Điện thoại mẹ bồng con (cordless phone) là một trong những phát minh tuyệt vời trước khi điện thoại di động ra đời với giá rẻ như hiện nay. Trong bài viết này để ngắn gọn tôi sẽ gọi điện thoại “mẹ bồng con” với tên gọi là “điện thoại không dây”, nhưng bạn đừng lầm lẫn với điện thoại di động. Với một chiếc điện thoại không dây, bạn có thể tự do đi lại và nói chuyện trong phạm vi căn nhà hoặc vườn nhà bạn. Điện thoại không dây cũng có những đặc tính tương tự như điện thoại cố định, trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu xem những chiếc điện thoại này làm việc như thế nào và tại sao lại có rất nhiều loại khác nhau trên thị trường.
Điện thoại không dây V-Tech 2528 2.4 GHz Một chiếc điện thoại không dây về cơ bản là một bộ gồm hai phần : một chiếc điện thoại và một bộ thu phát sóng. Một chiếc điện thoại được cấu thành từ 2 thiết bị : phần base (mẹ) và phần handset (con); chính vì thế mà điện thoại không dây còn được gọi là điện thoại “mẹ bồng con” trong tiếng Việt.
•Phần base : phần này được nối với đường dây điện thoại cố định trong nhà bạn. Phần này có thể xem tương tự như một chiếc điện thoại cố định bình thường có chức năng nhận các cuộc gọi (dưới dạng tín hiệu điện) sau đó chuyển các tín hiệu này sang dạng sóng radio (sóng FM – frequency modulation), sau đó phát tín hiệu này đến
handset.
•Phần handset : nhận tín hiệu phát ra từ
base, chuyển tín hiệu sóng thành tín hiệu điện rồi truyền đến speaker, nơi tín hiệu sẽ được chuyển sang âm thanh mà bạn có thể nghe được. Khi bạn nói,
handset sẽ phát tín hiệu âm thanh của bạn trên một sóng radio FM khác truyền ngược trở về
base.
Base sẽ nhận tín hiệu, chuyển sang tín hiệu điện và truyền đến người nói chuyện qua hệ thống điện thoại.
Base và handset hoạt động trên một cặp tần số nên bạn có thể vừa nghe, vừa nói chuyện đồng thời. Cập tần số này được gọi là
cặp tần số duplex (cặp tần số song công - thực hiện cùng lúc 2 công : nghe và nói).
Sơ lược về lịch sử của điện thoại không dây : Điện thoại không dây xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 1980. Chiếc điện thoại đầu tiên hoạt động ở tần số 27MHz. Chiếc điện thoại đầu tiên này có những khuyết điểm sau :
+ Phạm vi hoạt động hẹp.
+ Chất lượng thoại kém do nhiễu và các tác nhân như vật chắn, thiết bị điện.
+ Bảo mật kém. Do các kênh tần số ít nên người ngoài có thể dễ dàng xen vào cuộc điện đàm khi sử dụng một chiếc điện thoại không dây khác ở cùng kênh .
Năm 1986, hiệp hội thông tin liên bang Mỹ (FCC _ Federal Communication Commission) đã quy định khoảng tần số sử dụng cho điện thoại không dây từ 47 – 49 MHz. Điều này đã làm giảm lượng nhiễu tác động lên điện thoại từ các thiết bị điện và đồng thời giảm công suất cần thiết để vận hành thiết bị. Tuy nhiên điều này vẫn chưa giải quyết triệt để được vấn đề phạm vi hoạt động và chất lượng âm thanh của điện thoại không dây.
Do tần số hoạt động được quy định ở trên nhanh chóng bị đầy nên năm 1990, FCC đã quy định tần số mới là 900MHz cho điện thoại không dây. Khi hoạt động ở tần số cao hơn, chất lượng thoại được cải thiện hơn, truyền tín hiệu xa hơn và có khả năng chọn được nhiều kênh hơn. Tuy vậy giá tiền một chiếc điện thoại không dây vẫn còn khá cao.
Vào năm 1994, điện thoại không dây kỹ thuật số hoạt động ở tần số 900MHz ra đời. Tín hiệu số làm tăng tính bảo mật của điện thoại, chống nghe trộm. Năm 1995, kỹ thuật trải phổ (DSS _ Digital spread spectrum) được áp dụng vào điện thoại không dây. Kỹ thuật trải phổ cho phép tín hiệu số của điện thoại không dây có thể được trải ra trên nhiều tần số khác nhau, vì vậy càng làm tăng tính bảo mật của điện thoại không dây.
Vào năm 1998, FCC đưa ra chuẩn 2.4GHz cho điện thoại không dây. Chuẩn này đã góp phần tăng phạm vi hoạt động của điện thoại và cách ly tần số hoạt động của điện thoại không dây khỏi các thiết bị vô tuyến khác, làm tăng khả năng bảo mật của nó lên một bậc nữa.
Bài viết kế tiếp sẽ trình bày về
Các đặc tính của điện thoại không dây ---------------------------------------
Về câu hỏi của bạn
homeland mình có thể trả lời ngắn gọn như sau :
Về cái gọi là "thông số kỹ thuật" của mạng điện thoại là một khái niệm rất rộng, khó có thể trình bày hết được. Trong thư viện bạn có thể tìm thấy các tiêu chuẩn này được trình bày thành khoảng vài quyển sách dày như từ điển BK vậy. Các thông số kỹ thuật phần cứng của điện thoại cũng như mạng điện thoại, hoặc bất kỳ một hệ thống nào trên thế giới như LAN network, hardware, internet protocol, v.v...đều là chuẩn quốc tế, do một số hiệp hội viễn thông quốc tế quy định. Tuy nhiên không phải chỉ có duy nhất một chuẩn duy nhất mà có thể có nhiều chuẩn tuỳ theo khu vực.
Nếu xét về điện thoại cố định , là mạng điện thoại sử dụng dây truyền dẫn, không phải là truyền qua sóng vô tuyến thì chuẩn ở trên thế giới là như nhau ở mọi nơi. Nếu có khác biệt thì chỉ khác biệt về dịch vụ mà công ty điện thoại cung cấp cho người dùng chứ không khác về cấu tạo phần cứng của chiếc điện thoại (với chức năng nghe - nói). Vì vậy em có thể an tâm cầm chiếc điện thoại cố định ở Nhật về việt nam dùng. Nhưng cùng đừng thắc mắc là tại sao ở Nhật cái điện thoại đó có thể là điện thoại truyền hình mà ở việt nam lại không thể. [grin]
Về chuẩn của điện thoại di động và mạng di động mình sẽ trình bày cụ thể hơn trong một bài viết khác. Chỉ xin nói trước là chuẩn của việt nam và Nhật khác nhau. お楽しみに。