Nguoi Viet Xau Xi
Đã gửi: Tư T5 07, 2003 5:58 pm
Người Việt xấu xí: Thiếu tính hợp tác
Người Việt xấu xí:
Thiếu tính hợp tác
Nhiều người lớn từ lâu vẫn đùa chơi với một phép tính như thế này: ba người Nga thì bằng một người Do Thái, ba người Do Thái thì bằng một người Việt Nam, nhưng ba người Việt Nam thì... cái phép tính cuối cùng này mỗi người tính một cách, chỉ có chữ "nhưng" là vẫn giữ nguyên ý nghĩa cho phép người tiếp nhận dù không thể cân đo vẫn hiểu được thâm ý của phép so sánh. Lại còn một hình ảnh ví von khác, cũng chẳng biết là từ đâu ra: một người Việt Nam rớt xuống hồ thì tự leo lên được, nhưng ba người thì không, vì người này lên thì người kia kéo xuống...
Chúng mình là kim cương
...Những câu chuyện truyền miệng có tính phóng đại, ai cũng biết thế nhưng giải thích nguyên nhân thì thật khó khăn và thật khó hiểu nổi vì sao.
Cái tính thiếu hợp tác và manh mún, nhiều người còn nói nặng lời là tính đố kỵ nhau, rõ ràng đã là mâu thuẫn với tinh thần đoàn kết, nhất là tình đoàn kết chống ngoại xâm mà dân tộc Việt Nam đã có truyền thống từ bao đời. Hay là để sống cho hoà bình, trong xây dựng và ổn định, mình sống có khó khăn hơn?
Đoàn kết là một truyền thống của dân tộc Việt Nam, truyền thống tốt đẹp ấy không bao giờ mất. Nên cái băn khoăn mà câu hỏi vừa nêu ra tôi giới hạn câu trả lời của mình trong suy nghĩ về người trí thức, không nên suy diễn ra xa hơn nữa.
Tôi xin bắt đầu bằng một kỷ niệm. Năm 1970, tại một hội nghị quốc tế về giáo dục ở Tokyo, một đồng nghiệp Nhật Bản đã nói với tôi trong một cuộc trò chuyện thân mật: "Các ông trí thức Việt Nam giống như những viên kim cương, còn chúng tôi là một bãi cát...". Là một người Việt Nam, tôi nhạy cảm với mọi lời nhận xét của người nước ngoài về nước mình, nhưng lúc đó tôi chỉ nghĩ đó là một lối nói khiêm tốn đặc trưng của người Nhật Bản, và sau đó không ngừng nhắc lại câu nói ấy với các đồng nghiệp trong nước để cùng nhau hởi lòng hởi dạ. Chúng mình là kim cương cơ mà!
Nhưng rồi khi lòng mình lắng lại, dần dần cùng với thực tế, nghĩ thêm và đọc thêm, tôi mới nhận ra hết được ý nghĩa thâm thuý của câu nói ấy. Thì ra ông bạn Nhật Bản muốn nhắc một câu nói của Tôn Dật Tiên, từng ví dân tộc Trung Hoa trước cách mạng là "một bãi cát lỏng lẻo", nhưng cách mạng đã biến họ thành "một tảng đá cứng được hình thành bằng cát trộn với xi măng". Từ đó tôi luôn đặt câu hỏi trí thức Việt Nam có thật, và có nên nghĩ rằng mình là những viên kim cương hay không?
Kim cương thì quý, vì hiếm nên quí chứ không hẳn do công dụng thực tiễn của nó. Nhưng kim cương thì khó đẽo gọt, lại khó có thứ gì như xi măng để có thể kết hợp chúng lại thành "một tảng đá cứng". Mà ai cũng biết tự cho mình là viên kim cương cả nên muốn dùng ánh sáng của riêng mình để tự phát sáng, hay tự phô trương...
Nguyên nhân của sự "khó ngồi với nhau" còn đó, nên khi chưa được sử dụng đúng với vai trò của mình nên hiều khi kim cương lại bị coi là cát. Thời bình cần trí thức nhiều hơn và một trong những điều kiện bắt buộc là họ cũng "ngồi với nhau", là phải cũng hướng đến lợi ích chung, phải quên bớt bản thân mình đi.
Nhiều khi trí thức Nhật Bản mà tôi thấy, khi đứng riêng lẻ ai cũng là người giỏi nhất, nhưng khi họ biết cách làm việc cùng nhau, họ đã làm được những công trình thật sự lớn lao. Quá trình hiện đại hóa càng phát triển lại càng đòi hỏi nơi mỗi cá nhân một sự hợp tác chặt chẽ và đó là một đòi hỏi tất yếu.
Tiến sỹ Dương Thiệu Tống
Anh em nghĩ gì về bài viết này.Chúng mình là KIM CƯƠNG hay la CÁT?nam
[oops]
Người Việt xấu xí:
Thiếu tính hợp tác
Nhiều người lớn từ lâu vẫn đùa chơi với một phép tính như thế này: ba người Nga thì bằng một người Do Thái, ba người Do Thái thì bằng một người Việt Nam, nhưng ba người Việt Nam thì... cái phép tính cuối cùng này mỗi người tính một cách, chỉ có chữ "nhưng" là vẫn giữ nguyên ý nghĩa cho phép người tiếp nhận dù không thể cân đo vẫn hiểu được thâm ý của phép so sánh. Lại còn một hình ảnh ví von khác, cũng chẳng biết là từ đâu ra: một người Việt Nam rớt xuống hồ thì tự leo lên được, nhưng ba người thì không, vì người này lên thì người kia kéo xuống...
Chúng mình là kim cương
...Những câu chuyện truyền miệng có tính phóng đại, ai cũng biết thế nhưng giải thích nguyên nhân thì thật khó khăn và thật khó hiểu nổi vì sao.
Cái tính thiếu hợp tác và manh mún, nhiều người còn nói nặng lời là tính đố kỵ nhau, rõ ràng đã là mâu thuẫn với tinh thần đoàn kết, nhất là tình đoàn kết chống ngoại xâm mà dân tộc Việt Nam đã có truyền thống từ bao đời. Hay là để sống cho hoà bình, trong xây dựng và ổn định, mình sống có khó khăn hơn?
Đoàn kết là một truyền thống của dân tộc Việt Nam, truyền thống tốt đẹp ấy không bao giờ mất. Nên cái băn khoăn mà câu hỏi vừa nêu ra tôi giới hạn câu trả lời của mình trong suy nghĩ về người trí thức, không nên suy diễn ra xa hơn nữa.
Tôi xin bắt đầu bằng một kỷ niệm. Năm 1970, tại một hội nghị quốc tế về giáo dục ở Tokyo, một đồng nghiệp Nhật Bản đã nói với tôi trong một cuộc trò chuyện thân mật: "Các ông trí thức Việt Nam giống như những viên kim cương, còn chúng tôi là một bãi cát...". Là một người Việt Nam, tôi nhạy cảm với mọi lời nhận xét của người nước ngoài về nước mình, nhưng lúc đó tôi chỉ nghĩ đó là một lối nói khiêm tốn đặc trưng của người Nhật Bản, và sau đó không ngừng nhắc lại câu nói ấy với các đồng nghiệp trong nước để cùng nhau hởi lòng hởi dạ. Chúng mình là kim cương cơ mà!
Nhưng rồi khi lòng mình lắng lại, dần dần cùng với thực tế, nghĩ thêm và đọc thêm, tôi mới nhận ra hết được ý nghĩa thâm thuý của câu nói ấy. Thì ra ông bạn Nhật Bản muốn nhắc một câu nói của Tôn Dật Tiên, từng ví dân tộc Trung Hoa trước cách mạng là "một bãi cát lỏng lẻo", nhưng cách mạng đã biến họ thành "một tảng đá cứng được hình thành bằng cát trộn với xi măng". Từ đó tôi luôn đặt câu hỏi trí thức Việt Nam có thật, và có nên nghĩ rằng mình là những viên kim cương hay không?
Kim cương thì quý, vì hiếm nên quí chứ không hẳn do công dụng thực tiễn của nó. Nhưng kim cương thì khó đẽo gọt, lại khó có thứ gì như xi măng để có thể kết hợp chúng lại thành "một tảng đá cứng". Mà ai cũng biết tự cho mình là viên kim cương cả nên muốn dùng ánh sáng của riêng mình để tự phát sáng, hay tự phô trương...
Nguyên nhân của sự "khó ngồi với nhau" còn đó, nên khi chưa được sử dụng đúng với vai trò của mình nên hiều khi kim cương lại bị coi là cát. Thời bình cần trí thức nhiều hơn và một trong những điều kiện bắt buộc là họ cũng "ngồi với nhau", là phải cũng hướng đến lợi ích chung, phải quên bớt bản thân mình đi.
Nhiều khi trí thức Nhật Bản mà tôi thấy, khi đứng riêng lẻ ai cũng là người giỏi nhất, nhưng khi họ biết cách làm việc cùng nhau, họ đã làm được những công trình thật sự lớn lao. Quá trình hiện đại hóa càng phát triển lại càng đòi hỏi nơi mỗi cá nhân một sự hợp tác chặt chẽ và đó là một đòi hỏi tất yếu.
Tiến sỹ Dương Thiệu Tống
Anh em nghĩ gì về bài viết này.Chúng mình là KIM CƯƠNG hay la CÁT?nam
[oops]