Không biết mọi người đã nguội với chuyện này chưa ? Nếu còn quan tâm thì cho mình chia sẻ chút suy nghĩ nhé !
Trở lại câu chuyện về giáo dục Việt Nam . Theo dòng chuyển biến lịch sử ( điều này ở đây chưa có điều kiện và chưa đủ lực để đề cập) đã tạo nên điều kiện hiện nay của nước nhà ( kinh tế , trật tự xã hội , cơ sở hạ tầng , khoa học kỹ thuật , hệ tư tưởng …. ) . Và từ đây đã dần dẫn đến và hình thành nên 1 nền giáo dục như hiện nay , 1 nền giáo dục của 1 nước đang phát triển .Như các bài trước đã đề cập nhiều và mổ xẻ nhiều về khuyết điểm bất cập : ngân sách đổ vào giáo dục sử dụng thiếu hiệu quả , tiêu cực trong việc thi hành , tư tưởng giáo dục chưa thống nhất và rõ ràng ( về phía tổ chức giáo dục ) …. Dẫn đến việc sản phẩm giáo dục không như ý ( đạo đức , ý thức , cách làm việc đáp ứng xã hội , kiến thưc ….) . Sản phẩm giáo dục không như ý thải ra ngoài xã hội sẽ tạo nên 1 xã hội có nền dân trí thấp và 1 công đồng yếu khó hành động ….
Đó là tình hình chung của nền giáo dục không chỉ ở riêng nước ta mà là thực trạng của nhiều nước cùng hoàn cảnh ( thậm chí 1 mặt nào đó ở những nứơc phát triển ) . Nhưng phải thừa nhận 1 cách thẳng thắn rằng , nếu nước ta đặt mục tiêu lớn ( trở thành nứơc công nghiệp , nước văn minh trong vài chục năm tới ) thì không thể không làm cách mạng giáo dục . Trông chờ vào tiến triển lịch sử ? Liệu có kịp không ? Sự tiến triển lich sử sẽ nhấc từng bứơc chậm chạp , thế hệ này và thế hệ sau như những móc xích nối với nhau . Năm 2008 ta thua họ thì 2108 khó đảo ngược khi không có những việc làm mạnh mẽ . Vậy cái ta thua họ hiện nay là gì ? Không thể nói dân ta thông minh hơn dân Nhật mà đất nước ta lại chậm phát triển hơn họ . Phải nhận phần thua về mình mới mong có ngày hướng lên . Cái ta thua là cách tổ chức làm việc trong 1 tập thể lớn ( nó hàm chưa nhiều vấn đề đạo đức như : lòng khiêm tốn , lòng yêu nước , loại trừ chủ nghĩa cá nhân , sự kiên trì … ), ta thua về sự đam mê học tập , thua về ý thức …. Dẫn đế việc ta thua họ về kiến thức , văn minh nhân loại . Điều đó ta phải xác định rõ , cái nào tốt ta giữ lại , cái nào chưa được ta phải làm lại .
Lại nói về cái giáo dục . Hiểu đơn giản nó là 1 guồng máy của hàng máy , hoạt động bằng sự chuyển động của hàng ngàn bánh răng nhỏ . Nhưng 3 cái bánh răng chính có thể suy nghĩ được : đó là giáo dục nhà trường , gia đình và xã hội . Liên quan và ảnh hưởng trực tiếp lên nhau . 1 ngày 24 tiếng , 1 học sinh sẽ trải qua cả 3 hình thức giáo dục đó . Tỷ lệ ảnh hưởng của mỗi hình thức sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và điều kiện sống của mỗi học sinh . 1 học sinh có gia đình khủng hoảng sẽ khó có điều kiện học tập tốt , khi ở trường không được giáo dục tốt sẽ khó có cơ hội là người có ích của xã hội và cải tạo lại gia đình . Sóng gió của xã hội tạo ra có thể tác động tiêu cực và tích cực khi học sinh đó quay về mái ấm gia đình . Xã hội có thể rút hết cơ hội cuối cùng , hoặc có những khuyến khích cho học sinh quyết tâm lại trên con đường học vấn…..nó quay cuồng và chằng chịt dính liếu lẫn nhau .
Vậy cải cách giáo dục phải đi từ đâu ?
Trong 3 bánh răng trên , ở nhà nước và chế độ nào cũng vậy , điều khiển bánh răng phát triển xã hội , bánh răng gia đình ….. dường như là việc làm quá khó ( có thể xoay được nhưng rất nhỏ lẻ và chậm chạp , không đáng kể ) vì nó nặng về yếu tố mang tính logic của lịch sử . Như vậy bắt buộc phải đi từ giáo dục trường học , nơi mà nhà nước có thể kiểm soát . Trong tình trạng hiện nay , khi cả 3 bánh răng đều quay quá chậm , thì nếu tác động vào giáo dục trường học phải tác động mạnh mới có hy vọng tăng tốc độ của cả guồng máy . Vậy cải cách bằng cách nào ?
(Trên đây là 1 ví dụ , đó không phải gì đúng đắn )
(Khi nói đến cách mạng , ta liên tưởng đến sự thành công vang lừng nhưng đôi khi cũng làm ta liên tưởng đến sự sai lầm và sụp đỗ . Công xã Pari , sự sụp đổ XHCN Liên Xô …… Những thất bại này có nhiều nguyên nhân bên ngoài và bên trong , tình hình tại điểm … nhưng không thể bỏ qua 1 nguyên nhân quan trọng đó là sự chuẩn bị cho cuộc cách mạng . Sự chuẩn bị không chỉ ở việc thắng lợi ở 1 thời điểm mà còn ở chỗ duy trì sau khi thắng lợi . Ta chứng kiến điều đó ở đâu đấy trong lịch sử và đó là bài học . Chẳng phải vì sao giải phóng 33 năm rồi nước ta vẫn chưa tiến đựợc lên CNXH . )
Quay lại vấn đề của giáo dục , trước khi tiến hành cải cách ta cần chuẩn bị 1 nền tảng nhất định cho việc thực hiện . Dưới đây là 1 cách diễn đạt sơ sài :
Có 1 số điều cần nói rõ ra ở đây đó là việc đào tạo nhân lực mang nghĩa rất rộng : Nó không chỉ bao gồm việc đào tạo giáo viên , cán bộ giảng dạy mà nó bao hàm cả việc phải tập họp và nắm trong tay 1 kho kiến thức nhất định ( phù hợp với yêu cầu mà mục tiêu đặt ra ) của nhân loại ( nguồn có thể từ các giáo sư trong và ngoài nứơc , nguồn từ những du học sinh như chúng ta , nguồn từ sự đúc kết của dân tộc …. ) , rồi phải có 1 hệ thống tư tưởng giáo dục thực sự . Đó là điều kiện đầu tiên để có thể vận hành 1 bộ máy giáo dục . Việc đào tạo giáo viên ở đây không những có những kiến thức chuyên môn ổn định còn nắm chắc tư tửởng giáo dục đề ra . ( Tất nhiên không thể bỏ qua yếu tố đạo đức , yêu nghề …) .
Việc tích lũy tư bản có thể hiểu là việc huy động các nguồn từ ngân sách nhà nước , xã hội , đầu tư … bằng mọi cách tạo điều kiện tối đa cho giáo dục ( Tư bản ở đây không chỉ ở việc xây dựng trường lớp , cơ sở hạ tầng cho giáo dục mà còn các khoảng tiền cho lương giáo viên , khoảng tiền dành cho học sinh khó khăn hiếu học , khoảng tiền cho giảm học phí , giảm giá sách cho các bậc học ...... ) Và ta phải tìm cách làm được điều này .
1 vấn đề quan trọng nữa đó là sự hưởng ứng của dân , đó là có thể là 1 lực đẩy lớn hoặc 1 lực ma sát ngăn cản việc cải cách .
Khi chuẩn bị những điều kiện được như vậy mới có hy vọng làm cải cách .
Nói cụ thể về 1 ví dụ quan trọng về việc thành lập lại 1 cách rõ ràng tư tửơng giáo dục . Nó cũng giống như là học thuyết của Mac – Anghen cho cuộc cách mạng XHCN . 1 câu hỏi đầu tiên cần đặt ra khi xây dựng tư tửởng giáo dục gồm nhiều chương nhiều mục đó là : Giáo dục nhà trường là giáo dục những gì ?
Lại nói về 1 đề tài cũ rích mà dường như nền giáo dục của ta vẫn đang đi lần mò . Hỏi ra , ai cũng nói rằng , học làm người trước khi học kiến thức . Đồng ý là như vậy nhưng hiện trạng giáo dục hiện nay có phải đang đi như vậy ? Vừa rồi có về 1 trường tiểu học và 1 trường cấp 2 và 1 trường đại học tiện thể ngắm nhìn . Ban chỉ huy đội làm việc chỉ khi có phong trào ở trên xuống , học sinh đi xe hàng năm hàng ba , học đề cương tủ để đi thi …. Thấy vô vàng sự cụ thể , và tưởng tưởng khi thế hệ học sinh này đi ra xã hội thì mới hình thành nên cái trật tự an toàn giao thông kiểu Việt Nam , ý thức môi trường kiểu Việt Nam , sự thụ động khi làm việc ….Đó là thực trạng cần nhìn nhận , không cau nệ chuyện trách móc này nọ . Vậy giáo dục con người và giáo dục kiến thức phải làm như thế nào ?
( đây cũng là 1 ví dụ , không phải là những gì đúng đắn )
Như đã đề cập ở nhiều bài trước , Giáo dục ta không sai , nhưng thiếu , cái thiếu dẫn tới cái sai . Ví dụ như quan niệm dạy con người là dạy những cái gì . Nếu như xưa kia chỉ là chuyện yêu gia đình , yêu quê hương , có ý nghĩ lương thiện , muốn làm việc tốt… đã đủ để trở thành 1 người tốt và đựơc việc thì sự phát triển của xã hội bắt buộc phải có những yêu cầu cao hơn . Anh yêu nước nhưng anh không thể cứng nhấc tư tửởng không chịu thay đổi ( yêu nước kiểu phát xít ) , anh phải có cách suy nghĩ . anh muốn làm việc tốt nhưng anh phải biết cách lam việc , làm việc tập thể phải có tinh thần như thế nào ? Anh yêu gia đình nhưng còn phải yêu môi trường , yêu đồng loại …, anh luơng thiện nhưng cũng phải có đam mê để làm việc . Những yêu cầu đó tưởng xa vời nhưng thực ra xã hội cần để đưa đất nước trở thành văn minh . Giáo dục hiện nay không biết chủ động hay bị xoáy vào cái giáo dục theo kiểu “ giáo dục thông tin “ , tức đưa 1 mớ thông tin vào trong 1 con ngừời , tính cách và đạo đức chủ yếu xây dựng từ gia đình và xã hội . Đó là chưa đuợc . Ta phải xây dựng con ngừơi vì con người la nơi xử lý và chuyển thông tin thành trí tuệ . Ví dụ : ta đưa 1 mớ dữ liệu về lich sử , các trận đánh , các cuộc họp … thì khi vào con người những thông tin đó phải đựoc xem xét và đánh giá lại 1 lần nữa ( cái mà học sinh phổ thông học sinh chưa làm đựợc ) , hay khi đưa 1 kho các công thức toán học thì học sinh phải có niềm đam mê mà tiếp thụ , phải có sự kiên nhẫn để tìm tòi …. Nói tóm lại cái
móng con người ( tính cách , đạo đức , trí tuệ ) là cái xã hội cần chớ không phải cái dữ liệu , nhất trong thời đại thông tin hóa . Vậy phải giáo dục như thế nào ?
Còn nữa