Bạn đang xem trang 9 / 12 trang

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Ba T12 30, 2008 2:53 am
Viết bởi Ansamurai
Suy nghĩ khác về quan hệ Việt - Trung

Thời gian gần đây thái độ chống Trung Quốc dường như hiển hiện ngày càng nổi bật trong những câu chuyện của người Việt, thậm chí trên cả một số tờ báo chính thức.

Là một người Việt gốc Hoa, lớn lên và đang sống ở Sài Gòn, tôi cảm thấy cần có đôi lời nói lại với người Việt Nam, trong đó có không ít người là bạn của tôi.

Có một vài ý lớn tôi muốn đối thoại lại:

- Trung Quốc có phải là kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam?
- Người Việt có quá dễ quên đóng góp của Trung Quốc cho Việt Nam?
- Mô hình phát triển của Trung Quốc là kém bền vững?

Kẻ thù truyền kiếp?

"Trung Quốc hăm he xâm lăng, Việt Nam bảo vệ chủ quyền lãnh thổ" hình như là mệnh đề chính trong nhiều đánh giá của người Việt về mối quan hệ mấy ngàn năm qua. Sử gia Hà Văn Tấn cho rằng Việt Nam là "dân tộc liên miên phải chống chiến tranh xâm lược".

Trong bài Mấy suy nghĩ về lịch sử Việt Nam và Tư tưởng Việt Nam (1984), ông Tấn còn nói "chủ nghĩa yêu nước là một kết tinh quan trọng và chủ yếu của lịch sử Việt Nam và tư tưởng Việt Nam". Ông không diễn giải ra, nhưng người ta hiểu chủ nghĩa yêu nước này có được là nhờ tinh thần chống ngoại xâm - chống "giặc" phương Bắc trước khi người Việt biết chống Pháp, chống Mỹ.

Mới nhất trong một lá thư đăng trên mạng, ông nhà văn Nguyễn Khắc Phục phán Trung Quốc là kẻ "mua chuộc, giả vờ ngọt nhạt, hữu hảo với những nơi xa, gây cảm tình, tạo đà để mưu lợi trong tương lai khi có cơ hội bành trướng, sắm vai anh hùng hảo hán, cứu khốn phò nguy, ra vẻ hào hiệp và nhân nghĩa, nhưng trắng trợn, trịch thượng, cậy mạnh hiếp yếu với những nước nhỏ hơn cạnh mình". Một quốc gia, nếu quả thực "đểu cáng" như thế, thì thực không xứng tồn tại trên cõi đời này.

Nhưng có thực quan hệ truyền thống Việt - Trung là quan hệ đấu tranh chống xâm lược hay không?

Thực tế, từ thế kỷ 10 đến khi Việt Nam độc lập năm 1945, hai nước chỉ đánh nhau năm lần: chiến tranh Lý - Tống 1075, Trần - Nguyên (tuy gọi là ba lần, nhưng thời gian cách nhau không nhiều, những người tham chiến lần đầu hầu hết cũng đánh lần ba, xem như có thể gọi là một: 1258, 1285, 1288 ), Minh - Hồ 1406, Minh - Lê (1427), Thanh - Tây Sơn 1789. 1000 năm, tổng cộng những năm binh lửa giữa hai nước là bao nhiêu?

Nó nói rằng mối quan hệ mang tính hữu hảo lớn hơn sự thừa nhận của nhiều người ngày nay.

Nếu gọi lịch sử Việt Nam là lịch sử của đấu tranh, thì nội chiến giữa người Việt mới kéo dài hơn nhiều, đặc biệt từ thế kỷ 16 với giao tranh Trịnh - Nguyễn kéo dài cả hai thế kỷ.

Theo tôi, quan hệ truyền thống Việt - Trung 1000 năm qua là quan hệ của bằng hữu và thầy trò.

Việt Nam không muốn nhận mình là phụ thuộc phương Bắc (nên vẽ ra huyền thoại Hùng Vương 18 đời), nhưng chẳng phải Việt Nam đã bắt chước văn hóa, thể chể của các triều đại Trung Quốc đó sao?

Trung Quốc giúp đỡ

Khác với Tổng Bí thư Lê Duẩn, người phá vỡ quan hệ hữu nghị từ sau 1975, để lại hậu quả đến ngày nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc sinh thời, đã luôn đề cao tình thân Trung Việt.

Không có Trung Quốc công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã chắc gì Liên Xô và khối Cộng sản công nhận và giúp đỡ Việt Nam chống Pháp, chống Mỹ - nghĩa là chắc gì có Việt Nam như hôm nay?

Không có tướng Trần Canh và đoàn cố vấn, đã chắc gì có chiến thắng biên giới, khai thông đường giao thông Trung - Việt năm 1950? Không có tài năng của Tướng Vi Quốc Thanh, đã chắc Việt Nam đánh thắng Điện Biên Phủ?

Mối quan hệ "hai nước anh em, đồng chí" còn thể hiện qua sự viện trợ khẳng khái, nhiệt tâm của Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những ai lớn lên ở miền Bắc thời đánh Mỹ chắc đều thấu hiểu ý nghĩa Trung Quốc là "người bạn chiến đấu kiên cường và anh em ruột thịt". Thời đó, nói môi hở răng lạnh là tình cảm thật, chứ không phải tuyên truyền đâu.

Nếu giới trẻ ngày hôm nay không biết những điều đó, không nghe tới "khai quốc công thần" của miền Bắc là Vi Quốc Thanh, thì đó là vì bộ máy tuyên truyền của Việt Nam từ sau 1975 đã lờ tịt mối quan hệ đồng cam cộng khổ ngày nào, thậm chí đưa cả Trung Quốc vào Hiến pháp, gọi là kẻ thù số một. Cư xử với người có ơn như thế, chắc người Việt không thiếu từ ngữ để diễn đạt, phải không?

Điều đáng buồn là hình như nhiều người Việt thiếu sự tự vấn, nhìn thẳng sự thật. Thậm chí chống Trung Quốc hình như đang là mốt với nhiều người hiện nay. Nhưng thái độ đó có khác gì thái độ của tập đoàn Lê Duẩn - Lê Đức Thọ, những người mà cũng bị Việt Nam hôm nay phê phán hoặc không muốn nhắc tới nhiều.

Trung Quốc và Mỹ

Người Việt thực dụng, nếu là thế cũng chả sao nếu như sự thực dụng ấy dẫn tới lợi ích quốc gia.

Nhiều người Việt đang lớn tiếng kêu gọi tránh xa Trung Quốc, bắt tay với Mỹ. Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nghe nói đã đưa quan hệ hai nước lên tầm chiến lược.

Nhà "dân chủ" Nguyễn Thanh Giang, người hình như rất ghét Trung Quốc, thậm chí còn kêu gọi Trung Quốc xâm lược Việt Nam sớm. Vì sao? "Trung Quốc khởi binh đánh Việt Nam sẽ trao cho Hoa Kỳ cơ hội ngàn năm có một để ra tay hủy diệt tiềm năng quân sự và kinh tế của Trung Quốc, đẩy lùi một đại hiểm họa đang treo trước mắt nhân loại."

Nhiều người cũng thích dẫn ra các nghiên cứu, bình luận cho rằng sự phát triển của Trung Quốc là không bền vững, là sớm muộn cũng suy sụp.

Nhưng có thực Hoa Kỳ là cứu cánh cho sự phát triển của Việt Nam, và mô hình Trung Quốc là bất ổn tiềm tàng? Vậy mời bạn hãy đọc bài viết mới đây, The Great Unraveling, của Thomas Friedman (tác giả của Thế giới là phẳng, mà người Việt cũng rất thích trích dẫn).

Ông viết: "Thật đau lòng vì Trung Quốc, theo nhiều cách, có vẻ lại ổn định hơn Hoa Kỳ ngày nay, với chiến lược rõ ràng hơn để vượt khủng hoảng. Và mặc dù hai nước trông có vẻ giống nhau hơn, hai nước đang đi theo lộ trình lịch sử khác nhau. Trung Quốc điên rồ trong thập kỷ 1970 vì Cách mạng Văn hóa, và chỉ sau cái chết của Mao và sự thăng tiến của Đặng nước này mới sửa mình, dần tiến tới kinh tế thị trường."

"Nhưng trong khi chủ nghĩa tư bản đã cứu Trung Quốc, sự chấm dứt của chủ nghĩa cộng sản làm Mỹ mất thăng bằng. Chúng ta để mất hai đối thủ ý thức hệ lớn nhất - Bắc Kinh và Moscow. Ai nấy đều cần có đối thủ để giữ kỷ luật. Nhưng một khi chủ nghĩa tư bản Mỹ không còn phải lo chủ nghĩa cộng sản, có vẻ nó đã trở nên điên loạn."

Khủng hoảng kinh tế thế giới hiện thời xảy ra chính vì lòng tham không đáy của các ông chủ tư bản, trong đó dĩ nhiên có tư bản Mỹ. Thật bi hài khi Friedman, người cổ súy cho toàn cầu hóa (Mỹ hóa), nay phải thừa nhận Trung Quốc "có vẻ lại ổn định hơn" Hoa Kỳ.

Như thế, có buồn cười không khi bắt chước Mỹ lại được người Việt xem là tốt, quên khuấy máu lửa quê hương 30 năm trước, quên khuấy nghịch cảnh châu Mỹ Latin, sân sau của Washington?

Có thể còn quá sớm để nói về sự kết liễu của mô hình tự do kinh tế - dân chủ chính trị của Mỹ. Nhưng chắc chắc cũng quá sớm nếu ai đó bĩu môi, coi chẳng ra gì hệ thống hài hòa mà Trung Quốc đang theo đuổi.

Tóm lại, điều tôi muốn nói là quan hệ Trung - Việt là quan hệ của những người bạn, tuy đôi khi xích mích nhưng gắn bó bởi nền văn hóa và lịch sử giao hảo lâu đời.

Tranh cãi ở Biển Đông là trở ngại ngoại giao lớn nhất, nhưng không nên vì thế mà vẽ ra "mối đe dọa Trung Quốc" của Việt Nam. Mô hình phát triển của Trung Quốc đã được Việt Nam học hỏi và Trung Quốc còn có thể đem lại nhiều lợi ích cho công cuộc phát triển của Việt Nam.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Quý vị có đóng góp hay bình luận, xin gửi thư về vietnamese@bbc.co.uk hoặc sử dụng hộp tiện ích bên tay phải.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2008/12/081225_vietnam_china.shtml

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Ba T12 30, 2008 2:56 am
Viết bởi Ansamurai
Sự kiện thế kỷ của hải quân TQ

Dù đang giữa kỳ nghỉ Giáng Sinh yên ả, truyền thông quốc tế vẫn chú tâm đến tin hải quân Trung Quốc lần đầu tiên từ 500 năm qua triển khai ra ngoài châu Á.

Trung Quốc cho tàu chở đơn vị đặc nhiệm có vũ trang đến Vịnh Aden để bảo vệ các tàu chở dầu và hàng cho Trung Quốc chống các nhóm hải tặc.

Nói như phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lưu Kiến Siêu, Trung Quốc có nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho 1265 thương thuyền Trung Quốc qua lại vùng Vịnh Aden mỗi năm.

Tuy khác nhau về chi tiết, như báo Anh, tờ Telegraph nói 'lần đầu tiên từ 600 năm', trong khi The Times ở London nói '500 năm', các tờ báo đều coi đây là sự kiện tầm thế kỷ.

Như xác tín cho điều đó, báo Trung Quốc, tờ China Daily trích lời một nhà nghiên cứu Trung Quốc nói rằng với quyết định này, Trung Quốc 'thay đổi hoàn toàn khái niệm về an ninh'.

Vẫn theo China Daily, Trung Quốc thừa nhận việc gửi tàu sang Vịnh Aden là 'quyết định lịch sử, được hàng triệu người theo dõi'.

Sau khi vươn lên không gian vũ trụ, nay Bắc Kinh chính thức xác nhận tư cách cường quốc hải quân vươn ra toàn cầu.

Với các cựu cường quốc trên biển của châu Âu mấy thế kỷ trước đã dùng pháo hạm cưỡng ép Thanh triều mở hải cảng thì việc khu trục hạm Vũ Hán nay cùng họ tuần tra cạnh bờ biển Somalia là bước ngoặt lịch sử.

Nhưng với Hoa Kỳ, sự kiện này mang tính thời sự cấp bách.

Một tài liệu trình lên Quốc hội Mỹ trong 2008 mới chỉ ghi nhận Trung Quốc đe dọa 'sự hiện diện hải quân của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương', từ Nhật Bản và Hawaii tới Philippines hay cùng lắm là vùng phía Bắc giáp Alaska.

Nay thì đột nhiên tàu Trung Quốc chính thức sang tận châu Phi.

Sự chuẩn bị và triển khai nhanh chóng các chiến thuyền sang Vịnh Aden cũng khiến giới quan sát ngạc nhiên.

Mới hôm 18/12, Trung Quốc ngỏ ý sẵn sàng đáp ứng lời kêu gọi của Hội đồng Bảo an LHQ về nhu cầu chống cướp biển tại vùng gần Somalia.

Ấn Độ, Mỹ, Iran và Nga đã điều tàu chiến đến đó. Nhưng chưa đầy 10 ngày sau, Trung Quốc đã gửi tàu từ Hải Nam đến tham gia tuần tra.

Bảo vệ dân Trung Quốc

Bài phát biểu của quan chức Trung Quốc khi tiễn các tàu rời căn cứ Tam Á trước hết nói về nhu cầu 'bảo vệ công dân Trung Quốc' và sau đó mới là 'đóng góp vào an ninh quốc tế'.

Theo China Daily hôm 27/12, các tàu Vũ Hán, Hải Khẩu với sự hỗ trợ của một tàu tiếp tế sẽ bảo vệ luôn cả các thương thuyền chuyên chở hàng hóa ra vào Trung Quốc, Hong Kong, Macao và Đài Loan.

Việc Trung Quốc đóng góp tàu chiến chống hải tặc cũng chấm dứt giai đoạn 30 năm nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an này đóng vai trò 'Tọa sơn quan hổ đấu' mỗi khi bốn cường quốc còn lại lâm sự.

Báo chí Phương Tây cũng bắt đầu phải làm quen với tên và hải trình của các chiến hạm Trung Quốc.

Những khu trục hạm, tuần dương hạm Lữ Hải (Luhai), Giang Vệ (Jiangwei) hay tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân hạng Jin, Shang...hiện được Hoa Kỳ chú ý theo dõi.

Với các nước láng giềng như Việt Nam các tên tàu Trung Quốc được thiết kế theo kiểu Liên Xô cũ nhưng đổi hạng thành Tấn (Jin), Đường (Shang), Tống (Song), Nguyên (Yuan), Minh (Ming), gợi lại lịch sử đế chế Trung Hoa.

Nhưng như để nhắc Trung Quốc, bài trên The Times nói rằng cùng sự kiện Vịnh Aden, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đứng trước tình huống khó xử.

"Họ muốn được thế giới tôn trọng nhưng cũng biết họ phải thể hiện sức mạnh làm sao để sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự không làm nổ ra lo sợ toàn cầu và nỗi tức giận khiến Trung Quốc sẽ lại phải rút về thế cô lập."

Các sử gia Phương Tây cũng nhắc rằng bài học từ các cường quốc hải quân như Anh và Hà Lan cho thấy sự bành trướng quyền lợi ra toàn cầu luôn đi kèm nguy cơ xa lầy vào những vấn đề an ninh ở nơi xa xôi.

Hoạt động kinh doanh và ngoại giao của Bắc Kinh tại Sudan thời gian qua không đem lại được tiếng tốt trên thế giới khi Trung Quốc bị cáo buộc nhắm mắt làm ngơ trước nạn diệt chủng ở Darfur.

Sự có mặt của doanh nhân và các công ty Trung Quốc bên ngoài biên giới hiện đang là lý do chính đáng để Trung Quốc bảo vệ họ.

Nhưng cũng trong chính lịch sử Trung Quốc, đã nhiều triều đại bị suy yếu vì các cuộc viễn chinh ra ngoài vùng Hoa Hạ.

Theo NBC, trước mắt chiến dịch trừ hải tặc của tàu chiến Trung Quốc dự kiến chỉ kéo dài ba tháng nhưng 'tác động chung cuộc về quân sự và ngoại giao của nó thì còn phải chờ xem'.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/12/081228_china_navy.shtml

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Ba T12 30, 2008 1:33 pm
Viết bởi Pham Van Hoi
sáng nay báo asahi đưa tin trung quốc đóng 2 hàng không mẫu hạm hạng vừa ,kiểu này nguy hiểm quá,tổ cha bọn tàu

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Chủ nhật T1 04, 2009 2:11 am
Viết bởi Ansamurai
'Có hai đường biên giới'

Tới ngày 02.01.2009, theo đánh giá của Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, việc phân giới cắm mốc trên biên giới Việt - Trung, kết quả cuộc đàm phán maratông về biên giới giữa hai quốc gia XHCN láng giềng được bắt đầu từ cách đây 35 năm, đã cơ bản hoàn tất.

Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là sẽ có những vấn đề nào cần được giải quyết thấu đáo, không chỉ liên quan đường biên giới mà còn có hệ luỵ kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá lâu dài tới người dân, các cộng đồng tộc người sinh sống hai bên đường biên.

Từ chương trình nghiên cứu các nhóm dân tộc xuyên biên giới Việt - Trung hợp tác với Đại học Vân Nam (Trung Quốc), thuộc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á, tại Hà Nội, PGS. TS. Nguyễn Văn Chính, phân tích với BBC Việt ngữ:

PGS. TS. Nguyễn Văn Chính: Tôi không nghĩ có xáo trộn đáng kể vì giữa bên này và bên kia biên giới, hầu hết các cộng đồng đều đồng tộc cả thôi. Có thể có một số xáo trộn gì đó về cách suy nghĩ đặc biệt liên quan tới vấn đề lãnh thổ.

BBC: Liệu có trường hợp người dân sau một tối đi ngủ, hôm sau mở mắt đã trở thành người dân của nước bên kia hay không, thưa ông?

PGS. TS. Nguyễn Văn Chính: Có thể một số vùng như Hữu Nghị quan hay Thác Bản Giốc được coi là những vùng nhạy cảm. Nhưng trên thực tế, tôi chưa thấy có trường hợp nào cư dân ở bên này biên giới, sau khi cắm mốc, trở thành cư dân của bên kia biên giới.

'Nhạy cảm' và 'xáo trộn'



Thác Bản Giốc, một trong các điểm phân chia cắm mốc biên giới 'nhạy cảm'

BBC: Ông có thể giải thích thế nào là 'nhạy cảm'?

PGS. TS. Nguyễn Văn Chính: Vùng đó chưa được rõ ràng và sau khi cắm mốc sau, có thể có sự thay đổi nào đó. Thế nhưng, như đã nói, trên thực tế tôi chưa thấy có thay đổi nào về mặt cư dân; tức là đang là công dân Việt Nam lại trở thành công dân Trung Quốc. Hình như các điểm cắm mốc đó không liên quan đến các khu vực cư dân.

Tôi vừa đi khảo sát ở tuyến biên giới Việt - Trung và đi dọc Sông Hồng, từ Hà Khẩu đi ngược lên tận Mạn Hảo, Cá Quỵ, Kiến Thủy bên Trung Quốc theo dọc tuyến biên giới, thì tối không thấy có sự xáo trộn nào.

BBC: Theo quan sát của ông, sau khi việc phân giới cắm mốc hoàn thành, tâm lý người dân, các nhóm tộc người ở hai bên bờ biên giới như thế nào?

PGS. TS. Nguyễn Văn Chính: Đường biên giới núi trong khu vực Đông Nam Á, như biên giới Việt - Trung, Việt - Lào..., dường như trở nên mỏng manh hơn trong giai đoạn hiện nay, có lẽ do sự hội nhập, sự qua lại biên giới. Đặc biệt gần đây việc mở một loạt các cửa khẩu làm cho mối liên hệ giữa con người tăng lên rất nhiều. Thế nhưng đó chỉ là một mặt chính sách thôi. Nhiều tộc người ở biên giới vẫn có quan hệ về giòng họ, quan hệ hôn nhân, gia đình.



Ước tính có hàng chục nhóm dân tộc ít người của VN sông vắt qua biên giới Việt - Trung

Và gần đây, buôn bán tiểu ngạch gia tăng rất nhanh. Ví dụ như vùng Bát Xát, Sông Hồng qua bên kia biên giới Trung Quốc. Người ta vẫn trao đổi với nhau và vẫn nghĩ rằng họ là họ hàng, như giữa những người Hà Nhì mà bên Trung Quốc gọi là người Choang, ở bên này là người Dáy, người Nùng, người Dao, người Mông... Họ vẫn qua lại biên giới buôn bán với nhau. Tôi nghĩ sau khi có đường biên giới ổn định, sự giao lưu còn tăng lên nữa.

BBC Liệu trong tương lai có thể xảy ra điều mà nhiều người dân Việt Nam lo ngại là Trung Quốc có thể 'di cột mốc' có lợi cho mình, theo cách nói của dân gian?

PGS. TS. Nguyễn Văn Chính: Cái đó tôi cũng có nghe, nhất là ở vùng biên giới. Có nhiều người nói cột mốc hôm nay cắm ở đây, nhưng ngày mai đã thấy nó đã ở chỗ khác rồi. Tôi chưa nhìn thấy trên thực tế, nhưng tôi có nghe thấy rất nhiều. Cũng như tình trạng tranh chấp gọi là 'xâm canh, xâm cư'.

'Quan hệ họ hàng'

Tức là người ở bên này đi sang bên kia trồng lúa, ngô khoai..., rồi gặt thì bị giữ. Cái đó đã từng xảy ra và cái đó chắc chắn tôi cũng đã thấy. Thế nhưng tôi nghĩ lần cắm mốc biên giới này có lẽ sẽ ổn định lâu dài hơn, vì trước kia, đường biên giới phần lớn chưa được rõ ràng. Mặc dù lần này cũng chỉ dựa chủ yếu trên hiệp định ký kết giữa Nhà Thanh với người Pháp, vốn tạo ra các mốc. Nay cũng không có vấn đề gì lắm ngoài việc cần xác định các điểm nằm đúng ở đâu trên thực địa.

Còn lại, do cư dân hai bên có quan hệ họ hàng, hôn nhân, nên hiện tượng xâm canh, câm cư chắc chắn sẽ xảy ra và tôi nghĩ tình trạng này cũng tồn tại ở nhiều đường biên giới ở các nước.

BBC: Hiện tượng số lượng đông cư dân Trung Quốc di cư sang Việt Nam làm ăn, ngụ cư và ổn định chỗ ở lâu dài trong đất Việt Nam, nếu xảy ra trong tương lai, sẽ có những hệ luỵ gì?

PGS. TS. Nguyễn Văn Chính: Chắc chắn có hệ luỵ. Hiện nay có tình trạng hôn nhân bất hợp pháp xuyên biên giới gia tăng. Thứ nhất có thể nói tới hiện tượng buôn bán phụ nữ, trước đây chỉ có người kinh tham gia, nay bắt đầu có nhiều người thiểu số tham gia. Biên giới nay trở nên mở hơn, lỏng hơn là một thách thức quản lý biên giới.

Thứ hai, nhiều phụ nữ Việt Nam bị bán sang Trung Quốc, lấy chồng, có con bên đó và đem con trở về Việt Nam chưa biết đăng ký cho con cái như thế nào. Chắc chắn đây là một vấn đề mà hai nhà nước phải giải quyết về pháp lý. Tôi tin rằng sau khi cắm cột mốc thì hai bên cần có thảo luận về việc này.

.. Còn người Việt Nam thường cảnh giác các láng giềng lớn như Trung Quốc trước đây. Nhưng bây giờ tôi nghĩ không còn sự lo ngại đó nữa vì tôi nghĩ các quy định, cũng như các mối liên hệ đã trở nên rõ ràng hơn trước. Người Việt nay chắc cũng không lo ngại người Trung Quốc đến buôn bán rồi ngụ cư ở Việt Nam một cách trái phép. Người ta nay chỉ đến và làm ăn, mà cái đó tôi không nghĩ sẽ có một hệ luỵ gì về kinh tế hay xã hội...

Tôi nghĩ có hai đường biên giới cần phải phân biệt, một mặt là đường biên giới vật chất, với những cột mốc. Và mặt kia là đường biên giới mơ hồ, trừu tượng hơn, ám ảnh trong suy nghĩ con người. Đường biên giới này phải được xây dựng bằng lòng dân mà nếu thiếu sẽ đặt ra những ngóng trông hoặc so sánh trong các quan hệ tộc người.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ dân tộc học Nguyễn Văn Chính là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á, Đại học KHXH và Nhân văn Hà Nội. Mời quý vị nhấn chuột vào đường dẫn ở trên để theo dõi toàn văn cuộc phỏng vấn.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/01/090102_nguyen_van_chinh.shtml

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Ba T1 13, 2009 8:03 pm
Viết bởi Ansamurai
Việt Nam trước chủ trương của Trung Quốc đối với Biển Đông

Lê Minh Phiếu và Dương Danh Huy (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)

Ngày nay Việt Nam đang đối diện với tham vọng mở rộng lãnh thổ xuống phương Nam của Trung Quốc. Cùng với những đòi hỏi và những hành động đối với Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc còn thể hiện quyết tâm đòi hỏi gần như toàn bộ Biển Đông. Phần Biển Đông mà họ đòi hỏi nằm trong các đường gạch nối trên Biển Đông, được đưa ra đầu tiên vào năm 1947, có hình chữ U hay hình lưỡi bò và do vậy thường được gọi là “đường lưỡi bò” hay “ranh giới lưỡi bò”. Phần diện tích trong đường lưỡi bò này chiếm khoảng 75% diện tích trên Biển Đông, để lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%.

Chủ trương tiến công trên biển có một không hai trong lịch sử thế giới này xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền trên biển của Việt Nam. Nó đe doạ trầm trọng đến kinh tế, giao thông, quốc phòng không chỉ cho thế hệ chúng ta mà còn cho muôn vàn thế hệ sau. Có thể nói chủ trương này nguy hiểm không kém bất cứ chủ trương nào của Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử giằng co giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc hàng nghìn năm qua.

Năm 1992, Trung Quốc ký hợp đồng thăm dò vùng Tư Chính – Vũng Mây với công ty Crestone. Năm 2007, Trung Quốc đưa ra quy định theo đó tất cả bản đồ Trung Quốc phải vẽ ranh giới lưỡi bò này. Cũng năm 2007, Trung Quốc áp lực tập đoàn dầu khí BP phải ngưng hợp tác với Việt Nam trong hai vùng dầu khí Mộc Tinh, Hải Thạch.

Năm 2008, Trung Quốc vẽ ranh giới lưỡi bò vào bản đồ rước đuốc Olympic và Paralympic, nhưng sau đó gỡ ra khỏi bản đồ rước đuốc Olympics trên trang web chính thức sau khi có tiếng nói phản đối từ phía Việt Nam gửi đến Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế. Tháng 7 năm 2008, Trung Quốc áp lực ExxonMobil không được hợp tác với Việt Nam trong vùng biển hợp pháp của Việt Nam. Tháng 11 năm 2008, Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc công bố dự án có vốn 29 tỷ USD để khảo sát và khai thác trên Biển Đông.


Những sự kiện trên cho thấy sự quyết tâm và leo thang của Trung Quốc trong việc thực hiện chủ trương đó.



Các vạch đỏ là ranh giới lưỡi bò Trung Quốc đòi hỏi. Các đường xanh là một cách chia các vùng đặc quyền kinh tế dựa trên UNCLOS, nhưng không chia các đảo đang bị tranh chấp. Các vòng tròn xanh lá cây là lãnh hải 12 hải lý của các đảo này.

Trước một chủ trương “không thể chấp nhận được” như vậy, Việt Nam phải đối phó thế nào? Câu trả lời đầu tiên là, mặc dù các biện pháp chống trả hẳn phải khác với trong quá khứ, chúng ta phải chống trả với một sự tích cực không kém tổ tiên chúng ta. Chống trả có thể bao gồm phương cách nhu, nhưng không được nhu nhược.

Tất nhiên, về cơ bản và lâu dài, Việt Nam phải có nền kinh tế và quốc phòng vững mạnh. Việc xây dựng kinh tế và quốc phòng là điều cơ bản nhất để bảo vệ đất nước. Nhưng đây cũng là nhiệm vụ mang tính dài hạn, cốt yếu trong bất kỳ hoản cảnh nào, thời đại nào, không chỉ khi có tranh chấp trên Biển Đông. Vì thế, chúng tôi xin đưa ra một số vấn đề cụ thể khác mà có thể bắt đầu ngay từ bây giờ.

Cần một tư duy Biển Đông

Ở Trung Quốc, sau thất trận ở phương Nam dưới thời Lê Lợi, nhà Minh lâm vào khủng hoảng kinh tế. Các Nho thần bảo thủ thời ấy bèn viện dẫn lời đức Thánh Khổng là “cha mẹ còn tại thế mà mình đi xa thì là bất hiếu!” mà nói rằng chẳng có lý do gì khiến ta phải bành trướng ra ngoài, mà giong buồm ra biển. Kết cục, sau khi Trịnh Hoà qua đời và được thủy táng trong chuyến hải hành thứ bảy, Minh Tuyên Đức ra lệnh cấm đóng tầu viễn dương, không ai được có tàu có quá ba cột buồm. Từ cái lệnh gọi là “hải cấm” ấy, từ giữa thế kỷ 15 trở đi Trung Quốc bế môn tỏa cảng và thu vét phương tiện phòng thủ để chỉ là cường quốc lục địa, không có tư duy hải dương.

Sau khi họ bị các nước khác tấn công từ biển và sau khi bị Nhật thôn tính một số đảo, tư duy hải dương của Trung Quốc đã ra đời. Nhờ có tư duy này, ở Biển Đông, đến nay Trung Quốc vượt trội ta về ý thức, đội ngũ nghiên cứu, tính nhất quán và sự tích cực.

Trong khi đó, cho tới gần đây, nói chung chúng ta vẫn chỉ nhắc tới Hoàng Sa, Trường Sa, mặc dù những đòi hỏi của Trung Quốc trên Biển Đông liên quan đến cả những vùng biển nằm ngoài tầm ảnh hưởng của Hoàng Sa và Trường Sa theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển. Nói cách khác, có nhiều đòi hỏi của Trung Quốc trên Biển Đông không liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa.

Vì thế, chúng ta phải tích cực xây dựng xây dựng một tư duy Biển Đông. Từ đó, phải có một đội ngũ hùng hậu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến biển, chiến lược biển, xây dựng một ý chí quốc gia, nâng cao ý thức và kiến thức về Biển Đông.

Chiến lược ngoại giao và truyền thông

Là nước nhỏ, trong chiến lược của chúng ta phải tận dung biện pháp ngoại giao. Tuy không nên tin rằng nếu Trung Quốc đánh chiếm một số đảo của Việt Nam thì sẽ có nước nào đó giúp chúng ta, nhưng phải nhìn nhận là ngoại giao có trọng lượng trên bàn cân “đánh hay không” của Trung Quốc. Chúng ta phải tăng tối đa trọng lượng này.

Trong chiến lược ngoại giao của ta phải có quyền lợi gì cho các nước khác. Tốt nhất là chiến lược ngoại giao của chúng ta có khía cạnh giúp những nước khác giành cho họ những quyền lợi không phải của ta.

Hơn nữa, việc tuyên truyền và thu hút sự quan tâm trên phương diện quốc tế cũng vô cùng quan trọng cho việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam. Mặc dù có cơ sở rất yếu về phương diện lịch sử và pháp lý đồi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc đã và đang tiến hành công cuộc tuyên truyền về chủ quyền của họ đối với quần đảo này.

Dù yêu sách đưỡng lưỡi bò của họ hoàn toàn vô lý, và mặc dù việc Trung Quốc tiến hành thăm dò và khai thác trên khu vực này là “không thể chấp nhận được”, phần lớn các hãng tin quốc tế, khi đưa tin về dự án này, đã không đả động gì tới thực tế là vùng biển này đang bị tranh chấp.

Vì vậy, bằng con đường truyền thông và ngoại giao, cần vận động sự quan tâm và ủng hộ của dư luận quốc tế cho một giải pháp công bằng và hoà bình cho các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Quốc tế sẽ ủng hộ chúng ta khi thấy công lý và lẽ phải thuộc về chúng ta, cũng như thấy được quyền lợi của họ từ những giải pháp công bằng và hòa bình đó.

Đường lưỡi bò của Trung Quốc xâm phạm đến chủ quyền của các nước khác trong ASEAN. Do vậy, trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam cần phải tận dụng ưu thế thành viên của mình để vận động cho một tiếng nói chung, dựa trên những nguyên tắc mà Quỹ Nghiên cứu Biển Đông đã đề ra và đăng trên Thời báo Manila (Philippines). Ngoài ra, trong việc hội nhập ASEAN cũng như trong việc xây dựng Cộng đồng Kinh tế Đông Á, Việt Nam cần phải giữ thế chủ động.

Phương diện pháp lý

Trong thế giới văn minh hiện nay, pháp luật đã trở thành nền tảng cho ứng xử giữa các quốc gia. Việt Nam, là nước nhỏ, cần phải tận dụng phương tiện và lý luận luật pháp để bảo vệ chủ quyền của mình. Việt Nam cần đào tạo và huy động các chuyên gia luật quan tâm và tham gia vào việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.

Đi vào một số chi tiết, đối với Hoàng Sa, Trường Sa, những sự kiện lịch sử trước năm 1954 đã xác lâp chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này theo công pháp quốc tế. Theo giáo sư luật quốc tế người Pháp Monique Chemillier-Gendreau, các lập luận của Trung Quốc dựa trên những sự kiện lịch sử trước thế kỷ 20 đều không có giá trị trên diện công pháp quốc tế[1]. Đối với Hoàng Sa, các lập luận của Trung Quốc trước năm 1954 thua kém lập luận của Việt Nam[2]. Đối với Trường Sa, lập luận của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và chỉ biện hộ cho chính sách mở rộng lãnh thổ trên biển[3].

Trong thời kỳ 1954 – 1975, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã không có một hiệp định biên giới nào ký với Trung Quốc liên quan đến Biển Đông, mà chỉ có những tuyên bố đơn phương.

GS Monique Chemillier-Gendreau cho rằng những tuyên bố đơn phương này không có hiệu lực vì lý do thẩm quyền lãnh thổ và vì lý do hoàn cảnh chiến tranh[4].

Mặc khác, nếu như bỏ qua lập luận trên thì, theo luật quốc tế, không có một nguyên tắc pháp lý nào có thể làm cho những lời tuyên bố đơn phương có một tính chất ràng buộc, ngoại trừ nguyên tắc “estoppel”[5]. Nhưng, theo TS Từ Đặng Minh Thu, những tuyên bố đó không hội đủ các điều kiện và các yếu tố mà nguyên tắc estoppel đòi hỏi[6]. Do đó chúng không ảnh hưởng tới chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Như vậy, theo các lập luận trên, đối với thời kỳ 1954 – 1975, không tồn tại một quy tắc pháp lý nào làm cho Việt Nam mất chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa mà Việt Nam đã có trước 1954.

Dẫu sao, các nhà luật học Việt Nam cũng nên nghiên cứu thêm về học thuyết estoppel và về những nguyên tắc pháp lý khác có thể được áp dụng cho các sự kiện trong thời kỳ 1954-1975. Trong thời gian đó, Việt Nam cũng phải chống lại việc Trung Quốc lợi dụng những sự kiện này để tuyên truyền.


Đối với các vùng biển không thuộc về Hoàng Sa hay Trường Sa, ranh giới lưỡi bò đe doạ chủ quyền của Việt Nam ở ngay cả những vùng biển không liên quan tới những vùng này. Việt Nam cần phải tách vấn đề chủ quyền đối với những vùng biển này ra khỏi tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa để:

(1) Trung Quốc không thể dùng tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa để nguỵ trang cho ý đồ lưỡi bò của họ;

(2) chúng ta có thể thực thi chủ quyền đối với những vùng biển này trong khi Hoàng Sa, Trường Sa còn bị tranh chấp; và

(3) nếu chủ quyền trên những vùng biển này đã được giải quyết thì sức ép về việc giải quyết tranh chấp đối với Trường Sa và Hoàng Sa sẽ giảm xuống rất nhiều.


Phát huy sức mạnh của toàn dân tộc

Trong hơn 60 năm qua kể từ khi Trung Quốc công bố bản đồ lưỡi bò khoanh 75% Biển Đông một cách mập mờ vào năm 1947 cho tới nay, chưa bao giờ Việt Nam phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc trong việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. Đây là một thiệt thòi tương tự như việc chiến đấu trong khi một tay bị buộc sau lưng.

Trong hoàn cảnh hiện nay, dân tộc Việt Nam cần phải vượt qua những cách biệt và Nhà nước cần phải tạo điều kiện để phát huy sức mạnh của toàn dân trong việc đấu tranh chống lại những hành động “không thể chấp nhận được” từ phía Trung Quốc. Ngày 9/12/2008, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nhấn mạnh tại Hội nghị Quân chính toàn quân: “Phải tiếp tục làm cho toàn quân, toàn dân nhận thức đầy đủ hơn về mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam XHCN trong điều kiện mới.”[7]

Để có thể phát huy sức mạnh của toàn dân, cần phải có một Quy tắc ứng xử chung về Biển Đông giữa Nhà nước và nhân dân và giữa các cộng đồng người Việt Nam với nhau. Quy tắc này không cần phải là luật, chỉ cần là một thoả thuận bất thành văn, được nhiều cá nhân và hội nhóm công khai tôn trọng.

Nếu không có một quy tắc ứng xử chung về Biển Đông cho dân tộc Việt Nam, dù quy tắc đó chỉ là một sự thông cảm bất thành văn, thì nhân dân và Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục chiến đấu trong tình trạng một tay bị buộc chặt sau lưng, trong khi Trung Quốc càng ngày càng tiến xa, tiến mạnh với yêu sách và hành động để biến 75% Biển Đông thành “biển lịch sử” của họ.

***
Ngày nay Việt Nam đứng trước một sự đe doạ khổng lồ. Khác với trong quá khứ, sự đe doạ này tiến triển rất chậm, nhưng càng ngàng càng nghiêm trọng, qua nhiều thập niên, có thể nói là cả thế kỷ. Nhiều khi sự đe doạ này rất nhẹ nhàng, dường như không có, nhiều khi có những động thái phi bạo lực, tương đối ít khi tiến tới bằng bạo lực. Nhưng chúng ta đừng để sự nhẹ nhàng, chậm rãi này làm chúng ta coi thường hay thờ ơ. Nếu sự đe doạ này đi tới đích của nó thì hậu quả cho đất nước sẽ vô cùng trầm trọng và có thể sẽ vĩnh viễn. Chúng ta phải tích cực chống lại sự đe doạ này với một sự tích cực không kém gì tổ tiên ta đã từng giữ nước.

[1] Monique Chemillier-Gendreau, “Sovereignty over the Paracel and Spratly Islands”, Kluwer Law International, ISBN 9041113819, 2000, trang 80, có thể đọc tại http://books.google.co.uk/books?id=58q1SMZbVG0C&pg=PP1

[2] Monique Chemillier-Gendreau, sách đã dẫn, trang 136.

[3] Monique Chemillier-Gendreau, sách đã dẫn, trang 139.

[4] Monique Chemillier-Gendreau, sách đã dẫn, trang 130.

[5] Từ Đặng Minh Thu, http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_TuDangMinhThu.htm

[6] Từ Đặng Minh Thu, tài liệu đã dẫn.

[7] http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/12/817741/


---------------------------------------

Nguồn http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/5831/index.aspx

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Hai T1 19, 2009 3:47 am
Viết bởi Ansamurai
Việt Nam trong quan hệ với ASEAN và Trung Quốc

Năm 2009 theo tôi là năm bản lề với Việt Nam. Việt Nam còn duy trì vai trò  của mình trong hội đồng bảo an thêm một năm nữa. Và cũng năm nay, Việt Nam tiếp nhận chức chủ tịch ASEAN từ Thái Lan, để nắm vai trò điều phối khu vực này. Đây là cơ hội rất tốt để mở rộng quan hệ với các nước, không chỉ trong khu vực.

Tôi không nghĩ Việt Nam, hay Indonesia, hay Singapore, hay Thái Lan, có thể là thủ lĩnh của ASEAN, bởi nguyên tắc đồng thuận của tổ chức này, nhưng đóng một vai trò nổi bật thì hoàn toàn có thể. Trong vòng 5 – 10 năm tới ASEAN có thể là một người chơi quan trọng trong sân chơi toàn cầu. Bởi sau khi thông qua hiến chương ASEAN, một số cơ chế đã được thiết lập để thúc đẩy từng thành viên vươn lên để đạt chuẩn.

Trung Quốc đang cố gắng thiết lập một mối quan hệ và ảnh hưởng với ASEAN qua chính sách “láng giềng thân thiện và phát triển hài hoà”. Nhưng ASEAN không muốn bị Trung Quốc thống trị. Khối này muốn Hoa Kỳ khôi phục và tăng cường sự hiện diện của mình, nhưng không phải với vai trò kẻ thống trị.

Việc Việt Nam có thể đóng một vai trò nổi bật trong ASEAN, và việc có được hưởng lợi hay không từ chuyện đó trong quan hệ với Trung Quốc vẫn là một câu hỏi lớn. Dưới thời Thaksin, người Thái gần gũi với Trung Quốc hơn bất cứ ai khác. Sau sự đi xuống của Indonesia, Thái Lan đã cố gắng tìm cách thể hiện vai trò thủ lĩnh, nhưng rồi lại gặp bất ổn. Hiện nay, đến lượt Việt Nam đang đóng một vai trò nổi bật trong khối này. Tôi nghĩ thật là tốt nếu ASEAN với 500 triệu dân có thể làm cách nào đó để có thể đối phó với Trung Quốc về mặt kinh tế, và Việt Nam cần thể hiện tích cực hơn vai trò của mình trong khối này.

Mặc dù chậm, Việt Nam tự cứng cáp dần lên, để có thể bảo vệ chủ quyền ở khu vực biển Đông. Việt Nam đã biết cách cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc theo hướng đa phương. Việt Nam đã biết cách áp dụng chính sách nước đôi. Trong chính trị hiện đại người ta buộc phải làm thế, nhưng hoàn toàn không phải là “bắt cá hai tay”.

Về mối quan hệ ở biển Đông, tôi nghĩ đây là một ván cờ. Trung Quốc đã đặt một quân cờ quan trọng ở đảo Hải Nam, khi hệ thống vệ tinh đã chụp được tàu ngầm hạt nhân của họ ở đó. Việt Nam đã có chiến lược biển. Theo đánh giá của các chuyên gia trên Euro Time, nguồn lợi khu vực này, bao gồm bờ biển, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, sẽ đóng góp ít nhất khoảng trên 50% GDP và 65% giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào năm 2020. Tức là phần quan trọng nhất trong sự phát triển của Việt Nam đang bị họ giữ làm con tin.

Tuy nhiên, trong mối quan hệ này, nếu Trung Quốc cư xử không tốt với Việt Nam, điều đó có thể ảnh hưởng đến những mối quan hệ khác, bởi Việt Nam là thành viên của ASEAN. ASEAN lại có thoả thuận tự do thương mại với Trung Quốc. Trung Quốc muốn khai thác những nguồn tài nguyên của Đông Nam Á, và cả thị trường này. Đó là lý do vì sao họ lại quan tâm đến hệ thống hạ tầng giao thông nối với Đông Nam Á. Bởi, tuy tất cả các nước đều có lợi, Trung Quốc là nước lợi nhất.

Đó là chưa nói đến mối quan hệ trong khuôn khổ tiểu vùng sông Mekong mở rộng với sự tham gia tích cực của ADB với các dự án hạ tầng giao thông như đường cao tốc, đường sắt hay cảng, giúp cho Vân Nam và Quảng Tây có thể tiếp cận với cảng biển, và nhờ đó kinh tế ở hai tỉnh này có thể phát triển được. Điều này, ngược lại, mang lại lợi thế mặc cả cho Việt Nam trong vấn đề biển Đông, bởi Trung Quốc cũng rất sợ đường bộ qua Việt Nam bị phong toả.

Nhưng, điều oái oăm nằm ở chỗ, chính quyền trung ương ở Trung Quốc lại đứng ngoài những vấn đề của khối tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Họ để cho cấp tỉnh ở Vân Nam và Quảng Tây tham gia cơ chế này, và việc họ xây hàng loạt đập nước không phải là chủ đề phàn nàn của chính phủ các nước hạ lưu Mekong với chính phủ Trung Quốc.

Họ cứ lẳng lặng xây đập mà không quan tâm tới số phận và đời sống bị ảnh hưởng nặng nề của những nông dân, ngư dân sống ở hạ nguồn. Chính vì vậy, những khẩu hiệu như “láng giềng tốt”, “phát triển hài hoà”, hay “thế giới hài hoà”, mà Trung Quốc công khai tuyên bố, trở nên vô nghĩa khi những nước bị ảnh hưởng không được tham vấn trước.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á cũng có mặt tích cực là cảnh báo cho Mỹ không được bỏ quên khu vực này. Mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ và Trung Quốc hoàn toàn khác nhau. Việt Nam có cùng những lợi ích với Mỹ về kinh tế, và cả lợi ích an ninh của mình, nhưng Việt Nam và Mỹ lại bất đồng về dân chủ và nhân quyền. Với Trung Quốc, Việt Nam có đồng quan điểm về dân chủ, nhân quyền, nhưng mâu thuẫn nhiều hơn về lợi ích kinh tế.

Trong ván cờ, như tôi đã nói ở trên, Việt Nam cũng có những con cờ quan trọng. Vấn đề là ở cách đi thế nào thôi.

Huỳnh Phan ghi

http://www.sgtt.com.vn/Detail23.aspx?ColumnId=23&newsid=46096&fld=HTMG/2009/0113/46096

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Ba T1 20, 2009 11:57 am
Viết bởi Ansamurai
Như vậy là tạm thời kết thúc vụ biên giới trên đất liền.

Hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc: sự kiện lịch sử trọng đại

Lần đầu tiên Việt Nam và Trung Quốc có một đường biên giới trên đất liền hoàn chỉnh, được thể hiện rõ ràng trong các văn bản pháp lý được hai bên thống nhất và trên thực địa, có giá trị trường tồn với hai quốc gia, tạo điều kiện tăng cường giao lưu hữu nghị và phát triển hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật... giữa hai nước.


Sau gần 8 năm đàm phán và triển khai phân giới cắm mốc trên thực địa, ngày 31/12/2008 tại Hà Nội, hai Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc đã long trọng ra Tuyên bố chung về việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc theo đúng thoả thuận giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước. Đây là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong quan hệ Việt - Trung, thể hiện mong muốn và quyết tâm của hai Đảng, hai Nhà nước XHCN giải quyết hoà bình, công bằng các vấn đề do lịch sử để lại, có tính đến lợi ích của nhau, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế và Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt – Trung năm 1999, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, phù hợp với xu thế hoà bình, hữu nghị và hợp tác ở khu vực và trên thế giới.

Ngược dòng thời gian hơn một trăm năm trước, thực dân Pháp – khi đó đang cai trị nước ta - và Triều đình nhà Thanh - Trung Quốc đã ký các Công ước hoạch định biên giới giữa Bắc Kỳ với Trung Quốc năm 1887 và Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới năm 1895. Với những thay đổi của lịch sử và tác động của thiên nhiên, con người và chiến tranh, đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc hơn một trăm năm qua đã có nhiều biến động phức tạp. Một số mốc giới đã bị mất, bị hủy hoại, hoặc bị dịch chuyển... gây ra nhận thức khác nhau về đường biên giới ở một số khu vực, dẫn đến tranh chấp. Tình hình đó đặt ra yêu cầu xác định lại rõ ràng, cụ thể đường biên giới pháp lý này với một hệ thống mốc giới hiện đại, bền vững.

Sau khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ, Chính phủ hai nước đã thống nhất đàm phán giải quyết vấn đề tồn tại về biên giới trên đất liền theo nguyên tắc tôn trọng đường biên giới đã được hoạch định bởi các Công ước 1887 và 1895 do Chính phủ Pháp và nhà Thanh ký, và đã được phía Việt Nam và Trung Quốc đồng ý chấp nhận.

Kết thúc phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới dài khoảng 1.400 km từ Tây sang Đông (trong đó có 344 km đường biên giới đi theo 21 sông, suối chính), hai bên đã cắm được gần 2.000 cột mốc trong đó có hơn 1.500 cột mốc chính và hơn 400 cột mốc phụ. Các chốt quân sự trên đường biên giới đều đã được dỡ bỏ. Sự kiện này có ý nghĩa to lớn:

- Thứ nhất, việc hoàn thành phân giới cắm mốc góp phần xây dựng một đường biên giới hoàn chỉnh, chính quy, hiện đại và bền vững; tạo tiền đề vững chắc để xây dựng biên giới Việt - Trung hoà bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác; tạo thuận lợi cho công tác quản lý biên giới sau này. Điều đó có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

- Thứ hai, Việt Nam và Trung Quốc đã giải quyết được hai vấn đề lớn về biên giới lãnh thổ, đó là xác định biên giới trên đất liền và phân định Vịnh Bắc Bộ (Hiệp định ký năm 2000).

- Thứ ba, đây là biểu hiện sinh động của mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, góp phần tăng cường sự tin cậy giữa hai bên; là cơ hội mới để mở rộng giao lưu hữu nghị, tăng cường hợp tác hệ kinh tế, thương mại... giữa hai nước, đặc biệt là các địa phương hai bên đường biên. Ngay sau khi hoàn thành phân giới cắm mốc, ngày 02/01/2009, tuyến đường sắt Hà Nội - Nam Ninh đã được đưa vào hoạt động.

Kết quả trên có được trước hết là nhờ sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng và hai Nhà nước; những nỗ lực không mệt mỏi của hai Đoàn đàm phán cấp Chính phủ; sự cố gắng vượt bậc của các lực lượng phân giới cắm mốc thuộc các Bộ, ngành, địa phương và đông đảo đồng bào dân tộc các tỉnh biên giới của chúng ta đã vượt qua bao khó khăn gian khổ để bảo đảm tiến độ phân giới cắm mốc. Đó cũng là sự hội tụ công lao, đóng góp của nhiều thế hệ đi trước, sự đồng tình và ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài; là thành quả của tinh thần độc lập tự chủ, nắm vững và vận dụng hiệu quả luật pháp quốc tế, tiếp thu kinh nghiệm giải quyết hoà bình các tranh chấp về biên giới lãnh thổ của các nước khác...

Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Ban Chỉ đạo Nhà nước về phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương những cố gắng to lớn của các lực lượng tham gia phân giới cắm mốc, trong đó có cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các tỉnh biên giới, vượt qua bao gian lao, vất vả trong những năm qua. Sự quan tâm và ủng hộ của các tầng lớp nhân dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài đối với công tác biên giới lãnh thổ của Tổ quốc nói chung và phân giới cắm mốc nói riêng cũng có tác dụng động viên to lớn để làm nên sự kiện lịch sử trọng đại này.

Trong thời gian tới, hai Bên cần sớm hoàn chỉnh nội dung để ký trong năm 2009 Nghị định thư về phân giới cắm mốc và các phụ lục kèm theo; Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới mới, Hiệp định quản lý các cửa khẩu quốc tế và các văn kiện liên quan khác nhằm đưa Hiệp định Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc đi vào cuộc sống. Hai bên cũng sẽ xem xét hợp tác khai thác tiềm năng du lịch Thác Bản Giốc và ký Thoả thuận cấp Chính phủ về vấn đề này; thảo luận và ký một thoả thuận cấp Chính phủ về việc thiết lập khu vực tự do đi lại cho tàu thuyền của cư dân biên giới tại khu vực cửa sông Bắc Luân. Với nỗ lực và quyết tâm chung của hai bên, đường biên giới đất liền Việt-Trung sẽ thực sự trở thành đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, và hợp tác, góp phần vào công cuộc phát triển đất nước của cả hai dân tộc./.

Phạm Gia Khiêm
Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ
Bộ trưởng Ngoại giao
(Bài viết đăng trên báo Nhân dân ngày 15/01/2009)

http://www.cpv.org.vn/tiengviet/tieudiem/details.asp?topic=84&subtopic=190&ID=BT1810955880

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Ba T1 20, 2009 12:01 pm
Viết bởi Ansamurai
Tính liên tục trong quan hệ Việt - Mỹ

Hai chuyên gia hàng đầu về quan hệ quốc tế của Mỹ cùng chia sẻ nhận định rằng quan hệ Việt - Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama sẽ không thay đổi nhiều so với chính sách của người tiền nhiệm, George W Bush.

Frederick Brown, chuyên gia tại Trường Cao học về Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Johns Hopkins, đánh giá quan hệ song phương dưới thời tân tổng thống "sẽ vẫn đi theo cùng một con đường như dưới thời Tổng thống Bush".

Trả lời phỏng vấn của BBC, ông Brown nói mối quan hệ "tiến triển chậm rãi nhưng theo hướng đi lên".

Đồng ý nhận định này, Phó Giáo sư Lịch sử và Quan hệ Quốc tế của Đại học George Washington, Shawn McHale, cho rằng bang giao Việt - Mỹ thời gian tới "sẽ không thay đổi nhiều".

Kể từ khi chính thức khôi phục quan hệ ngoại giao năm 1995, chiến lược của hai nước đã dần ngả từ đối đầu sang hợp tác.

Chuyến thăm chính thức tháng 11.2000 của Tổng thống Bill Clinton mang tính chất đột phá. Vị tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam từ khi kết thúc chiến tranh đã được người dân Việt chào đón nồng nhiệt, để ông tuyên bố "đã tới lúc viết nên một chương mới".

Sau khi Hiệp định Thương mại Song phương (BTA) có hiệu lực từ 2001, kim ngạch ngoại thương hai chiều liên tục tăng, từ ba tỉ đôla năm 2002 lên đến hơn 12 tỉ đôla năm 2007.

Được Mỹ "bật đèn xanh", Việt Nam gia nhập WTO tháng 11.2006, cùng lúc với việc Washington cấp cho Việt Nam Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR).

Trong lĩnh vực giáo dục, vị đại sứ hiện nay ở Hà Nội, Michael Michalak, đã đặt ưu tiên cho việc đưa sinh viên Việt Nam sang học tập tại Mỹ.

Theo thống kê mới nhất, hiện có hơn 8700 sinh viên Việt Nam tại Mỹ, đưa Việt Nam dẫn đầu về tốc độ tăng số lượng học sinh tại một nước được cho là có hệ thống đại học tốt nhất thế giới.

Không phải ngẫu nhiên mà cả hai chuyên gia người Mỹ đều khẳng định bức tranh tổng thể của mối quan hệ mang màu sáng.

Tiến sĩ Shawn McHale nói vui: "Rất nhiều người nghĩ Tổng thống Bush không giỏi lắm. Nhưng dưới thời ông ấy, quan hệ giữa Á châu và Mỹ tiến triển tốt."

Ông lưu ý ngay trong vấn đề chất da cam, Hoa Kỳ "cũng đang thay đổi ý kiến".

Những động thái gần đây như cấp tiền cho nghiên cứu khoa học, dọn sạch các "điểm nóng" "chỉ mang tính biểu tượng, nhưng là dấu hiệu quan trọng".

Mặc dù chưa có thông báo chính thức, nhưng truyền thông châu Á đã loan tin ông Kurt Campbell sẽ là trợ lý ngoại trưởng về Đông Á và Thái Bình Dương.

Từng phục vụ dưới thời Bill Clinton, nhân vật Campbell, theo ông Frederick Brown, là người "được biết tới ở Việt Nam, và cũng biết rõ Việt Nam".

Thách thức phía trước

Cả hai người mà đài BBC phỏng vấn đều cho rằng suy trầm kinh tế hiện nay tại Mỹ có thể ảnh hưởng xấu tới Việt Nam.

Mục tiêu của Mỹ là đào tạo thêm nhiều người Việt trẻ, nhưng "vấn đề hiện nay là tài chính", theo ông McHale.

Tương tự, ông Brown nói giảm sút kinh tế của Mỹ "có thể khiến chúng tôi miễn cưỡng hơn khi nhập hàng từ Đông Nam Á", mặc dù hiện còn sớm để đưa ra đánh giá chắc chắn.

Khác với người Việt ở Mỹ, nhiều người Việt trong nước lâu nay có khuynh hướng chuộng một chính phủ Mỹ của đảng Dân chủ hơn vì cho rằng Dân chủ thì dễ "mềm" hơn với Việt Nam.

Tuy vậy, cần nhớ rằng chính trong lĩnh vực thương mại, các nghị sĩ đảng Dân chủ thường mang quan điểm bảo hộ, trong khi Cộng hòa lại nhấn mạnh thị trường tự do và toàn cầu hóa.

Ngoài ra, khi biết bà Hillary Clinton sắp tới sẽ là ngoại trưởng Mỹ, một nhà ngoại giao Việt Nam nói với tôi nhiều đồng nghiệp của ông e ngại chính sách ngoại giao của Mỹ sẽ lại còn cứng hơn.

Lý do là vì người ta vẫn đồn đại rằng trong tư cách đệ nhất phu nhân cùng chồng sang thăm Việt Nam năm 2000, bà Clinton "không thích" những gì bà chứng kiến.

Tôi đặt những e ngại ấy cho tiến sĩ McHale.

Ông trả lời về thương mại, "đúng là đảng Dân chủ có thể sẽ hơi cứng rắn hơn, nhưng cũng chưa chắc, vì khi Bill Clinton nắm quyền, ông ta đã có khuynh hướng tách khỏi quan điểm bảo hộ trong đảng và điều đó có thể sẽ tiếp tục".

"Đảng Dân chủ, theo truyền thống, ít quan tâm hơn đến tự do tôn giáo, nhưng lại lo lắng hơn về những vấn đề nhân quyền phi tôn giáo."

Vị chuyên gia nhiều lần đến Việt Nam cho rằng cải thiện tôn giáo, đặc biệt khi xét trong 15 năm qua, đã là "rất lớn".

Vì thế, sắp tới, những vấn đề nhân quyền nằm ngoài tôn giáo "có thể gặp nhiều sức ép hơn từ đảng Dân chủ".

Ông lấy dẫn chứng là "một số nhà báo của Tuổi Trẻ, Thanh Niên đã bị đưa ra xử vì liên quan điều tra tham nhũng. Chính phủ Việt Nam đã không giải thích thuyết phục, nên sự không hiểu được lý do đằng sau hành động của chính quyền sẽ có thể là vấn đề cho nhiều người Mỹ."

Một điều đáng chú ý, như chứng tỏ qua việc Nhật Bản tạm ngừng cấp ODA cho Việt Nam sau vụ PCI, thì Mỹ và các chính phủ nước ngoài càng lúc càng quan tâm hơn đến trách nhiệm giải trình, chứ không chỉ là vấn đề nhân quyền hay tôn giáo.

Ông McHale giải thích: "Về lâu dài, có những vấn đề mang tính hệ thống mà các chính phủ ngày càng quan tâm. Ví dụ, khi cho Việt Nam tiền, họ muốn bảo đảm tiền được sử dụng đàng hoàng".

Nhìn chung, trừ phi có những sự kiện đột biến, quan hệ Việt - Mỹ thời gian tới được cho là vẫn sẽ như một sự nối dài từ thời của Tổng thống Bush.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/01/090116_us_viet_relations.shtml

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Ba T1 20, 2009 12:07 pm
Viết bởi Ansamurai
Phỏng vấn Đại sứ Lê Công Phụng

Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ nói với BBC rằng ông hy vọng quan hệ Việt - Mỹ trong nhiệm kỳ tổng thống Barack Obama sẽ được tiếp tục củng cố, mặc dù khó có sự kiện lớn trong năm 2009.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho BBC Việt ngữ ngày 16/01, ông Lê Công Phụng, cựu thứ trưởng ngoại giao, cũng nói Việt Nam không có ý định trở thành đồng minh của Mỹ, mà chỉ hợp tác với sự "tôn trọng và tin cậy lẫn nhau".

Năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đi thăm Mỹ, thiết lập cơ chế đối thoại chiến lược về an ninh và quốc phòng.

Hai bên cũng thiết lập thêm cơ chế hợp tác về giáo dục, khoa học kỹ thuật, môi trường.

Theo Đại sứ Lê Công Phụng, những diễn biến này thể hiện "mong muốn, ý chí của chính phủ hai bên, cũng như nguyện vọng nhân dân hai nước".

Chuyến thăm Mỹ của ông Nguyễn Tấn Dũng trong năm cuối của nhiệm kỳ Tổng thống Bush cũng được xem là sự chuẩn bị của hai phía cho thời kỳ mới sắp đến.

Lê Công Phụng: Chúng tôi rất mừng Tổng thống Obama sắp nhậm chức, và tin chính quyền đảng Dân chủ sẽ tiếp tục thực hiện các thỏa thuận của các chính quyền trước đây, sẽ tiếp tục đi theo hướng hợp tác chặt chẽ vì lợi ích hai nước.

Thời kỳ tổng thống Clinton, chính quyền Dân chủ đã dỡ bỏ cấm vận, bình thường hóa quan hệ, ông Clinton là tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam (VN). Đây là cái đà do chính quyền Dân chủ mở ra, và tám năm tiếp theo của ông Bush đã thúc đẩy quan hệ rất mạnh. Nên tôi cho rằng chính quyền Dân chủ sắp tới, với đa số cả trong thượng viện và hạ viện, sẽ tiếp tục hợp tác với VN. Có thể có mức độ khác nhau, nhưng đó là sự nối tiếp lợi ích quốc gia, dân tộc chứ không phải vì cá nhân người này, người khác.

VN chúng tôi đã chuẩn bị, phải nói là rất quyết liệt, để tiếp tục thúc đẩy quan hệ. Với chuyến thăm của thủ tướng chúng tôi năm 2008, mặc dù là năm cuối của tổng thống Bush, nhưng hai bên cho rằng cần có chuyến thăm để chuẩn bị cho giai đoạn tới thay đổi chính quyền.

Chúng tôi lúc ấy cũng không biết Dân chủ lên hay Cộng hòa lên, nhưng phải bàn định những cái đã làm và sắp tới phải làm. Và chúng tôi cho rằng phía Mỹ cũng đã làm như thế, để làm sao lợi ích hai nước trong bốn năm tới được thúc đẩy hơn.

Tuy nhiên, quan hệ hai nước sắp tới cũng sẽ có nhiều cái mà chúng tôi phải tính. Quyết tâm hai bên là cao, nhưng nội bộ mỗi nước và thế giới có những khó khăn.

Ví dụ, trong 2009, điều đầu tiên ông Obama phải lo là ổn định nội bộ, còn VN cũng phải xử lý các vấn đề do khủng hoảng tài chính thế giới. Cả hai bên đều bận rộn, và khó làm được những việc lớn hơn. Nhưng những gì đã thỏa thuận, triển khai, thì chắc chắn tốc độ sẽ cao hơn. VN rất mong muốn tổng thống Obama sớm thu xếp sang VN, và lãnh đạo chúng tôi cũng rất muốn thăm Mỹ khi thời gian, điều kiện cho phép.

BBC:Chiến lược ngoại giao của VN có bao giờ đặt vấn đề VN sẽ là đồng minh của Mỹ hay không, thưa đại sứ?

Quan hệ hai nước từ 13 năm qua đi nhanh hơn so với quan hệ song phương với một số đối tượng khác. Nhưng không có nghĩa VN đang chuẩn bị trở thành đồng minh của Mỹ. Lĩnh vực nào, thời gian nào mà lợi ích trùng hợp với nhau, có sự hiểu biết với nhau, thì có thể hợp tác.

Còn những lúc lợi ích dân tộc hai phía chênh nhau, thì phải đấu tranh. Chủ trương đối ngoại của VN là không ngừng tăng cường hợp tác với Mỹ trên nhiều lĩnh vực, càng nhiều càng tốt, với sự tôn trọng và tin cậy lẫn nhau.

BBC:Quan hệ tay ba của VN với Hoa Kỳ và Trung Quốc (TQ) sẽ như thế nào?

Chiến lược đối ngoại của chúng tôi là đặt lên hàng đầu quan hệ với các nước láng giềng và các nước lớn. Do vậy, VN rất coi trọng quan hệ với TQ vì đây là láng giềng có nhiều ảnh hưởng, có nhiều mối quan hệ đặc biệt với VN. TQ ngày càng lớn mạnh thì VN càng phải học cách sống chung, nhưng phải không ngừng làm quan hệ với TQ tốt đẹp trong sự tôn trọng lẫn nhau.

Còn với Mỹ, VN sẽ làm hết sức mình để thúc đẩy quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực. Chúng tôi hiểu rằng để phát triển mạnh mẽ, một trong những yếu tố quan trọng nhất là hợp tác với Mỹ. Thông qua đó, thúc đẩy hợp tác với các đồng minh, bạn bè của Mỹ.

VN không có ý nghĩ là tăng cường hợp tác với Mỹ để chống TQ, hay tăng cường hợp tác với TQ để làm hại quan hệ với Mỹ. Đó không phải là lập trường của VN.

BBC: Còn hai cường quốc kia, theo đại sứ, có lôi kéo VN hay không?

"Lôi kéo" không phải là thuật ngữ ngoại giao thường được phát biểu công khai. Nhưng chúng tôi cho rằng TQ và Mỹ đều có nhu cầu tăng cường đối tác và về mặt nào đấy, họ cũng rất mong tăng cường mối quan hệ mang tính đồng minh.

VN nằm ở vị trí địa chính trị nhạy cảm, sát cạnh TQ, lại nằm trong vùng Đông Nam Á, cho nên cả hai đều có nhu cầu tranh thủ VN.

Cái khó của VN là làm sao đáp ứng được mong muốn của họ trên cơ sở lợi ích chung của chúng ta, đáp ứng những gì không làm phương hại quan hệ với các đối tác khác, giữ được độc lập.

BBC: Trong cuộc phỏng vấn gần đây với báo điện tử VietnamNet, cựu thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ nói ý rằng trong chiến lược đối ngoại, nội bộ lãnh đạo cấp cao của VN có bất đồng. Đại sứ đồng ý với nhận xét đó không?

Tôi chưa đọc bài phỏng vấn của ông Trần Quang Cơ, mặc dù ông là một trong những bậc đàn anh của tôi trong lĩnh vực ngoại giao.

Nhưng qua kinh nghiệm thực tế, tôi nghĩ thế này, trong các vấn đề lớn của các quốc gia, bao giờ cũng có những ý kiến khác nhau.

Nhưng những ý kiến khác nhau đó được xử lý quan trọng nhất là lúc bàn thảo, còn khi đã quyết sách rồi, mọi người đều nhất tâm thực hiện. Bằng không, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, sẽ không làm được gì. Người ngoài nhìn vào, cũng thấy mình không ổn, thì họ sẽ hợp tác với mình không hiệu quả.

Quan hệ với Việt kiều

BBC:Sau hơn một năm làm việc tại Mỹ, đại sứ đánh giá thế nào về mối quan hệ với cộng đồng người Việt tại đây?

Đồng bào trong nước lúc nào cũng chăm chú theo dõi, lúc nào cũng mong muốn bà con, dù bất kỳ ở đâu, cũng có cuộc sống tốt lành, đoàn kết, tôn trọng luật pháp địa phương, xây dựng nơi đang chăm sóc mình. Vì vậy, VN đã có nhiều chính sách thuận lợi như miễn visa, cho hưởng song tịch, cho mua nhà...Nhà nước sẽ làm mọi thức có thể làm được để quan hệ giữa bà con và trong nước ngày càng chặt chẽ hơn.

Sau hơn một năm ở đây, tôi thấy tình cảm bà con chuyển biến nhiều. Có những người trước đây chưa hiểu lắm, bây giờ cũng hiểu đôi chút. Có những người trước đây chống đất nước, bây giờ cũng thay đổi suy nghĩ.

Chúng tôi sẵn sàng tiếp xúc với bà con, nghe tâm tư, thậm chí chỉ trích của bà con để làm sao trong nước hoàn thiện hơn, thì cũng là một trong những yếu tố làm cho bà con tự hào hơn mình là người VN ở nước ngoài.

BBC:Ông Joseph Cao vừa trở thành dân biểu gốc Việt đầu tiên trong Quốc hội Mỹ. Một trong những việc đầu tiên của ông là đề nghị đưa VN trở lại danh sách các nước đàn áp tôn giáo (CPC). Đại sứ có đồng ý là những vấn đề chính trị, nhân quyền sẽ luôn là khúc mắc giữa chính phủ trong nước và Việt kiều tại đây?

Với đại bộ phận Việt kiều tại đây, cái đó không phải là vướng mắc. Người ta về thăm đất nước, biết dân chủ là thế nào, nhân quyền ra làm sao, đời sống phát triển thế nào.

Nhưng phải khẳng định giữa VN và Mỹ đang có cách nhìn khác nhau về dân chủ, nhân quyền. Đã có diễn đàn đối thoại nhân quyền hàng năm, mang lại hiệu quả cao.

Chắc nhiều người mừng khi ông Joseph Cao trở thành nghị sĩ người Việt đầu tiên. Chúng tôi chưa tiếp xúc với ông ấy, cũng chưa phê phán. Nhưng tôi nghĩ thế này, đến ông Obama làm đến tổng thống thì ông ấy vẫn là người gốc Kenya. Bà con người Việt ở đây muốn làm đến tổng thống, thủ tướng thì vẫn là người Việt. Mà nếu lại đi nói xấu VN, người nghe cũng cảm thấy mình không đứng đắn lắm.

Chúng tôi mong muốn tất cả những người Việt có gì thì góp ý thẳng thắn với đồng bào trong nước, có gì chỉ trích thì cứ chỉ trích, nhưng không nên chống lại đồng bào mình.

Còn hệ thống chính trị, có thể có nhiều ý kiến khác nhau, và chúng ta chấp nhận sự khác nhau để cùng tồn tại trong cộng đồng người Việt.

BBC:Đại sứ nghĩ thế nào về nhận định trao đổi giáo dục là sự đầu tư cho tương lai quan hệ hai nước?

Hai bên đã lập được nhóm công tác về hợp tác giáo dục, đã họp hai cuộc mà tôi cũng là thành viên tham gia. Hiện nay tri thức của VN chưa đủ theo kịp tầm phát triển của đất nước, nên phải hướng ra thế giới xem chỗ nào tốt nhất thì ta học. Mỹ, Anh và một số nước là những nơi trình độ giáo dục rất cao.

Chính phủ chủ trương tăng cường đưa sinh viên sang Mỹ, đưa giáo viên, tiến sĩ VN sang Mỹ đào tạo lại, tăng cường hợp tác với các hệ giáo dục của Mỹ. Chúng tôi dự kiến sẽ có 20.000 tiến sĩ được đào tạo đến năm 2020.

Đi học thì tốn kém, nhưng tốn kém cũng phải học. Trong gần 9000 sinh viên hiện nay học ở Mỹ, khoảng 85% là tự túc. Điều đó cho thấy sự hiếu học của người VN và mong muốn được hưởng sự giáo dục cao. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình vì việc này.

Bài phỏng vấn được thực hiện tại Washington DC trong chuyến đi của phóng viên BBC Việt ngữ tường thuật về lễ đăng quang của Tổng thống đắc cử Obama và quan hệ Mỹ-Việt trong thời kỳ mới.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/01/090119_lecongphung_iv.shtml

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Ba T2 03, 2009 1:34 am
Viết bởi Ansamurai
Bàn về tiềm lực quân sự Malaysia

Malaysia tiếp nhận chiếc tàu ngầm đầu tiên, mang tên vị thủ tướng đầu tiên Tunku Abdul Rahman.

Con tầu được đóng ở Cherbourg, và giao nhận tại cảng hải quân của Pháp ở Toulon.

Một chiếc tàu ngầm khác nữa của Malaysia, mang tên vị thủ tướng thứ hai Tun Abdul Razak dự kiến cũng sẽ được giao nhận ở cảng Cartagena của Tây Ban Nha.

Hai chiếc đều thuộc dòng Scorpène, có khả năng tấn công tàu và tàu ngầm của đối phương bằng tên lửa, thủy lôi và mìn từ độ sâu 200m.

Sau khi được biên chế vào đội ngũ, hai chiếc tàu ngầm sẽ gia tăng đáng kể tiềm lực phòng thủ của Malaysia xung quanh lãnh hải của mình.

Vấn đề là phòng thủ trước ai?

Hai chiếc tàu ngầm tấn công được đặt hàng từ năm 2002 trong chính sách hiện đại hóa toàn diện do phó thủ tướng và cũng là bộ trưởng quốc phòng thời bấy giờ đề ra (hiện đang là bộ trưởng tài chính và được đề cử lên làm thủ tướng).

Ông Najib Razak cũng là con trai của vị thủ tướng thứ nhì của Malaysia.

Ông khởi xướng quá trình nâng cấp quân đội bằng hợp đồng mua 18 chiếc tiêm kích Su-30MKM của Nga, tám chiếc máy bay huấn luyện MB-339CD của Ý, và bốn chiếc máy bay vận tải hạng nặng A400M của tập đoàn Airbus ở châu Âu, cùng với 48 xe tăng PT-91M của Ba Lan và nhiều khí tài cho cả không quân, hải quân và bộ binh.

Nhiều ngân sách cũng được dành cho lực lượng huấn luyện ở trong nước và ngoài nước, đồng thời trường Cao đẳng quốc phòng - cơ sở đào tạo cao nhất trong ngành quân sự của Malaysia - được nâng cấp lên thành đại học.

Nói ngắn gọn, nếu thủ tướng Mahthir Mohammad nổi tiếng là người xây dựng vị thế kinh tế và ngoại giao cho Malaysia, thì Najib Razik thuộc nhóm người tập trung vào quả đấm sắt.

Kinh tế sang quân sự

Cách đây chừng mười năm, Malaysia mới vừa thoát khỏi cơn suy thoái kinh tế trong vùng trong hai năm 1997-98, từ bỏ tư duy truyền thống chỉ tập trung vào nội địa, bắt đầu nhìn ra khu vực.

Nhân vật nhiều ảnh hưởng trong khu vực là tổng thống Suharto của Indonesia khi đó không còn nắm quyền và đất nước của ông cũng không còn ở vị trí lãnh đạo ASEAN có hiệu quả.

Sau vụ va chạm máy bay do thám giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ gần đảo Hải Nam vào tháng Tư năm 2001, mối quan hệ Trung - Mỹ xấu đi và hai bên leo thang cả về ngôn từ lẫn quân sự, bất an khu vực thêm trầm trọng.

Nhưng mối quan hệ khi yêu khi ghét giữa Malaysia và Singapore mới có thể là nguyên nhân chính khiến Kuala Lumpur có quyết định chiến lược đầu tư cho quân sự.

Đầu những năm 2000, quốc gia nhỏ thứ nhì nhưng giàu nhất và kỹ thuật hiện đại nhất của ASEAN là Singapore đặt ra một chương trình tạo ra khác biệt rất lớn với các nước láng giềng bằng kế hoạch xây dựng nền kinh tế kỹ thuật cao, đầu tư nhiều vào vật lý, sinh học ứng dụng trong y khoa và các ngành khoa học xã hội, mời khoa học gia và nhà đầu tư từ các nước trong vùng và bên ngoài vào làm việc, thiết lập quan hệ thương mại, kỹ thuật và quốc phòng với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ.

ASEAN

Khả năng của Singapore trong quá trình tăng quan hệ quốc tế trong thời điểm các lãnh đạo truyền thống của ASEAN như Indonesia, Malaysia và Thái Lan có vẻ như bị đi xuống đã đánh thức Malaysia.

Xét trong bối cảnh cạnh tranh căng thẳng trong lịch sử giữa Singapore và Kuala Lumpur, có thể thấy quyết định của Malaysia là không thể tránh khỏi.

Các khung hợp tác vùng như ASEAN, ARF và Thượng đỉnh Đông Á bảo đảm cho Malaysia và các nước láng giềng giữ tình hữu nghị.

Tuy nhiên, các vấn đề về sắc tộc và văn hóa ảnh hưởng nhiều đến quá trình tạo dựng lịch sử và bản sắc dân tộc riêng biệt.

Dù có quan hệ trong kinh tế và hành chính, Malaysia vẫn chưa giải quyết hết các tranh chấp về lãnh hải và lãnh thổ với cả Indonesia lẫn Singapore.

Mâu thuẫn đó không kéo theo bạo động nhưng không thể nào không tính đến nguy cơ tiềm ẩn khiến đối đầu gia tăng.

Mà cũng cần nhắc tới câu nói của phó thủ tướng Najib Razak trong cuộc phỏng vấn gần đây dành cho đài BBC: "ngoại giao cần được tiềm lực hậu thuẫn".

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2009/01/090130_malaysian_submarine.shtml