Re:Câu chuyện biển Đông
Đã gửi: Sáu T11 21, 2008 9:56 pm
Báo Philippines đăng thư ngỏ về Biển Đông
Báo Manila Times đăng thư ngỏ kêu gọi năm nước ASEAN cùng hành động chứ không theo đuổi các tuyên bố riêng lẻ trong tranh chấp biển với Trung Quốc.
Tờ báo tiếng Anh của Philippines 17/11/2008 đã đăng lá thư của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông nói rằng cần dựa vào Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) để giải quyết tranh chấp.
Tổ chức tư nhân này kiến nghị công dân và chính phủ Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam hãy gác lại những khác biệt và hãy hành động cùng nhau hướng tới một giải pháp cho Biển Đông theo Luật biển.
Họ khuyến cáo việc các nước ASEAN không nên theo đuổi việc tranh chấp riêng rẽ với Trung Quốc.
Lá thư viết rằng cách làm đó có nguy cơ "Biển Đông trở thành lãnh thổ hay hồ của Trung Quốc".
Cho tới nay, Trung Quốc chỉ chấp nhận đàm phán song phương về lãnh thổ và lãnh hải với các nước láng giềng.
Trong bối cảnh đó, một tờ báo của Philippines đăng thư ngỏ này có thể gây chú ý của dư luận.
Từ trước đến nay, Philippines thường có thái độ mạnh mẽ hơn một số nước ASEAN khác trong tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
Việt Nam cũng đang trong quá trình đàm phán với Trung Quốc về khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ trong không khí được giới quan sát cho là khá căng thẳng.
Hợp tác trong ASEAN
Ngoài ra, lá thư nêu ra vấn đề xác định lại cách tính các vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa để làm cư sở cho hợp tác trong ASEAN.
Theo đó, "các đối tượng đang bị tranh chấp, bao gồm Quần đảo Trường Sa (Spratlys), Quần đảo Hoàng Sa (Paracels) và Scarborough Shoal không được dùng để tính các vùng đặc quyền kinh tế hay là thềm lục địa,"
Từ đó, cách lập luận này nêu tiếp, "việc phân chia các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa không phụ thuộc vào vấn đề chủ quyền trên các đối tượng có tranh chấp".
Hơn nữa, "sự phân chia này có thể thực hiện được cho dù vấn đề tranh chấp chủ quyền của những đối tượng đang tranh chấp đó vẫn chưa giải quyết được,"
"Việc phân chia này đảm bảo quyền và an ninh của các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Việt Nam và tất cả các quốc gia khác."
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông là một tổ chức tư nhân do nhiều người có gốc từ các nước ASAEAN trên toàn thế giới đóng góp tài chính.
Theo bản tiếng Anh trên Manila Times, quan điểm trình bày trong thư ngỏ "không phản ánh quan điểm lập trường của các nước ASEAN."
Xem thêm các bài ở đường dẫn bên phải trang về đề tài tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam với Trung Quốc.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/11/081121_manilatimes_asean_sea.shtml
Báo Manila Times đăng thư ngỏ kêu gọi năm nước ASEAN cùng hành động chứ không theo đuổi các tuyên bố riêng lẻ trong tranh chấp biển với Trung Quốc.
Tờ báo tiếng Anh của Philippines 17/11/2008 đã đăng lá thư của Quỹ Nghiên cứu Biển Đông nói rằng cần dựa vào Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) để giải quyết tranh chấp.
Tổ chức tư nhân này kiến nghị công dân và chính phủ Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam hãy gác lại những khác biệt và hãy hành động cùng nhau hướng tới một giải pháp cho Biển Đông theo Luật biển.
Họ khuyến cáo việc các nước ASEAN không nên theo đuổi việc tranh chấp riêng rẽ với Trung Quốc.
Lá thư viết rằng cách làm đó có nguy cơ "Biển Đông trở thành lãnh thổ hay hồ của Trung Quốc".
Cho tới nay, Trung Quốc chỉ chấp nhận đàm phán song phương về lãnh thổ và lãnh hải với các nước láng giềng.
Trong bối cảnh đó, một tờ báo của Philippines đăng thư ngỏ này có thể gây chú ý của dư luận.
Từ trước đến nay, Philippines thường có thái độ mạnh mẽ hơn một số nước ASEAN khác trong tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
Việt Nam cũng đang trong quá trình đàm phán với Trung Quốc về khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ trong không khí được giới quan sát cho là khá căng thẳng.
Hợp tác trong ASEAN
Ngoài ra, lá thư nêu ra vấn đề xác định lại cách tính các vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa để làm cư sở cho hợp tác trong ASEAN.
Theo đó, "các đối tượng đang bị tranh chấp, bao gồm Quần đảo Trường Sa (Spratlys), Quần đảo Hoàng Sa (Paracels) và Scarborough Shoal không được dùng để tính các vùng đặc quyền kinh tế hay là thềm lục địa,"
Từ đó, cách lập luận này nêu tiếp, "việc phân chia các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa không phụ thuộc vào vấn đề chủ quyền trên các đối tượng có tranh chấp".
Hơn nữa, "sự phân chia này có thể thực hiện được cho dù vấn đề tranh chấp chủ quyền của những đối tượng đang tranh chấp đó vẫn chưa giải quyết được,"
"Việc phân chia này đảm bảo quyền và an ninh của các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Việt Nam và tất cả các quốc gia khác."
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông là một tổ chức tư nhân do nhiều người có gốc từ các nước ASAEAN trên toàn thế giới đóng góp tài chính.
Theo bản tiếng Anh trên Manila Times, quan điểm trình bày trong thư ngỏ "không phản ánh quan điểm lập trường của các nước ASEAN."
Xem thêm các bài ở đường dẫn bên phải trang về đề tài tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam với Trung Quốc.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/11/081121_manilatimes_asean_sea.shtml