
Tuy nhiên cái tiêu chẩn để đánh giá về hạnh phúc trong mỗi con người không cố định mà luôn luôn phát triển và thay đổi theo thế giới quan của mình. ... Nói cho cùng sự chứng tỏ ý nghĩa tồn tại của một cá nhân chính là quá trình đi tới hạnh phúc.
Với mình Hạnh phúc không đơn thuần tồn tại ở kết quả mà phần lớn cái hạnh phúc chính là giá trị ta nhận được trong quá trình đi chứng tỏ bản thân và sự tồn tại của mình. -> đừng đi tìm hạnh phúc mà hãy biến tất cả cái mình đang cảm nhận thành hạnh phúc.
Người thành đạt là người biết làm người khác thành đạt, và người hạnh phúc là người biết làm người khác hạnh phúc[smile]
Nếu hiểu như vậy người thành đạt có thể có nhiều tiền hoặc không có nhiều tiền,có thể có gia đình hoặc không có gia đình.Có thể rất nổi tiếng hoặc ít danh tiếng. Tuỳ vào hoàn cảnh của mỗi người.
Nhưng có một điều mà người thành đạt nào cũng có,và rất phong phú, đó là văn hoá của người đó, thể hiện qua nhân cách và hành động. Cái đó vẫn sẽ tồn tại kể cả khi người đó chết đi.
nhân cách và hành động thế nào,mỗi người phải tự chọn cho mình.Qua việc sống hết mình để học hỏi,tự rèn luyện không ngừng.Qua sự sáng tạo ra những giá trị mới cho xã hội [wink]
Nhân đây,em xin có 1 câu hỏi: Hạnh phúc là cảm xúc sinh ra khi bản thân cảm thấy được thoả mãn.Vậy để được hạnh phúc có 2 cách sau: _1 là cố gắng phấn đấu để đạt được mơ ước của mình. _2 là mơ những ước mơ nhỏ,thậm chí là không mơ mộng gì cả,bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Khổng Tử khuyên người nên theo cách 1,Lão Tử khuyên người nên theo cách 2. Vậy theo bên nào đặng ? Xin được lắng nghe ý kiến của mọi người.(em đề nghị không nên đưa khái niệm kôhai,sempai vào đây,[nonsense][nonsense][tongue][tongue])
tathoan ơi ! Người có khả năng lớn sẽ mơ ước mơ lớn, người có khả năng nhỏ sẽ mơ ước mơ nhỏ. Không lẽ tất cả mọi người đều có ước mơ trở thành một nhân vật như Bill Gates hay mơ làm thủ tướng sao ?
Bà con sôi nổi quá em cung xin góp vài dòng. Thành đạt là một khái niệm khó có thể giải thích được một cách cặn kẽ nhưng ngay trong ý nghĩa hán Việt của nó cũng đã bao hàm hay ít ra cũng giúp ta hiểu thành đạt là gì. Điều tất yếu để được coi là thành đạt phải là người có danh tiếng có tiền bạc được nhiều người trong xã hội tôn trọng kính nể.Không ai nói môt người biết làm cho người khác những việc tốt hoặc làm cho người khác trở nên hạnh phúc ,thành đạt là một người thành đạt hết.Người đó chỉ được mọi người xung quanh coi là một người tốt,người biết sống vì mọi người. Còn với câu hỏi của Hoàn theo mình nghĩ suy nghĩ nào cũng đúng.Nó đúng với cách suy nghĩ của mỗi người bởi mỗi con người có một hoài bão một cách sống cách suy nghĩ và cách làm khác nhau.Người muốn thành đật có nhà cao cửa rọng thì hạnh phúc của người đó là làm sao để dạt được điềi đó cho nên làm theo cách một là đúng. Nhưng cúng có những người không thích bon chen chấp nhận cuộc sống thanh nhàn hoặc bất mãn với thời cuộc với xã hội thì với họ cách hai lại là đúng. Trong thế giới này đâu phải cái gì cũng có thể đặt ra câu hỏi xem cái nào đúng cái nào sai và tìm câu trả lời được đâu!!!
"Người có khả năng lớn sẽ mơ ước mơ lớn, người có khả năng nhỏ sẽ mơ ước mơ nhỏ"
Thế anh Viet nghĩ sao nếu người có khả năng lớn nhưng lại chỉ ước mơ nhỏ ?Vấn đề không phụ thuộc vào khả năng.Người có khả năng nhỏ,ước mơ lớn đi nữa nhưng đã cố gắng thực hiện mơ ước,chỉ cần như vậy thôi cũng sẽ thấy hạnh phúc.Hạnh phúc là cảm xúc do sự thoả mãn cơ mà.
Ý kiến của anh Sơn em rất 納得.trước câu hỏi cuộc đời này,có lẽ ai cũng đã có câu trả lời rồi.Ở đây em không bàn đến sự đúng sai tuyệt đối,mà sự đúng sai với mỗi người. Điều em muốn hỏi là, mọi người đã chọn cho mình câu trả lời nào và vì sao lại thế? Mong tiếp tục được trao đổi ý kiến [smile][smile]