Bạn đang xem trang 1 / 2 trang
Những hình ảnh chưa biết về chiến tranh Việt Nam
Đã gửi: Chủ nhật T3 13, 2005 10:56 pm
Viết bởi Nobita
Mời các bạn xem bộ phim tư liệu: Những hình ảnh chưa biết về chiến tranh Việt Nam
[movie]http://www.dongdu.info/staff/nobita/100305hosochientranhVN_P1_bimatcuocchientranh.wmv[/movie]
Re:Những hình ảnh chưa biết về chiến tranh Việt Nam
Đã gửi: Hai T3 14, 2005 8:23 pm
Viết bởi duyan
Bộ phim này rất hay, giúp mình hiểu được nhiều hơn về cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc. Rất mong sớm được xem các tập tiếp theo.
Re:Những hình ảnh chưa biết về chiến tranh Việt Nam
Đã gửi: Sáu T3 25, 2005 9:45 am
Viết bởi Nobita
Và đây là phần 2:
Bí mật của vũ khí
[movie]http://vietnamtelevision.vnn.vn/3_2005/170305PTL_nhungdieuchuabietdenveCTVN_T2.wmv[/movie]
Re:Những hình ảnh chưa biết về chiến tranh Việt Nam
Đã gửi: Chủ nhật T4 17, 2005 6:22 pm
Viết bởi duyan
Bạn nào có các tập tiếp theo thì post lên anh em xem với nhé. Thêm nữa, xem trực tiếp trên mạng cứ bị ngắt đoạn liên tục, rất khó xem. Nếu có link down về xem thì hay biết mấy!!! [wink]
Re:Những hình ảnh chưa biết về chiến tranh Việt Nam
Đã gửi: Chủ nhật T4 17, 2005 8:26 pm
Viết bởi Ansamurai
Bài viết tạm bị xoá
Re:Những hình ảnh chưa biết về chiến tranh Việt Nam
Đã gửi: Chủ nhật T4 17, 2005 9:03 pm
Viết bởi TamNagoya
Bài này nhạy cảm đó Ansamurai à.Chắc phải cho nó đi củi quá.
Đọc bài phỏng vấn cụ Kiệt này đi,thấm hơn.
Nhân dịp 30 năm ngày đất nước về một dải, nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có cuộc trao đổi với báo Quốc Tế về những kỷ niệm ngày tiếp quản Sài Gòn và những bức xúc trước thời cuộc. Ông cho rằng chúng ta phải nhanh chân, đừng tự ru ngủ mình...
- Là một trong số ít các nhà lãnh đạo còn lại sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, ông suy nghĩ gì về sự kiện này?
- Suy nghĩ của tôi chỉ đơn giản là làm sao để không còn những nhà lãnh đạo phải trưởng thành từ chiến tranh như chúng tôi nữa. Chiến tranh đã qua cách đây hàng chục năm, chúng tôi đã chuyển giao quyền lãnh đạo cho thế hệ kế tiếp. Nói như thế có nghĩa là, tôi mong chiến tranh thực sự phải thuộc về quá khứ - một quá khứ mà chúng ta mong muốn khép lại.
- "Khép lại" là một khái niệm không đơn giản?
- Không gì là không làm được! "Hòa hiếu", "khoan dung" là những truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Người Việt thường chỉ kháng chiến khi có kẻ thù từ bên ngoài. Sau 30 năm qua, tôi nghĩ mọi người Việt Nam chúng ta, cả đôi bên đều nhận thấy khi không còn sự can thiệp từ bên ngoài nữa, chúng ta có thể trở về bên nhau, cùng nhau xây dựng. Và Việt Nam sẽ thêm phát triển khi mọi người Việt dù ở đâu cũng đều ở trong một cộng đồng hòa hợp.
- Chúng ta đã có nhiều nỗ lực để làm điều đó?
- Đôi khi phải nhìn kết quả thay vì nhìn những gì mà chúng ta nghĩ là nỗ lực. Theo cách mà chúng ta đang làm để kỷ niệm những ngày lịch sử hiện nay, tôi e rằng chúng ta lại đang lặp lại những gì mà chúng ta đã làm trước đó. Lịch sử cũng như cuộc sống, cái đúng, cái sai nói một lần người ta hiểu, nói hai ba lần người ta im lặng, nhắc lại quá mức cần thiết thì có thể gây ra sự phản cảm. Trong khi đó theo tôi, chúng ta vẫn còn biết bao nhiêu điều cần nói, biết bao việc cần làm.
- Theo ông, việc cần làm tiếp hiện nay là gì?
- Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu.
- Để lành được vết thương này phải có sự tham gia của tất cả người Việt?
- Đấy là một vấn đề lớn. Chúng ta đang nắm quyền lãnh đạo đất nước, muốn để mọi người Việt cùng chung tay hàn gắn, chung tay tạo dựng thì phải thực tâm khoan dung và hòa hợp. Sau 30/4, khi đồng chí Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay, đồng chí nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc, nói: "Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai". Sau 30 năm, tôi thấy không phải dễ dàng làm cho mọi người Việt Nam cảm nhận được điều đó.
- Khó khăn nằm ở chỗ nào thưa ông?
- Hồ Chủ tịch từng mong muốn khi chiến tranh chấm dứt, hòa bình lập lại sẽ đi thăm các nước để cảm ơn bè bạn quốc tế. Sau năm 1975, đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Phạm Văn Đồng đã thay mặt Bác làm việc này. Đánh giá cao sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế và cảm ơn là việc làm phù hợp với đạo lý và truyền thống Việt Nam. Nhưng về đối nội, theo tôi đã đến lúc ta phải nhìn nhận công lao, sự đóng góp to lớn của các tầng lớp người Việt yêu nước từng sống trong lòng chế độ cũ, hiện ở trong nước, hay ở bên ngoài. Bản thân tôi, cùng với anh em được giao tiếp quản Sài Gòn năm 1975, một Sài Gòn nguyên vẹn sau một cuộc chiến tranh như vậy, tôi nghĩ, không thể không nói đến vai trò của nội các Dương Văn Minh và các lực lượng chính trị đối lập với Mỹ - Thiệu có quan hệ với chính phủ Dương Văn Minh lúc bấy giờ.
- Ông Minh đã tuyên bố đầu hàng?
- Đại tướng Dương Văn Minh nhậm chức ngày 28/4/1975, ngày mà một nhà quân sự như ông có thể đoán được sự thất thủ của Sài Gòn. Nếu ông Minh để cho các tướng dưới quyền "tử thủ", chúng ta vẫn chiến thắng, nhưng Sài Gòn khó mà nguyên vẹn và còn biết bao sinh mạng và tài sản của người dân mình nữa. Tôi và Thành ủy do anh Mai Chí Thọ phụ trách, sáng 30/4, khi nghe ông Minh kêu gọi binh lính buông súng để chờ bàn giao chính quyền cho Cách mạng, đã thở phào nhẹ nhõm. Phải ở chiến trường và vào đúng giờ phút ấy, mới cảm nhận được tầm quan trọng của quyết định này.
- Theo ông, từ đâu ông Minh lại có quyết định như vậy?
- Thế thắng của ta trong năm 1975 là không thể cưỡng lại được, tuy nhiên, quyết định của ông Minh không chỉ dựa trên tình hình chiến sự mà còn phản ánh những hành động chính trị trước đó của ông. Ông Minh là vị tướng đã đảo chính lật chế độ Ngô Đình Diệm, ông cũng là người sau đó đã không chịu làm vừa lòng Mỹ, khiến người Mỹ phải bật đèn xanh cho Nguyễn Khánh lật đổ ông.
- Ông đánh giá thế nào về vai trò của "lực lượng thứ ba"?
- Sự xuất hiện trở lại trên chính trường của ông Minh chính là kết quả hoạt động tích cực của lực lượng thứ ba, lực lượng những người đấu tranh với Mỹ - Thiệu ngay trong lòng chế độ Sài Gòn. Điều quan trọng tôi muốn nói ở đây là tất cả những ai đã vì lòng yêu nước, thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng góp đó và hãy tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa nhằm xây dựng tổ quốc của mọi người Việt Nam chúng ta trong giàu mạnh, văn minh, dân chủ và hạnh phúc.
- Ở thời điểm này nhìn lại, ông có bằng lòng với những gì chúng ta đã làm trong 30 năm qua?
- Chúng ta đều có thể vui mừng khi có một Việt Nam thống nhất, quyết tâm vượt qua nghèo đói và quyết tâm hội nhập như ngày hôm nay. Nhưng, nhìn lại quá trình kể từ khi kết thúc chiến tranh thì tôi thấy tiếc. Giá như đổi mới sớm hơn thì chúng ta có thể đã không phải trải qua những năm trả giá đắt như giai đoạn 1975-1985.
- Ông cho rằng bài học về những năm bỏ lỡ cơ hội này là gì?
- Phải tiếp tục đổi mới nữa và tránh xa sự tự mãn, tránh xa bệnh say sưa thành tích! Trong những năm qua, chúng ta tiếp tục giữ được sự tăng trưởng khá, đó là một thành tựu lớn. Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý rằng, với một nước mà GDP chỉ mới đạt trên dưới 40 tỷ USD như Việt Nam, mức tăng trưởng 6-7% chưa phải là đã đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước và nhu cầu hội nhập. Nếu chúng ta không tự khắc phục được những lực cản, không phát huy được nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài, để có được mức tăng trưởng hai con số trong những năm tới, thì khoảng cách của sự tụt hậu so với khu vực, so với thế giới là không thể nào thu hẹp được. Tôi muốn lưu ý rằng, làm được một chiến thắng kỳ vĩ như 30/4/1975 mà say sưa, như tự mãn nguyện thì cũng từng phải trả giá. Thế giới đã đi rất xa, chúng ta phải nhanh chân chứ đừng tự ru ngủ mình để rồi sẽ còn bị bỏ xa hơn nữa.
Re:Những hình ảnh chưa biết về chiến tranh Việt Nam
Đã gửi: Chủ nhật T4 17, 2005 10:01 pm
Viết bởi Lotus
Bạn nào có các tập tiếp theo thì post lên anh em xem với nhé. Thêm nữa, xem trực tiếp trên mạng cứ bị ngắt đoạn liên tục, rất khó xem. Nếu có link down về xem thì hay biết mấy!!!
Anh An ơi, còn 1 tập nữa chứ mấy [smile]. Em còn giữ cả 3 đây:
[url=http://s36.yousendit.com/d.aspx?id=09AW43NUIIVOQ0TTW6IFRSMMBO
]Tập 1
Tập 2 Tập 3
Re:Những hình ảnh chưa biết về chiến tranh Việt Nam
Đã gửi: Hai T4 18, 2005 9:46 am
Viết bởi hokori
Bùi Văn Phú
Chiến tranh tàn rồi, còn ai mất ai
Bài này đọc thấy "củ chuối" quá đi mất. Chắc chắn người viết bài này đang "bất mãn" lắm đây !!!
Theo tôi được biết, trang talawas là trang web do một số người trí thức lập ra với danh nghĩa là đại diện cho nhóm trí thức trẻ, muốn xây dựng đất nước. Tuy nhiên, những bài viết trên diễn đàn đó hầu hết mang chính kiến của người viết, đa phần là của những người đã thoát ly ra khỏi đất nước trước năm 1975 và của những trí thức trẻ đang sống tại Hải Ngoại. Bản thân tôi nghĩ, nội dung trang web đó không phù hợp với chúng ta. Rất mong các Mod lên tiếng, nên chăng không nên đưa tin từ website đó. Đã có một số diễn đàn của SVVN cấm đăng tin từ trang web talawas này.
Đề nghị người post bài cùng nên chú ý về điều này.
Đọc bài của bác Kiệt do Tamnagoya post thấy phê thật. Tự nhận thấy có biết bao điều mà các bậc cha anh đi trước đã gởi gắm, cảm thấy trách nhiện đang ở trên vai của tuổi trẻ chúng ta. Tự nhiên đọc xong bài này, nhớ đến câu nói của Bác Hồ: " Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Giữ nước trong thời đại ngày nay chính là phải làm sao cho Việt Nam trở nên giàu đẹp.
Re:Những hình ảnh chưa biết về chiến tranh Việt Nam
Đã gửi: Hai T4 18, 2005 2:31 pm
Viết bởi bamaguro
Bamaguro hoàn toàn không thấy bài viết của Talawas chuối tí nào.Chỉ có bác Hokori phản đối bậy bạ mới chuối thôi.Bác biết gì về chiến tranh,không lẽ chỉ có những người chiến thắng là chịu mất mát và có quyền đau buồn về những mất mát.Trong cuộc chiến này ai cũng mất mát cả.
Re:Những hình ảnh chưa biết về chiến tranh Việt Nam
Đã gửi: Hai T4 18, 2005 4:04 pm
Viết bởi hokori
Phải công nhận chú em Bamaguro này "suy luận" giỏi thật. Bụng mình làm sao thì suy ra bụng người khác như vậy. Khà khà ....
Chiến tranh, dù Chính nghĩa hay Phi nghĩa, dù phe "địch" hay phe "ta" thắng hay thua thì bên nào cũng đều phải gánh chịu những hậu quả rất nặng nề bởi chiến tranh. Chính chiến trường, nơi xảy ra chiến tranh và những người dân nơi đây gánh chịu hậu quả nặng nề nhất. Quê hương ta đã chịu biết bao mất mát. Đã có biết bao bà mẹ Việt nam "Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ; Các anh không về mình mẹ lặng im ..."
Nhưng có một bộ phận thanh niên ngày nay đang "đặt dấu chấm hỏi" nghi ngờ vào quá khứ, vào những chiến công mà cha ông ta đã phải đánh đổi bằng chính máu xương của mình. Vậy thì tôi hỏi bamaguro, họ có đáng trách hay không ?
Tôi nghĩ, là thanh niên, chúng ta phải biết tự hào về những gì mà dân tộc ta đã đạt được, lấy đó làm tiền đề, làm bước tiến và động lực cho chúng ta trong công cuộc hiện đại hoá đát nước hiện nay.
" Nếu bạn bắn súng lục vào quá khứ thì tương lai sẽ bắn bạn bằng khẩu đại bác "