Bạn đang xem trang 1 / 4 trang
Những mẩu chuyện Thiền
Đã gửi: Bảy T2 19, 2005 10:11 am
Viết bởi Cao Minh Viet
Có một số mẩu chuyện về Thiền khá hay, mình sẽ post dần dần để các bạn đọc. Đối với Thiền có lẽ mỗi người có một cảm nhận và cách suy nghĩ riêng. Đặc biệt là đối với Thiền tông thì Thiền chính là những cái bình thường nhất trong cuộc sống hằng ngày. Người càng có kinh nghiệm sống nhiều, trải nghiệm nhiều thì khi đọc những câu chuyện Thiền càng liên tưởng đến được nhiều việc. Từ đó sẽ ngộ và sáng ra.
Re:Những mẩu chuyện Thiền
Đã gửi: Bảy T2 19, 2005 10:14 am
Viết bởi Cao Minh Viet
Chuyện thứ nhất
NGƯỜI CHO PHẢI CÁM ƠN
"Thiền Sư Seshitsu kêu gọi tín đồ đóng góp để xây một thính đường mới rộng lớn hơn vì số lượng người đến nghe pháp quá đông; giảng đường hiện tại không đủ sức chứa.
Umezu, một thương gia giàu có, hiện diện tại buổi kêu gọi ủng hộ đó, cúng dường 500 đồng tiền vàng. Ông ta mang tiền dến đưa tận tay Thiền Sư Seishitsu và Thiền Sư nói: "Được rồi, tôi nhận. Để đó đi!"
Umezu đưa túi tiền vàng cho Thiền Sư, nhưng ông ta không được vui mấy với thái độ dửng dưng của Thiền Sư Seshitsụ Số tiền 500 đồng tiền vàng rất lớn, vì thời đó, người ta có thể sống cả năm trời chỉ với 3 đồng tiền vàng mà thôi; thế mà Thiền Sư lại chẳng nói một câu cám ơn nào.
"Trong túi là 500 đồng tiền vàng đấy, Sư ạ!" Umezu nói.
"Ông đã nói với tôi rồi cơ mà!" Thiền Sư trả lời.
"Mặc dù tôi là một thương gia giàu có, 500 đồng tiền vàng cũng không phải là số nhỏ đâu!"
"À, vậy là ông muốn tôi phải cám ơn ông chứ gì?" Thiền Sư hỏi.
"Ngài phải như thế mới đúng chứ?"
" Tại sao? Người cho cần phải cám ơn người nhận chứ? "
Re:Những mẩu chuyện Thiền
Đã gửi: Bảy T2 19, 2005 10:19 am
Viết bởi Cao Minh Viet
Câu chuyện thứ 2
TRANH LUẬN TÌM MỘT CHỖ TRỌ QUA ĐÊM
Theo truyền thống Thiền Nhật Bản ngày xưa, những tăng sĩ đi vân du khắp nơi, nếu muốn ngủ trọ qua đêm ở một ngôi chùa hay tịnh xá nào, đều phải thắng cuộc tranh luận tay đôi với vị sư thường trụ Ở đó. Nếu không thắng được,vị du tăng đó phải đi, không được phép ở lại, dù chỉ có một đêm.
Câu truyện xảy ra tại một ngôi cổ tự phía bắc Nhật Bản. Trụ trì ngôi chùa đó là hai anh em một nhà sự Người anh rất thông thái, biện luận vô cùng thiện xảo, còn người em lại ngớ ngẩn, lù khù và còn chột một mắt.
Một đêm nọ, có một vị du tăng đi ngang qua, muốn xin vào nghỉ tạm qua đêm. Nhà sư anh, quá mệt mỏi vì đã học hành suốt ngày, nên sai nhà sư em ra tiếp khách và tranh luận với vị du tăng theo truyền thống. Trước khi nhà sư em đi ra ngoài, Sư anh dặn dò:
"Này, đệ đòi hỏi là phải tranh luận trong im lặng đó nhé. Đừng có nói, kẻo đấu không lại người ta đó."
"Huynh yên tâm đi, để đó cho em!"
Độ một thời gian ngắn sau, vị du tăng xin gặp nhà Sư anh, vái chào và xin ra đi. Ông ta đã bị khuất phục và hết sức tán thán tài hùng biện của nhà Sư em.
Nhà Sư anh nói:
"Trước khi đi, xin Ngài thuật lại cho tôi nghe cuộc tranh luận thế nào?"
"Rất hay, tuyệt, vị du tăng trả lời, này nhé, trước hết tôi giơ một ngón tay lên ý tượng trưng Đức Phật. Sư đệ của ngài đưa 2 ngón tay lên có nghĩa là Đức Phật và Phật pháp. Tôi lại đưa 3 ngón tay lên có ý nói Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) số một. Sư đệ thông minh của ngài đưa nắm tay lên dứ vào mặt tôi có ý nói là cả 3 (Tam Bảo) đều qui về một. Một là tất cả, tất cả là một. Tuyệt, tuyệt, sâu xa, sâu xa, Đại Thừa, lý rốt ráo đại thừa đấy. Tôi cam lòng bái phục."
Vị du tăng ra đi, rất hể hả như đã học được một điều gì tuyệt diệu.
Lát sau, nhà sư em vào gặp anh, dáng điệu còn có vẻ bực bội vô cùng.
Vị Sư anh nói:
"Ta biết là đệ đã thắng cuộc tranh luận này."
"Thắng cái gì, cái tên du tăng đó thật là thô lỗ hết sức, nếu đệ không nhớ lời sư huynh dặn bảo là phải cố gắng nhẫn nại, nhã nhặn và lễ độ với khách thì em đã cho hắn một bài học thích đáng rồi."
"Sao, đệ thuật lại cho ta nghe sự việc như thế nào?"
"Này nhé, khi hắn ta vừa thấy em, hắn liền đưa một ngón tay lên có ý chế diễu em chột hết một mắt; em cố dằn cơn giận, đưa 2 ngón tay lên khen là hắn có phước, đầy đủ 2 con mắt. Thế mà hắn lại có ý trêu ngươi em nữa chứ, hắn đưa 3 ngón tay lên, có ý nói là em và hắn ta, hai người nhưng chỉ có 3 con mắt thôi. Em bực quá, dơ nắm tay đấm lên dứ vào mặt hắn có ý cho hắn biết là "Này, vừa phải thôi nghen, lộn xộn là ăn đấm đó." Hắn chột dạ, có vẻ ngán nên vái chào rút lui có trật tự. Thiệt là tăng sĩ gì mà thô lỗ hết sức!"
Nhà Sư anh trợn mắt, lắc đầu và ôm bụng lăn ra cười ngất.
"Ha ha ha! Ha ha ha!"
Re:Những mẩu chuyện Thiền
Đã gửi: Hai T2 21, 2005 5:53 pm
Viết bởi fuji
Chuyện hay vậy sao anh Việt khong post tiếp???Hôm nọ xem tivi thấy một anh chàng nói với một cô gái rằng người tặng quà phải là người cám ơn vì 相手đã nhận món quà đó.Tưởng anh chàng bịa chuyện ngờ đâu có quan niệm như vậy thật!!!勉強になります[bounce]
Re:Những mẩu chuyện Thiền
Đã gửi: Ba T2 22, 2005 4:21 am
Viết bởi nikko
Người cho cảm ơn người nhận khi họ cảm nhận được sự hạnh phúc của người nhận từ món quà của họ!Còn đen tối hơn là người cho cảm ơn người nhận vì đã gánh dùm họ một gánh nặng!
Người nhận có trách nhiệm thể hiện sự cảm ơn cho người cho hiểu,còn sự cảm ơn của người cho đối với người nhận là sự cảm ơn ngầm!
Trong câu chuyện số một thì sự dửng dưng của nhà sư là trái với lẽ thường ở đời,đây chỉ là một cách viết truyện hời hợt,không có gì học hỏi!Nhà sư trong truyện là một kẻ dạy đời nhưng có lẽ như vậy thì mới cho mấy anh chàng nhà giầu một bài học: Đừng tưởng bố thí cho người ta một chút là bắt họ phải mang ơn mình!!
Mà hình như anh Việt có vẻ tâm đắc với quan điểm CHO NHẬN nhỉ?!
Ngược lại câu chuyện thứ hai lại rất hay khi cho người ta biết rằng :Mỗi một sự vật một hiện tượng trên đời đều có nhiều góc độ nhìn,nhiều cách hiểu,人によって違う!Thêm nữa,những tư tưởng sâu xa đôi khi lại có lớp vỏ bọc ngoài không khác gì những điều bình thường!Chân lí ở mọi nơi ,mọi lúc trong cuộc sống!!!
hê hê,chờ kiến giải của Thiền sư Việt!!!
Re:Những mẩu chuyện Thiền
Đã gửi: Ba T2 22, 2005 2:29 pm
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
Những câu chuyện thật hay....
Mình nghĩ chúng đều có liên quan đến những điển tích Phật giáo...
Hình như đâu đó có ghi lời Phật dậy
,nhớ không rõ lắm hình như là :
Thoải mái nhất đời người là sự bố thí...
Người bố thí cho người khác sẽ được thoải mái về tinh thần,vậy nên người cho phải cảm ơn mới đúng...nhưng cái chính vẫn là tấm lòng thành,không phải giúp người khác rồi lại kể công...nếu đạt được sự vô tư trong sáng như vậy...thì người cho cũng cũng đã đắc đạo
....
Re:Những mẩu chuyện Thiền
Đã gửi: Ba T2 22, 2005 3:12 pm
Viết bởi fuji
Theo em nghĩ lại có phần khác với nikko.Thứ nhất người tỏ thái độ không tốt trước nhất ở đây chính là nhà sư chứ không phải là thương gia kia.Đọc đoạn đầu chúng ta không tím thấy chi tiết nào nói lên rằng thương gia kia tỏ ra bất kính hoặc kiêu căng vì mình có tiền.Nhưng mà nếu thử đặt vào hoàn cảnh chung trong xã hội cũ cũng như bây giờ có mấy thương gia làm ăn chân chính mà giàu có lớn đươc.Chính vì vậy nói đến thương gia là ta nghĩ ngay đến một lũ buôn gian bán lận không tốt đẹp gì.Tiền của những người như ông (thương gia)hoàn toàn là không tốt đẹp gì nay tôi(tượng trưng của đức phật) nhận lấy nó đi làm việc thiện như vậy là đã giúp ông giải trừ bớt đuợc những sai trái mà ông đã gây ra,giống như nikkou nói là giúp ông trút bỏ được phần nào gánh nặng.Vả lại xây dựng lại thính đường là để cho ai chính là cho những người như vị thương gia đó thế cho nên việc quyên góp tiền từ họ là chuyên đưong nhiên.Hơn nữa điều nhà sư muốn vị thương gia đó làm không chỉ là việc quyên góp mà chính ho phải là người thực hiện việc xây dựng đó chứ không phải lấy một nắm tiền vung trước mặt ngưới khác.
Re:Những mẩu chuyện Thiền
Đã gửi: Ba T2 22, 2005 5:15 pm
Viết bởi Cao Minh Viet
Về câu chuyện thứ nhất mình cũng không hiểu lắm, vì vậy không dám bàn nhiều. Hơn nữa Thiền thì tùy mỗi người hiểu đến mức độ nào thì sẽ ngộ ra đến mức độ đó. Nếu là người khác chỉ điểm thì chỉ biết đến đó mà không phát triển được.
Về quan niệm người Tốt theo nhà Phật thì mình cũng đã đọc ở đâu đó và có nhớ mang máng như sau. Có 3 loại người Tốt.
Loại 1 : Làm việc tốt để cầu lợi cho mình.
Loại 2 : Làm việc tốt để cảm thấy mình là người tốt, sống vì người khác,v.v....(kể thành tích)
Loại 3 : Làm việc tốt mà không biết là mình đang làm việc tốt.
Vậy thì ông nhà giàu cho nhà chùa tiền phúng điếu thuộc loại người tốt nào nhỉ ? Ai phải là người cám ơn nhỉ ?
[grin][nonsense][grin]
Re:Những mẩu chuyện Thiền
Đã gửi: Ba T2 22, 2005 8:30 pm
Viết bởi fantasista
Theo mình nghĩ ý nghĩa lớn nhất mà câu chuyện đầu tiên muốn truyền tải chính là thuyết Bố Thí.Và cụ thể là câu chuyện đã luận về "cái được" của người cho và người nhận. Và nếu như cái được của người nhận ở đây là những đồng tiền vàng,tượng trưng cho tài sản vật chất,thì cái được của người cho chính là tài sản tinh thần,một tài sản không bị thiêu đốt,không bị ăn cắp,tịch thu...một tài sản ân đức mà chúng ta có thể tích luỹ được.Cũng như coi phim kiếm hiệp,chúng ta thường hay nghe các cao tăng giảng:"thiện lai thiện báo,ác lai ác báo" vậy .Bố thí,làm việc thiện sẽ giúp cho tinh thần con người được thoả mái,giải phóng,tu tâm,ngoài ra nó còn tích đức, mang tiếng thơm đến cho gia đình,dòng tộc,làng xóm...Chính vì vậy câu nói của nhà sư:"người cho phải cám ơn người nhận" là ý muốn nói rằng những tài sản mà người bố thí nhận được qua hành động bố thí ấy có giá trị gấp nhiều lần so với số tài sản mà họ đã cho.
Ngoài ra,câu chuyện còn muốn nói rằng bố thí không phải là một việc làm dễ dàng,cần phải tu tập nhiều mới mong đạt được cái đức hạnh của việc bố thí.Những chi tiết phản ứng của người thương gia và nhà sư là có ngụ ý muốn nói đến CÁCH THỨC bố thí cũng như TÂM Ý bố thí.Ở đây,nhà sư dửng dưng khi nhận bố thí của thương gia là có dụng ý muốn thử tâm ý của người thương gia.Nếu như một người thành tâm bố thí thì sẽ không hề câu nệ đến hình thức,dù người nhận có cảm ơn hay không không quan trọng,người bố thí vẫn cảm thấy vui lòng.Nhưng nhà thương gia đã cảm thấy khó chịu, điều đó chứng tỏ việc bố thí của anh ta vẫn chỉ mang tính hình thức,chưa thực sự xuất phát từ tâm ý của mình.
Re:Những mẩu chuyện Thiền
Đã gửi: Tư T2 23, 2005 4:01 pm
Viết bởi Cao Minh Viet
Câu truyện thiền số 3
THẾ À!
"Thiền sư Hakuin rất được mọi người trọng vọng kính nể vì phong cách đạo đức thánh thiện của ông.
Một ngày kia, có một người con gái trẻ đẹp nhà gần chùa của thiền sư bỗng bị chửa hoang. Người ta không biết cha đứa bé là ai. Bố mẹ cô gái vô cùng tức giận và xấu hổ nên đánh đập tra khảo cô con gái về lai lịch tình nhân của cộ Ban đầu cô con gái không chịu nói gì cả, nhưng sau cùng vì bị đánh đập dữ dội, cô tiết lộ đó là thiền sư Ha kuin.
Tin xấu đồn ra nhanh chóng. Cha mẹ cô gái giận dữ, đùng đùng lên chùa và mắng xối xả vào mặt Hakuin. Khi họ dứt lời, Hakuin chỉ thốt hai tiếng "Thế à!"
Sau khi đứa bé chào đời, gia đình cô gái mang đứa bé quẳng cho Hakuin nuôi. Trong thời này, Hakuin đã bị tai tiếng và nhiều người chê bai trách móc ông đủ điều; nhưng Hakuin vẫn thản nhiên như không, dường như câu chuyện kia chẳng có dính líu gì đến ông cả.
Hakuin chăm sóc đứa bé thật tử tế và bồng nó đi xin sữa khắp nơi.
Một năm sau, cô gái vì cảm thấy ray rứt hối hận nên đã thú thực với cha mẹ là người cha đứa bé không phải là Hakuin mà là một chàng thanh niên làm việc ở chợ cá. Cha mẹ cô ta vội chạy lên chùa dập đầu tạ lỗi với Hakuin và xin mang đứa bé về.
Thiền sư Hakuin vẫn thản nhiên như không, thốt lên hai tiếng "Thế à!"
Lời bàn : Đời sống thánh thiện là gì? Bạn định nghĩa trong sạch như thế nào? Thực ra, những gì bạn định nghĩa "đạo đức, trong sạch, v.v... đều không phải là sự trong sạch, đạo đức thực sự. Vì sao? Vì "Đạo Đức, Trong Sạch" mà đặt trên một tiêu chuẩn nào thì không phải là Đạo Đức hay Trong Sạch đúng nghĩa. Cái thứ đạo đức mà bạn đang nói đó chỉ là một sự tính toán, đo lường, định mức - một sự tính toán luân lý mà thôi. Cái thứ đạo đức đó không phải là đạo đức của bậc Thánh Nhân. Cái thứ đạo đức có tiêu chuẩn, có tính tóan đó là thứ "đạo đức giả hiệu", là thứ "đạo đức tối nghĩa".