Bạn đang xem trang 59 / 68 trang

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Bảy T11 24, 2007 5:03 pm
Viết bởi vodanhkhach
Các chiến binh Hàm Rồng đã giới thiệu với bạn về lịch sử, địa lý, phong cảnh xứ Thanh. Vẻ đẹp quê hương không tách rời nhân tố con người. Bên cạnh những người đã làm nên lịch sử xứ Thanh và góp phần làm nên lịch sử dân tộc, vodanhkhach xin giới thiệu "Những con người góp phần làm nên vẻ đẹp văn hóa xứ Thanh"
Đầu tiên là về Trạng Quỳnh.
Phần 1: Trạng Quỳnh và quê hương ông

Nguyễn Quỳnh (1677–1748) là một danh sĩ thời Lê–Trịnh (vua Lê Hiển Tông), từng đỗ Hương cống nên còn gọi là Cống Quỳnh. Ông nổi tiếng với sự trào lộng, hài hước tạo nên nhiều giai thoại nên trong dân gian vẫn thường gọi ông là Trạng Quỳnh dù ông không đỗ Trạng nguyên.


Ông còn có tên Thưởng, hiệu Ôn Như, thụy Điệp Hiên, quê tại làng Bột Thượng, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Hoằng Lộc là xã có truyền thống về học hành, khoa cử, là nơi sản sinh ra nhiều nhà khoa bảng có nhiều đóng góp vào sự nghiệp phát triển văn hóa, xây dựng và bảo vệ đất nước.

Hoằng Lộc có lịch sử khoa cử 438 năm, lịch sử ghi nhận kể từ năm có vị khai khoa là ông Nguyễn Nhân Lễ, đỗ tiến sĩ khoa Tân Sửu, Hồng Đức thứ 12 (1481) đến khoa thi nho học cuối cùng triều Khải Định (1919).

Trong hơn bốn thế kỷ, Hoằng Lộc có mười hai người được đề danh trên bảng vàng đại khoa, trong đó có bảy vị được khắc tên tại bia đá đặt tại Văn Miếu Quốc Tử Giám; có hai người đỗ tam khôi là ông Bảng nhãn Bùi Khắc Nhất và ông Thám hoa Nguyễn Sư Lộ; hai người đỗ Đình nguyên Hoàng giáp là ông Nguyễn Thứ và ông Nguyễn Lại (hai kỳ thi này không lấy tam khôi); một người đỗ Hội nguyên là ông Nguyễn Nhân Thiệm và hai người đỗ Hoàng giáp là ông Nguyễn Cẩn và ông Nguyễn Bá Nhạ.

Thân sinh Nguyễn Quỳnh là ông Nguyễn Bổng và bà Nguyễn Thị Hương.

Thuở nhỏ, ông học với ông nội và cha (vốn là giám sinh ở Quốc Tử Giám). Năm 1696, Quỳnh thi đỗ Giải nguyên, nhưng đi thi Hội nhiều lần bị hỏng.

Về sau, triều đình bổ nhậm ông làm giáo thụ các huyện Thạch Thất, Phúc Lộc (Sơn Tây), tiếp đến làm huấn đạo phủ Phụng Thiên ở kinh thành Thăng Long. Năm 1718, đỗ khoa Sỹ vọng được bổ làm tri phủ Thái Bình, rồi về làm Viên ngoại lang ở Bộ Lễ; sau bị giáng xuống chức Tu soạn ở Viện Hàn lâm.

Tuy không đỗ cao, Quỳnh vẫn nổi tiếng là người học hành xuất sắc. Đương thời đã có câu: "Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nham, thiên hạ vô tam" (nghĩa là thiên hạ không có người thứ ba giỏi như hai ông). Nguyễn Quỳnh, con người tài ba được xã hội đương thời xếp vào "Tràng An tứ hổ": "Nhất Quỳnh, nhì Nam, tam Hoàn, tứ Tuấn".

Sách "Nam Thiên lịch đại tư lược sử" đã nhận xét về ông: "... Nguyễn Quỳnh văn chương nổi tiếng ở đời, nói năng kinh người, thạo quốc âm, giỏi hài hước...".

Tác phẩm còn lại của Nguyễn Quỳnh, gồm một số bài ký, văn tế mẹ, văn khóc em (vốn tài hoa, nhưng chết yều ở tuổi 14) và hai bài phú chép trong tập: "Lịch triều danh phú". Lịch triều danh phú là tuyển tập của các danh sĩ thời bấy giờ, tất cả đều đỗ đại khoa, chỉ có hai người đỗ Hương cống là Nguyễn Quỳnh và Đặng Trần Côn.

Tương truyền ông là bạn thơ của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm.

Do tính cách trào phúng nên dân gian thường đồng hóa ông vào nhân vật Trạng Quỳnh - một ông Trạng dân gian nổi tiếng với tính trào lộng.

Để tôn vinh ông, nhà nước Việt Nam đã cho xây dựng nhà lưu niệm Trạng Quỳnh tại quê hương ông.


Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Bảy T11 24, 2007 5:09 pm
Viết bởi longtaithien
Lịch sử TP Thanh Hóa


Thành phố Thanh Hóa - Đêm hè!

Cách đây hơn 200 năm (tháng 5-1804), theo Chỉ dụ của vua Gia Long, Trấn thành Thanh Hóa được dời từ làng Dương Xá (xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa) về làng Thọ Hạc (huyện Đông Sơn) để xây dựng Trấn lỵ. Đầu năm 1828 quân dân Thanh Hóa bắt đầu xây dựng Trấn thành. Trấn thành Thanh Hóa hình lục lăng, có chu vi 630 trượng (gần 2,6 km), cao 1 trượng (4 m), có hào bao quanh mặt ngoài, Thành mở 4 cửa: Cửa tiền phía Nam, cửa hậu phía Bắc, cửa tả phía Đông Nam, cửa hữu phía Tây Nam. Trong Thành là nơi ăn ở vị trí của các quan trị đầu tỉnh.

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Nhưng gần 30 năm sau (tháng 11 - 1885) quân xâm lược Pháp mới đổ bộ vào Thanh Hóa nói chung và tỉnh lỵ Thanh Hóa nói riêng. Để nắm toàn quyền cai trị tỉnh lỵ, ngày 22 tháng 7 năm 1889, vua Thành Thái ký đạo dụ thành lập thị xã Thanh Hóa bao gồm 7 làng: Đức Thọ Vạn, Cẩm Bào Nội, Cốc Hạ, Phủ Cốc (thuộc Tổng Bố Đức); Thọ Hạc, Đông Phố, Nam Phố (thuộc Tổng Thọ Hạc) (1)

Năm 1918, thị xã Thanh Hóa tổ chức thành 10 phường: Tả Môn (cửa Tả), Bắc Môn (cửa Hậu), Nam Môn (cửa Tiền), Đông Lạc, phường Thành Thi, phường Nam Lý, phường Phú Cốc, phường Vạn Trường, phường Bào Giang, phường Đức Thọ (Lò Chum) (2). Ngày 31 tháng 5 năm 1929, toàn quyền Đông Dương ký Nghị định nâng cấp thị xã Thanh Hóa lên thành phố Thanh Hóa. Bốn tháng sau, ngày 11 tháng 9 năm 1929, Đốc lý thành phố điều chỉnh lại địa giới hành chính: Phía Bắc giáp làng Thọ Hạc, phía Nam giáp làng Mật Sơn, phía Đông giáp Bến Ngự và phía Tây giáp Phủ Đông Sơn. Cũng theo Nghị định trên, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1930, thành phố được chia thánh 6 đơn vị hành chính, từ phường Đệ nhất đến Đệ lục.

Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ công hòa ra đời, ngày 24 tháng 11 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 11/SL quy định những thành phố thuộc tỉnh đềi gọi là thị xã. Thành phố Thanh Hóa, mặc nhiên trở thành thị xã của tỉnh Thanh Hóa.

Cuối năm 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ 2 bùng nổ, thực hiện tiêu thổ kháng chiến, nhân dân, chính quyền thị xã được sơ tán về các vùng phụ cận, thành lập Ủy ban kháng chiến hành chính thị trấn đặc biệt Thanh Hóa. Đến tháng 7 năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc thắng lợi, hòa bình được lập lại trên miền Bắc, Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh và Ủy ban kháng chiến hành chính đặc biệt của thị trấn trở về tiếp quản thị xã và bắt tay vào xây dựng đô thị mới.

Ngày 16 tháng 3 năm 1963, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quyết định sát nhập xã Đông Giang (gồm 3 làng Nghĩa Phương, Đông Sơn và Nam Ngạn) thuộc huyện Đông Sơn và xóm Núi xã Hoằng Long, huyện Hoằng Hóa vào thị xã. Ngày 28 tháng 8 năm 1971, Chính phủ ban hành Nghị định số 226/TTg sát nhập xã Đông Vệ, Đông Hương, Đông Hải thuộc huyện Đông Sơn và xã Quảng Thắng thuộc huyện Quảng Xương vào thị xã.

Ngày 05 tháng 5 năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 132/BĐBT về phân loại đô thị, thị xã Thanh Hóa được xếp vào loại đô thị loại 4. Ngày 14 tháng 8 năm 1993, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ra Quyết định số 214 BXD/ĐT công nhận thị xã Thanh Hóa là đô thị loại 3.

Ngày 01 tháng 5 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định 37/CP thành lập thành phố Thanh Hóa, thuộc tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở địa giới, diện tích và dân số của thị xã Thanh Hóa.

Ngày 28 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ra Nghị định số 55/CP thành lập phường Đông Thọ, phường Đông Vệ và chia phường Nam Ngạn thành 2 phường Trường Thi và Nam Ngạn.

Ngày 6 tháng 12 năm 1995, Chính phủ ra Nghị định số 85/CP điều chỉnh địa giới thành phố Thanh Hóa, sáp nhập xã Đông Cương thuộc huyện Đông Sơn, xã Quảng Thành, Quảng Hưng và một phần đất của xã Quảng Thịnh thuộc huyện Quảng Xương vào thành phố.

Năm 2004, thành phố Thanh Hóa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II (theo Quyết định số 72/2004/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2004)


Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Bảy T11 24, 2007 5:17 pm
Viết bởi longtaithien
Quần đảo Hòn Mê


Vịnh đảo Nghi Sơn

Quần đảo Hòn Mê thuộc huyện Tĩnh Gia, nằm ở phía nam tỉnh Thanh Hóa và cách đất liền 11km. Toàn quần đảo có diện tích khoảng 450ha bao gồm đảo Hòn Mê có diện tích 420ha và hơn 10 đảo nhỏ. Khu vực này có khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió trong năm là gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam. Trên đảo hiện nay vẫn chưa có dân định cư, chỉ có đơn vị bộ đội đóng quân. Tuy nhiên, do nằm khá gần đất liền nên hoạt động khai thác hải sản ở đây rất nhộn nhịp, nhất là vào mùa khai thác.

Theo kết quả điều tra mới đây, khu vực quanh đảo Hòn Mê đã ghi nhận được 440 loài sinh vật biển thuộc 165 giống bao gồm 133 loài thực vật phù du, 46 loài động vật phù du, 8 loài rong biển, 56 loài san hô, 141 loài động vật đáy và 55 loài cá san hô. Các rạn san hô đang bị suy thoái nghiêm trọng , nhiều nơi chỉ còn lại nhóm san hô dạng khối thuộc giống Porites và có độ phủ không cao, bình quân dưới 30%. Các loài sinh vật biển cần được bảo vệ trước hết là nhóm san hô tạo rạn, tôm hùm, bào ngư, trai ngọc, hải sâm và một số loài rong biển. Các khảo sát về hệ sinh vật trên đảo còn thiếu, tuy nhiên qua khảo sát sơ bộ cho thấy rừng mưa nhiệt đới trên đảo được bảo tồn khá tốt với độ phủ cao. Trên đảo có rất nhiều khỉ và một số loài động vật khác như sơn dương, chồn và sóc.

Đảo Mê thuộc huyện Tĩnh Gia nhưng chủ yếu được lực lượng quân đội trên đảo quản lý trực tiếp. Theo đề xuất của Bộ KHCN&MT (1999), KBTB Hòn Mê sẽ bao gồm toàn bộ đảo và phần nước xung quanh cách bờ đảo ít nhất 3km với tổng diện tích khoảng 5.600ha. KBTB đề xuất Hòn Mê hiện nay là một trong mạng lưới các KBTB Việt Nam. Trong tương lai, việc thiết lập KBTB Hòn Mê là rất cần thiết, cơ quan quản lý tại địa phương cần nghiên cứu và với sự hướng dẫn của Bộ Thủy sản sớm triển khai thành lập khu bảo tồn này để bảo vệ các quần cư và nguồn gien quý hiếm cho vùng biển ven bờ Bắc Trung bộ.



Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Bảy T11 24, 2007 5:35 pm
Viết bởi longtaithien
Khu Kinh tế Nghi Sơn


Khu Kinh tế Nghi Sơn

I. Vị trí địa lý: Khu Kinh tế Nghi Sơn nằm phía Nam tỉnh Thanh Hoá, cách Thủ đô Hà Nội 200 km; có Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua; có Cảng biển nước sâu Nghi Sơn được nối với đường Hồ Chí Minh.


II. Quy mô và tổ chức hoạt động; Khu Kinh tế Nghi Sơn được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập số 102/2006/QĐ-TTg ngày 15/5/2006. - Với tổng diện tích 186, 118 km2 - Khu Kinh tế Nghi Sơn có Khu Thuế quan và Khu phi thuế quan. + Trong Khu thuế quan có các khu chức năng như: khu đô thị trung tâm, các khu công nghiệp, khu cảng và dịch vụ hậu cần cảng, khu du lịch - dịch vụ và khu dân cư.. + Khu Phi thuế quan: Có không gian kinh tế riêng biệt với chức năng chính như: quan hệ trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong khu phi thuế quan được xem như việc quan hệ, trao đổi giữa nước ngoài với nước ngoài và được hưởng các chính sách ưu đãi đặc thù.

  III. Cơ sở hạ tầng:

  a. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật gồm: đường giao thông, cảng biển, điện, nước, bưu chính viễn thông... đã và đang được đầu tư đáp ứng đủ nhu cầu của các nhà đầu tư.

  b. Cơ sở hạ tầng xã hội gồm: Trường học, bệnh viện, ngân hàng, kho bạc... đang được nâng cấp và mở rộng.

  IV. Lĩnh vực thu hút đầu tư:

  - Công nghiệp lọc hoá dầu; thép cao cấp; sửa chữa và đóng mới tàu biển; nhiệt điện; vật liệu xây dựng; sản xuất hàng tiêu dùng và hàng chế biến xuất khẩu; chế tạo và lắp ráp hàng điện tử...

  - Dịch vụ, tài chính ngân hàng, thương mại, du lịch và hoạt động vui chơi giải trí cao cấp.

  V. Các dự án đầu tư tại KKT Nghi Sơn

  a. Dự án đang hoạt động:

  - Nhà máy xi măng Nghi Sơn liên doanh với Nhật Bản: công suất 2,15 triệu tấn/năm;

  - Bến số 1 và số 2 Cảng Nghi Sơn đón tàu có tải trọng từ 10.000 - 30.000 tấn

  b. Dự án đang và chuẩn bị triển khai xây dựng;

  - Dự án Nhà máy đóng mới tàu biển có tải trọng 50.000 DWT và sửa chữa tàu có tải trọng 100.000 DWT

  - Dự án Nhà máy nhiệt điện, công suất 1.800 MW

  - Nhà máy xi măng Công Thanh, công suất giai đoạn1: 1.000.000 tấn/năm

  - Hai dự án Nhà máy chế biến nguyên liệu giấy.

  - Dự án mở rộng Nhà máy xi măng Nghi Sơn với tổng công suất 4,3 triệu tấn/năm.

  - Dự án Nhà máy nước công suất 110.000 m3/ngày, đêm.

  - Hệ thống các trục đường giao thông chính và cụm cảng biển với tổng công suất xếp dỡ 10 triệu tấn/năm.



Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Bảy T11 24, 2007 5:55 pm
Viết bởi longtaithien
Tục cầu mưa của người Thái làng Hiềng, Bá Thước



- Làng Hiềng là quê hương lâu đời của đồng bào Thái thuộc Mường Kỷ – một vùng nổi tiếng có nhiều lúa gạo và phát triển nghề dệt thổ cẩm. Xưa kia vùng đất này có tên gọi Kha Mo, xã Kỷ Luật, tổng Thiết Ống, châu Quan Hóa, phủ Quảng Hóa. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, bản Hiềng thuộc xã Văn Nho, huyện Bá Thước. Đến năm 1964, xã Văn Nho chia thành ba xã, làng Hiềng thuộc xã Kỳ Tân ngày nay.
   Từ bao đời nay, trong sinh hoạt cộng đồng, lao động sản xuất, chống chọi với thiên nhiên cũng như trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, đồng bào Thái ở làng Hiềng đã hun đúc nên những tập tục, tín ngưỡng tôn giáo mang sắc thái văn hóa riêng, tiêu biểu là các điệu Khặp như Khặp Ơi (dân ca ngoài trời), Khặp tiếp khách (trên sàn), Khặp Xoi (hát kể chuyện thơ) và nhiều trò dân gian đặc sắc: trò Phặt Cong hang (trò đám ma), vv... Trong đó, tục cầu mưa là một trong những lễ tục đặc sắc. Nó là sản phẩm văn hóa tinh thần, ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa của đời sống tộc người – văn hóa lúa nước ở vùng thung lũng chân núi.

   Tục cầu mưa của đồng bào Thái ở làng Hiềng gọi là trò “Ủa lúm – Ủa lang”. Trò này có từ lâu đời và được lưu truyền cho các đời sau. Không rõ vì sao lại gọi như vậy, chỉ biết rằng “Ủa lúm – Ủa lang” là câu mở đầu của bài xướng ca trong tục cầu mưa của đồng bào Thái ở Mường Kỷ (nay thuộc xã Kỳ Tân và xã Văn Nho), Mường Khoòng (xã Cổ Lũng), huyện Bá Thước.

   Tục cầu mưa không diễn ra hàng năm mà chỉ khi nào hạn hán kéo dài, khi ấy dân bản lại bàn nhau đi cầu mưa.

   Bấy giờ các già làng bàn với một người phụ nữ góa bụa, vừa có uy tín trong bản, vừa biết làm thầy cúng, đứng ra làm chủ trò, gọi là Ệt Mé. Đầu tiên, Ệt Mé cho người loan báo tin trước một ngày đến từng gia đình trong bản biết việc đi cầu mưa. Rồi chọn khoảng 8 – 10 người phụ nữ giúp việc. Những người này phải biết múa hát thành thục, người thì mang cái “dăng” đồ nghề của Ệt Mé, người mang cái “đớp” (bế) trên lưng, người thì gánh hai cái “dón” để đựng thóc gạo của dân bản cho. Số còn lại, theo Ệt Mé đi “Ủa lúm – Ủa lang”. Ngoài lực lượng trên, còn đông đảo nam nữ thanh niên, trẻ con trong bản đi theo.

   Về cách thức đi “Ủa lúm – Ủa lang” tiến hành từ 1 đến 3 ngày, mỗi ngày một lần. Trong ngày đầu hoặc ngày thứ hai cầu được mưa thì kết thúc. Nếu sau 3 ngày, Ệt Mé “đi xin” không được mưa thì sang ngày thứ tư lập đàn cầu mưa.

   Diễn biến trò “Ủa lúm – Ủa làng” như sau: Vào buổi chiều tối, khi mọi người đã đi làm đồng, làm ruộng nương về, Ệt Mé đi đầu đoàn người, tay chống gậy, đầu đội nón rách đi đến từng nhà trong bản. Đến trước mỗi nhà, Ệt Mé và đoàn người đứng dưới chân cầu thang, chủ nhà ra mở cửa chính và cửa sổ có ý chào đón. Ệt Mé xướng lời bài hát “Ủa lúm – Ủa lang” để cho cả đoàn hát theo. Hát theo nhịp đồng dao:

   Ủa lúm ơi Ủa lang
   Trai bản này lủng lẳng dưới chàn
   Gái bản này “man tang phạ lạnh”
   Trời hạn trời không mưa
   Tối đến xin nước mường buôn xuống làm mạ
   Xin nước mường trời xuống làm ăn...

   Trong khi đám “Ủa lúm – Ủa lang” đang hát, chủ nhà đem một ít gạo (hoặc ngô, sắn...) đứng trên cầu thang hắt xuống, người giúp việc cho Ệt Mé giơ cái mẹt hứng lấy bỏ vào “dón”. Bài hát kết thúc bằng tràng vỗ tay reo hò của đoàn người đi xin mưa. Cùng lúc này, chủ nhà nâng chậu nước lã đã để sẵn ở cầu thang té nước xuống đầu đoàn người. Mọi người xô nhau chạy ra ngõ, đi sang nhà khác.

   Cách thức như trên, Ệt Mé dẫn đoàn người đến từng nhà trong bản. Xong xuôi, Ệt Mé và những người giúp việc trở về nhà mang theo những thứ dân bản cho đổ dồn lại để đổi lấy lễ vật cúng trời đất thần linh. Những người khác tỏa ra các ngõ, ai về nhà nấy.

   Ngày thứ hai và ngày thứ ba, Ệt Mé lại đến từng nhà “xin mưa” như lần trước mà vẫn không có mưa, thì ngày thứ tư Ệt Mé cùng dân bản lập đàn tế cầu mưa ở một nơi cạnh suối Bo, gọi là Băng Tá Mặn và Băng Khoai Khám.

   Tại đàn tế, lễ vật tế trời đất và các thần linh được bày ra. Cùng lúc, ở một bãi đất gần đàn tế, dân bản chuẩn bị các trò chơi, trò diễn dân gian. Mọi việc chuẩn bị xong, Ệt Mé trong trang phục chủ lễ cùng ban lễ tiến hành khấn xin ông trời và các thần linh cho mưa xuống để dân bản lấy nước làm mùa. Nội dung bài văn tế dài 178 câu chia làm 3 phần: Mời thần linh đến ăn cơm (Mơi ngai), uống rượu (Mơi láu) và lời tiễn đưa các thần linh (Xúng mưa).

   Lời mời các thần linh xơi cơm (dài 125 câu):

   ... Bởi vì bản tôi không có cái ăn
   Bởi vì bản tôi đang kỳ hạn hán
   Tôi mới xin nước trời xuống làm mạ
   Tôi đến xin nước trời xuống làm mùa
   Tôi có mâm có cỗ mời thần linh đến xơi
   Có cơm có rượu tôi mời các ngài đến...
   Lời mời các thần linh uống rượu (dài 29 câu):
   Tôi có chỉnh rượu hoa đến mời các thần
   Tôi có chỉnh rượu cần đến mời các đấng linh thiêng
   Rượu gạo tôi thơm ngon
   Rượu gạo khon thơm ngọt
   Rượu nếp cái thơm bùi
   Mời các ngài ngồi xa xúm lại...

   Hoặc lời văn tiễn đưa các thần về (dài 24 câu):

   ... Tôi xin nói lời chào tiễn đưa về cửa
   Tôi xin có lời chào tiễn đưa về nhà
   Ai ở đâu thì về nơi đó
   Nhờ các ngài giữ yên cho mường, cho bản.

   Sau khi Ệt Mé kết thúc phần lễ cầu mưa, mọi người kéo nhau đến uống rượu cần, không phân biệt già trẻ gái trai, ai đến trước uống trước. Uống xong, mọi người hò dô xô đẩy nhau xuống suối tắm, té nước vào nhau, làm trò đuổi bắt thuồng luồng. Ở trên bờ, cùng với việc biểu diễn khua luống, cồng chiêng diễn ra các trò chơi dân gian như đánh trống đất, đánh cù, biểu diễn cà khoeo, đánh Ky (ToKy), cưỡi ngựa ném khăn, tó lẹ, trò chơi rồng rắn... Tiếng hò reo cổ vũ khích lệ các trò chơi, trò diễn hòa cùng âm thanh cồng chiêng, nhịp điệu khua luống huyên náo một vùng rừng núi.

   Thường thì kết thúc bằng hiện tượng trời trảo mây mưa, mọi người vui mừng reo hò chạy vào một ngôi nhà sàn cùng nhau khua luống, múa hát mừng trời đổ mưa xuống. Trong đó, Ệt Mé và những người giúp việc diễn trò “Chống nhà”. Lời hát diễn trò như sau:

   “Chống lấy sáu cột chôn
   Chống lấy bốn cột dựng
   Giữ lấy ống nước mát
   Gió thổi quạt đừng rung
   Gió quật ngang đừng đổ”.

   Nhiều thập kỷ đã qua, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên tục cầu mưa của đồng bào Thái ở làng Hiềng hầu như bị quên lãng. Song giá trị đích thực của nó lại luôn trỗi dậy trong tâm thức của đồng bào, nhất là những lớp người cao tuổi, như là một phần hồn của người làng Hiềng. Do vậy, tục cầu mưa của người Thái ở làng Hiềng, xã Kỳ Tân, huyện Bá Thước là di sản văn hóa phi vật thể rất đáng trân trọng bảo tồn và phát huy giá trị của nó, đặng góp phần làm giàu kho tàng di sản văn hóa các dân tộc xứ Thanh nói riêng, của cả nước nói chung.


Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Bảy T11 24, 2007 6:59 pm
Viết bởi lionking
Thiệt là trùng hợp,「私のふるさと紹介」là tên của một cuộc thi,mà nói gần gũi hơn là buổi phát biểu,giao lưu nói chuyện do 神奈川地域留学生交流推進会議(RKK)tổ chức,với sự ủng hộ của học bổng 中島記念国際交流財団 vào ngày 9 tháng 12này tại trường Yokohama.Lionking sẽ tham gia giới thiệu về quê hương ĐÀ NẴNG.Phần nội dung sẽ được in thành sách kỉ niệm,nghe nói sẽ được gửi lên cả Đại sứ quán và 文部省.(Tưởng tham gia cho vui thôi,ai ngờ lam to chuyện,biết thế này em rút lui sớm từ trước,hic hic[confused])
Nhân dịp Đông Du mình đang tổ chức cuộc thi nét đẹp quê hương,lionking cũng muốn thông qua chuyện phát biểu này đóng góp chút gì để ủng hộ anh em Đà Nẵng đang ngày đêm "chiến đấu".Tiện đây lionking cũng xin hỏi nếu có hình ảnh đẹp về Đà Nẵng thân yêu thì share cho lionking với có được ko ạ?Lionking xin cám ơn nhiều.


Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Bảy T11 24, 2007 10:44 pm
Viết bởi wild_beast
Ai mà muốn biết về Đà Nẵng thì vào trang này mà đọc luôn cho tiện [grin]khỏi mất công post bài như vodanhkhack hay longtaithien...
http://www.danang.gov.vn/home/view.asp?id=68&id_theloai=638

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Bảy T11 24, 2007 11:55 pm
Viết bởi assukiioh

Ai mà muốn biết về Đà Nẵng thì vào trang này mà đọc luôn cho tiện khỏi mất công post bài như vodanhkhack hay longtaithien...
http://www.danang.gov.vn/home/view.asp?id=68&id_theloai=638


 coi chừng bị trừ điểm nhát đó em!!![wink]

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Chủ nhật T11 25, 2007 12:47 am
Viết bởi longtaithien

Ai mà muốn biết về Đà Nẵng thì vào trang này mà đọc luôn cho tiện khỏi mất công post bài như vodanhkhack hay longtaithien...
http://www.danang.gov.vn/home/view.asp?id=68&id_theloai=638


Ke ke. Vậy ông gửi trang đó trực tiếp cho Ban tổ chức và bảo họ phần nào không thích hợp với cuộc thi thì đừng đọc. ha ha.

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Chủ nhật T11 25, 2007 7:13 am
Viết bởi wild_beast
Ke ke. Vậy ông gửi trang đó trực tiếp cho Ban tổ chức và bảo họ phần nào không thích hợp với cuộc thi thì đừng đọc. ha ha.
Đà Nẵng đâu có copy post bài như Thanh hoá(sáng tạo là chính mà[grin])Thấy Thanh hoá cất công post bài quá nên có 1 chút ý kiến thôi mà[wink]