Bạn đang xem trang 10 / 12 trang

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Sáu T2 06, 2009 1:52 am
Viết bởi Ansamurai
Đài Loan nhận chủ quyền Trường Sa

Sau động thái của nghị viện Philippines, đến lượt Đài Loan ra tuyên bố nhắc lại rằng họ có hoàn toàn 'chủ quyền ở quần đảo Trường Sa' tại Biển Đông.

Theo Taiwan News hôm 04/02/2009, Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của họ đối với các đảo và rặng san hô tại Biển Nam Trung Hoa.

Đây là động thái theo sau việc lưỡng viện quốc hội Philippines lần lượt vào các ngày 28/01 và 02/02 thông qua luật sáp nhập các đảo nhỏ và rặng san hô thuộc quần đảo Trường Sa (Nansha hoặc Spratlys) vào lãnh thổ của họ.

Phía Philippines cũng bằng luật do Thượng viện và Hạ viện thông qua, coi các đảo trong tiếng Anh là Macclesfield Bank Islands (Jhongsha) nay thuộc về nước cộng hòa.

Hiện trên thực tế Đài Loan đang làm chủ các đảo họ gọi là Đông Sa và Thái Bình.

Đặc biệt hơn, ngoài việc tái khẳng định chủ quyền, Đài Loan mời Philippines đàm phán về phân định lãnh thổ và lãnh hải tại toàn vùng.

Báo chí trích Thông tấn xã CNA của Đài Loan nói Đài Bắc muốn đàm phán về tranh chấp 'căn cứ vào các nguyên tắc và hiến chương Liên Hiệp Quốc'.

Hiện chưa thấy phản ứng gì từ những nước trong vùng cũng tuyên bố chủ quyền hoặc toàn bộ, hoặc một phần 180 đảo lớn nhỏ và bãi đá, rặng san hộ ở Trường Sa.

Các nước đó, ngoài Đài Loan và Philippines có Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia và cả Brunei.

Philippines chạy đua

Theo báo chí Philippines hôm 03/02/2009, Hạ viện nước nay đã thông qua luật xác nhận chủ quyền ở Trường Sa với số phiếu áp đảo 171-3.

Luật Hạ viện House Bill (HB) 3216 sáp nhập nhóm đảo họ gọi là Kalayaan trong quần đảo Trường Sa và cả Scarborough Shoal vào lãnh thổ biển của Philippines.

Văn bản của Hạ viện có sự khác biệt về một số định nghĩa so với bản của Thượng viện.

Nhưng Thượng nghị sĩ Miriam Defensor-Santiago nói Philippines hành động phù hợp với các tuyên bố trước đó về lãnh thổ, lãnh hải và việc duy trì tình trạng hiện hữu, trừ phi có thay đổi về các đảo này bằng biện pháp hòa bình.

Giới bình luận tin rằng Philippines đang thúc đẩy tìm kiếm, khai thác dầu khí trong vùng với sự tham gia của công ty như Philippine National Oil Co.

Nhưng báo The Nation cũng nói nghị viện Philippines chạy đua với thời gian trước hạn định đưa ra quốc tế định nghĩa mới về thềm lục địa mở rộng của nước này theo Luật Biển quốc tế.

Theo Manila Standard Today, hạn chót này là ngày 13/05/2009 và tờ báo cũng nhắc lại rằng Bắc Kinh đã có công hàm phản đối dự luật HB 3216 ngay từ khi nó được đưa ra thảo luận tháng 12/2009.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2009/02/090205_taiwan_claims.shtml

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Hai T2 23, 2009 4:38 am
Viết bởi Ansamurai
Philippines mời thảo luận về Trường Sa

Philippines sẵn sàng 'thảo luận về Trường Sa ở Liên hiệp quốc' sau khi Trung Quốc và Việt Nam phản đối luật do Quốc hội ở Manila thông qua về đường cơ sở.

Báo Philippines trích lời Quốc vụ khanh báo chí, Cerge Remonde, nói rằng ông biết chuyện Việt Nam cùng các nước khác vốn đang đòi chủ quyền tại vùng Trường Sa sẽ phản đối luật về đường cơ sở .

Nhưng ông Cerge Remonde thậm chí còn 'khuyên các nước này gửi lời phản đối tới liên Liên hiệp quốc'.

Lý do là, theo lãnh đạo Philippines, đây là 'diễn đàn phù hợp':

"Có một diễn đàn thích hợp, và đó chính là Liên hiệp quốc. Chúng tôi sẵn sàng mở cuộc thảo luận tại đó với các nước đòi chủ quyền vì chúng tôi chắc chắn về những tuyên bố đòi chủ quyền các đảo của mình."

Có vẻ như 'lời mời' của Bộ trưởng Philippines đánh dấu một thay đổi quan trọng trong vấn đề tranh chấp biển đảo ở vùng Trường Sa.

Cho tới nay, các nước như Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề trong quan hệ song phương.

Việt Nam tuy liên tục khẳng định chủ quyền và nói cần phải căn cứ vào luật biển cùng các công ước quốc tế, cũng chưa chính thức muốn vấn đề Biển Đông được bàn ở một diễn đàn đa quốc gia.

Báo Manila Standard Today trong bài của Joyce Pangco Pañares hôm 21/02/2009 viết rằng luật về đường cơ sở mà Quốc hội Philippines thông qua coi Trường Sa và Scarborough Shoal là thuộc nhóm đảo của nước họ.

Bài báo cũng nhắc lại lời phản đối hôm 19/02 của Bộ Ngoại giao Việt Nam và cho hay Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Quang Á triệu tham tán Philippines ở Bắc Kinh đến để phản đối.

Hạn chót để nộp lên LHQ các đòi hỏi về chủ quyền quanh quần đảo Trường Sa là ngày 13/03/2009.

Tranh chấp kéo dài?

Nhưng hiện cũng khó đoán trước là kể cả có đưa vấn đề Biển Đông ra Liên hiệp quốc hay một toà án quốc tế thì giải pháp tìm được sẽ ra sao cho Việt Nam.

Giới quan sát cũng nhận định rằng việc tranh tụng quốc tế tại vùng sáu quốc gia tranh chấp nếu xảy ra sẽ kéo dài nhiều năm.

Đây cũng là lý do Trung Quốc và Việt Nam không thích giải pháp này.

Trả lời BBC Tiếng Việt hồi tháng 1/2008 thì Giáo sư Ang Cheng Guan, dạy tại Viện Giáo dục Quốc gia Singapore, 'nghi ngờ khả năng này'.

"Theo tôi, cả Trung Quốc và Việt Nam đều không quen thuộc cũng như không tin tưởng Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice). Giá trị thắng thua quá cao, không ai lại muốn đặt vào tay một nhóm các quan tòa."

Ông cũng nói vì trong vụ này có rất nhiều hòn đảo và như vậy Tòa án sẽ phải mất nhiều năm mới giải quyết xong.

Trước mắt, điều chắc chắn là 'lời mời' ra diễn đàn LHQ của Philippines đang thu hút dư luận chính nước họ và trong khu vực.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/02/090221_spratlys_vietphilipin.shtml

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Hai T3 02, 2009 1:25 am
Viết bởi Ansamurai
Biển Đông mà kể dzô.

Hải quân Trung Quốc và dự tính "chia đôi Thái Bình Dương"

http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/O-Cua-Chau-A/Hai-Quan-Trung-Quoc-Va-Du-Tinh-Chia-Doi-Thai-Binh-Duong.html

(Toquoc) - Trung Quốc đề nghị cùng Mỹ “chia đôi Thái Bình Dương” và tính 3 nước cờ trước tuyên bố mới đây của Philippines.

Tờ Thái dương và tờ Đông phương (Hong Kong) gần đây cho rằng hải quân Trung Quốc đã và đang thực hiện một loạt hành động bố trí mang tầm chiến lược, khiến Mỹ đặc biệt quan tâm. Vì Mỹ từ sau Chiến tranh Triều Tiên đến nay là nước giữ vai trò chủ đạo về quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dư luận cho rằng những hành động này của hải quân Trung Quốc là những bước đi đầu tiên hướng tới "chiến lược nước xanh", tức là xây dựng lực lượng hải quân thành hải quân viễn dương.

Bước đi đầu tiên hướng tới "chiến lược nước xanh”

Tháng 12/2008, hải quân Trung Quốc điều động ba chiến hạm tới vùng biển Somali, tham gia hoạt động hộ tống tàu thuyền qua lại vùng biển này; tiếp đó hai tàu thăm dò hải dương của Trung Quốc đã phá vỡ sự phong tỏa của Nhật Bản, tiến sâu vào vùng biển phụ cận đảo Điếu Ngư, thực hiện khảo sát, khiến Nhật Bản bị bất ngờ. Cũng trong thời điểm này, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc công khai nói tới khả năng Trung Quốc nghiên cứu chế tạo tàu sân bay, ngoài ra, Tư lệnh lực lượng hải quân Trung Quốc, Ngô Thắng Lợi, đã thăm một số nước xung quanh Trung Quốc. Các hành động này của hải quân Trung Quốc là những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang từng bước thay đổi, thậm chí bỏ chiến lược "phòng ngự biển gần", chuyển sang phát triển theo hướng "hải quân viễn dương".


(Tướng Mỹ thăm một cơ sở hải quân Trung Quốc)

Thực tế hiện nay, ngoài nguồn dầu mỏ tại khu vực Trung Á, tuyệt đại đa số dầu mỏ mà Trung Quốc nhập khẩu từ bên ngoài đều phải vận chuyển qua đường biển, trong đó có một phần rất lớn được vận chuyển qua Eo biển Malacca. Bảo vệ lợi ích dầu mỏ nhập khẩu là một nhiệm vụ quan trọng đối với lực lượng hải quân Trung Quốc. Ngoài ra, trong vấn đề chủ quyền biển đảo, Trung Quốc vẫn đang tranh chấp chủ quyền với hầu hết các nước có biển giáp với Trung Quốc. Khu vực biển Đông vẫn tồn tại những điểm nóng mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực. Tại khu vực biển Hoa Đông, tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản về đảo Điếu Ngư đã không ít lần khiến quan hệ hai nước căng cẳng. Để giải quyết những vấn đề này, chiến lược "hải dương nước xanh" cùng với lực lượng hải quân hùng mạnh, đủ sức tác chiến tại vùng biển xa là mục tiêu Trung Quốc ráo riết theo đuổi.

Mới đây, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Tướng Timothy J. Keating công khai nhận định rằng một loạt hành động mang tầm chiến lược gần đây của hải quân Trung Quốc cho thấy tham vọng hải dương của Trung Quốc rất lớn. Hải quân Mỹ cho rằng tàu chiến của hải quân Trung Quốc tiến vào vùng biển Somali thực sự là bước tập dượt đầu tiên hướng tới xây dựng một lực lượng "hải quân viễn dương" của Trung Quốc. Khi Trung Quốc có tàu sân bay, trong tương lai, rất có thể sẽ rơi vào tình trạng Trung Quốc quản lý Tây Thái Bình Dương (tức là vùng biển Đông Á), còn Mỹ sẽ quản lý Đông Thái Bình Dương!

Hiện thực đang đòi hỏi Trung Quốc phải vừa phát triển kinh tế, vừa tăng cường sức mạnh quân sự, tập trung ưu tiên cho hải quân và không quân. Tuy nhiên, hướng tới một "chiến lược nước xanh" và xây dựng lực lượng "hải quân viễn dương" hiện vẫn là thách thức rất lớn đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, đà tăng trưởng kinh tế nhanh, cũng như vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế ngày càng nâng cao sẽ là nền tảng để Trung Quốc đạt được mục tiêu này.

Trung Quốc đề nghị chia đôi Thái Bình Dương

Theo Tapei Times, ngày 22/2/2009, Đô đốc Timothy Keating đã bày tỏ một chút ngạc nhiên trước tuyên bố quá nhanh của bà Clinton tại Bắc Kinh về hợp tác quân sự Mỹ - Trung. Lầu Năm Góc và Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương đồng ý trên nguyên tắc nối lại trao đổi quân sự với Quân Giải phóng bị ngưng lại tháng 10/2008 sau khi Mỹ đồng ý bán hơn 6 tỷ USD vũ khí cho Đài Loan. Tuy vậy, các nhìn nhận về hợp tác quân sự vẫn còn khác nhau. Phát biểu sau chuyến thăm Thái Lan, Hong Kong và Hàn Quốc tuần qua, Đô đốc Keating cho biết một tướng Trung Quốc đã đề nghị với ông rằng hai nước nên chia đôi Thái Bình Dương, theo đó, Trung Quốc sẽ "lo gìn giữ hòa bình từ Hawaii về phía Tây, còn Mỹ lo từ Hawaii sang phía Đông". Nhưng Đô đốc Keating nói ông đã trả lời "No, thanks!" (Không, xin cảm ơn). Ông cũng nói tham vọng xuất xưởng hai tàu sân bay trong năm 2015 của Trung Quốc không dễ thực hiện và điều khiển hàng không mẫu hạm sẽ còn khó hơn.

Với điệu tango Trung-Mỹ, nơi sự gắn kết không đến từ trái tim mà từ nhu cầu kinh tế, năng lượng, chắc còn phải đợi có thêm thời gian nữa mới thấy kết quả. Gần đây, người ta hay nói đến liên minh Chimerica (do sử gia Niall Ferguson đưa ra - biểu tượng của sự chắp ghép Trung Quốc và Mỹ), nơi đồng tiền không phải là petrodollar mà là Sinodollar, ám chỉ sự lệ thuộc Trung - Mỹ về hàng hóa, đầu tư và hàng trăm tỷ đô la trái phiếu Kho bạc Mỹ mà Trung Quốc đang nắm.

Theo một bài thuyết trình của một học giả Mỹ tại Đại học Texas gần đây, từ khoảng 20 năm trở lại đây, Trung Quốc đã sử dụng một công thức tổng hợp để thực hiện tham vọng của mình: (i) tấn công quân sự qui mô nhỏ; (ii) thực hiện đơn phương thăm dò và khai thác tài nguyên trên vùng tranh chấp; (iii) đe doạ bằng vũ lực đối với ngư dân hoặc sử dụng sức ép kinh tế đối với các tập đoàn dầu khí quốc tế nhằm ngăn chặn các đối thủ tiến hành khai thác tài nguyên ở vùng tranh chấp; (iv) chia rẽ các nước trong khu vực bằng kinh tế và ngoại giao; (v) tuyên truyền chủ quyền và thái độ cứng rắn của họ đối với vấn đề biển Đông trên toàn thế giới để các nước phải e ngại.

Công thức này của Trung Quốc có mục tiêu hướng vào việc thiết lập chủ quyền của họ đối với biển Đông trên thực tế (de facto), mặc dù về mặt pháp lý (de jure) điều này không biện hộ được.

Các nước Đông Nam Á ở thế yếu

Theo học giả trên, các nước ASEAN đã tỏ ra rất yếu trong việc đưa vấn đề tranh chấp này ra công luận quốc tế, trong khi Trung Quốc đã làm tốt việc tuyên truyền về chủ quyền của họ. Do vậy,  các nước ASEAN có tranh chấp không được công luận quốc tế ủng hộ như đối với Trung Quốc. Ngoài ra, các nước Đông Nam Á thường phản ứng rất yếu trước các bước đi của Trung Quốc. Đứng một mình, mỗi nước ASEAN đều yếu hơn Trung Quốc về mọi mặt. Nhiều nước ASEAN lại đang rơi vào khủng hoảng, nên không hợp tác được với nhau.


(Soái hạm của hải quân Phillipines)

Vì vậy, việc Phủ Tổng thống Philippines ngày 19/2 cho biết, sẽ đưa những tranh chấp về chủ quyền liên quan đến quần đảo Nam Sa ra Liên hợp quốc giải quyết đã làm dấy lên sự phản đối mạnh mẽ tại Trung Quốc.

Theo Tinh đảo hoàn cầu (Hong Kong), ngày 21/2, chuyên gia về vấn đề hải quân Bắc Kinh cho rằng, Trung Quốc có thể đi ba nước cờ: Một là đẩy nhanh việc xác định đường cơ sở lãnh hải; hai là tăng cường hữu hiệu việc quản lý và khống chế hành chính; ba là tăng cường chuẩn bị tác chiến trên biển về vũ khí và huấn luyện, bảo vệ quyền của Trung Quốc. Chuyên gia hải quân nêu trên cho rằng, công tác xác định đường cơ sở lãnh hải của Trung Quốc vẫn đang được tiến hành trong những năm gần đây, tiến triển tại Hoàng Hải và Đông Hải tương đối nhanh, xác định tọa độ địa lý, kinh độ, vĩ độ căn cứ theo Công ước luật biển Liên hợp quốc cũng như sự phát triển, diễn biến và tập quán lịch sử. Tiến triển tại những vùng biển đang có tranh chấp tương đối chậm. Cách làm thông qua lập pháp xác định đường cơ sở lãnh hải lần này của Philippines cũng đã cảnh tỉnh Trung Quốc cần đẩy nhanh công tác xác định đường cơ sở lãnh hải nhằm tăng cường tính bảo đảm về pháp lý đối với quyền lợi chủ trương, cũng như đảm bảo căn cứ trong giao thiệp ngoại giao.

Các nhà quan sát cho rằng bây giờ mà xung đột quân sự trên biển thì lại tạo cớ cho Mỹ mở rộng ảnh hưởng ra Đông Nam Á và ảnh hưởng đến việc triển khai chủ thuyết “thế giới hài hòa”, “các bên cùng thắng” của lãnh đạo Bắc Kinh. Trong cuộc tranh chấp, các nước nhỏ có công cụ hoặc đòn bẩy nào tất nhiên sẽ dùng cái đó. Điều đang làm Trung Quốc e ngại phần nào, đó là Mỹ. Sau chiến tranh Việt Nam, Mỹ rút ra khỏi khu vực này. Cứ mỗi cuộc xung đột mà Trung Quốc tiến hành trên biển mười mấy năm qua, Mỹ lại tăng cường hiện diện trở lại khu vực này của thế giới. Mới đây, khi đề cập đến sức mạnh tăng lên hải quân Trung Quốc tác động thế nào đối với vị trí Mỹ tại Tây Thái Bình Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Gates tuyên bố trước Quốc hội, Mỹ sẵn sàng đương đầu với bất kỳ "mối đe dọa quân sự nào của Trung Quốc trong thời gian tới"./.

Linh Hương (Gt)

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Ba T3 10, 2009 8:45 am
Viết bởi Ansamurai
Việt - Mỹ thảo luận về an ninh trên Biển Đông

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Robert Willard, đang thăm và làm việc tại Hà Nội. Ông cho biết Mỹ và Việt Nam chia sẻ quan tâm về an ninh hàng hải, chống hoạt động bất hợp pháp trên biển cũng như các khả năng hợp tác rộng rãi khác.

Trao đổi với báo chí chiều 9/3 tại Hà Nội, Đô đốc Robert Willard nói ông thảo luận với quan chức quốc phòng Việt Nam về an ninh trên Biển Đông, theo đó Mỹ mong muốn các bên sẽ tìm ra giải pháp hòa bình cho vấn đề.

Về lĩnh vực hợp tác chung, Đô đốc cho biết Mỹ và Việt Nam chia sẻ quan tâm về an ninh hàng hải, chống hoạt động bất hợp pháp trên biển như ma túy, khủng bố cũng như các khả năng hợp tác rộng rãi khác. Trong đó, cứu trợ thảm họa trên biển hiện là ưu tiên hợp tác hàng đầu.

"Chúng tôi rất hài lòng với nhịp độ hợp tác mà Việt Nam mong muốn. Quan hệ giữa quân đội hai nước đang tiến triển tốt đẹp, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm hai bên có điểm chung và mối quan tâm như thế nào. Mỹ sẽ giúp Việt Nam trong những lĩnh vực Việt Nam mong muốn",ông nói.

Đô đốc hải quân Mỹ cũng ấn tượng về bước phát triển của hải quân Việt Nam thông qua các hoạt động như đóng tàu, mua thêm tàu quân sự góp phần củng cố năng lực của hải quân Việt Nam.

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ cũng cảm ơn Chính phủ Việt Nam về những nỗ lực trợ giúp tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh. Ông mong muốn tiếp tục thúc đẩy các chuyến thăm của tàu hải quân Mỹ đến Việt Nam thời gian tới.

* Xuân Linh

http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/03/834991/


Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Tư T3 11, 2009 12:29 am
Viết bởi Ansamurai
Sau một ngày báo chí VN treo tít  "Việt - Mỹ thảo luận về an ninh trên BD", điệu tango Trung-Mỹ lại được nổi lên.

Tàu TQ bị cáo buộc gây hấn

Chính phủ Hoa Kỳ nói năm tàu Trung Quốc đã tiến tới quá gần một tàu thăm dò đại dương không có trang bị vũ khí của Mỹ đang hoạt động tại khu vực biển Đông.

Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố tàu thăm dò của Mỹ hoạt động bất hợp pháp tại vùng biển của Trung Quốc.

Các quan chức Mỹ nhận xét sự việc hôm Chủ nhật diễn ra trong bối cảnh các tàu Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng.

Phát ngôn nhân của Lầu Năm góc nói hành động của Trung Quốc đã vi phạm luật lệ quốc tế về sử dụng lãnh hải.

Mỹ cũng cho hay đã chính thức gửi phản đối tới tùy viên quân sự Trung Quốc tại bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.


Trong ảnh, một tàu Trung Quốc ở gần tàu Mỹ, trong sự kiện hôm chủ nhật . Ảnh do Hải quân Mỹ chụp. Ảnh: AP.

Vụ việc xảy ra khi tàu thăm dò đại dương USNS Impeccable của Hoa Kỳ đang hoạt động thường lệ tại lãnh hải quốc tế cách đảo Hải Nam 75 dặm (120km) về phía Nam.

Lầu Năm góc viết trong một thông cáo rằng tàu của Trung Quốc đã vây quanh tàu Impeccable "một cách hung hăng trong nỗ lực rõ ràng là gây hấn tàu Hoa Kỳ".

Phản ứng trước cáo buộc này, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc nói tại cuộc họp báo hôm thứ Ba: "Cáo buộc của Hoa Kỳ hoàn toàn không đúng sự thật, lẫn lộn đúng sai và không thể chấp nhận được".

Ông Mã nói tàu USNS Impeccable, đã vi phạm luật lệ quốc tế và Trung Quốc khi vào biển Nam Hải mà "không được phép".

Tàu Impeccable có nhiệm vụ thăm dò các vật cản dưới sâu đối với tàu chiến Mỹ.

Việc các tàu hải quân của các nước gây hấn với nhau trong vùng biển quốc tế không phải là không hay xảy ra, nhưng việc Washington bày tỏ quan ngại trong vụ này một cách công khai như vậy cho thấy sự lo lắng của Mỹ.

Phun vòi rồng

Tàu Impeccable đã dùng vòi rồng phun lên một trong các tàu Trung Quốc để bắt tàu này rút lui.

Thế nhưng theo bộ Quốc phòng Mỹ, các thủy th̉ủ Trung Quốc đã cởi quần áo ngoài và tiến tới gần tàu Hoa Kỳ tới dưới 8m.

Lầu Năm góc nói trong các tàu của Trung Quốc có một tàu thăm dò tình báo, một tàu tuần dương của bộ Hải sản, một tàu tuần dương của Cục Hải dương học và hai tàu đánh cá nhỏ.

Khi tàu Impeccable phát tín hiệu xin mở đường để rút khỏi khu vực, hai tàu Trung Quốc đã ném gỗ xuống nước, khiến tàu Hoa Kỳ phải dừng khẩn cấp.

Người phát ngôn cho quân đội Mỹ Stewart Upton nói: "Hành động thiếu tính chuyên nghiệp của tàu Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế

về quyền và an toàn của các bên khác trong sử dụng vùng biển quốc tế".


Tàu Trung Quốc được cho là áp sát tàu hải quân Mỹ. Ảnh: AP.

"Chúng tôi trông đợi phía Trung Quốc hành động một cách có trách nhiệm và tránh các hành động khiêu khích có thể dấn tới sai sót hoặc va chạm trên biển."

Lầu Năm góc cũng đưa ra ba sự kiện liên quan tới hải quân Trung Quốc hồi tuần trước:

   * Hôm thứ Tư, một tàu tuần tra của bộ Hải sản Trung Quốc đã sử dụng đèn cao áp chiếu thẳng vào tàu thăm dò đại dương USNS Victorious của Mỹ tại Hoàng Hải và một hôm sau đó, máy bay thăm dò hải dương Y-12 của Trung Quốc cũng bay vòng quanh trên đầu Victorious.

   * Hôm thứ Năm, một tàu Trung Quốc đã lại gần tàu Impeccable mà không báo trước và lại gần tới khoảng 100m, sau khi máy bay Y-12 của Trung Quốc cũng quần đảo trên đầu.

   * Thứ Bảy, tàu thu thập tin tình báo của Trung Quốc đã khiêu khích tàu Impeccable qua vô tuyến điện, nói hoạt động của tàu này là bất hợp pháp và bắt Impeccable phải rút lui nếu không sẽ "phải chịu hậu quả".

Thử thách cho Obama?

Phóng viên BBC Kevin Connolly tại Washington nói điều đáng chú ý là việc hải quân Mỹ nói tàu Trung Quốc đã vượt qua ranh giới thông thường để đuổi và gây hấn với tàu Impeccable.

Phóng viên của chúng tôi nhận định có thể Trung Quốc đang muốn thử thái độ của tân chính phủ Mỹ, giống như đã từng làm ngay sau khi George W Bush lên nhậm chức năm 2001.

Khi đó Trung Quốc đã giữ các phi công một máy bay Hoa Kỳ vừa đụng chạm với chiến đấu cơ của Trung Quốc và phải hạ cánh xuống đảo Hải Nam trong 11 ngày, gây bất đồng nghiêm trọng giữa hai bên.

Tuy nhiên trong khi quan hệ Trung-Mỹ là vô cùng phức tạp, cạnh tranh về quân sự đang bị đẩy về đằng sau vì Mỹ đang cần Trung Quốc giúp trang trải nợ nần và cân bằng ngân sách.

Một số chuyên gia quốc phòng khu vực, như giáo sư Carlyle Thayer từ Học viện Quốc ph̀òng Australia cho vụ hôm Chủ nhật chỉ là một dạng 'gây hấn nhẹ.

Ông Thayer nói hiện còn chưa rõ liệu quyết định của phía Trung Quốc được đưa ra từ trung ương hay chỉ là của các chỉ huy hải quân đóng trên đảo Hải Nam.

"Vào thời điểm này tôi không nghĩ việc xảy ra là nhằm thử thách chính quyền Obama. Ngoại trưởng Clinton vừa đi thăm Bắc Kinh, Tổng thống Obama và người đồng nhiệm Trung Quốc cũng đang có kế hoạch gặp nhau vào tháng tới."

Giáo sư Thayer cho rằng tất cả các chỉ dấu nói trên cho thấy một sự nỗ lực trong kiến tạo quan hệ và "Có thể chính phủ Trung Quốc sẽ phải yêu cầu quân đội giải thích về hành động vừa rồi của mình".

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/03/090310_us_china_navy.shtml

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Sáu T3 13, 2009 1:22 pm
Viết bởi Ansamurai
Việt Nam phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh thổ

Chiều 12/3, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: Việt Nam hết sức quan ngại và phản đối việc Trung Quốc cho phép Công ty TNHH du lịch quốc tế Châu Giang, Hải Nam của nước này mở tour du lịch ra đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng, lập trường của Việt Nam về vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là rõ ràng. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này.

"Việt Nam hết sức quan ngại và phản đối việc Trung Quốc cho phép Công ty du lịch quốc tế Châu Giang mở tour du lịch ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam", ông Lê Dũng nói.



Người phát ngôn nhấn mạnh: "Việc này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên".

Người phát ngôn Lê Dũng khẳng định: Trước sau như một, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, cũng như thỏa thuận chung đạt được giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Trung Quốc.

* Xuân Linh

http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/03/835672/

Và một vài tin liên quan :

Tiếp tục rắc rối vụ tàu Mỹ-Trung (BBC)

Luật mới của Philippines làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông (VNN)

TQ-VN phản đối về Trường Sa (BBC)


̣Đường đỏ là vùng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền; Đường xanh là các khu vực kinh tế EEZ theo Công ước LHQ về luật biển; Các đảo xám là nơi có tranh chấp. (BBC)

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Chủ nhật T3 15, 2009 1:43 am
Viết bởi HS_Team
Washington hôm qua bày tỏ sự bất bình và thông báo rằng 5 con tàu của Trung Quốc đã áp sát tàu của Hải quân Mỹ trên Biển Đông. Bắc Kinh chưa phản hồi về cáo buộc này.
Trong ảnh, một tàu Trung Quốc ở gần tàu Mỹ, trong sự kiện hôm chủ nhật . Ảnh do Hải quân Mỹ chụp. Ảnh: AP.
Lầu Năm Góc cho biết sự việc diễn ra ở Biển Đông hôm chủ nhật, cách đảo Hải Nam khoảng 120 km về phía nam. "Đây là một hoạt động khiêu khích nguy hiểm và không chuyên nghiệp", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Bryan Whitman phát biểu.
Whitman còn cho hay có lúc một tàu của Trung Quốc chỉ cách tàu Mỹ USNS Impeccable khoảng 7,5 mét. Thủy thủ Trung Quốc vẫy quốc kỳ nước họ và yêu cầu người Mỹ rời khỏi vùng biển này.
Mỹ đã gửi phản đối tới các quan chức Trung Quốc, và tới tùy viên quân sự Trung Quốc ở Washington.
Tàu Trung Quốc được cho là áp sát tàu hải quân Mỹ. Ảnh: AP.
Nhà Trắng yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng luật hàng hải quốc tế và cho biết Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động hải quân tại nơi mà Mỹ cho là là vùng hải phận quốc tế. "Chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động trong vùng biển quốc tế và mong đợi Trung Quốc tuân theo luật hàng hải", phát ngôn viên Nhà Trắng Robert Gibbs nói.
Lầu Năm Góc cho biết tàu Impeccable có một thủy thủ đoàn dân sự, đang thu thập "số liệu dưới lòng biển".
Một nhà lập pháp thuộc phe Cộng hòa gọi đây là "bài thử" đối với Tổng thống Mỹ Barack Obama, chỉ vài tuần trước khi ông gặp Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vào tháng 4.
Quan hệ Trung - Mỹ từng lâm vào khủng hoảng hồi tháng 4/2001 sau khi máy bay trinh sát của Mỹ đụng phải phi cơ chiến đấu của Trung Quốc. Vụ đụng độ khiến phi công Trung Quốc thiệt mạng và máy bay của Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. 24 thành viên phi hành đoàn trên phi cơ này bị giữ ở đây 11 ngày.
Hải Ninh (theo AFP)
http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2009/03/3BA0CBBA/
     

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Chủ nhật T3 15, 2009 1:47 am
Viết bởi HS_Team
      
     
VIT - Tàu tuần tra ngư nghiệp lớn nhất và có tốc độ nhanh nhất của Trung Quốc sẽ ra khơi thực hiện sứ mệnh “khó khăn” tại khu đặc quyền kinh tế của nước này tại biển Đông.Wu Zhuang, Giám đốc Ban quản lí Các vấn đề ngư nghiệp và cảng cá trên Biển Đông, cho biết: “Tàu tuần tra này sẽ đảm bảo chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông cũng như bảo vệ quyền và lợi ích trên biển của quốc gia. Chúng tôi sẽ mở rộng hạm đội tàu tuần tra ngư nghiệp trong vòng 3-5 năm tới.”

Theo ông Wu, tàu mang số hiệu 311 này có trọng tải 4.450 tấn và tốc độ tối đa đạt 20 hải lý (37km)/giờ.

Yang Jian, quan chức thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, cho rằng sứ mệnh đảm bảo lợi ích trên biển của Trung Quốc là “khó khăn”.

Trong khi đó, hôm 12/3, một quan chức Mỹ tiết lộ: Mỹ đã quyết định cho các tàu khu trục được trang bị vũ khí hộ tống các tàu do thám Mỹ hoạt động tại biển Đông sau khi xảy ra cuộc đối đầu căng thẳng giữa tàu Mỹ và tàu Trung Quốc hồi cuối tuần qua.

Chính phủ Mỹ cho biết các tàu Trung Quốc đã quấy rối ngay trước tàu do thám của Hải quân Mỹ - Impeccable – hôm 08/3, buộc tàu Mỹ phải hành động kịp thời để tránh xung đột.

Theo quan chức trên, một ngày sau vụ va chạm đó, tàu khu trục USS Chung-Hoon đã hộ tống Impeccable – tàu không được trang bị vũ khí được thiết kế để theo dõi các tàu ngầm bằng thiết bị phát hiện tàu ngầm – tại khu vực tương tự.

Chính phủ Mỹ đã ngay lập tức lên tiếng phản đối giới chức Trung Quốc sau vụ đụng độ xảy ra ở khu vực cách phía Nam đảo Hải Nam 75 dặm (120km) hôm 08/3.

Bắc Kinh bác bỏ bản báo cáo của Mỹ và yêu cầu Mỹ chấm dứt cái mà họ gọi là các hành động bất hợp pháp tại biển Đông. Trung Quốc xác nhận khu vực này là một phần khu đặc quyền kinh tế của họ. Trong khi đó, Washington khẳng định khu vực này là một phận hải phận quốc tế và rằng các tàu Mỹ có quyền hợp pháp để hoạt động ở đó.


Nguồn tin

Thu An (Theo China Daily)
Tin dịch

Nguồn: http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/...26/default.htm

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Chủ nhật T3 15, 2009 1:48 am
Viết bởi HS_Team
"Đụng độ" Mỹ-Trung trên biển: Bề nổi của tảng băng chìm

Vụ "quấy rối" tàu thăm dò quân sự Impeccable thuộc Hải quân Mỹ tại Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Trung Quốc ở biển Đông chỉ là phần nổi của tảng băng những bất đồng về luật biển giữa Trung Quốc và Mỹ. Thực tế, đây không phải là sự cố đầu tiên kiểu như thế này và nếu hai bên không thể thương lượng để đi đến một thoả hiệp thì đây chắc chắn cũng không phải là sự cố cuối cùng.


Thành viên một tàu đánh cá Trung Quốc đang sử dụng lưỡi câu sắt nhằm làm thủng một lưới định vị âm thanh của tàu USNS Impeccable hôm 8/3. Quân đội Mỹ cho hay, tàu Impeccable đang tiến hành các hoạt động như thường lệ ở hải phận quốc tế thuộc biển Đông cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 70 dặm về phía nam thì bị 5 tàu của Trung Quốc "quấy rối". (Ảnh AFP)

Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các nghiên cứu khoa học hàng hải tại một vùng EEZ ngoại quốc chỉ có thể được thực hiện với sự chấp thuận của nước ven biển. Lí do là những hoạt động nghiên cứu như vậy có thể liên quan trực tiếp tới việc thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các nguồn tài nguyên của nước ven biển. Việc nghiên cứu cũng phải được tiến hành vì các mục đích hoà bình.

Trung Quốc đã phê chuẩn Công ước của LHQ. Mỹ chưa làm điều này mặc dù vẫn nhất quyết rằng phần lớn văn bản này là luật tập tục mang tính ràng buộc.

Trung Quốc khẳng định những gì Mỹ đang xúc tiến phải theo các điều khoản khoa học hàng hải của Công ước LHQ và rằng nước này đã không trao cho Mỹ sự chấp thuận cần thiết.

Tuy nhiên, Mỹ lại phân biệt giữa nghiên cứu khoa học hàng hải đòi hỏi phải có sự cho phép với các cuộc khảo sát quân sự và thủy văn học được đề cập riêng rẽ trong Công ước. Mỹ nhất quyết rằng các hoạt động được đề cập ở vế sau không đòi hỏi sự cho phép và rằng chúng là biểu hiện cho tự do trong ngành hàng hải và "các hoạt động khai thác khác trên biển đúng theo luật pháp quốc tế" được Công ước bảo vệ.

Những người chỉ trích quan điểm này chỉ ra rằng việc thu thập thông tin dù chỉ dùng cho các mục đích quân sự cũng có thể vô tình hoặc cố ý làm lộ các nguồn tài nguyên trong khu vực. Họ cũng biện luận rằng một quốc gia không phê chuẩn Công ước sẽ không có nhiều tín nhiệm để viện dẫn văn bản này theo hướng làm lợi cho mình.

Lập luận của các bên

Nhiệm vụ của tàu Impeccable là sử dụng các lưới định vị âm thanh và siêu âm tần số thấp, cả bị động lẫn chủ động, để phát hiện và theo dõi những hiểm hoạ dưới mặt nước.

Trung Quốc cho rằng việc thu thập thông tin như trên là "sự chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu" và tiếp đó là hăm doạ sử dụng vũ lực - một vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc và chắc chắn không phải việc khai thác biển vì mục đích hoà bình như quy định trong Công ước LHQ.

Mỹ phản biện rằng việc thu thập dữ liệu của nước này chỉ đơn thuần mang tính phòng vệ và chắc chắn không phải là một đe doạ sử dụng vũ lực.

Liên quan đến cuộc va chạm mới đây ở biển Đông, Trung Quốc tuyên bố các tàu của họ không tấn công tàu Impeccable mà đơn giản chỉ cố gắng buộc tàu thăm dò quân sự Mỹ chấm dứt việc xâm phạm cái mà Trung Quốc gọi là luật pháp quốc tế cũng như luật pháp của nước này, và rời khỏi khu vực.

Phía Mỹ biện luận rằng theo Công ước, Trung Quốc phải "tôn trọng thích đáng" các quyền hoạt động và khai thác hàng hải của nước này; và rằng "quấy rối" tàu của Mỹ, đặc biệt là một tàu hải quân có quyền miễn trừ chủ quyền, là vi phạm nguyên tắc tôn trọng luật pháp.

Sự khác biệt giữa các cách phân loại hoạt động khảo sát và nghiên cứu khoa học hàng hải không chỉ xoay quanh mục đích và chủ định thu thập thông tin.

Giá trị kinh tế tiềm năng và tính hữu dụng của các thông tin đối với nước ven biển cần phải được cân nhắc, và sẽ rất khó để biện minh rằng các thông tin quân sự hoặc thuỷ văn học thu thập được hôm nay sẽ không có giá trị gì trong tương lai. Tiêu chuẩn về sự cho phép (của nước ven biển) có thể công nhận cả mục đích của hoạt động và sự thích đáng của các nguồn thông tin thu thập.

Vấn đề thực chất

Tuy nhiên, vấn đề thực sự ở đây tất nhiên là lực lượng hải quân đang mở rộng ngoài khơi của Trung Quốc cũng như căn cứ tàu ngầm quan trọng của họ ở đảo Hải Nam.

Trung Quốc thực sự muốn bảo vệ "các bí mật" của nước này trong khu vực kể cả những hoạt động và khả năng của đội tàu ngầm cũng như hình thái học của đáy biển. Trong khi đó, Mỹ muốn biết càng nhiều càng tốt về các khả năng của tàu ngầm Trung Quốc cũng như khu vực mà họ có thể cần phải tranh đấu vào một ngày nào đó.

Vì vậy, các sự cố như trên nhiều khả năng sẽ còn lặp lại và trở nên nguy hiểm hơn và chúng sẽ không liên quan tới mình Mỹ và Trung Quốc.

Trong thực tế, các hoạt động quân sự và thu thập thông tin tình báo ở các khu vực EEZ có thể ngày càng gây tranh cãi và nguy hiểm hơn. Tại châu Á, viễn cảnh gây xáo trộn này phản ánh các nhu cầu đang thay đổi và ngày càng tăng lên đối với những thông tin tình báo kĩ thuật, các chương trình phát triển vũ khí mạnh mẽ của những nước ven biển, đặc biệt là các khả năng chiến đấu điện tử ngày càng tăng; và sự phát triển rộng khắp các khả năng chiến tranh thông tin.

Hơn thế nữa, phạm vi và quy mô các hoạt động thu thập thông tin tình báo trên biển và trên không của Mỹ có khả năng sẽ mở rộng nhanh chóng trong thập niên tới, bao gồm cả các mức độ và dạng hoạt động chưa từng có tiền lệ trong thời bình.

Những hoạt động này sẽ không chỉ trở nên mạnh mẽ hơn mà nhìn chung sẽ mang tính xâm nhập hơn. Chúng sẽ dấy lên các căng thẳng và những cuộc khủng hoảng thường xuyên hơn. Chúng sẽ gây ra các phản ứng phòng vệ và động thái đáp trả leo thang cũng như dẫn tới sự kém ổn định hơn ở những khu vực bị ảnh hưởng nhất, đặc biệt tại châu Á.

Vì Mỹ không phải là một nước kí kết Công ước LHQ nên vấn đề không thể đưa ra phân xử tại Toà án quốc tế về Luật biển. Do đó, những tranh chấp như thế này có khả năng sẽ được giải quyết thông qua một quá trình lộn xộn và náo loạn, trong đó các nước sẽ bảo vệ quan điểm thông qua nghi thức quốc gia, tiếp đó là các cuộc biểu tình từ những nước bị xâm phạm và cuối cùng là các lượt đàm phán ngoại giao qua lại.

Sớm hay muộn, các bên sẽ đạt được một sự nhất trí thông qua quá trình này. Tuy nhiên, trong lúc đó, các thuỷ thủ, phi công và ngư dân có thể bị thiệt mạng và quan hệ giữa một số nước có thể trở nên căng thẳng. Lí do là những hành động khẳng định quan điểm đơn phương thường dẫn tới các sự cố bạo lực liên quốc gia.

Một giải pháp ít tính đối đầu hơn sẽ là tăng cường đối thoại, các biện pháp xây dựng lòng tin (CBM) và những nỗ lực hợp tác giữa các nước liên quan cũng như cố gắng đi đến một sự thoả thiệp và nhất trí tổng quát. Cuộc đối thoại này có thể mang mục đích phát triển các đường lối chỉ đạo tự nguyện, đã được nhất trí về những hoạt động thu thập thông tin tình báo và quân sự ở các khu vực EEZ nước ngoài.

*Thanh Bình (Theo Tạp chí kinh tế Viễn đông)

http://vietnamnet.vn/thegioi/2009/03/836067/

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Chủ nhật T3 15, 2009 11:49 pm
Viết bởi Ansamurai
^ ^, thanks HS_Team đã đăng vài bài khá hay và chi tiết.

Tiếp theo xin giới thiệu thêm một vài bài liên quan:

Ba góc nhìn về xung đột Mỹ - Trung

VN có thể ghi nhớ và sử dụng những luận điểm tranh luận của TQ khi tuyên bố về vùng đặc quyền kinh tế và sau này, nếu có xung đột tương tự giữa VN và TQ, VN có thể dùng ngôn ngữ của TQ cho chính họ. - Gs. Brantly Womack.

Cuộc đụng độ hiện nay giữa Trung Quốc và Mỹ liên quan tới sự xuất hiện của tàu do thám quân sự của Mỹ, Impeccable trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc và mối lo ngại của nước này đối với hoạt động nói trên, dẫn tới việc điều 5 tàu ra khiêu khích, có thể xem xét ở ba góc độ khác nhau.

Một là, đó là biểu hiện công khai nhất kể từ năm 2001 về mối căng thẳng giữa hai bên, giữa mong muốn của Mỹ trong việc thu thập thông tin về Trung Quốc và nỗ lực của Trung Quốc để bảo vệ bí mật của mình.

Đây không phải là hiện tượng cá biệt. Các tàu ngầm của Trung Quốc đã từng hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản là một ví dụ.


Mỹ hiện vẫn nắm thế thượng phong trên Thái Bình Dương. Ảnh: BBC.

Điều thú vị là, những nước như Bangladesh, Brazil, Ấn Độ, Malaysia, Pakistan và Uruguay đều đưa ra tuyên bố khẳng định rằng Công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc không cho phép các quốc gia khác tiến hành các cuộc diễn tập quân sự ở vùng đặc quyền kinh tế mà chưa được sự cho phép của quốc gia ven biển. Trong khi đó, những nước Đức, Italy, Netherland và Vương quốc Anh đều cho rằng quyền của quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế không bao gồm quyền ngăn chặn các cuộc diễn tập quân sự.

Đương nhiên, không có bất kì tuyên bố đơn phương nào trong số này của một bên có thể bó buộc quốc gia khác. Cả hai bên Trung - Mỹ trong cuộc đụng độ lần này có thể phiên dịch ý nghĩa của luật quốc tế khác nhau để phù hợp trong hành động của họ.

Trong trường hợp này, luật quốc tế giống như một phiên tòa không có thẩm phán để ra phán quyết cuối cùng.

Hai là, trong cuộc đụng độ Mỹ - Trung lần này, điểm lạ là mức độ thể hiện mối quan ngại của Trung Quốc mạnh hơn trước, điều 5 tàu ra gây hấn, cũng như việc Lầu Năm Góc quyết định đưa vấn đề ra công luận với những chỉ trích mạnh mẽ đối với Trung Quốc.

Trung Quốc lo ngại hơn có thể bởi họ có một căn cứ tàu ngầm mới trên đảo Hải Nam. Nhưng có thể đó chỉ là hành động đáp trả việc triển khai tàu được xem là hiếu chiến của Mỹ. Người ngoài cuộc khó có thể biết nguyên nhân thực sự của hành động này.

Mặt khác, tại sao Lầu Năm Góc lại đưa vấn đề ra công luận thay vì nỗ lực giải quyết bằng một hiệp định thư song phương với Trung Quốc? Có lẽ họ đánh giá hành động của Trung Quốc sẽ gây nguy hiểm không thể coi thường đối với tài sản có giá trị của Mỹ: tàu Impeccable.

Tàu Impeccable có vỏ ngoài đặc biệt và cách âm cho phép kiểm soát hệ thống định vị dưới nước bằng âm và siêu âm chính xác hơn những tàu bình thường. Liệu va chạm có ảnh hưởng đến lớp vỏ tàu?

Có vẻ như bản thân sự lo ngại này đã đủ nghiêm trọng tới mức Mỹ lựa chọn chỉ trích công khai Trung Quốc, mặc dù việc này sẽ gây bất lợi cho tiến trình xây dựng quan hệ quân sự tốt hơn giữa hai nước.
Ba là, trong khi được xem là quan trọng trong lĩnh vực tình báo và quân sự, vụ việc không có vẻ sẽ trở thành một vấn đề lớn giữa Mỹ và Trung Quốc.

Thực tế, vấn đề này đã không được đề cập trong cuộc đối thoại giữa Ngoại trưởng Mỹ Hillary Cliton và Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì trong cuộc gặp mới đây. Điều đó cho thấy đụng độ trên biển chỉ là vấn đề bên lề, ít quan trọng hơn nhiều so với những vấn đề khác, như hợp tác kinh tế chẳng hạn.

Việt Nam thấy gì từ xung đột?

Với Việt Nam, có thể cuộc đụng độ Mỹ - Trung sẽ mang lại lợi ích gián tiếp, bởi trong trường hợp này, Trung Quốc đã phải đứng ở thế của người tự vệ khi xem xét vùng đặc quyền kinh tế trong vụ việc có liên quan tới cường quốc có quan hệ nhạy cảm.

Việt Nam có thể ghi nhớ và sử dụng những luận điểm tranh luận của Trung Quốc khi tuyên bố về vùng đặc quyền kinh tế. Nếu một cuộc đụng độ tương tự xảy ra trong tương lai giữa Trung Quốc và Việt Nam, Việt Nam có thể trích dẫn những lời của Trung Quốc cho chính Trung Quốc.

Trong tình huống như vậy, thái độ "hùng biện" của Việt Nam có thể (nên) mạnh mẽ, tuy nhiên, nếu không có sự phán quyết mang tính quốc tế thì lời nói cũng chỉ là lời nói mà thôi.

   * Gs. Brantly Womack (Phương Loan dịch)

http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/6381/index.aspx

Và một số link khác

Biển Đông nhìn từ phía Trung Quốc (BBC)

Đụng độ Mỹ - Trung và ý nghĩa với tranh chấp biển ĐNA(VNN)