Phục hồi lại răng bị mất!!!
Đã gửi: Chủ nhật T6 03, 2012 1:38 pm
Bạn có sẽ có bao nhiêu sự lựa chọn khi muốn tìm "người bạn mới" cho hàm răng của mình?
Nếu bạn nghĩ có những 28 (or32) cái, mất 1 hay 2 cái thì chẳng đáng bao nhiêu, thì bạn đã sai lầm... chổ trống đó sẽ làm ảnh hưởng đến những răng bên cạnh và răng đối hàm dẫn đến mất cân bằng cho hàm răng của bạn. Bạn nên nhớ, răng vĩnh viễn bắt đầu mọc từ khi ta lên 6-13 tuổi (không tính răng khôn). Nếu tính sống đến 70 tuổi thì bạn phải sài bộ răng của bạn những 64-57 năm... 長いぞ!!!(笑)
theo Trang được biết thì hiện tại chúng ta có 3 cách để điền vào chổ trống cho hàm răng quý giá của mình, nhưng thông thường các nha sỹ thường dựa trên 2 dạng phục hình cơ bản: tháo láp hoặc cố định.
1. Phục hình tháo lắp:
Hàm giả tháo láp
Được thực hiện đối với các trường hợp mất một hay nhiều răng vĩnh viễn.
Bao gồm một nền hàm bằng nhựa nấu hay một khung kim loại nâng đỡ cho các răng giả (vật liệu làm răng giả có thể là nhựa, sứ, composit) thay thế cho các răng đã mất.
Phương pháp này thao tác đơn giản và chi phí thấp, đồng thời dễ dàng vệ sinh vì có thể tháo lắp dễ dàng. Tuy nhiên, phương pháp này ít thẩm mỹ, gây cảm giác khó chịu trong ăn uống và giao tiếp… Nhiều người không thể thích ứng, phải gỡ bỏ sau một thời gian dùng hàm tháo lắp.
hình... hàm giả tháo láp
2. Phục hình cố định
a, Cầu răng
Khi bạn mất một hoặc vài răng mà số răng còn lại đủ số lượng và vị trí thích hợp để nâng đỡ cho răng đã mất.
Phương pháp này thao tác tương đối đơn giản và không quá tốn kém. Tuy nhiên, để gắn cầu, bạn buộc phải chấp nhận mài hai răng bên cạnh để làm trụ. Thông thường, răng trụ được mài một lớp tối thiểu 2,5mm. Trường hợp buộc phải mài sâu, đụng vào tủy răng thì phải chữa tủy, tức là lấy toàn bộ tủy ra ngoài, chấp nhận tổn thương chiếc răng trụ để phục hình.
b, Implant
Phục hình cố định trên implant mới xuất hiện ở VN khoảng năm 1990. Implant khắc phục được nhược điểm của phương pháp phục hình trên, không gây khó chịu và không làm tổn thương răng bên cạnh. Implant có hình dạng như một chiếc đinh vít cắm vào xương hàm để thay thế chân răng cho chiếc răng đã mất. Implant được làm bằng chất liệu titanium, đã được nghiên cứu tính tương hợp sinh học với cơ thể người. Trước đó, bác sĩ chỉ định chụp X-quang và CT Scan ba chiều để đánh giá xương của bạn có đủ để cắm implant hay không. Sau đó tùy theo đánh giá về tình trạng tích hợp xương của imlpant mà nha sĩ sẽ quyết định thời gian thực hiện gắn chiếc răng trên imlpant cho bạn. Đây là giải pháp tốt nhất cho vấn đề “trồng” răng, tuy nhiên, chi phí khá cao (20 - 30 triệu đồng) để có một chiếc răng mới trên implant.
hình... implant
tài liệu tham khảo
bacsi.com
naomidental.com
Nếu bạn nghĩ có những 28 (or32) cái, mất 1 hay 2 cái thì chẳng đáng bao nhiêu, thì bạn đã sai lầm... chổ trống đó sẽ làm ảnh hưởng đến những răng bên cạnh và răng đối hàm dẫn đến mất cân bằng cho hàm răng của bạn. Bạn nên nhớ, răng vĩnh viễn bắt đầu mọc từ khi ta lên 6-13 tuổi (không tính răng khôn). Nếu tính sống đến 70 tuổi thì bạn phải sài bộ răng của bạn những 64-57 năm... 長いぞ!!!(笑)
theo Trang được biết thì hiện tại chúng ta có 3 cách để điền vào chổ trống cho hàm răng quý giá của mình, nhưng thông thường các nha sỹ thường dựa trên 2 dạng phục hình cơ bản: tháo láp hoặc cố định.
1. Phục hình tháo lắp:
Hàm giả tháo láp
Được thực hiện đối với các trường hợp mất một hay nhiều răng vĩnh viễn.
Bao gồm một nền hàm bằng nhựa nấu hay một khung kim loại nâng đỡ cho các răng giả (vật liệu làm răng giả có thể là nhựa, sứ, composit) thay thế cho các răng đã mất.
Phương pháp này thao tác đơn giản và chi phí thấp, đồng thời dễ dàng vệ sinh vì có thể tháo lắp dễ dàng. Tuy nhiên, phương pháp này ít thẩm mỹ, gây cảm giác khó chịu trong ăn uống và giao tiếp… Nhiều người không thể thích ứng, phải gỡ bỏ sau một thời gian dùng hàm tháo lắp.
hình... hàm giả tháo láp
2. Phục hình cố định
a, Cầu răng
Khi bạn mất một hoặc vài răng mà số răng còn lại đủ số lượng và vị trí thích hợp để nâng đỡ cho răng đã mất.
Phương pháp này thao tác tương đối đơn giản và không quá tốn kém. Tuy nhiên, để gắn cầu, bạn buộc phải chấp nhận mài hai răng bên cạnh để làm trụ. Thông thường, răng trụ được mài một lớp tối thiểu 2,5mm. Trường hợp buộc phải mài sâu, đụng vào tủy răng thì phải chữa tủy, tức là lấy toàn bộ tủy ra ngoài, chấp nhận tổn thương chiếc răng trụ để phục hình.
b, Implant
Phục hình cố định trên implant mới xuất hiện ở VN khoảng năm 1990. Implant khắc phục được nhược điểm của phương pháp phục hình trên, không gây khó chịu và không làm tổn thương răng bên cạnh. Implant có hình dạng như một chiếc đinh vít cắm vào xương hàm để thay thế chân răng cho chiếc răng đã mất. Implant được làm bằng chất liệu titanium, đã được nghiên cứu tính tương hợp sinh học với cơ thể người. Trước đó, bác sĩ chỉ định chụp X-quang và CT Scan ba chiều để đánh giá xương của bạn có đủ để cắm implant hay không. Sau đó tùy theo đánh giá về tình trạng tích hợp xương của imlpant mà nha sĩ sẽ quyết định thời gian thực hiện gắn chiếc răng trên imlpant cho bạn. Đây là giải pháp tốt nhất cho vấn đề “trồng” răng, tuy nhiên, chi phí khá cao (20 - 30 triệu đồng) để có một chiếc răng mới trên implant.
hình... implant
tài liệu tham khảo
bacsi.com
naomidental.com