Sách mới về HCM của tiến sĩ người Anh
Đã gửi: Năm T5 22, 2003 10:32 am
Một cuốn sách về nhà cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh vừa được in ra. Tác giả là tiến sỹ Sophie Quinn-Judge, người Anh. Cuốn sách mang tên Ho Chi Minh, The Missing Years Những năm chưa biết đến của Hồ Chí Minh.
Cuốn sách của bà Sophie Quinn-Judge dựa trên những tài liệu của Pháp và nhất là Quốc tế Cộng sản được giải mật sau khi Liên Xô sụp đổ, đem lại một cái nhìn mới về giai đoạn từ 1919 đến đầu thập niên 40. Đó là lúc ông Hồ hoạt động tại châu Âu, Liên Xô và Trung Quốc. Ban Việt ngữ đài BBC đã có cuộc phỏng vấn với bà. Câu hỏi đầu tiên là điều gì nổi bật bà thấy trong khi nghiên cứu về cuộc đời ông Hồ:
Sophie Quinn-Judge: Về Hồ Chí Minh, sợi chỉ xuyên suốt cuộc đời cách mạng, cuộc đời làm chính trị của ông mà tôi tìm thấy là mong muốn của ông luôn đi tìm một đồng thuận dân tộc. Có thể ông đã là một người cộng sản không tưởng nhưng sau đó, theo ông, để giành được độc lập, và để đánh Pháp và Mỹ sau này Việt Nam cần phải có được một đồng thuận rộng lớn, có được một liên minh dân tộc. Theo tôi đó là đóng góp vĩ đại của ông Hồ Chí Minh.
BBC: Nhưng cũng có những tư liệu và ý kiến cho rằng trong thời gian ở Matxcơva hồi thập niên 20, ông Hồ đã đột nhiên trở thành một người theo phái Stalin. Ông quay sang đả phá đảng cộng sản Pháp để làm vừa vòng Manuilsky, vừa lòng Stalin. Và từ một người theo chủ nghĩa dân tộc ông đã thành một nhà hoạt động theo chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản?
Thời gian ông Hồ đến Matxcơva nửa đầu thập niên 20 là rất phức tạp. Tôi không muốn dán cho ông ta nhãn hiệu Stalinít hay là một nhân vật theo xu hướng quốc tế. Khi đó, đảng cộng sản Pháp giống như các đảng cộng sản khác ở châu Âu chỉ tập trung vào các vấn đề ở châu Âu mà thôi chứ không quan tâm đến các thuộc địa. Nhưng khi đó, Stalin và Manuilsky, người theo ông ta, đã thấy rằng phong trào đấu tranh ở các thuộc địa có sức mạnh tiềm tàng, và nếu chia rẽ được các nước thuộc địa với các chính quốc ở phương Tây thì phong trào cộng sản quốc tế sẽ mạnh hơn. Và tất nhiên ông Hồ đã ủng hộ xu hướng này vì muốn giải phóng dân tộc.
BBC: Bà tìm hiểu được gì về quan hệ của ông Hồ khi đó với bà Nguyễn Thị Minh Khai?
Năm 1930 Nguyễn Thị Minh Khai đến Hong Kong và làm việc trong văn phòng của ông Hồ. Và khi đó quan hệ giữa hai người đã bắt đầu. Trong năm 1931, một lá thư của ông Hồ báo cáo rằng ông sẽ lấy Nguyễn Thị Minh Khai làm vợ. Người ta có thể coi đó là một cách nói để giữ bí mật nhưng toàn bộ nội dung lá thư cho thấy ông nói thẳng về sự kiện đó. Rồi đến năm 1934, trước ngày Quốc tế Cộng sản lần 7 tổ chức thì trong các tài liệu về các đại biểu tham gia đại hội đều nói về Nguyễn Thị Minh Khai là vợ của Quốc tức Hồ Chí Minh. Và trong toàn bộ thời gian sau đó khi hai người sống ở Matxcơva hai người là vợ chồng.
BBC: Có những tài liệu như của Hoàng Văn Chí và J. Buttinger nói rằng ông Hồ đã cùng Lâm Đức Thụ tức Nguyễn Công Viễn bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp, đưa đến chỗ Phan Bội Châu bị Pháp bắt ở Thượng Hải năm 1925. Các tài liệu bà tìm ra có ủng hộ cho thuyết này không?
Không. Chỉ có Lâm Đức Thụ là người làm việc đó. Các tài liệu, kể cả của Pháp ở Aix en Provence sau này đều cho thấy Lâm Đức Thụ đã cộng tác với Pháp từ lâu trước đó. Và Lâm Đức Thụ đã báo cho người Pháp biết về chuyến đi của Phan Bội Châu. Còn về thuyết rằng ông Hồ cần loại bỏ Phan Bội Châu như một đối thủ cạnh tranh trong việc kiểm soát phong trào cách mạng Việt Nam ở Nam Trung Quốc là sai. Vì theo tôi, thì trên thực tế, khi đó, ông Hồ đã nắm phần lớn phong trào này và có nhiều điểm đáng nói hơn Phan Bội Châu để thuyết phục người Việt Nam ở Trung Quốc.
BBC: Cho đến nay luôn có hai cách nhìn nhận ông Hồ. Một là ông vốn là một người theo chủ nghĩa dân tộc nhưng phải theo cộng sản để giải phóng dân tộc. Cách nhìn thứ nhì là ông đã trở thành người thực hiện các chỉ thị của Quốc tế Cộng sản và thực sự là một người cộng sản tín điều. Vậy quan điểm của bà là thế nào?
Theo tôi, Hồ Chí Minh tin vào các nguyên tắc giống các chương trình của những người xã hội dân chủ (social democrats), đem lại quyền lợi cho công nhân, ông cũng tin vào vào cải cách ruộng đất nhưng ông đã không đồng ý với một số tín điều như đã không đồng ý với cách thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam trong thập niên 50. Tôi không muốn nói rằng ông không phải là một người cộng sản nhưng theo tôi ông đúng ra là một nhà cách mạng dân tộc chủ nghĩa, tin vào một số ý tưởng về công bằng xã hội và đã chấp nhận một số cách thức hoạt động của cuộc cách mạng Bolshevic.
BBC: Nếu bây giờ ông Hồ còn sống thì theo bà , ông ấy có chấp nhận con đường cộng sản, hay con đường chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày nay không?
Ông Hồ là một người thông minh, có óc thực tiễn. Mố̃i khi đến đâu ông ấy đều nghiên cứu rất kỹ tình hình tại chỗ. Và vì thế, nếu còn sống ngày hôm nay thì tôi đoán rằng rằng ông đây sẽ giữ một số điều trong chương trình chủ nghĩa xã hội, và vứt bỏ những điều khác. Ông ấy sẽ hiểu rất rõ thế giới đã đi về phía trước như thế nào, công nghệ tiến bộ nhanh như thế nào. Tôi tin chắc nếu còn sống ông Hồ sẽ không phải là một người nặng đầu óc ý thức hệ và đóng băng với quá khứ.
BBC: Bà nghĩ thế nào về tư tưởng Hồ Chí Minh do nhà nước Việt Nam hiện nay đang dùng để hỗ trợ về lý luận cho đảng cộng sản sau khi Liên Xô sụp đổ?
Tôi tin rằng bản thân ông Hồ không nhìn nhận những gì ông viết ra là một thứ hệ tư tưởng. Nhưng một số điểm trong cách tiếp cận vấn đề của ông có thể được áp dụng. Ví dụ như nguyên tắc 'Thêm bạn bớt thù". Nhưng những điều đó có trở thành một thứ lý luận có tính đồng nhất, khúc triết không thì tôi không biết. Ông không đặt nặng vấn đề đấu tranh giai cấp lắm mà quan tâm nhiều đến phúc lợi của người dân (people's wellfare).
BBC: Xin cảm ơn bà.
Cuốn sách của bà Sophie Quinn-Judge dựa trên những tài liệu của Pháp và nhất là Quốc tế Cộng sản được giải mật sau khi Liên Xô sụp đổ, đem lại một cái nhìn mới về giai đoạn từ 1919 đến đầu thập niên 40. Đó là lúc ông Hồ hoạt động tại châu Âu, Liên Xô và Trung Quốc. Ban Việt ngữ đài BBC đã có cuộc phỏng vấn với bà. Câu hỏi đầu tiên là điều gì nổi bật bà thấy trong khi nghiên cứu về cuộc đời ông Hồ:
Sophie Quinn-Judge: Về Hồ Chí Minh, sợi chỉ xuyên suốt cuộc đời cách mạng, cuộc đời làm chính trị của ông mà tôi tìm thấy là mong muốn của ông luôn đi tìm một đồng thuận dân tộc. Có thể ông đã là một người cộng sản không tưởng nhưng sau đó, theo ông, để giành được độc lập, và để đánh Pháp và Mỹ sau này Việt Nam cần phải có được một đồng thuận rộng lớn, có được một liên minh dân tộc. Theo tôi đó là đóng góp vĩ đại của ông Hồ Chí Minh.
BBC: Nhưng cũng có những tư liệu và ý kiến cho rằng trong thời gian ở Matxcơva hồi thập niên 20, ông Hồ đã đột nhiên trở thành một người theo phái Stalin. Ông quay sang đả phá đảng cộng sản Pháp để làm vừa vòng Manuilsky, vừa lòng Stalin. Và từ một người theo chủ nghĩa dân tộc ông đã thành một nhà hoạt động theo chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản?
Thời gian ông Hồ đến Matxcơva nửa đầu thập niên 20 là rất phức tạp. Tôi không muốn dán cho ông ta nhãn hiệu Stalinít hay là một nhân vật theo xu hướng quốc tế. Khi đó, đảng cộng sản Pháp giống như các đảng cộng sản khác ở châu Âu chỉ tập trung vào các vấn đề ở châu Âu mà thôi chứ không quan tâm đến các thuộc địa. Nhưng khi đó, Stalin và Manuilsky, người theo ông ta, đã thấy rằng phong trào đấu tranh ở các thuộc địa có sức mạnh tiềm tàng, và nếu chia rẽ được các nước thuộc địa với các chính quốc ở phương Tây thì phong trào cộng sản quốc tế sẽ mạnh hơn. Và tất nhiên ông Hồ đã ủng hộ xu hướng này vì muốn giải phóng dân tộc.
BBC: Bà tìm hiểu được gì về quan hệ của ông Hồ khi đó với bà Nguyễn Thị Minh Khai?
Năm 1930 Nguyễn Thị Minh Khai đến Hong Kong và làm việc trong văn phòng của ông Hồ. Và khi đó quan hệ giữa hai người đã bắt đầu. Trong năm 1931, một lá thư của ông Hồ báo cáo rằng ông sẽ lấy Nguyễn Thị Minh Khai làm vợ. Người ta có thể coi đó là một cách nói để giữ bí mật nhưng toàn bộ nội dung lá thư cho thấy ông nói thẳng về sự kiện đó. Rồi đến năm 1934, trước ngày Quốc tế Cộng sản lần 7 tổ chức thì trong các tài liệu về các đại biểu tham gia đại hội đều nói về Nguyễn Thị Minh Khai là vợ của Quốc tức Hồ Chí Minh. Và trong toàn bộ thời gian sau đó khi hai người sống ở Matxcơva hai người là vợ chồng.
BBC: Có những tài liệu như của Hoàng Văn Chí và J. Buttinger nói rằng ông Hồ đã cùng Lâm Đức Thụ tức Nguyễn Công Viễn bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp, đưa đến chỗ Phan Bội Châu bị Pháp bắt ở Thượng Hải năm 1925. Các tài liệu bà tìm ra có ủng hộ cho thuyết này không?
Không. Chỉ có Lâm Đức Thụ là người làm việc đó. Các tài liệu, kể cả của Pháp ở Aix en Provence sau này đều cho thấy Lâm Đức Thụ đã cộng tác với Pháp từ lâu trước đó. Và Lâm Đức Thụ đã báo cho người Pháp biết về chuyến đi của Phan Bội Châu. Còn về thuyết rằng ông Hồ cần loại bỏ Phan Bội Châu như một đối thủ cạnh tranh trong việc kiểm soát phong trào cách mạng Việt Nam ở Nam Trung Quốc là sai. Vì theo tôi, thì trên thực tế, khi đó, ông Hồ đã nắm phần lớn phong trào này và có nhiều điểm đáng nói hơn Phan Bội Châu để thuyết phục người Việt Nam ở Trung Quốc.
BBC: Cho đến nay luôn có hai cách nhìn nhận ông Hồ. Một là ông vốn là một người theo chủ nghĩa dân tộc nhưng phải theo cộng sản để giải phóng dân tộc. Cách nhìn thứ nhì là ông đã trở thành người thực hiện các chỉ thị của Quốc tế Cộng sản và thực sự là một người cộng sản tín điều. Vậy quan điểm của bà là thế nào?
Theo tôi, Hồ Chí Minh tin vào các nguyên tắc giống các chương trình của những người xã hội dân chủ (social democrats), đem lại quyền lợi cho công nhân, ông cũng tin vào vào cải cách ruộng đất nhưng ông đã không đồng ý với một số tín điều như đã không đồng ý với cách thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam trong thập niên 50. Tôi không muốn nói rằng ông không phải là một người cộng sản nhưng theo tôi ông đúng ra là một nhà cách mạng dân tộc chủ nghĩa, tin vào một số ý tưởng về công bằng xã hội và đã chấp nhận một số cách thức hoạt động của cuộc cách mạng Bolshevic.
BBC: Nếu bây giờ ông Hồ còn sống thì theo bà , ông ấy có chấp nhận con đường cộng sản, hay con đường chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày nay không?
Ông Hồ là một người thông minh, có óc thực tiễn. Mố̃i khi đến đâu ông ấy đều nghiên cứu rất kỹ tình hình tại chỗ. Và vì thế, nếu còn sống ngày hôm nay thì tôi đoán rằng rằng ông đây sẽ giữ một số điều trong chương trình chủ nghĩa xã hội, và vứt bỏ những điều khác. Ông ấy sẽ hiểu rất rõ thế giới đã đi về phía trước như thế nào, công nghệ tiến bộ nhanh như thế nào. Tôi tin chắc nếu còn sống ông Hồ sẽ không phải là một người nặng đầu óc ý thức hệ và đóng băng với quá khứ.
BBC: Bà nghĩ thế nào về tư tưởng Hồ Chí Minh do nhà nước Việt Nam hiện nay đang dùng để hỗ trợ về lý luận cho đảng cộng sản sau khi Liên Xô sụp đổ?
Tôi tin rằng bản thân ông Hồ không nhìn nhận những gì ông viết ra là một thứ hệ tư tưởng. Nhưng một số điểm trong cách tiếp cận vấn đề của ông có thể được áp dụng. Ví dụ như nguyên tắc 'Thêm bạn bớt thù". Nhưng những điều đó có trở thành một thứ lý luận có tính đồng nhất, khúc triết không thì tôi không biết. Ông không đặt nặng vấn đề đấu tranh giai cấp lắm mà quan tâm nhiều đến phúc lợi của người dân (people's wellfare).
BBC: Xin cảm ơn bà.