Bạn đang xem trang 1 / 3 trang
Bài này tớ cho nó manten!!
Đã gửi: Chủ nhật T5 15, 2005 2:14 am
Viết bởi shin_hack
Tại kỳ thi học sinh giỏi các lớp không chuyên của Hà Nội, tổ chức giữa tháng 3, có một bài văn "lạ" của một học sinh lớp 11. Em đã thẳng thắn bày tỏ chính kiến rằng mình không thích tác phẩm đó. Đồng thời nêu lên nhiều nhận xét rất thẳng thắn về cách dạy và học văn trong nhà trường hiện nay.
"... Đề bài thi HS giỏi năm nay là giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", nhưng thực sự em không hề thích tác phẩm này, như vậy em có thể viết hay được không? Em có thể chắc chắn rằng trong số 10 học sinh như em, có tới 9 người cũng không thích tác phẩm này. Đơn giản bởi vì bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài tế, khi mà thực sự là bọn em đang sống trong thời bình. Bọn em không quay lưng với lịch sử, nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc hơn là phải học những bài tế khô khan, khó hiểu như thế này...
Em không thích tác phẩm này vì nó quá cứng nhắc, khó hiểu. Em đọc xong mà không hề có một chút xúc động hay xót thương, như vậy là lỗi tại em hay tại nhà văn không truyền tải được đến người đọc?... Chúng em và các cô - tức là những người ra đề - là hai thế hệ rất khác nhau; các cô không hiểu chúng em thì trái lại, chúng em cũng không hiểu những tác phẩm viết về cái thời các cô cũng chỉ bé như bọn em bây giờ...
Em nghĩ, đứng trước một tác phẩm văn học, bao giờ cũng có những ý kiến trái ngược khen - chê, hay - dở, nhưng dường như HS bọn em chỉ có quyền thích
, chỉ có quyền khen hay, mà không có quyền nói lên chính kiến của mình, và việc phê bình văn học, hình như chỉ là việc của các nhà phê bình. Phải chăng vì tư tưởng bảo thủ này mà suốt 63 năm qua, văn thơ của chúng ta chưa được "mới"? Nhìn ra, chỉ ra cái hay của một tác phẩm văn học đã khó, nhưng chỉ ra cái hạn chế, thiếu sót của tác phẩm ấy còn khó hơn nữa, vậy mà chưa bao giờ bọn em được tỏ rõ chính kiến của mình trong một bài thi cả, tất cả chỉ vì áp lực điểm số.
Em biết bài viết này của em là hoàn toàn lạc đề, em không chỉ ra được cái đẹp, cái hay của tác phẩm bởi em không thấy nó hay, không thấy nó đẹp. Em cũng biết bài văn này cũng không được điểm nào, nhưng em chỉ muốn nêu lên chính kiến của mình trước tác phẩm, cũng như những bức xúc của một học sinh, khi phải học một chương trình không phù hợp. Em không muốn phải viết những lời khen sáo rỗng về một tác phẩm mình không thích. Và em hy vọng các thày cô sẽ linh hoạt hơn trong việc ra đề để bọn em tự do bày tỏ chính kiến, tự do yêu ghét một tác phẩm nào đó".
(trích từ http://vnexpress.net, xem thêm tại
đây )
<= 俺も昔こういう風に書きたかったな hehe
Re:Bài này tớ cho nó manten!!
Đã gửi: Chủ nhật T5 15, 2005 7:07 am
Viết bởi Cao Minh Viet
Mấy hôm nay vào net thấy bài viết về cô bé này khá nhiều, lại còn được đăng hình lên trang nhất của các báo điện tử nữa chứ !! hihi...
Đúng là chuyện ai cũng biết nhưng không ai nói ! Và điều quan trọng hơn là nó lại được nói ra bởi một học sinh trong một kỳ thi học sinh giỏi.
Nếu như ngoài những dòng chữ trên, cô bé đó ghi ra được khoảng 2 trang phân tích tác phẩm để biết tại sao "không thích" thì mới đáng được điểm manten. Còn nếu chỉ nói như vậy thôi thì chỉ xứng đáng được điểm "lạc đề".
Re:Bài này tớ cho nó manten!!
Đã gửi: Chủ nhật T5 15, 2005 8:27 am
Viết bởi shin_hack
Em nghĩ đoạn trên chỉ là trích đoạn trong bài cô bé viết nên cũng chẳng biết dài ngắn thế nào. "Đúng là chuyện ai cũng biết nhưng không ai nói" hay nói đúng hơn là không ai dám nói hehe. Đang ngồi trên ghế nhà trường mà dám có những phát ngôn chính thức như vậy em nghĩ từ trước đến nay chưa ai có đủ can đảm để nói hiahia~
Re:Bài này tớ cho nó manten!!
Đã gửi: Chủ nhật T5 15, 2005 9:34 am
Viết bởi TamNagoya
Chuyện tương tự như thế này ,tớ biết cách đây gần chục năm.Ông cụ nhà mình xách về 1 bài thi Học sinh giỏi Văn cấp TP,khối trung học sơ sở(lớp 9),trong bài toàn phê phán chuyện bị ép học làm gà nòi đi thi HS giỏi...
Đọc hay ra phết.Nói chung là có nhiều vụ tương tự rồi,nhưng ...không đưọc lên báo[grin]
Bản thân tớ thì chán vãi cái môn Văn nhà mình.Học cao siêu quá ,mới tí tuổi đầu mà bắt bình luận tinh thần cách mạng,khí phách anh hùng ,v.v...Nói thật ,có cảm nhận,hiểu được mấy đâu, toàn là "bò nhai lại " thôi.
Giờ chỉ nhớ có mỗi Chuyện Kiều là hay thôi.
Phê nhất là môn GDCD:đấu tranh giai cấp,phép biện chứng,v.v...Ông cụ mình khi bị mình hỏi về mấy cái cắc cớ trong môn này , cứ thở dài hoài..
Re:Bài này tớ cho nó manten!!
Đã gửi: Chủ nhật T5 15, 2005 5:33 pm
Viết bởi phu_thuy_toc_hoe88
ồ sao không vào được trang đó nữa nhỉ
còn về vụ này thì chả tháy báo đài trong nước nhắc gì tới
ngay cả chuyện kiều em đọc cũng chẳng hiểu mấy , muốn hiểu thì phải kè kè cái bảng giải nghĩa bên cạnh
em cũng đã một lần thử nói không thích tác phẩm trong bài 1 tiết , cũng may là thầy cho 7 . nhưng không phải nói gay gắt như bạn học sinh trên , gặp được người thầy như vậy thật là may mắn
Mong rằng qua sự việc lần này Bộ Giáo Dục xem xét lại cách dạy học lâu nay
Re:Bài này tớ cho nó manten!!
Đã gửi: Chủ nhật T5 15, 2005 7:05 pm
Viết bởi Ansamurai
hic , Đúng là bài văn này làm xôn xao làng giáo nhà ta mấy hôm này . Nghĩ đến chuyện Văn học học Văn mà Ansamurai nhớ lại nỗi buồn thời tốt nghiệp . Ansamurai là dân kỹ thuật nhưng cũng thích văn . Truyện thơ đọc cũng không đến nỗi ít . Thế nhưng không hiểu nỗi cái môn ``tập làm văn `` lúc nào điểm cũng trung bình thấp. Kì thi tốt nghiệp cấp ba , với quyết tâm cố gắng tốt nghiệp loại giỏi , Ansamurai cũng bỏ công mua mấy cuốn sách " Văn mẫu " về luyện . Năm đó , đề văn tốt nghiệp ra trúng tủ nên mừng hú người ,bằng viết bài luận dài nhất trong cuộc đời học sinh . Mộng tưởng sẽ được trên 7.5 điểm . Nhưng than ôi, kết quả là 4.5 . Hic[cry] --->Tốt nghiệp loại Trung Bình . hichic [confused]
Nhân dịp vừa rồi cũng đọc một bài viết vui nói về chuyện " học làm văn " . Giới thiệu cho anh em .
http://vanhoagiaitri.vnn.vn/Trongnuoc-c.asp?PostID=5038
Re:Bài này tớ cho nó manten!!
Đã gửi: Chủ nhật T5 15, 2005 8:17 pm
Viết bởi nikko
...văn là hồn dân tộc...
...Nhìn vào một dân tộc, muốn biết dân tộc đó đang hưng thịnh hay suy vong, người ta nhìn vào thế hệ trẻ, xem thế hệ này yêu hay ghét môn văn...
...tôi mong báo chí đánh động: khi trẻ em không yêu môn văn nữa, không yêu văn học Việt Nam nữa, bắt học thì phải học, học cho có học, không có tình yêu trong đó, học nhưng mà sợ… thì đấy là gì? Đấy là dấu hiệu của sự suy vong tinh thần dân tộc! Chứ còn là cái gì nữa?!... <--mình rất đồng tình với cách nói này!
Theo mình không nên đổ tất cả lên đầu thầy cô dạy văn và sách giáo khoa văn hiện nay cũng không có vấn đề gì cả.Tại sao?
Những tác phẩm được giảng dạy trong sách giáo khoa là những báu vật của ông cha ta để lại.Đã được kiểm định là những tác phẩm chân chính (chắc bà con quá hiểu thế nào là một tác phẩm chân chính chứ nhỉ?)qua nhiều giai đoạn,nhiều thời kì và phù hợp với tư tưởng Việt Nam đương đại.
Không có một học sinh nào hiểu hết một tác phẩm như "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"...tôi nghĩ vậy.Tại sao ư?Họ có trải qua những đau thương,tủi nhục của ngoại xâm đâu;họ có từng sôi sục máu căm hờn thề lột da xẻ thịt kẻ thù đâu!
Nhưng họ phải học để hiểu,hiểu là ông cha chúng ta đã trải qua những ngày như thế cho dù họ đang sống trong thời kinh tế thị trường,CNTT...hôm nay.
Văn hay không phải ở lời văn trao chuốt,không phải là một tổ hợp êm tai.Không một tác phẩm hay nào lại không được ấp ủ qua năm tháng,gởi gắm trong đó tình cảm của vạn con người,viết ra trong những lúc tác giả không còn đè nén được chính mình .Chỉ có nó mới đem lại cho người đọc những giây phút trở lại với cái "người" trong "con người",để hiểu thêm một điều gì đó mà họ chưa từng thấy ,chưa từng nếm trải...và có thể nó còn là một bài ca chung nối kết hàng vạn con tim của cùng một dân tộc như "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc".
Thôi,nói dài như vậy mọi người lại không thèm đọc.Hỏi mọi người?Có phải đã có lần bạn ngồi nghe lại một bài thơ hồi còn đi học và thấy nó hay hơn hẵn so với lúc bạn còn 16,17.Đó phải chăng chính là bạn đã NGỘ được,hiểu được khi bạn đã lớn,đã có được những 深い喜び&悲しみ???Giống như đọc sách vậy,đọc để đọc, để rồi có một khi nào đó trong đời gặp lại một cái gì đó của chính mình khiến bạn có cảm giác như mình đã gặp qua trong một cuốn sách nào đó.Lúc ấy phải chăng bạn sẽ nghĩ:読んでよかった!!!
Lời cuối mình muốn nói là em học sinh này chỉ đơn giản nói một điều mà em đang nghĩ,cái không đúng của người lớn chúng ta là đã không giải thích cho em hiểu điều em đang thắc mắc mà thôi!Chắc hẵn em hiểu rằng bài văn dù em viết hay đến mấy cũng chỉ đạt điểm 9,còn một điểm còn lại là chính em sẽ cho mình khi em lớn ,nếm trải và hiểu được và thấy cần viết thêm một chút vào bài làm ngày xưa của mình.
Vài lời mạn đàm của nikko.
Re:Bài này tớ cho nó manten!!
Đã gửi: Chủ nhật T5 15, 2005 8:44 pm
Viết bởi Mitdac
um..h..!!
Trước hết "học văn để làm gì??",vì sao phải có môn Văn trong trường học....??
Chưa một lần mình dám trả lời chắc chắn khi tự giải thích về cái mục đích của môn học này trong nhà trường(việc giá dục mục đích của môn học cho học sinh có lẽ chưa được thực hiện tốt lắm thì phải)
Việc tìm hiểu văn học để thông qua đó hiểu về lịch sử,văn hoá của dân tộc là điều không ai phủ nhận !
Việc tập viết văn (đúng nghĩa đen của "Tập làm văn") để tạo cho học sinh khả năng vận dụng ngôn từ trong cuộc sống,công việc...cho đến nay dường như không đảm bảo được vai trò của nó,chính vì vậy mới sinh ra những phản ứng như của "Em bé" trên.
Phải chăng chính bởi:Một xã hội còn ảnh hưởng rất nặng của tinh thần khoa cử là nguyên nhân cho những sự trưởng thành trong "cưỡng chế" và thiếu khoẻ khoắn của lớp trẻ ??!!
Ngày xưa (hồi học phổ thông ), may mắn Mítđặc không gặp chút khó khăn gì với môn Văn,tuy nhiên nghĩ lại thì hoàn toàn mình dùng những "kĩ thuật" để kiếm điểm (sao chép,ăn cắp ý,pha trộn, xào nấu,cho gia vị ...
[tongue])
Nghĩ thật không hề "lành mạnh"đối với một học sinh.
Năm ngoái học một tiết "Văn" của Nhật rất cho là ấn tượng :
Mỗi tuần có một chủ đề,và trong mỗi tuần ấy có khoảng 10 học sinh bắt buộc phải có một bài viết về chủ đề đó,về hình thức thì thoải mái,từ văn,thơ..
ngoài những học sinh ấy ra mọi người đều có quyền nộp bài nếu cảm thấy mình thích chủ đề này(gọi là tobicomi),trong buổi học mỗi người được phát bản phôtô của các bài văn và đọc rồi xếp hạng.Bảng tổng kết kết quả được làm ngay bởi các TA,và ngày hôm đó mọi người được tính điểm thưởng theo tỉ lệ phiếu bình chọn,điểm thưởng này sẽ được cộng với điểm cuối kì.(Có những anh chàng với 2 lần tobicomi dã kiếm được 80 điểm thưởng)
Kết quả những anh chàng học sinh tưởng rất khô khan lại có những bài viết hay và sáng tạo không ngờ.
Song song với việc học cái hay,cái đệp của Văn học,có lẽ Việt Nam cần nhìn lại vai trò và hiệu quả môn Văn đã mang lại cho học sinh để mang đến những tiết học thiết thực hơn,có ý nghĩa hơn với lớp trẻ .
[smile][smile][smile]
Re:Bài này tớ cho nó manten!!
Đã gửi: Chủ nhật T5 15, 2005 8:53 pm
Viết bởi TamNagoya
Nikko chưa hiểu ý của em học sinh đó rồi.Vấn đề không phải là học hay không học mà vấn đề là cách dạy,cách đánh giá trình độ học sinh của giáo dục ta.Học để biết khác với học để nghiên cứu,phê bình.Tiêu chí của Giáo dục là trong giai đoạn đó,với trình độ của em,thì dạy tới đâu là vừa ,yêu cầu em hiểu tới đâu là đạt.
Liệu có thể bắt em học sinh 16,17 tuổi đầu làm nhà phê bình với cái vốn sống còn quá ít ỏi đó???
Nói riêng về tác phẩm đã được học tại bậc phổ thông,anh cũng không có gì phản đối,vì nếu không học những tác phẩm tiêu biểu đó thì ta cũng chả biết rằng Văn Học nước nhà có những gì.
Re:Bài này tớ cho nó manten!!
Đã gửi: Chủ nhật T5 15, 2005 9:27 pm
Viết bởi nikko
Nikko nói rồi mà,phổ thông chứ không phải là đại học.Suy nghĩ của học sinh PT còn cần phải được dẫn dắt theo một hướng nào đó(?)hơn là cho nó tự do bay nhảy.
Nếu không học những cái???này ở cấp ba thì anh em Đông Du xa nhà từ 18 tuổi chúng ta có cái gì về VN trong đầu[grin]
Nói là bị lệ thuộc vào điểm số nhưng mình tin rằng một thầy giáo tốt sẽ biết phán đoán,mềm mỏng với những suy nghĩ khác lạ.
Mình còn biết một thầy giáo chấm bài với thang điểm như sau:
4 điểm cho việc diễn đạt suy nghĩ của mình(nói cho người ta hiểu cái mình muốn nói)
3 điểm cho việc nói đúng theo những suy nghĩ được dạy và lí giải được nó(nghĩa là phải tiếp thu đúng nội dung cơ bản của mấy tiết giảng văn)
2 điểm cho những suy nghĩ sáng tạo,những cái riêng của mình.
1 điểm để dành(lí do bông đùa là không có gì là tuyệt đối nhưng trong một lần hai thầy trò nói chuyện thì thầy đã nói thật lòng là điểm còn lại để tự em cho mình)
Thầy này ở một trường khá bình thường thì chắc sẽ còn hàng vạn nghìn thầy hơn thế này nữa.Đừng quá lo anh em ơi!
それでいいかな!