Bạn đang xem trang 58 / 68 trang

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Bảy T11 24, 2007 2:01 pm
Viết bởi longtaithien
Thanhnghe yên tâm. Chủ tướng vodanhkhach không hề chủ quan đâu. Liên quân đã tiến sát cầu Hàm Rồng, Ngoài các binh đoàn tên lửa, pháo phòng không... bên cầu HR, phi đội bay HR cũng đã sẵn sàng chờ lệnh chủ tướng.



Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Bảy T11 24, 2007 2:33 pm
Viết bởi nhoccon_tyhon_lonton
anh em quảng nam tây nguyên.còn mấy ngày cuối.wậy tý nà

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Bảy T11 24, 2007 2:33 pm
Viết bởi nhoccon_tyhon_lonton
Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ Việt Nam. Phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp nước CHDCND Lào. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Tam Kỳ. Quảng Nam nổi tiếng với hai di sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ Sơn.
Phân chia hành chính
Quảng Nam có 17 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện:

Thành phố Tam Kỳ
Thị xã Hội An
Huyện Duy Xuyên
Huyện Đại Lộc
Huyện Điện Bàn
Huyện Đông Giang
Huyện Nam Giang
Huyện Tây Giang
Huyện Quế Sơn
Huyện Hiệp Đức
Huyện Núi Thành
Huyện Nam Trà My
Huyện Bắc Trà My
Huyện Phú Ninh
Huyện Phước Sơn
Huyện Thăng Bình
Huyện Tiên Phước

Diện tích: 10.406 km²

Dân số: gần 1,5 triệu người (2004)

Các dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng, Cor

Đơn vị HC: 18 huyện, thị ( Nông sơn tách ra từ Quế Sơn)

Thành phố : Tam Kỳ

Khoa bảng
Ngũ Phụng Tề Phi
Tứ hổ Trung kỳ
Thoại Ngọc hầu (Nguyễn Văn Thoại)
Hoàng Diệu
Huỳnh Thúc Kháng

Tướng lĩnh
Thoại Ngọc Hầu (Nguyễn Văn Thoại), bảo hộ sứ Cao Miên
Hoàng Diệu, Tổng đốc Hà Nội
Hoàng Văn Thái (trung tướng), quyền Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng Việt Nam
Nguyễn Hữu Yên (Thiếu tướng), nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh, Quân đội Nhân dân Việt Nam
Lê thế Tiệm, Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an
Đặng Hòa (1927 - 2007),Trung tướng,Phó chủ nhiệm UBKT Đảng ủy QSTW,TCCT - Bộ quốc Phòng Việt Nam

Nhà cách mạng
Châu Thượng Văn
Huỳnh Thúc Kháng
Lê Đình Dương
Phan Châu Trinh
Thái Phiên
Trần Cao Vân
Trần Quý Cáp
Nguyễn Văn Trỗi
Trần Thị Lý
Hoàng Diệu
Phạm Phú Thứ (1820 - 1883), quê ở xã Điện Trung - huyện Điện Bàn. Năm 1843, ông đỗ tiến sĩ và làm tri phủ Lạng Giang, có thời gian nhậm chức “Khởi cư chú” chuyên ghi chép lại lời nói và hành động của vua Tự Đức. Năm 1863 ông cùng với Phan Thanh Giản sang Pháp thương thuyết chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam bộ bị Pháp chiếm năm 1862. Khi về nước ông đã nhiều lần dâng sớ điều trần lên vua nhằm hoài bảo canh tân đất nước nhưng những ý nguyện của ông lại bị vua Tự Đức khước từ. Ông đã từng giữ nhiều chức vụ như tổng đốc Hải Dương và Quảng Yên, kiêm tổng lý Thương chánh và Đại Đồng (1874), Hiệp Biện Đại Học Sĩ (1878).
Phan Thành Tài sinh năm Canh Ngọ (1870), tại làng Bảo An - Phủ Điện Bàn nay thuộc xã Điện Trung - huyện Điện Bàn. Ông là một trong những người theo Tây học đầu tiên của tỉnh Quảng Nam, là sĩ phu đắc lực cho phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu. Cùng với Thái Phiên và Trần Cao Vân, ông là người tham gia tích cực tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội, từng chỉ huy cuộc bạo động chiếm giữ cửa bể Đà Nẵng của lực lượng Việt Nam Quang Phục Hội từ Quảng Nam đến Qung Ngãi. Khởi nghĩa không thành, ngày 9 tháng 6 năm 1916 ông bị thực dân Pháp bắt và hành quyết khi vừa tròn 36 tuổi. Hiện nay mộ ông nằm tại thị trấn Vĩnh Điện - huyện Điện Bàn.
Phan Thanh
Phan Bôi
Ông Ích Khiêm
Trần văn Dư hiệu là Hoán Nhược, sinh năm 1839, mất năm 1885.Tên tuổi nhà yêu nước này gắn liền với phong trào Nghĩa Hội Quảng Nam. Ông thi đỗ và được sắc phong Đệ Tam Giáp Đồng Tiến sĩ vào năm 1875. Năm 1884, ông được cử làm Sơn phòng sứ Quảng Nam. Tại đây, hưởng ứng chiếu Cần Vương, ông đã cùng các ông Nguyễn Duy Hiệu, Phan Bá Kiến, Tiểu La Nguyễn Thành lập nên Nghĩa Hội, mở đầu cho công cuộc kháng Pháp ở Quảng Nam. Ông bị tay sai Nam triều bắt và xử chém tại thành La Qua vào ngày 13 tháng 12 năm 1885. Khu lăng mộ ông hiện ở tại xã Tam An - huyện Phú Ninh, cạnh quốc lộ 1A và kề khu tháp Chiên Đàn.
Nguyễn Thành Tiểu La tên thật là Nguyễn Thành tự là Triết Phu, ông sinh năm 1863, tại làng Thành Mỹ - phủ Thăng Bình (nay là thôn Quý Thạnh - xã Bình Quý - huyện Thăng Bình) trong một gia đình nho giáo. Từ nhỏ nổi tiếng là người thông minh, có tính tự chủ, tháo vát và mang hoài bão muốn hiểu biết để tìm đường cứu nước. Năm 1885 ông từ bỏ đèn sách tham gia phong trào Nghĩa Hội và sớm trở thành vị tướng tài. Ông được Nguyễn Duy Hiệu giao giữ chức Tán tướng quân vụ kim thương biện tỉnh vụ, là một trong những người có công rất lớn cùng với cụ Phan Bội Châu trong việc sáng lập Duy Tân Hội. Năm 1908 ông bị địch bắt và đày đi Côn Đảo, rồi qua đời vào năm 1911.
Nguyễn Duy Hiệu
Lê Cơ

Chính khách
Nguyễn Thị Bình
Phan Diễn
Trương Quang Được
Võ Chí Công
Mai Thúc Lân
Nguyễn văn Chi

Khoa học gia
Hoàng Tụy
Trần Văn Thọ
Lê Trí Viễn
Lê Đình Kỵ
Nguyễn Văn Hạnh

Nhà văn
Hoàng Đạo
Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành)
Nguyễn Nhật Ánh
Nhất Linh
Phan Tứ (Lê Khâm)
Thạch Lam
Võ Quảng
Bùi Giáng
Phan Khôi
Phan Hạp (Xuân Tâm)

Nhạc sĩ
La Hối
Phan Huỳnh Điểu
Thuận Yến
Phan Văn Minh
Vũ Đình Thậm
Hoàng Bích
Thái Nghĩa
Trần Ái Nghĩa
Ngọc Lễ


Giáo dục

Kinh tế

Công nghiệp

Bên cạnh khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam còn có các khu công nghiệp sau:

Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc
Khu công nghiệp Thuận Yên
Khu công nghiệp Trảng Nhật
Khu công nghiệp Đại Hiệp
Khu công nghiệp Đông Quế Sơn
Khu công nghiệp Đông Thăng Bình
Khu công nghiệp Tây An
Khu công nghiệp Bắc Chu Lai
khu cong nghiep NONG SON

Du lịch Danh lam thắng cảnh
Cù lao Chàm
Biển Cửa Đại
Khu du lịch sinh thái Phú Ninh
Khu du lịch sinh thái Thuận Tình (Hội An)
Suối nước nóng Tây Viên (Quế Sơn)
Suối Tiên (Quế Sơn)
Hòn Kẽm Đá Dừng (Hiệp Đức)
Tháp Khương Mỹ
Nhà lưu niệm Nguyễn Thị Kim Oanh
Biển du lịch : Tam Thanh ( TP Tam Kỳ}

Di tích lịch sử
Đô thị cổ Hội An
Các di sản văn hóa Chăm
Thánh địa Mỹ Sơn
Trà Kiệu
Tháp Chiên Đàn
Tháp Bằng An
Tháp Khương Mỹ

Lễ hội
Lễ hội lồng đèn (Hội An): vào ngày 14 Âm Lịch hằng tháng.
Lễ hội rước cộ bà (Chợ Được, Bình Triều, Thăng Bình):Vào ngày 11 Âm lịch tháng giêng hằng năm.
Le ruoc ba o Thu Bon

Làng nghề truyền thống
Làng gốm Thanh Hà
Làng mộc Kim Bồng
Làng đúc đồng Phước Kiều
Làng dệt Mã Châu
Làng dâu tằm Đông Yên - Thi Lai
Làng dệt chiếu cói Bàn Thạch

Ẩm thực
Xem bài chính: Ẩm thực Quảng Nam Các món ăn đặc sắc:

Mì Quảng.
Bê thui Điện Bàn
Bánh Bèo
Bánh Nậm
Bánh bột lọc
Bún bòbà Mai
Trà Kim Sơn

Giao thông
Đường sắt
Trục đường sắt Bắc Nam đi qua tỉnh Quảng Nam. Ngoài nhà ga chính ở Tam Kỳ, còn có ga Nông Sơn.ga Phú Cang(Bình Quý_ Thăng Bình)

Đường bộ

Đường hàng không
Năm 1965, người Mỹ xây dựng sân bay Chu Lai, sân bay Duc Ducnhằm mục đích phụ vụ các hoạt động quân sự ở miền Trung và Tây Nguyên. 40 năm sau, ngày 02 tháng 3 năm 2005, sân bay Chu Lai đón chuyến bay thương mại đầu tiên từ thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu một sự kiện lịch sử của tỉnh. Việc sân bay Chu Lai vào hoạt động thương mại sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển không chỉ của Quảng Nam (với khu công nghiệp Chu Lai) mà còn của tỉnh Quảng Ngãi (với khu công nghiệp Dung Quất). Hiện nay, mỗi tuần có hai chuyến bay đến từ thành phố Hồ Chí Minh. Trong tương lai, sẽ mở thêm đường bay đến Hà Nội. Xa hơn nữa, sân bay Chu Lai sẽ được phát triển thành sân bay quốc tế phục vụ cho việc trung chuyển hành khách và hàng hóa trong khu vực. Ngoài ra, việc đưa sân bay Chu Lai vào hoạt động sẽ giúp cho du khách đến với hai di sản văn hóa thế giới Hội An và Mỹ Sơn dễ dàng hơn.


Liên kết ngoài
Tỉnh Quảng Nam
Du lịch Quảng Nam
Trung tâm xúc tiến du lịch Quảng Nam
Khu kinh tế mở Chu Lai





Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Bảy T11 24, 2007 2:47 pm
Viết bởi nhoccon_tyhon_lonton
Cù lao Chàm thuộc xã đảo Tân Hiệp, thị xã Hội An (Quảng Nam) - một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An hàng nghìn năm trước.

Giữa vùng đảo yên bình đầy nắng gió, cảnh đẹp, bãi tắm lý tưởng, hải sản tươi ngon...du khách được tắm mình trong không khí hội hè, vui chơi thoả thích. 3.000 dân tập trung ở bãi Làng, bãi Hương kể cả lực lượng bộ đội đóng quân trên đảo luôn thân thiện, mến khách, sẵn sàng trải lòng mình với du khách bốn phương đặc biệt là các sinh hoạt cộng đồng giữa bao sóng biển rì rào suốt ngày, giữa gió và nắng chan hoà.



Cù lao Chàm hiện có 135 loài san hô trong đó có 6 loài lần đầu tiên ghi nhận ở vùng biển VN, 500 thảm rong và cỏ biển, 202 loài cá, 4 loài tôm hùm và 84 loài nhuyễn thể.

Nơi đây có địa hình đồi núi và thảm thực vật đã được tái tạo xanh tốt, nhiều loài quý hiếm. Các bãi biển cát vàng sạch mịn với những khối đá làm nên nhiều cảnh quan độc đáo. Phía đông của đảo sườn núi dốc đứng, bên dưới sóng biển mạnh mẽ tạo nên cảnh quan hùng vĩ.


Nơi đây còn là nơi tụ cư của chim yến, tổ của chúng gọi là Yến sào là một món ăn quý, bổ dưỡng chỉ dành cho vua chúa (ngày xưa) và các nhà hàng sang trọng (ngày nay)

phòng trưng bày "Văn hoá thiên nhiên, con người Cù lao Chàm - Báu vật từ đáy biển". Ở đây, chúng ta chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm sứ cổ Chu Đậu và nhiều vùng khác mà các nhà khoa học đã tìm thấy trên con tàu đắm ở vùng biển này vài trăm năm trước.

chùa Hải Tạng - ngôi chùa tồn tại đã gần 300 năm trên đảo, tham quan giếng cổ, Lăng Ông hay tour lặn san hô (lặn nông), xem cá nhiều màu sắc ở bãi Bấc, Hòn Dài; xem làng chài bãi Hương.


Một vài đặc sản Cù lao Chàm
tắm biển ở bãi Ông hoặc bãi Chồng. Tất cả đều còn khá hoang sơ, thú vị. Các bạn trẻ thì đến khu vực Âu thuyền để xem hoặc trực tiếp tham gia cuộc đua tài trong trò chơi "Ngư dân với biển cả". Một trò chơi không khác mấy với trò chơi truyền hình "Sóng nước phương Nam" nhưng được cải tiến phù hợp hoàn toàn với cư dân vùng biển.
có thể tham gia lướt ván, dù bay, chèo thuyền kayak, thả diều, đua thuyền...Và điều thú vị là, sau thời gian làm việc căng thẳng, stress luôn tiềm ẩn đe doạ thì đến với đảo để sống với thiên nhiên, thưởng thức các món đặc sản tươi rói...
HÒN CHỒNG



THUYỀN

ĐỒ BIỂN TƯƠI NÈ


Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Bảy T11 24, 2007 3:02 pm
Viết bởi nhoccon_tyhon_lonton
Mỹ Sơn, cũng nằm ở địa phận tỉnh Quảng Nam, cách Đà Nằng 69 km về phía Đông Nam, đã từng là hoàng cung dưới triều đại Chăm, từ thế kỷ 4-13. Với tầm quan trọng về lịch sử và kiến trúc, nó được coi là một trong những trung tâm tháp đài chính của đạo Hindu ở khu vực Đông Nam á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.



Khu đền tháp Mỹ Sơn được ghi tên vào Danh sách Di sản Thế giới năm 1999 tại phiên họp thứ 23 của Uỷ ban Di sản Thế giới theo tiêu chuẩn C (ii) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (iii) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu á đã bị biến mất.

Thánh địa Mỹ Sơn1
Di sản thế giới UNESCO  
Quốc gia  Việt Nam
Dạng Văn hóa
Tiêu chuẩn ii, iii
Số ID 949
Vùng2 châu Á-Thái Bình Dương
Lịch sử
Năm: 1999
Kỳ họp thứ 23 của Ủy ban DSTG
WH link: http://whc.unesco.org/en/list/949
1 Tên dịch từ tên chính thức trên danh sách Di sản thế giới
2 Được UNESCO phân loại chính thức


Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và cách thành cổ Trà Kiệu khoảng 20 km, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của đạo Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.

Thông thường người ta hay so sánh thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan (Myanma), Angkor Wat (Campuchia) và Ayutthaya (Thái Lan). Từ năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất.

Lịch sử
Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 4. Trong nhiều thế kỷ, thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc - thể hiện ở các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ, và về văn hóa - thể hiện ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.

Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ 4. Hơn 2 thế kỷ sau đó, ngôi đền bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ 7, vua Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi) (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay (có lẽ sau khi dời đô từ Khu Lật về Trà Kiệu). Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí và kỹ thuật xây dựng tháp của người Chàm cho tới nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng.

Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 14, nhưng các kết quả khai quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ 4. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc. Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương.



Khảo cổ học

Một số tháp chỉ còn là những tàn tích đang chờ trùng tu, khai quật.Sau khi vương quốc Chiêm Thành lụi tàn, thánh địa Mỹ Sơn đã chìm trong lãng quên hàng thế kỷ, đến năm 1885, nó mới được phát hiện. Mười năm sau, các nhà nghiên cứu bắt đầu thực hiện các cuộc phát quang, nghiên cứu khu di tích này.

Có thể chia việc nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp về Mỹ Sơn thành hai giai đoạn:

Từ năm 1898 đến 1899: Louis de Finot và Launet de Lajonquere nghiên cứu các văn bia.
Từ năm 1901 đến 1902: Henri Pamlentier nghiên cứu về nghệ thuật, năm 1904 ông cùng Olrpeaus tổ chức khai quật khảo cổ học tại đây.
Đến năm 1904, những tài liệu cơ bản nhất về Mỹ Sơn đã được L. Finot và H. Pamlentier công bố. Từ công trình nghiên cứu của H. Pamlentier, người ta biết cách đây hơn 100 năm Mỹ Sơn còn 68 công trình kiến trúc, và ông đã chia chúng thành các nhóm từ A, A’ đến N.

Nhà nghiên cứu nghệ thuật F.S. Tern chia di tích Chăm Việt Nam thành 7 phong cách nghệ thuật theo quá trình tiến triển của nó. Mỹ Sơn có đủ đại biểu các phong cách, trong đó có 2 phong cách xuất phát từ Mỹ Sơn. Đặc biệt phong cách Mỹ Sơn A1 với xuất phát là đền A1 thường được gọi là kiệt tác kiến trúc của di tích Chăm.

Các nhà khảo cổ học Pháp chia các công trình kiến trúc ở Mỹ Sơn ra làm 10 nhóm chính: A, A', B, C, D, E, F, G, H, K để đặt tên cho mỗi lăng mộ theo kiểu ghép chữ cái và số.


Kiến trúc

Một phần quang cảnh nhóm tháp B, C và D tại Mỹ Sơn.Về mặt kiến trúc thì các đền tháp, lăng mộ ở Mỹ Sơn là nơi hội tụ của các kiểu dáng khác nhau, từ những kiểu cổ đại hay kiểu Mỹ Sơn E1 (thế kỷ 8, Mỹ Sơn E1 và F1), kiểu Hòa Lai (cuối thế kỷ 8 - đầu thế kỷ 9, Mỹ Sơn A2, C7 và F3), kiểu Đồng Dương (cuối thế kỷ 9 - đầu thế kỷ 10, Mỹ Sơn A10, A11-13, B4, B12), kiểu Mỹ Sơn A1 (thế kỷ 10, Mỹ Sơn B5, B6, B7, B9, C1, C2, C5, D1, D2, D4), kiểu chuyển tiếp Mỹ Sơn A1-Bình Định (đầu thế kỷ 11 - giữa thế kỷ 12, Mỹ Sơn E4, F2, nhóm K) và kiểu Bình Định (cuối thế kỷ 11 - đầu thế kỷ 14, Mỹ Sơn B1 và các nhóm G, H).

Nghệ thuật và kiến trúc qua bố cục đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. Khu thánh địa có một tháp chính (kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu. Cổng tháp thường quay về phía đông để tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời. Nhiều tháp có kiến trúc rất đẹp với hình những vị thần được trang trí với nhiều loại hoa văn. Phần lớn những kiến trúc này hiện nay đã bị suy tàn, nhưng đây đó vẫn còn sót lại những mảng điêu khắc mang dấu ấn hoàng kim của các triều đại Chăm pa huyền thoại. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ linga hoặc hình tượng của thần Shiva - thần bảo hộ của các triều vua Chăm pa. Những người cầu nguyện thời trước thường đi vòng quanh tháp theo chiều kim đồng hồ trên một lối nhỏ.

Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ Ấn Độ giáo, song biểu tượng của Phật giáo cũng tìm thấy ở Mỹ Sơn, vì đạo Phật Đại Thừa (Mahayana) đã trở thành tín ngưỡng chính của người Chăm vào thế kỷ 10. Một số đền đài đã được xây dựng trong thời gian này, tuy nhiên vào thế kỷ 17 nhiều tòa tháp ở Mỹ Sơn đã được tu sửa và xây dựng thêm.


Đền đá

Tàn tích còn lại của tháp bằng đá tại Mỹ SơnTại thánh địa Mỹ Sơn có một đền xây dựng bằng đá, nó cũng là đền đá duy nhất của các di tích Chăm. Văn bia tại Mỹ Sơn cho biết, đền này được trùng tu lần cuối cùng bằng đá vào năm 1234. Ngày nay, ngôi đền này đã bị sập (có lẽ do bom Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, vì ngay sát tháp là một hố bom sâu hoắm vẫn dấu tích) nhưng hệ móng của nó cho thấy nó cao trên 30 m và đây là ngôi đền cao nhất của thánh địa này. Các tài liệu thu thập được xung quanh khu đền này cho thấy nhiều khả năng đây là vị trí của ngôi đền đầu tiên vào thế kỷ 4.


Bảo tồn

Những kiến trúc còn sót lại của thánh địa Mỹ Sơn trầm mặc trong một buổi hoàng hônCông việc bảo tồn đầu tiên diễn ra năm 1937 bởi các nhà khoa học người Pháp. Trong giai đoạn từ năm 1937 đến 1938, đền A1 và các đền nhỏ xung quanh nó được trùng tu. Các năm sau, từ năm 1939 đến 1943, các tháp B5, B4, C2, C3, D1, D2 được trùng tu và gia cố lại. Tuy nhiên, nhiều tháp và lăng mộ (bao gồm tổ hợp A với tháp A1 đã từng rất tráng lệ - gồm tháp chính A1 cao 24 mét và 6 tháp phụ xung quanh, bị hủy diệt năm 1969) đã bị hủy diệt trong Chiến tranh Việt Nam.

Phần lớn các đền đài trong các nhóm khu vực trung tâm như B, C và D còn tồn tại, và mặc dù rất nhiều pho tượng, bệ thờ và linga đã bị lấy về Pháp trong thời kỳ thực dân hay gần đây được chuyển tới các viện bảo tàng như Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Viện bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh và Viện bảo tàng điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng, một viện bảo tàng tạm thời đã được thiết lập trong 2 ngôi đền với sự trợ giúp của người Đức và Ba Lan để trưng bày các mô hình các lăng mộ và hiện vật còn lại. Ngày 24 tháng 3 năm 2005 tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ khánh thành nhà trưng bày, giới thiệu di tích Mỹ Sơn với diện tích 5.400 m² với nhà trưng bày chính rộng 1.000 m² ngay lối dẫn vào di tích (khoảng 1 km) do Nhật Bản tài trợ không hoàn lại. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều lo ngại về tình trạng của các công trình kiến trúc, một số trong đó có khả năng sập đổ. Trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2004, Bộ Văn hóa và Thông tin Việt Nam đã chi khoảng 7 tỷ VNĐ (USD 440.000) cho dự án phục chế khẩn cấp thánh địa Mỹ Sơn; một dự án của UNESCO được hỗ trợ bởi chính phủ Ý với số tiền là USD 800.000 và các cố gắng phục chế có nguồn vốn từ Nhật Bản hiện nay cũng đang góp phần ngăn chặn tình trạng xuống cấp của chúng. Các công việc phục chế tại đây cũng được World Monuments Fund (WMF) góp vốn.


Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Bảy T11 24, 2007 3:12 pm
Viết bởi nhoccon_tyhon_lonton
LỄ HỘI QUẢNG NAM!!!!ĐÈN LỒNG HỘI AN!!!






Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Bảy T11 24, 2007 3:23 pm
Viết bởi nhoccon_tyhon_lonton
Hội An là một thị xã thuộc tỉnh Quảng Nam có nhiều khu phố cổ được xây từ thế kỷ 16 và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn đến nay. Trong các tài liệu cổ của phương Tây, Hội An được gọi Faifo. Hội An được công nhận là một di sản thế giới UNESCO từ năm 1999. Hiện nay chính quyền Thị xã đang tích cực khôi phục các di tích, đồng thời phát triển thành một thành phố du lịch. Hội An đã đươc công nhận là đô thị loại III và đang nộp đơn xin công nhận là thành phố.

Lịch sử

Trước thế kỷ thứ 2
Kết quả nhiều cuộc thăm dò, quan sát các di tích mộ táng: Bãi Ông; Hậu Xá I,II; An Bàng; Xuân Lâm và các di chỉ cư trú : Hậu Xá I; Đồng Nà; Cẩm Phô I; Trảng Sỏi; Lăng Bà; Thanh Chiêm đã cung cấp nhiều thông tin quý về thời Tiền sử và thời văn hoá Sa Huỳnh muộn. Ngoài di tích Bãi Ông có niên đại hơn 3000 năm, thuộc thời Tiền sử (Tiền Sa Huỳnh), các di tích còn lại đều trên dưới 2000 năm, tức là vào giai đoạn hậu kỳ Sa Huỳnh.

Những bộ sưu tập hiện vật quý được thu thập từ các di tích khảo cổ là các loại thuộc về công cụ sinh hoạt, lao động sản xuất, chiến đấu, trang sức, tín ngưỡng... bằng các chất liệu gốm, đồng, sắt, đá, thuỷ tinh. Đặc biệt còn có cả những tiền đồng Trung Quốc: Ngũ Thù; Vương Mãng cùng với các đồ trang sức mã não, thuỷ tinh có gốc gác từ Nam Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Đông, chứng tỏ cách đây 2000 năm, dân cư ở đây đã có nghề trồng lúa nước, khai thác thuỷ sản và làm các nghề thủ công. Đồng thời cũng thể hiện rõ mối quan hệ giao lưu văn hoá trong nước cùng các hoạt động buôn bán với nước ngoài, lập nên một Cảng-Thị sơ khai, là nền móng cho các Cảng-Thị sau này.


Thế kỉ thứ 2 - Thế kỉ 15

Hai con mắt trên trong chùa Cầu (Lai Viễn Kiều). Rất nhiều nhà cổ ở Hội An có hai con mắt trên cửa như trong hìnhKế tiếp dân cư Sa Huỳnh cổ là dân cư Champa với nền văn hoá rực rỡ, mở đầu thời kì vàng son cho một Cảng-Thị hưng thịnh. Những cái tên Chiêm Bất Lao (Cù Lao Chàm), Đại Chiêm Hải Khẩu (Cửa Đại), Cachiam cùng với những tượng đá, giếng gạch và dấu vết nền tháp, đặc biệt trong các di chỉ khảo cổ học với các hiện vật gốm sứ Champa, Ả Rập, Trung Quốc; các đồ trang sức từ Trung Đông, Ấn Độ và nhiều tài liêu, thư tịch cổ Trung Quốc, Ả Rập, Ấn Độ, Ba Tư xác nhận vùng Cửa Đại xưa kia là hải cảng chính của nước Champa. Vùng Lâm Ấp phố là nơi các chiến thuyền ngoại quốc thường ghé lấy nước ngọt từ những giếng Champa rất ngon và trong; trao đổi sản vật như trầm hương, quế, ngọc ngà, thuỷ tinh, tơ lụa, đồi mồi, xà cừ.


Thế kỉ 15 - Thế kỉ 19
Tiếp nối thời Champa, khoảng cuối thế kỉ 15, Hội An đã có dân cư Đại Việt tới sinh sống. Trong buổi đầu cùng với việc khai hoang, lập làng, người Việt còn sáng tạo ra một số ngành nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội nơi đây. Từ cuối thế kỉ 16 - thế kỉ 17, có thêm nhiều người Hoa và người Nhật đến định cư, giúp thương nghiệp Hội An phát triển. Kết hợp với vị trí địa lý phù hợp, Hội An nhanh chóng trở thành một thương cảng phồn thịnh trong nhiều thế kỉ.

Đến giữa thế kỉ 19, nền kinh tế Hội An nhanh chóng suy thoái do nhiều nguy nhân bất lợi: sự bồi cạn, sông chuyển dòng, chính sách kinh tế hạn chế của triều đình phong kiến. Ngay gần đó, thương cảng Đà Nẵng hiện đại do người Pháp lập nên đã lấn át hết vai trò của Hội An.


1858 đến nay
Trong suốt 117 năm kháng chiến, nhân dân Hội An đã kiên cường chiến đấu cho độc lập và thống nhất của Việt Nam; tiêu biểu là phong tráo Nghĩa Hội của Nguyễn Duy Hiệu lãnh đạo. Sau đó, có nhiều cuộc nổi dậy, phong trào như Duy Tân, phong trào chống thuế, Đông Du.

Ngày 22 tháng 8 năm 1998 Hội An được nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".

Ngày 4 tháng 12 năm1999 taị kì họp thứ 23 tổ chức tại Marrakesh (Maroc), Uỷ ban Di Sản thế giới của UNESCO đã công nhận Hội An là di sản văn hoà thế giới.


Các di tích tiêu biểu của đô thị cổ Hội An

Chùa Cầu

Biểu tượng của đô thị cổ Hội An
Chùa Cầu - Biểu tượng của Hội AnĐịa chỉ: Tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam
Chùa Cầu (còn gọi là Cầu Nhật Bản, hay Lai Viễn Kiều)được xây dựng từ năm 1693 đến năm 1696, là công trình kiến trúc độc đáo do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỉ 16. Sau nhiều lần trùng tu, các yếu tố kiến trúc Nhật Bản đã dần mất đi, thay vào đó là kiến trúc mang đậm phong cách Việt Nam và Trung Quốc.

Chùa Cầu là tài sản vô giá và đã được chính thức chọn làm biểu tượng của đô thị cổ Hội An. Hình Chùa Cầu được in trên tờ giấy bạc polymer 20.000đ của Ngân hàng Nhà nước Việt nam.


Nhà cổ Quân Thắng
Địa chỉ: 77 Trần Phú, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam
Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Được biết, toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện.


Nhà cổ Phùng Hưng
Địa chỉ: 4 Nguyễn Thị Minh Khai, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam
Với tuổi thọ hơn 100 năm, nhà Phùng Hưng có kết cấu độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng bao quanh, thể hiện sự phát triển về kiến trúc và sự giao lưu giữa các phong cách kiến trúc Á Đông tại Hội An trong các thế kỷ trước đây. Ngôi nhà chứa đựng nhiều thông tin về lối sống của tầng lớp các thương nhân ở thương cảng Hội An xưa. Mặc dù cũng được thực hiện bằng chất liệu quý nhưng nhà Phùng Hưng không chạm trổ, điêu khắc cầu kỳ mà được giữ thô một cách cố ý.

Nhà Phùng Hưng được cấp bằng di tích lịch sử - văn hoá quốc gia vào ngày tháng 6 năm 1993.


Hội quán Phúc Kiến

Hội quán Phúc KiếnĐịa chỉ: 46 Trần Phú, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam
Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài ... hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.

Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) ... tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.

Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử - văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990.


Hội quán Triều Châu

Hội quán Triều ChâuĐịa chỉ: 157 Nguyễn Duy Hiệu, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam
Được Hoa kiều bang Triều Châu xây dựng năm 1845, hội quán thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện một vị thần chế ngự sóng gió giúp cho việc buôn bán trên biển được thuận lợi. Hội quán có kết cấu kiến trúc đặc biệt với bộ khung gỗ trạm gỗ chạm trổ tinh xảo, cùng những họa tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.


Hội quán Quảng Đông
Địa chỉ: 17 Trần Phú, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam
Hội quán được Hoa kiều bang Quảng Đông xây dựng vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang.

Với nghệ thuật sử dụng hài hoà các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và hoạ tiết trang trí đã đem lại cho hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Hàng năm, vào ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng Âm lịch), vía Quan Công (24 tháng 6 Âm lịch) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình, thu hút nhiều người tham gia.


Chùa Ông

Chùa ÔngĐịa chỉ: 24 Trần Phú, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam
Chùa Ông được xây dựng năm 1653, đã qua 6 lần trùng tu vào các năm: 1753, 1783, 1827, 1864, 1904, 1906. Chùa Ông có kiến trúc uy nghi, hoành tráng, tại đây thờ tượng Quan Vân Trường (một biểu tượng về trung - tín - tiết - nghĩa) nên còn có tên gọi là Quan Công Miếu. Chùa Ông đã từng là trung tâm tín ngưỡng của Quảng Nam xưa, đồng thời cũng là nơi các thương nhân thường lưu đến để cam kết trong việc vay nợ, buôn bán, làm ăn và xin xăm cầu may.


Quan âm Phật tự Minh Hương
Địa chỉ: 7 Nguyễn Huệ, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam
Đây là ngôi chùa thờ Phật duy nhất còn lại giữa khu phố cổ, có kiến trúc và cảnh quan xinh đẹp đồng thời còn lưu giữ gần như nguyên vẹn các tác phẩm điêu khắc gỗ đặc sản do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện. Chùa thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và một số chư vị Phật, Bồ Tát khác, vì vậy trong những ngày lễ, ngày rằm thường có rất nhiều người đến


Nhà thờ tộc Trần
Địa chỉ: 21 Lê Lợi, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam
Do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An vào những năm 1700) xây dựng năm 1802 theo những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Toạ lạc trên một khu đất rộng khoảng 1500 m², có nhiều hạng mục: nhà thờ tự ông bà và trưng bày các di vật liên quan đến dòng họ, nhà ở ... Đây là nơi tụ họp con cháu vào dịp lễ bái, tri ân tổ tiên và giải quyết những vấn đề trong dòng tộc.

Nhà thờ tộc Trần là một trong những điểm tham quan điểm tham quan được nhiều du khách quan tâm.


Bảo tàng lịch sử văn hóa

Đèn lồng Hội An, một sản phẩm thủ công của Hội An đã được Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam bảo hộ nhãn hiệu độc quyền từ năm 2005Được thành lập vào năm 1989, bảo tàng trưng bày 212 hiên vật gốc và tư liệu có giá trị bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ ... phản ánh các giai đoạn phát triển của đô thị - thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hòa Sa Huỳnh( từ thế kỷ thứ 2 sau công nguyên ) đến thời kỳ văn hoá Chăm ( từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15) và văn hóa Đại Việt ( từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19). Đến thăm bảo tàng lịch sử văn hóa hội an, du khách sẽ có được cái nhìn tổng quát về tiến trình lịch sử cũng như bề dày văn hóa của đô thị cổ


Bảo tàng gốm sứ mậu dịch
Địa chỉ: 80 Trần Phú, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam
Được xây dựng vào năm 1995, bảo tàng lưu giữ trên 430 hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 18. Hầu hết các hiện vật là gốm sứ mậu dịch có nguồn gốc từ Trung Cận Đông, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam ... minh chứng cho vai trò quan trọng của thương cảng Hội An trong mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển vào các thế kỷ trước, đồng thời cũng cho thấy quan hệ giao lưu văn hoá- kinh tế quốc tế đã từng diễn ra rất mạnh mẽ ở Hội An.


Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh

Bãi biển Cửa Đại, một trong những thắng cảnh của Hội AnĐịa chỉ: 149 Trần Phú, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam
Bảo tàng là nơi cung cấp những thông tin phong phú về cư dân cổ thuộc hệ văn hoá Sa Huỳnh - chủ nhân cảng thị Hội An sơ khai từng có quan hệ giao lưu Trung Hoa, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á. Tại đây trưng bày 216 hiện vật văn hoá Sa Huỳnh có niên đại trên dưới 2000 năm được phát hiện qua các đợt khảo sát, khai quật khảo cổ học tại các địa điểm: Hậu Xá, Thanh Chiêm, An Bàng, Xuân Lâm ... từ năm 1989 đến năm 1994.

Các hiện vật tại bảo tàng được đánh giá là bộ sưu tập độc đáo nhất của Việt Nam hiện nay về văn hoá Sa Huỳnh.



Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Bảy T11 24, 2007 3:39 pm
Viết bởi nhoccon_tyhon_lonton
Đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh là mạng lưới giao thông quân sự chiến lược chạy từ lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào tới lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa, đi qua miền Trung Việt Nam, hạ Lào, và Campuchia. Hệ thống này cung cấp binh lực, lương thực và vũ khí khí tài để chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam trong 16 năm (1959–1975) của thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Binh đoàn Trường Sơn (đoàn 559) Quân đội Nhân dân Việt Nam là đơn vị triển khai các đơn vị công binh, hậu cần, y tế, bộ binh và phòng không để đảm bảo hoạt động của hệ thống đường này. Đường Trường sơn còn được những người lính trong cuộc chiến gọi là tuyến lửa.

Ở Việt Nam, hệ thống đường này đặt tên là Đường Trường Sơn, lấy tên của dãy Trường Sơn - dãy núi chạy dọc miền Trung Việt Nam, nơi hệ thống này đi qua. Về sau, hệ thống này có thêm tên gọi Đường mòn Hồ Chí Minh, tên gọi này (Ho Chi Minh trail) có nguồn gốc từ Mỹ. [1]

Trong Chiến tranh Việt Nam, lực lượng quân sự Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã đánh phá hệ thống giao thông này bằng các chiến dịch bộ binh và không quân. Một hệ thống máy móc điện tử, thường được gọi là Hàng rào Điện tử McNamara, đã được sử dụng để giúp hướng dẫn máy bay ném bom. Ngoài ra, chất độc màu da cam cùng một số loại chất độc diệt cỏ khác đã được rải xuống nhiều vùng rừng trên đường Trường Sơn làm trụi lá cây, các dự án tạo mưa và các chất hóa học tạo bùn cũng được Mỹ sử dụng để phá đường.

Ngày nay, tuyến tây Trường Sơn (địa phận Lào) nhiều nơi đã thành vùng bỏ hoang, một vài điểm được xây dựng trở thành di tích lịch sử. Năm 2000, Đường Hồ Chí Minh, con đường xuyên Việt thứ hai sau Quốc lộ 1, bắt đầu được xây dựng trên tuyến đông Trường Sơn.

Lịch sử

Hình thành (1959-1965)

Đường Trường Sơn, 1959-1964Một số phần của Đường Trường Sơn vốn đã tồn tại từ hàng thế kỷ dưới hình thức các con đường mòn sơ khai dành cho việc giao thông buôn bán trong vùng. Khu vực mà hệ thống đi qua đã là một trong những vùng đất địa hình hiểm trở nhất Đông Nam Á: núi cao, ít dân, rừng rậm nhiệt đới. Trong những năm đầu của Chiến tranh Đông Dương, Việt Minh đã sử dụng hệ thống đường mòn này làm đường nối liền Bắc Nam, một trong các tuyến đường đưa cán bộ di chuyển giữa hai miền để tránh sự truy quét của quân Pháp. Tháng 5 năm 1958, các lực lượng thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) và Pathet Lào đã chiếm giữ các nút giao thông tại Sê-pôn (Tchepone), trên đường 9 thuộc địa phận Lào.[2]

Sau khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa ra đời, dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, đã phủ nhận Hiệp định Genève về Việt Nam năm 1954, chia cắt đất nước. Để tiếp tục chi viện cho những người Cộng sản miền Nam, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quyết định xây dựng những con đường chiến lược. Trên cơ sở đó đã có 2 tuyến đường được xem xét là tuyến đường bộ qua dãy Trường Sơn và tuyến đường biển trên biển Đông.

Năm 1959, khi xung đột quân sự lên cao giữa Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và chính phủ Ngô Đình Diệm, chính phủ Hà Nội gửi Đoàn 559 mới được thành lập vào tháng 9 vào Nam để xây dựng hệ thống đường Trường Sơn với lực lượng gồm một tiểu đoàn giao liên D301 với 440 người. Đoàn trưởng là Thượng tá (sau là Thiếu tướng) Võ Bẩm. Đoàn có nhiệm vụ vừa vận chuyển vừa mở đường hành quân. Với phương châm "đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng" để đảm bảo bí mật tối đa, toàn bộ vũ khí và hàng mang theo đều là các loại cũ từ thời Pháp, thậm chí đoàn còn dùng ván gỗ để khi đi không để lại dấu vết trên đất rừng.

Sau đó, đoàn 559 chuyển các tuyến giao thông của mình sang sườn Tây của dãy Trường Sơn.[3] Một năm sau, đoàn 559 đã đạt được quân số 6.000 người với hai trung đoàn 70 và 71.[4] Con số này không bao gồm các lực lượng chiến đấu với nhiệm vụ bảo vệ hay dân công Việt và Lào. Trong những ngày đầu của cuộc xung đột, đường Trường Sơn chỉ được dùng để chuyển quân, do khi đó việc vận chuyển súng đạn vào Nam qua đường biển có hiệu quả cao hơn.[5] Sau các cố gắng của hải quân Mỹ nhằm ngăn chặn hoạt động này trên vùng biển ven bờ Chiến dịch Market Time, đường Trường Sơn phải làm cả hai nhiệm vụ. Hàng chuyển vào từ miền Bắc được lưu trong các kho tàng dọc theo biên giới mà sau được gọi là các "Khu căn cứ", những nơi này đến lượt nó lại trở thành các thánh địa cho các lực lượng Quân giải phóng và Quân đội Nhân dân Việt Nam dưỡng quân và tái trang bị sau khi thực hiện các hoạt động quân sự bên trong lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa.

Có 5 khu căn cứ lớn trong vùng cán xoong của Lào (xem bản đồ). Căn cứ 604 là trung tâm hậu cần chính; từ đó, quân và quân nhu được điều phối vào Vùng 1 chiến thuật của Việt Nam Cộng hòa và các căn cứ khác xa hơn ở phía Nam. Căn cứ 611 hỗ trợ vận tải từ căn cứ 604 tới căn cứ 609; cung cấp xăng dầu và đạn dược cho căn cứ 607 và tới tận thung lũng A Sầu ở Thừa Thiên. Căn cứ 612 được dành để hỗ trợ Mặt trận B3 tại Tây Nguyên. Căn cứ 614 nằm giữa Chavane (Lào) và Khâm Đức (Nam Việt Nam) vận chuyển quân và hàng hóa vào Vùng 2 chiến thuật và Mặt trận B3. Căn cứ 609 giữ vai trò quan trọng, do mạng lưới đường ở đây có thể dùng để vận chuyển quân nhu trong mùa mưa.[6] Ban đầu, hàng hóa được vận chuyển bằng xe đạp thồ, xe bò. Đến tháng 12 năm 1961, Đoàn vận tải 3 của Cục Hậu cần đã trở thành đơn vị vận tải cơ giới đầu tiên của QĐNDVN phục vụ trên đường Trường Sơn. Từ đây, vận tải cơ giới tăng lên nhanh chóng.[7]


Các khu căn cứ trên lãnh thổ LàoCó hai loại đơn vị thuộc Đoàn 559, các binh trạm và các đơn vị giao liên. Một binh trạm tương đương với một trung tâm hậu cần cấp trung đoàn, có trách nhiệm bảo vệ một đoạn đường. Trong khi các đơn vị độc lập chịu trách nhiệm an ninh, công binh, và các chức năng đánh tín hiệu, binh trạm cung cấp các nhu yếu phẩm hậu cần. Các trạm giao liên thường đóng cách nhau một ngày đường đi bộ, có trách nhiệm cung cấp lương thực, chỗ trú, y tế, và dẫn đường tới trạm tiếp theo. Đến tháng 4 năm 1965, chỉ huy Đoàn 559 là Tướng Phan Trọng Tuệ, quân số gồm 24.000 người trong 6 tiểu đoàn vận tải bằng xe tải, 2 tiểu đoàn vận tải xe đạp thồ, một tiểu đoàn vận tải đường thủy, 8 tiểu đoàn công binh, và 45 trạm giao liên. Khẩu hiệu của Đoàn 559 khi đó là "Đánh địch mà tiến, mở đường mà đi."[8]

Hệ thống đường Trường Sơn phát triển thành một mạng lưới phức tạp của các con đường đất (một số nơi rải đá hoặc lót ván gỗ) rộng khoảng 5,5 m, đường cho người đi bộ và xe đạp thồ, bãi đỗ xe tải. Còn có kho chứa, bãi chứa hàng, doanh trại, bệnh viện, và các cơ sở vật chất khác. Tất cả được che dấu khỏi quan sát từ trên không bằng một hệ thống ngụy trang tự nhiên và nhân tạo không ngừng được mở rộng và củng cố.

Thời tiết ở vùng Đông Nam Lào đóng vai trò quan trọng cả trong nỗ lực hậu cần và cả trong cố gắng của Mỹ/Việt Nam Cộng hòa nhằm phá đường. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, trong thời gian này, trời luôn nhiều mây, mưa nhiều, nhiệt độ cao. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3, khí hậu tương đối khô hơn và nhiệt độ thấp hơn. Do mạng lưới đường chủ yếu là đường đất, khối lượng vận chuyển chủ yếu (và các hoạt động quân sự mà nó hỗ trợ) được thực hiện vào mùa khô. Về sau, hệ thống đường được bổ sung bởi vận tải đường sông, kiểu vận tải này cho phép chuyển các khối lượng lớn quân nhu ngay cả trong mùa mưa.


[sửa] Ngăn chặn và mở rộng (1965-1968)

Đường Trường Sơn, 1965-1968Đầu năm 1965, Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ được cử làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Đoàn 559. Cuối năm 1965, Đại tá Hoàng Văn Thái được cử làm Tư lệnh và Đại tá Vũ Xuân Chiêm được cử làm Chính ủy Đoàn 559. Đến cuối năm 1966, Đại tá Đồng Sĩ Nguyên được cử làm Tư lệnh Đoàn 559 cho đến khi Đoàn 559 kết thúc nhiệm vụ lịch sử của mình (1976).

Theo ước lượng của tình báo Mỹ, trong năm 1961 số quân vào Nam theo đường Trường Sơn là 5.843, năm 1962 12.675 (con số thực là 5.300); năm 1963 7.693 (thực tế 4.700); và năm 1964 là 12.424 (thực tế là 9.000).[9] Năm 1964, khả năng cung ứng của đường Trường Sơn đã đạt đến từ 20 đến 30 tấn mỗi ngày.[10] Năm 1965, nhờ có các tuyến đường mới mở (trong đó có các tuyến đi qua Campuchia), lượng quân nhu được chuyển vào Nam trong năm này gần bằng tổng của 5 năm trước.

Đến năm 1965, việc ngăn chặn hệ thống đường Trường Sơn đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của Mỹ, nhưng các chiến dịch chống phá gặp khó khăn bởi thiếu lực lượng và bởi tính "trung lập" của Lào. Các vấn đề phức tạp của chính sự Lào cùng với các can thiệp của Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã dẫn tới một chính sách chung là hai bên cùng lờ nhau[11], và tiếp tục vi phạm tính trung lập của Lào: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa củng cố và mở rộng hệ thống hậu cần trên đất Lào và hỗ trợ lực lượng đồng minh Pathet Lào; Mỹ không ngừng ném bom đường Trường Sơn và xây dựng hỗ trợ một đội quân bí mật để đánh lại lực lượng cộng sản.[12]

Ngày 14 tháng 12 năm 1964, Không lực Mỹ thực hiện chiến dịch Barrel Roll lần đầu ném bom một cách có hệ thống phần đường tại Lào.[13] Ngày 20 tháng 3 năm 1965, sau khi Chiến dịch Sấm Rền đánh phá miền Bắc và Bắc Trung Bộ mở màn, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson đã chấp thuận một cuộc leo thang quân sự nhằm phá đường Trường Sơn.[14] Chiến dịch Barrel Roll tiếp diễn ở vùng Đông Bắc Lào, trong khi vùng cán xoong phía nam bị ném bom bởi Chiến dịch Steel Tiger. Đến giữa năm, số phi vụ đã tăng từ 20 lên 1.000 lượt mỗi tháng. Trong tháng 1 năm 1965, chỉ huy Mỹ tại Sài Gòn yêu cầu kiểm soát các chiến dịch ném bom tại các vùng Lào giáp ranh với 5 tỉnh phía Bắc Việt Nam Cộng hòa. Đến đây, vùng này thuộc về địa bàn của Chiến dịch Tiger Hound.[15]

Mùa mưa hàng năm làm ảnh hưởng tới các hoạt động vận tải của đường Trường Sơn và cũng gây khó khăn cho các chiến dịch ném bom. Ngoài ra, sương mù buổi sớm và khói do tập tục đốt rẫy của dân cư thiểu số cũng cản trở việc ném bom. Trong năm 1968, Không quân Mỹ thực hiện hai thí nghiệm với hy vọng làm trầm trọng hơn nữa kiểu thời tiết xấu của mùa mưa. Dự án Popeye là một cố gắng nhằm kéo dài vô hạn mùa mưa trên đường Trường Sơn bằng cách tạo mây. Dự án bắt đầu thử nghiệm vào tháng 9 trên vùng lưu vực sông Kong - con sông chảy qua địa bàn của các chiến dịch Steel Tiger và Tiger Hound. Mây được tạo trong không trung bằng các đám khói bạc iodide và sau đó được kích hoạt bằng một mồi nổ bắn ra từ súng bắn pháo sáng. Dự án thử nghiệm thành công và chương trình đã được thực hiện cho đến tháng 7 năm 1972.[16]


Khu vực hoạt động của các chiến dịch Barrel Roll / Steel Tiger / Tiger HoundDự án Commando Lava được bắt đầu thử nghiệm vào tháng 5. Các nhà khoa học ở công ty Dow Chemical đã chế tạo một dung dịch hóa học mà khi trộn với nước mưa sẽ phá hủy tính ổn định của các thành phần của đất và tạo ra bùn. Những thành viên quân sự và dân sự của chương trình này đã rất hứng thú, họ cho rằng họ đang "tạo bùn chứ không gây chiến."[17] Tuy nhiên, thử nghiệm không cho kết quả tốt, chất này chỉ có tác dụng ở một số vùng, tùy theo thành phần của đất.

Trên mặt đất, ban đầu, CIA và Quân đội Hoàng gia Lào có trách nhiệm ngăn chặn, làm chậm, hoặc ít nhất là theo dõi hoạt động của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Về sau, nhiệm vụ này do các đội thám báo Lào cho CIA xây dựng thực hiện. Đến tháng 10 năm 1965, Tướng William Westmoreland, chỉ huy quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam, nhận được thẩm quyền tung lực lượng biệt kích Mỹ vượt qua biên giới. Ngày 18 tháng 11, lực lượng bí mật SOG (Military Assistance Command, Vietnam Studies and Observations Group) thực hiện đặc vụ "vượt hàng rào" đầu tiên vào đất Lào.[18] Đây là khởi đầu của một nỗ lực thám báo không ngừng mở rộng của SOG cho đến khi tổ chức này được giải thể vào năm 1972. Ngày 10 tháng 12, một vũ khí khác của Mỹ đã được đưa vào sử dụng, đó là trận ném bom đầu tiên của pháo đài bay B-52 xuống đường Trường Sơn.[19]

Tuy nhiên, các cố gắng trên không chặn hoặc giảm được nhịp độ vận chuyển vào Nam. Mặc dù vậy, các nhà sử học Mỹ vẫn đánh giá các chiến đánh phá này không vô ích, do 10 ngàn quân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã bị giữ lại để bảo vệ và duy trì đường Trường Sơn thay vì vào Nam chiến đấu.[20][21]

Năm 1966, Mỹ ước tính tổng số quân vào Nam qua đường Trường Sơn là từ 58.000 đến 90.000 người, trong đó có ít nhất 5 trung đoàn hoàn chỉnh.[22] Mùa khô năm 1966-1967 đánh dấu bước chuyển lớn về chiến thuật vận tải của đoàn 559 từ "phòng tránh tích cực" sang "tiến công" hợp đồng binh chủng. Các sở chỉ huy được chuyển ra gần đường, các lực lượng phòng không, công binh đóng sát đường để hỗ trợ kịp thời và hiệu quả hơn cho lực lượng vận tải chủ công. Nhiều tuyến đường phụ, đường vòng được mở thêm để đảm bảo thông đường cho xe chạy. Đến cuối năm 1967, mạng lưới đường đã lên 2.959 km đường ô tô, trong đó có 275 km đường chính, 576 km đường vòng, và 450 đường vào cùng các kho chứa.[23]

Bộ đội Trường Sơn còn sử dụng sông Kong và sông Bang Fai để chở lương thực, nhiên liệu, và đạn dược bằng cách cho hàng vào các thùng thép và thả trôi sông, các thùng này được thu lại ở đầu kia bởi các hề thống lưới và rào gỗ. Người Mỹ đã không biết rằng trong năm 1967, để chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công Mậu Thân 1968, hơn 81.000 tấn hàng đã được vận chuyển và cất giữ[24], 200.000 quân, trong đó có 7 trung đoàn bộ binh và 20 tiểu đoàn độc lập đã vào Nam[25].

Quân nhu được vận chuyển theo đoàn được hộ tống từ miền Bắc theo từng chặng, xe tải chỉ chạy đi về giữa hai trạm, dỡ hàng và lấy hàng mới tại mỗi trạm. Nếu một xe tải bị hỏng hoặc bị bom phá, nó sẽ được thay bằng một xe của trạm gần nhất phía Bắc, và cứ như vậy cho đến khi một xe tải mới được đưa vào tại trạm cuối ở miền Bắc. Cuối cùng, khi hàng tới trạm giao liên cuối cùng ở phía Nam, hàng được bốc dỡ, cất vào kho, đưa lên các phương tiện vận tải thủy, hoặc do người vác vào miền Nam Việt Nam.

Để tránh bom, các đơn vị vận tải thường chỉ chạy khi trời tối, cao điểm là lúc gần sáng. Khi máy bay Mỹ tới, giao thông sẽ dừng lại cho đến khi trời gần sáng, khi các máy bay ném bom và bắn phá ban đêm trở về căn cứ. Rồi xe lại chạy, cao điểm tiếp theo là khoảng 6 giờ sáng khi các lái xe cố gắng đưa xe về điểm tập kết trước khi mặt trời mọc và các đợt máy bay buổi sáng bắt đầu.[26]


Thời kỳ 1968-1972

Đường mòn Hồ Chí Minh, 1969-1973Cuối năm 1968, tình báo Mỹ đã có một phát hiện gây sốc, đó là phát hiện về hệ thống đường ống dẫn xăng dầu chạy ở phía tây nam từ Vinh.[27] Đến đầu năm 1969, hệ thống này đã vượt qua biên giới với Lào, và đến năm 1970 đã vươn tới gần thung lũng A Sầu ở tỉnh Thừa Thiên. Được hỗ trợ bởi nhiều trạm bơm nhỏ, đường ống bằng nhựa đã có thể chuyển dầu diesel, xăng và dầu hỏa qua cùng một ống. Nhờ các nỗ lực của Trung đoàn đường ống 592 Quân đội Nhân dân Việt Nam, đến năm 1970, số đường ống vào Lào đã tăng lên 6.[28]

Năm 1970, Đoàn 559 được nâng lên mang mức quân khu. Chỉ huy thời kỳ này là Đại tá Đồng Sỹ Nguyên - Tư lệnh và Đại tá Vũ Xuân Chiêm - Chính ủy. Năm 1971, Đại tá Đặng Tính được cử làm Chính ủy (Chính ủy Đặng Tính gặp tai nạn và mất trên đường đi công tác năm 1973). Binh đoàn được tổ chức lại thành 5 bộ tư lệnh khu vực ngang cấp sư đoàn là: 470, 471, 472, 473, và 571. Lực lượng binh đoàn bao gồm 4 trung đoàn vận tải, 2 trung đoàn đường ống dẫn dầu, 3 trung đoàn pháo phòng không, 8 trung đoàn công binh, và Sư đoàn 968 Bộ binh. Đến cuối năm, đoàn 559 đã có 27 binh trạm, vận chuyển 40.000 tấn hàng với tỉ lệ mất mát của năm đó là 3.4%.[29]

Cho đến năm 1970, gần 80% lượng hàng được chuyển từ Bắc vào Nam là qua Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển, dỡ tại cảng Sihanoukville ở Campuchia, rồi từ đó đưa vào miền Nam Việt Nam. Sau vụ đảo chính của tướng Lon Nol tại Campuchia năm 1970, và việc đóng cảng Sihanoukville đối với tầu từ miền Bắc Việt Nam, đường Trường Sơn phải làm thêm nhiệm vụ của đường Hồ Chí Minh trên biển. Có lẽ do dự đoán trước khả năng mất đường hậu cần phía Nam nên từ năm 1969, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã bắt đầu nỗ lực hậu cần lớn nhất trong cả cuộc chiến.[30] Năm 1970, họ chiếm các thị xã Lào Attopeu và Saravane ở chân cao nguyên Bolovens, kéo dài hệ thống vận tải trên sông Kong vào Campuchia. Quân đội Nhân dân Việt Nam còn thành lập Đoàn Vận tải 470 để quản lý dòng người và hàng đi tới các chiến trường mới trong lãnh thổ Campuchia.[31] "Con đường Giải Phóng" mới này rẽ sang Tây từ đường Trường Sơn tại Mường May ở Nam Lào, đi song song với sông Kong để vào Campuchia.

Cuối cùng, tuyến đường mới này kéo dài qua Siem Prang tới sông Mekong đoạn ở gần Stung Treng, Campuchia.[32] Trong năm 1971 Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm Paksong và tiến tới Pakse tại trung tâm cao nguyên Bolovens. Năm sau, Quân đội Nhân dân Việt Nam chiếm được Khong Sedone. Họ còn tiếp tục một chiến dịch được bắt đầu từ năm 1968 để dọn sườn phía đông của đường Trường Sơn. Trong năm đó, các cứ điểm của các Lực lượng Đặc biệt của Mỹ tại Khe Sanh và Khâm Đức (cả hai đều do SOG sử dụng làm các căn cứ tiền phương cho các hoạt động biệt kích chống phá đường Trường Sơn) đều bị bỏ hoặc đánh bại.[33] Năm 1970, số phận tương tự đã xảy đến cho một căn cứ khác tại Dak Seang. Hành lang vận chuyển từng rộng chỉ 20 dặm nay đã trải rộng 90 dặm từ Đông sang Tây. Năm 1971, "đường kín" dưới tán rừng bắt đầu được xây đựng. Đến năm 1973, xe tải có thể chạy suốt dọc đường mà không ra khỏi mái ngụy trang, ngoại trừ khi đi qua suối cạn hay vượt suối qua các ngầm (loại cầu được xây ngay dưới mặt nước).[34]


Chiến dịch Commando Hunt và Igloo White
Đến năm 1968, hệ thống hậu cần của miền Bắc đã mở rộng và hiện đại hóa. Ngoài ra, khoảng 43.000 người Việt và Lào đã tham gia điều khiển, nâng cấp, hoặc mở rộng hệ thống đường.[35] Lượng bom ném xuống Trường Sơn đạt đỉnh năm 1969, với khoảng 433.000 tấn ném xuống Lào.[36] Đây là thời điểm kết thúc của chiến dịch Rolling Thunder và mở đầu của chiến dịch Commando Hunt (tháng 11 năm 1968).

Các nỗ lực ném bom liên tục này được chỉ dẫn bởi chiến dịch Igloo White hoạt động tại Nakhon Phanom, Thái Lan. Chiến dịch này gồm ba phần: các thiết bị cảm ứng địa chấn và âm thanh thu thập thông tin tình báo trên đường Trường Sơn (hàng rào điện tử MacNamara), các máy tính tại Trung tâm Giám sát Thâm nhập (Infiltration Surveillance Center - ICS) đặt tại Thái Lan thu thập thông tin và ước tính các đường vận tải và tốc độ xe; các kíp máy bay được ISC chỉ dẫn để đánh phá các mục tiêu.[37] Nỗ lực này còn được hỗ trợ bởi các nhóm biệt kích SOG. Ngoài các nhiệm vụ do thám, đặt máy nghe trộm, và đánh giá thiệt hại do bom, các nhóm này còn tự tay lắp đặt các thiết bị cảm ứng cho chiến dịch Igloo White.

Đến giai đoạn cuối của chiến dịch Commando Hunt (tháng 10 năm 1970 - tháng 4 năm 1972) số phi vụ máy bay bắn phá mỗi ngày là 182 máy bay tiêm kích, 13 máy bay chiến đấu (fixed wing gunship) và 21 B-52.[38]


Sự phát triển của vũ khí phòng không Quân đội Nhân dân Việt Nam 1965-1972Quân đội Nhân dân Việt Nam đáp trả máy bay Mỹ bằng lực lượng pháp phòng không ngày càng mạnh. Năm 1968, lực lượng này chỉ gồm các vũ phí 37-mm và 57-mm do radar điều khiển. Năm sau đã xuất hiện súng 85-mm và 100-mm, đến năm 1972, đường Trường Sơn đã được bảo vệ bởi hơn 1.500 khẩu súng phòng không.[39] Ngày 29 tháng 3 năm 1972, máy bay AC-130 đã bị bắn rơi trong một phi vụ ban đêm bởi tên lửa đất đối không SAM-7 ở gần Tchepone. [40]

Trong các loại vũ khí bắn phá Trường Sơn, máy bay chiến đấu AC-130 Spectre với kính ngắm hồng ngoại và súng 40 mm được phía Viêt Nam Dân chủ Cộng hòa đánh giá là hiệu quả nhất, kiểm soát và hạn chế phần nào hoạt động vận tải về đêm[41], phá hủy 2.432 xe tải trong tổng số 4.000 xe bị bom phá trong mùa khô 1970-71.[42].

Để đối phó với máy bay AC-130, tháng 2 năm 1972, một tuyến "đường kín" dài 800 km hoàn thành và bắt đầu đưa vào sử dụng. Trên tuyến này, xe chạy dưới tán rừng già, chạy hoàn toàn vào ban ngày để tránh bị máy bay phát hiện. Xe chạy theo đội hình trung đoàn liền trên toàn tuyến chứ không chạy theo chặng nên thời gian giảm được từ 10 đến 15 ngày. Ban đêm, các đội xe vẫn tiếp tục chở hàng trên "đường hở", kết hợp với việc nghi binh bởi các xe hỏng chạy thật để bẫy AC-130 cho lực lượng phòng không tấn công. Đến tháng 8 năm 1972, AC-130 đã bị bắn rơi. Tuyến "đường kín" này đã đem lại hai kết quả quan trọng: (1) nỗ lực của Mỹ dùng máy bay AC-130 để đánh phá và chặn xe đã bị vô hiệu hóa; (2) việc vận tải được thực hiện theo cung dài đội hình lớn, đi thắng từ đầu đến cuối tuyến, kết thúc những năm tháng dai dẳng xe phải chạy ban đêm, vận chuyển theo từng cung trạm, vừa chậm vừa kém hiệu quả.


Chiến dịch Lam Sơn 719
Đầu tháng 2 năm 1971, 16.000 (sau là 20.000) quân Viêt Nam Cộng hòa vượt biên giới Lào, tiến theo Đường 9 về phía trung tâm hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Sê-pôn (Tchepone). Chiến dịch Lam Sơn 719, cuộc tấn công được mong chờ đã lâu vào hệ thống đường Trường Sơn và cuộc thử nghiệm của chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ, đã bắt đầu. Quân đội Mỹ (ngoại trừ các đơn vị không quân, pháo binh, trực thăng) theo luật không được tham gia cuộc xâm lược[43]. Đầu tiên, chiến dịch tiến triển tốt, chỉ gặp phải ít kháng cự. Tuy nhiên, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã chuẩn bị cho trận chiến này từ lâu, họ nhanh chóng điều đến một lực lượng cuối cùng lên đến 60.000 quân, đợi khi thời cơ đến phản công cô lập và tiêu diệt từng cánh quân của QLVNCH.[44]


Đường Trường Sơn, 1973-1975Chiến trận nổ ra tại Nam Lào không giống với bất cứ trận chiến nào trước đó trong Chiến tranh Việt Nam, lần đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam có sự hiệp đồng binh chủng: bộ binh tấn công với sự hỗ trợ của xe tăng và pháo hạng nặng đè bẹp các vị trí của Quân lực Việt Nam Cộng hòa tại các cánh và đội hình chính. Hỏa lực phòng không phối hợp đã làm cho sự hỗ trợ và vận tải bằng không quân trở nên khó khăn và thiệt hại lớn, 108 trực thăng bị bắn rơi và 618 chiếc khác bị bắn hỏng.[45] Tuy đổ được quân vào một vài điểm cao phía Đông Tchepone và đưa được quân trinh sát vào trong thị trấn, nhưng đó là một chiến thắng không mấy giá trị, vì Quân lực Việt Nam Cộng hòa sau đó đã phải nhanh chóng rút lui. Quân đội Nhân dân Việt Nam khép chặt gọng kìm và chặn đánh trên suốt quá trình rút lui. Tuy được hỗ trợ bởi hỏa lực mạnh của Mỹ, nhưng Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn chịu thiệt hại nặng nề. Đến ngày 25 tháng 3, chiến sự kết thúc, các đơn vị cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa vượt biên giới với đối phương đuổi sát phía sau. Chiến dịch này được coi là một thất bại đẫm máu của liên quân Mỹ-Việt Nam Cộng hòa, cả với vai trò thử nghiệm của Việt Nam hóa chiến tranh (bên tấn công chịu thương vong là một nửa quân số) và với vai trò phá hệ thống hậu cần của Quân đội Nhân dân Việt Nam (trong gần hai tháng diễn ra chiến dịch và tham gia chiến dịch, chẳng những vận tải không bị tắc, mà khối lượng hàng chuyển giao các chiến trường tăng gấp hai lần, thời gian đưa hàng đến đích cũng nhanh hơn, chỉ bằng nửa thời gian trước đó[46]).


Đường tới chiến thắng (1973-1975)
Sau Hiệp định Paris năm 1973, Mỹ ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam và Lào. Tuyến chi viện chiến lược Trường Sơn được phát triển nhanh chóng, toàn diện, quy mô lớn trên tất cả các mặt. Đường Trường Sơn được nâng cấp tuyến phía Tây. Năm 1974, đường mở thêm tuyến phía Đông.

Năm 1973, hệ thống đường Trường Sơn bao gồm một con đường (rải sỏi và đá vôi) rộng hai làn xe, chạy từ các cửa khẩu ở Bắc Trung Bộ tới dãy Chu Pông ở miền Nam. Năm sau, đã có 4 làn hoàn chỉnh từ Tây Nguyên đến tận tỉnh Tây Ninh ở phía tây bắc Sài Gòn. Đường ống dẫn dầu duy nhất đã từng kết thúc tại thung lũng A Sầu nay bao gồm 4 đường (đường lớn nhất có đường kính 200 mm) kéo về phía Nam tới tận Lộc Ninh[47]

Tháng 7 năm 1973 Binh đoàn Trường Sơn được tổ chức lại, nâng lên cấp cao hơn, các bộ phận cấp trung đoàn được chuyển lên cấp sư đoàn, và các binh trạm được nâng lên cấp trung đoàn. Bộ Tư lệnh Trường Sơn có tám sư đoàn (gồm hai sư đoàn ô tô vận tải: 571, 471; bốn sư đoàn công binh: 470, 472, 473, 565; Sư đoàn phòng không 377, Sư đoàn bộ binh 968) và một số trung đoàn trực thuộc (gồm: 6 trung đoàn cao xạ, 1 trung đoàn bộ binh, 4 trung đoàn đường ống xăng dầu, 2 trung đoàn cầu, 2 trung đoàn thông tin, 1 trung đoàn vận tải đường sông, 1 trung đoàn giao liên cơ giới, 1 trung đoàn kho, 1 trung đoàn huấn luyện, an dưỡng). Lực lượng thanh niên xung phong trên tuyến gồm 4 đoàn - tương đương trung đoàn, với gần 10 nghìn nam nữ thanh niên. Chỉ huy thời kỳ này là Đại tá Đồng Sĩ Nguyên - Tư lệnh và Đại tá Hoàng Thế Thiện - Chính ủy. Năm 1974, Đại tá Đồng Sĩ Nguyên được thăng vượt cấp lên Trung tướng, Đại tá Hoàng Thế Thiện được thăng cấp Thiếu tướng. Đầu năm 1975, Đại tá Lê Xy được cử làm Chính ủy.

Quân bổ sung cho các chiến trường đều được hành quân bằng cơ giới, chấm dứt hành quân bộ. Trong mùa khô 1973-1974, mỗi tháng chuyển được trên 30.000 đến 50.000 quân qua tuyến. Trước đây, bộ đội hành quân bộ từ miền Bắc vào chiến trường B2 mất hơn ba tháng, nay chỉ mất hơn chục ngày. Đây là một bước tiến nhảy vọt về chất trong tổ chức hành quân. Đối với hàng, đội hình vận chuyển chủ yếu là trung đoàn, chạy hoàn toàn ban ngày, đi thẳng từ nơi nhận hàng tới nơi giao hàng.

Đến mùa hè năm 1974, đường đông và tây Trường Sơn đã hình thành một hệ thống liên hoàn, vững chắc, là cơ sở hạ tầng bảo đảm chi viện liên tục vật chất, cơ động lực lượng, binh khí kỹ thuật, bảo đảm cho đòn tiến công chiến lược khi thời cơ đến. Đồng thời, tuyến hành lang đông - tây Trường Sơn đã hình thành một căn cứ hậu cần chiến lược, chiến dịch. rộng trên 130 nghìn cây số vuông, nối liền hậu phương lớn miền Bắc với các chiến trường nam Đông Dương, là chỗ dựa vững chắc cho các chiến trường. Đây là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi nhiệm vụ chi viện của hậu phương chiến lược miền Bắc cho các chiến trường tại miền Nam, Lào và Campuchia.


Tổng kết
Tính đến ngày Việt Nam thống nhất, đường Trường Sơn đã tồn tại gần 6000 ngày đêm. Các lực lượng công binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến Trường Sơn gồm khoảng 120.000 người đã làm nên mạng đường liên hoàn, vững chắc với 5 hệ thống đường trục dọc, 21 đường trục ngang, nối Đông với Tây Trường Sơn, vươn tới các chiến trường, với tổng chiều dài gần 2 vạn km đường ô tô, 1.400 km đường ống dẫn xǎng dầu, 3.140 km "đường kín" cho xe chạy ban ngày và hàng ngàn cầu, cống, ngầm.

Trong các chiến dịch đánh phá từ năm 1965 đến năm 1972, Mỹ đã huy động khoảng 733.000 chuyến máy bay, đánh phá khoảng 152.000 trận; ném xuống các tuyến đường Trường Sơn gần 4 triệu tấn bom đạn. Hơn 20.000 bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân giao thông đã hy sinh; hơn ba vạn người bị thương, khoảng 14.500 xe - máy các loại, hơn 700 khẩu súng pháo bị hư hỏng; hơn 90.000 tấn hàng hoá bị đánh cháy...

Trong 16 năm, hệ thống hậu cần đường Trường Sơn đã chuyển được hơn một triệu tấn hàng, vũ khí vào cho các chiến trường, bảo đảm chỉ huy hành quân cho hơn hai triệu lượt người vào chiến trường hoặc từ chiến trường ra Bắc; vận chuyển cơ động 10 lượt sư đoàn, 3 quân đoàn, hộ tống 90 đơn vị binh chủng kỹ thuật vào chiến trường.


Hành quân trên đường Trường Sơn
Bộ đội hành quân trên đường Trường Sơn phải vượt qua chặng đường dài trên 1.500 km.

Thời gian đầu hoàn toàn hành quân bộ, mỗi ngày đi một đoạn đường từ trạm giao liên này tới trạm giao liên tiếp theo. Bộ đội hành quân bộ vào chiến trường B2 mất hơn ba tháng, nếu vào chiến trường Nam Bộ, đến Bù Gia Mập - điểm cuối cùng của con đường mòn thì hết khoảng 5 tháng.

Để chuẩn bị cho chặng đường dài gian khổ, bộ đội rèn luyện hành quân kèm mang đá, vác cây trên vùng đồi núi Kim Bôi - Hạ Bì, tỉnh Hòa Bình, rồi hành quân bộ trên quãng đường trên nửa ngàn cây số từ Hòa Bình vào Quảng Bình - cửa ngõ phía Bắc của đường Trường Sơn.

Năm 1965, mỗi người phải mang 30 kg quân trang, lương khô, súng đạn, thuốc quân y, đường, gạo, muối... Do hàng được chuyển bằng cơ giới ngày càng nhiều, lượng lương thực trữ tại các trạm giao liên ngày càng nhiều, nên khối lượng phải mang vác cũng giảm dần. Năm 1966 giảm xuống còn 25 kg, sau năm 1967 còn 20 kg.

Về chế độ ăn, ngoài gạo lĩnh tại các trạm giao liên, mỗi người lính được cấp một ống cóng ruốc thịt, trong đó pha trộn thuốc chống sốt rét, tê phù... một kilôgam muối để dùng cho toàn bộ chặng đường. Đồ ăn cho mỗi ngày gồm có một nắm cơm khi hành quân ban ngày và một bữa cơm khi dừng chân ban đêm. Với chế độ ăn này và cuộc hành quân vất vả mỗi ngày, bộ đội thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Do thế, khi gặp dân trên đường, bộ đội thường đem quân trang, tư trang đi đổi lấy rau, quả, lợn, gà...

Vào những năm mà mật độ bom đạn trút xuống đường Trường Sơn chưa phải là ác liệt. Những đoàn quân qua đây phần lớn thương vong không phải vì bom đạn địch mà vì sốt rét, phù tim, phù phổi, tả lỵ, trụy tim mạch, suy kiệt thể lực, do thiếu đói, đường sá gian truân.[48] Trong đó, sốt rét rừng là nhân tố tiêu hao sinh lực mạnh nhất. Mặc dù bộ đội được trang bị thuốc cá nhân, mỗi đơn vị có y tá mang thùng thuốc dự trữ đi theo, đồng thời thực hiện chế độ uống thuốc phòng bệnh, nhưng sốt rét vẫn là căn bệnh "chính thống” Trường Sơn không miễn trừ bất cứ ai. Nhiều người tử vong vì sốt rét lâu ngày chuyển sang ác tính. Những người vượt qua được thì da dẻ xanh tái do thiếu máu, sức khỏe suy giảm.

Trên đường trèo đèo lội suối, chiếc gậy Trường Sơn là công cụ hỗ trợ đắc lực: giúp bước chân thêm vững, đường trơn đỡ ngã, và làm giá chống ba lô khi đứng nghỉ. Những chiếc gậy tre xuất xứ từ làng Hòa Xá (Hà Tây) này đã đi vào bài hát Chiếc gậy Trường Sơn của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Đôi dép cao su (còn gọi là "đôi dép Bác Hồ") cũng là một hành trang rất phù hợp với đường rừng bùn lầy ẩm ướt do mưa nhiều, vì chân đi trong giày ủng lâu ngày sẽ bị úng nước và lở loét - một vấn đề mà lính Mỹ thường xuyên gặp phải khi đánh trận hay đóng quân ở vùng rừng.

Việc hành quân bằng cơ giới được bắt đầu từ năm 1968, tuy chỉ mới ở số lượng không nhiều. Trong tháng 1, có gần 6.000 quân được tổ chức hành quân bằng cơ giới. Trong tháng 4, hai tiểu đoàn pháo lớn, xe tăng, gần 124.000 quân được bảo đảm hành quân vào chiến trường. Tuy nhiên, do nguy cơ thương vong lớn (mỗi xe tải bị máy bay đánh cháy có thể làm thiệt mạng toàn bộ đơn vị trên xe), nên hình thức chuyển quân này chỉ được sử dụng hạn chế.

Năm 1973, kể từ sau khi có Hiệp định Paris, quân bổ sung cho các chiến trường đều được hành quân bằng cơ giới, chấm dứt hành quân bộ. Thời gian hành quân nay chỉ mất hơn chục ngày. Đây là một bước tiến nhảy vọt về chất trong tổ chức hành quân. Năm 1974, toàn bộ việc giao liên, hành quân, chuyển thương đều chuyển sang phương tiện cơ giới, mỗi tháng chuyển được trên 30.000 đến 50.000 quân qua tuyến.


Đường Trường Sơn trong văn hóa đại chúng
Trong những năm chiến tranh và cả trong thời kỳ hậu chiến, đường Trường Sơn đã là chủ đề cho rất nhiều tác phẩm âm nhạc và văn học. Nhiều nhà thơ, nhà văn cũng đã là những người lính Trường Sơn.


Văn học
Một số bài thơ:

"Lá đỏ" của Nguyễn Đình Thi:
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
"Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây" của Phạm Tiến Duật:
Đông sang Tây không phải đường thư
Đường chuyển đạn và đường chuyển gạo
Đông Trường Sơn, cô gái "ba sẵn sàng" xanh áo
Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh
"Tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Âm nhạc
Một số bài hát về Trường Sơn:

"Bước chân trên dải Trường Sơn", 1967, nhạc Vũ Trọng Hối, lời thơ Đăng Thục
Ta vượt trên triền núi cao Trường Sơn. Đá mòn mà đôi gót không mòn... Máu thấm đường ta đi lẫn mồ hôi rơi tình quê tha thiết. Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
"Bài ca Trường Sơn", 1966, nhạc Trần Chung, lời thơ Gia Dũng.
...đêm nay ta đi Trường Sơn lộng gió. Trời vắng trăng sao nhưng tim ta rực lửa. Đi ta đi tung cánh đại bàng...
"Chiếc gậy Trường Sơn", 1967, nhạc và lời Phạm Tuyên
Trường sơn ơi, nơi núi mờ xa mà ta chưa qua, có suối reo, có gió ngàn cây, có dốc cao vực sâu mất lối, mây trắng quyện dưới chân bước bồi hồi, có nắng lửa đốt thiêu vách núi...
"Đường Trường Sơn xe anh qua", 1971, nhạc Văn Dung
Đường em ghi chiến công lẫy lừng, tràn niềm tin trong muôn gian lao Đường Trường Sơn xe anh thẳng tới..
"Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây", 1971, nhạc Hoàng Hiệp, lời thơ Phạm Tiến Duật
...từ nơi em đưa sang bên nơi anh những binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến, như tình yêu nối lời vô tận. Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn...
"Lá đỏ", nhạc Hoàng Hiệp, lời thơ Nguyễn Đình Thi
Gặp em trên cao lộng gió. Rừng Trường Sơn ào ào lá đỏ. Em đứng đứng ở bên đường, như quê hương vai áo bạc quàng súng trường. Đoàn quân vẫn đi vội vã. Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa...
"Đêm Trường Sơn nhớ Bác", 1974, nhạc Trần Chung, lời thơ Nguyễn Trung Thu
Ơi, đêm Trường Sơn, nghe tiếng suối trong như tiếng hát xa, mà ngỡ như từ Pác Bó suối về đây ngân nga...

Phim ảnh
Phim Sinh mệnh, đạo diễn Đào Duy Phúc, 2005...
NÓI KHÔNG PHẢI TỰ HÀO CHỨ ĐƯỜNG TRƯƠNG SƠN ĐI QUA QUÊ NHÓC>MẤY NGÀY HẠN HÁN BĂNG ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN ĐI GÁNH NƯỚC VỀ NHÀ HOÀI.HEHHE
[crazy]

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Bảy T11 24, 2007 3:42 pm
Viết bởi nhoccon_tyhon_lonton
Khâm Đức (Ophiolit Tiền Cambri, Precambrian  Ophiolites)

1. Lê Duy Bách, 1985.

2. Trung Trung Bộ (III.1); nằm ở vùng giáp giới của các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và Quảng Ngãi, kề giáp phía bắc địa khối Kon Tum; x = 15o10’ - 15o50’, y = 107o50’-108o50’.

Middle Trung Bộ (III.1); occupying the bordering area between the Quang Nam, Kon Tum and Quảng Ngải Provinces, adjoining the Kon Tum geoblock in the north.

3. Thành phần mặt cắt bao gồm các đá siêu mafic bị serpentinit hoá, metamafic tổ hợp chặt chẽ với paramphibolit, cumingtonit, gneis và đá hoa. Theo đứt gãy các thành tạo trên trườn chờm lên rìa của địa khối Tiền Cambri Kon Tum, và bị phủ bởi các thành tạo kiểu molas tuổi Riphei muộn - Cambri (hệ tầng Pô Cô) và bị granitoiđ phức hệ Chu Lai (530 triệu năm) xuyên cắt.

Its section is composed of serpentinized hyperbasic and metabasic rocks in combination with the paramphibolite, cummingtonite, gneisses and marble. This rocks association lies in overthrust on the northern margin of the Precambrian Kon Tum geoblock along fault zones, and is covered by Late Riphean - Cambrian molassoid (Pô Cô) formations and all these rocks are penetrated by Chu Lai granites (530 Ma).

4. Ophiolit Khâm Đức là di chỉ của vỏ đại dương được tạo thành vào Riphei sớm-giữa của biển rìa cùng tên. Chúng được lưu giữ trong các cấu trúc cung đảo hình thành vào giai đoạn hút chìm ở cuối Riphei giữa, và trở thành thể ngoại lai bằng cơ chế chồi chờm (obduction) vào đầu Riphei muộn. Ophiolit Khâm Đức được đối sánh tương tự với các tổ hợp ophiolit Yanbian và Szupao ở rìa phía tây và phía nam tương ứng của craton  Dương Tử.

The Khâm Đức ophiolite represents the relics of oceanic crust of a marginal sea bearing the same name, formed in Early-Middle Riphean. It is preserved in the island arc structures formed by subduction at the end of Middle Riphean. The successive tectonic activities make all this association an allochthon on the margin of the Kon Tum geoblock at the beginning of Late Riphean. The Khâm Đức ophiolite could be equivalently correlated with the Yanbian and Szupao ophiolites in western and southern margins of the Yangtze craton.

5. Trong văn liệu địa chất Việt Nam tên Khâm Đức còn được dùng cho Khối kiến tạo Khâm Đức (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1985), Đới kiến tạo Khâm Đức (Lê Duy Bách, 1989), hay Cung núi lửa - pluton ensialic (Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị, 1992).

In Vietnamese geological literature the name Khâm Đức has been also used for some units, such as: Khâm Đức tectonic block (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1985), Khâm Đức tectonic zone (Lê Dzuy Bách, 1989) and Khâm Đức ensialic volcano-plutonic arc (Nguyễn Xuân Tùng, Trần Văn Trị, 1992).

6. Lê Duy Bách.

7. 7/ 1999.

· Khâm Đức (Khối kiến tạo, Tectonic Block)

1. Trần Đức Lương và Nguyễn Xuân Bao, 1985

2. Trung Trung Bộ (III.1); vùng giáp giới giữa các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Kon Tum

   Middle Trung Bộ (III.1); the border area between Quảng Nam, Quảng Ngãi and Kon Tum provinces.

5. Đồng nghĩa của Ophiolit Tiền Cambri Khâm Đức

   Synonym of Khâm Đức Precambrian Ophiolites.

6. Lê Duy Bách.

7. 9/1999.

· Kinh tuyến 109 -- Meridian 109 (Đứt gãy, Fault)

1. Ngô Thường San và nnk, 1985.

2. Chạy theo phương kinh tuyến dọc phía đông bờ biển Việt Nam từ nam đảo Hải Nam đến eo biển Sunda

   Running by the meridional direction along the east of Vietnamese coast from the south of Hainan Island to the Sunda Strait.

5. Đồng nghĩa của Đới đứt gãy - đường khâu xuyên khu vực Hải Nam - Eo biển Sunda

   Synonym of Hainan - Sunda Strait Transregional Suture-Fault Zone.

6. Lê Duy Bách.

7. 9/1999.  

· Kon Tum (Địa khối có vỏ lục địa Riphei sớm, Geoblock with the Lower Riphean Continental Crust)

1. Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng, 1982.

2. Trung Trung Bộ (III.1); nằm ở địa phận vùng cao nguyên Tây Nguyên và các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên; x = 13o - 15o10’, y = 108o50’ - 109o.

Middle Trung Bộ (III.1); Central Việt Nam, occupying the territory of Tây Nguyên plateau and Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên Provinces.

3. Móng uốn nếp bao gồm các thành tạo đá biến chất tướng granulit và các thành tạo xâm nhập tuổi Arkei và đá tướng amphibolit tuổi Paleo-Mesoproterozoi. Phức hệ sinh núi là các thành tạo molas Neoproterozoi - Cambri và các granitoiđ giàu nhôm trội kali kiểu Chu Lai. Các phức hệ phát triển tiếp theo sau cố kết gồm các trầm tích, trầm tích - phun trào, phun trào và xâm nhập được hình thành trong các kiến sinh Caleđon, Hercyn, Inđosini và Alpi.

The folded basement consists of metamorphic rocks of granulite facies, Achean magmatic complexes and Paleo-Mesoproterozoic amphibolites. The orogenic complex consists of the Neoproterozoic-Cambrian molassic formations and rich in Al and K granites of Chu Lai type. The post consolidated complex is represented by Caledonian, Hercynian, Indosinian and Alpian sedimentary, volcano-sedimentary and intrusive magmatic formations.

4. Địa khối có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài bắt đầu từ Arkei trên vỏ đại dương nguyên thuỷ, nhân lục địa cổ vào cuối Arkei, đai động đầu Neogei vào Paleo-Mesoproterozoi và địa khối có vỏ lục địa trưởng thành vào đầu Riphei. Từ cuối Riphei đến Đevon địa khối bị lôi cuốn vào hoạt động của miền địa máng Đông Dương như một tiểu lục địa. Từ Paleozoi muộn đến nay phát triển theo chế độ nội mảng.

The development history of the geoblock is long and complicated since Archean from the primitive oceanic crust, becoming the oldest continental core at the end of Archean, then involved in the Neogei mobile belt in Paleo-Mesoproterozoic and consolidated as a matured continental geoblock at the beginning of Riphean. From the end of Riphean to Devonian the geoblock was again involved in the active movements of Indochinese Geosyncline as a microcontinent. The intraplate regime of its development controlled the block since Late Paleozoic up to present time.

5. Bản chất kiến tạo của địa khối chỉ được xác định chính xác sau khi thành lập bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1/ 500.000 (1988). Trước đây địa khối được quan niệm là Khối kết tinh cổ (chủ yếu tuổi Arkei) (Hoffet, 1933; Saurin, 1935; Fromaget, 1937, 1941), hay cấu trúc khối cổ (Khối nhô: Postelnikov, 1961; Địa khối: Kitovani, 1964; Kuđriavtsev và nnk, 1969). Tên Kon Tum còn được dùng để phân chia các hình thái kiến trúc (Mesobloc: Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1985; khối nâng: Đovjikov, Mareichev, 1967) Ngô Thường San và nnk (1985) xem là tổ phần của Mảng Kon Tum - Borneo. Khái niệm phổ biến rộng rãi nhất thường ghép phân vị này vào Địa khối Tiền Cambri Inđosinia.

The tectonic nature of the block was just correctly determined only after the compilation of Geological Map of Việt Nam on 1/500.000 scale (1988). Before that the block was used to be  considered as the Old crystalline block (mainly of Archean age: Hoffet, 1933; Saurin, 1935; Fromaget, 1937, 1941); or the Old block structure (Uplifted block: Postelnikov, 1961; Geoblock: Kitovani, 1964; and Kudriavtsev et al, 1969). The name of Kon Tum was also used for dividing the structural morphology such as Mesoblock (Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, 1985); Uplift block (Dovzhikov, Mareitchev, 1937). Ngô Thường San et al, 1985 considered it as a portion of the Kon Tum - Borneo Plate. The most widespread notions tend to attach this unit to the Precambrian Indosinian geoblock.

6. Lê Duy Bách, Ngô Gia Thắng.

7. 7/1999.

· Kon Tum (Khối kết tinh cổ, Old Crystalline Block)

1. Hoffet J., 1933.

2. Trung Trung Bộ; (III.1); Tây Nguyên và các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên

   Middle Trung Bộ (III.1); Tây Nguyên Plateau and Quảng Ngải, Bình Định and Phú Yên provinces.

5. Đồng nghĩa của Địa khối có vỏ lục địa Riphei sớm Kon Tum

   Synonym of Kon Tum Geoblock with the Lower Riphean Continental Crust.

6. Lê Duy Bách.

7. 10/1999.


Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Bảy T11 24, 2007 4:09 pm
Viết bởi nhoccon_tyhon_lonton
Nhóc sinh ra ở QUẾ SƠN.nơi mà nhóc đã bảo là quê hương nghèo khổ của những con người cần mẫn,của vùng đất đầy đá và sỏi ý.[cool]Với SUỐI TIÊNNhưng nhóc sống dai dẳng nhất là KHÂM ĐỨC.đô thị phía tây QUẢNG NAM.miền núi nơi có đường mòn HỒ CHÍ MINH đi ngang ạh.hhheee kể ra nhóc cũng thuộc dạng là người đầu tiên ở đó vì khi nhóc lên KHÂM ĐỨC đang là khu khai hoang mà lị. huchuc.
Khâm đức là nơi mà cả người kinh và người dân tộc cùng học và chơi với nhau.vui đáo để.
và là nơi nổi tiếng với những bãi vàng lớn.nhưng hiện giờ đang dần bị can kiệt đi.tài nguyên kh chỉ mà cả rừng cũng bị ảnh hưởng nhiều do những con người từ mọi miền đất nước đến khai thác.từ bắc đến nam.kéo theo bao nhiêu tai nạn,tệ nạn xã hội.nhưng những con người anh dũng (nơi nhóc sống đấy đã kiên quyét bài trừ tệ nạn nên KHÂM ĐỨC đang dần tốt hơn dù sẽ mất nhiều thời gian[cry])
Đây là tin bạn nhóc gửi đấy:
Hai phe đãi vàng gồm người của hai tỉnh Thái Nguyên và Thái Bình vào Phước Sơn - Quảng Nam tranh giành bãi đào vàng. Mỗi phe có từ 200 đến 300 người trang bị hung khí xáp lá cà vào nhau, gây nên một trận chiến chí tử. Rồi băng “Cường con” ném anh Đồng (người Thanh Hóa) xuống hầm sâu 50m, sau đó lấy xác giấu vào ngách hầm. Bọn này hung dữ nhưng rất sợ ma nên ngày ngày lại bày hương, đèn, đốt vàng mã để xin vong hồn nạn nhân đừng quấy phá chuyện làm ăn của chúng. Từ đó, lực lượng Công an mới phát hiện ra vụ án...”. Đây là những thông tin do Công an huyện Phước Sơn cung cấp cho chúng tôi vào sáng 26-5-2007, phản ánh về những cuộc thanh toán ghê rợn trong vùng rừng núi giữa những người đào vàng...
Kỳ 2: MÁU ĐỔ TRÊN ĐƯỜNG TÌM VÀNG
Cuộc “đại chiến” sớm nhất giữa các băng nhóm tìm vàng xảy ra vào cuối năm 1997 tại bãi vàng Trà Pui - Trà My. Vào thời điểm đó khu vực này chia làm 4 bãi: Nước Nác - Sườn Núi - Đỉnh Núi và 65, với khoảng 50 đến 60 nhóm khai thác vàng trái phép (mỗi nhóm có từ 10 đến vài chục “quân”, “tướng”). Nhóm giang hồ từ các tỉnh phía Bắc vào do Đỗ Duy Lệ (SN 1972) và Lưu Văn Thanh (SN 1970) cầm đầu, muốn thôn tính cả 4 bãi vàng này. Thay vì phải đầu tư phương tiện, máy móc và đào bới rất cực khổ, băng của Lệ chỉ thích hốt vàng bằng... mã tấu. Chúng đã dùng bạo lực để cướp vàng của các băng nhóm khác, cướp sòng bạc trong bãi vàng và bắt cóc để “tống tiền” (mỗi mạng người chúng đòi chuộc 10 lượng vàng). Mỗi khi muốn cướp hầm vàng nào, Lệ cho đàn em đến đó đóng một cây thập tự gỗ lên. Vì thế, băng cướp này còn được gọi là băng “thập tự”. Lệ suốt ngày ăn chơi, cờ bạc, mỗi khi ra khỏi lán trại đều mang theo 10 tên dữ dằn, trốn truy nã, xăm mình vằn vện, cầm theo mã tấu làm vệ sĩ.
Không thể chịu nổi sự “cai trị” tàn ác của băng nhóm Lệ, Thanh, các nhóm đãi vàng người miền Trung đã hợp sức chống lại. Khoảng 100 người do Ngô Thu Sương, Lê Xuân Thu chỉ huy đã dùng mìn tự tạo ném vào lán trại của đối thủ. Sau những tiếng nổ rung chuyển núi rừng là cuộc reo hò tập kích của cả trăm người cầm mã tấu, gậy gộc xông vào sào huyệt của băng “thập tự”. Đỗ Duy Lệ đang ngủ cùng một “cung nữ”, có vệ sĩ bao quanh đã bị khống chế, bắt trói. Lệ và các đàn em đã bị trả thù rất tàn nhẫn và đều phải nhập viện cấp cứu với vô số thương tích. Các đối tượng cầm đầu vụ “đảo chính” này như: Lê Xuân Thu, Trần Phong Trắc, Phạm Văn Lợi và cả “bị hại” là Đỗ Duy Lệ sau đó phải đi tù từ 12 - 16 năm. Các đàn em của hai bên đều nhận mức án từ 1 - 9 năm tù.

Dưới đáy một hầm đãi vàng lớn
Tại bãi vàng “Trái Bí” thuộc xã Ba, huyện Hiện - Quảng Nam cũng xảy ra những chuyện tương tự. Băng đãi vàng 9 người do Nguyễn Thành Lễ cầm đầu đã gây ra tội ác kinh hoàng. Do tranh chấp hầm vàng, Lễ đã đổ xăng xuống hầm đối thủ để đốt thiêu 3 người. Rất may các nạn nhân đã kịp bò vào hầm ếch thông với hầm bên cạnh nên dù bị bỏng rất nặng nhưng vẫn thoát chết. Lễ bị phạt 16 năm tù, Nguyễn Thành Nghĩa - em ruột Lễ là kẻ đồng phạm phải chịu mức án 12 năm tù về tội giết người. Đầu năm 2005, tại bãi vàng Nước Vin - Trà Giác - Bắc Trà My, xuất hiện một băng cướp mới. “Hung thần” cầm đầu băng này là Chung Văn Được (SN 1973, trú Tiên Phước - Quảng Nam). Được có tiền án về tội trộm cắp, giết người. Sau khi ra tù y gom thêm 20 tên côn đồ, nghiện ma túy thành lập băng cướp “vải đen”. Mỗi khi gây án, các tên cướp đều dùng mảnh vải đen bịt mặt hoặc đội mũ trùm đầu màu đen. Điều đó giúp chúng không bị lộ diện, dễ nhận ra nhau trong lúc hỗn chiến và theo tự thú của chúng sau này là: “Muốn bắt chước các cảm tử quân Thần Phong của Nhật Bản trong thế chiến thứ hai - tự để tang cho chính mình trước giờ ra trận”. Đây là băng tội phạm rất tàn ác, chúng đã gây ra rất nhiều vụ cướp mồ hôi, nước mắt của những người đãi vàng. Như vụ xảy ra lúc 2 giờ sáng 25-12-2004, chúng xông vào lán trại của anh Nguyễn Văn Thuận, đánh đập rồi dùng hung khí khống chế, bắt 10 người cả chủ lẫn thợ trói gô lại và cướp hết số vàng họ làm cật lực suốt cả tháng trời, trị giá hơn 40 triệu đồng. Tiếp đó, chúng sang bãi vàng Phước Thành - Phước Sơn bắt trói 8 người nhét vào hầm vàng. Từ bên trên, chúng “giải trí” bằng cách lấy đá ném vào các nạn nhân bên dưới. Chúng cướp hết các máy thủy ngân đang ở giai đoạn lọc ra vàng thô của họ. Vụ này chúng “thu nhập” được 15 triệu đồng dùng cho việc ăn chơi, sử dụng ma túy. Công an tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với CA huyện Tiên Phước - Phước Sơn - Bắc Trà My lập chuyên án đấu tranh với băng cướp này. Sau 6 tháng ròng rã chịu đựng biết bao gian khổ, nhọc nhằn trong vùng rừng núi hiểm trở, ban chuyên án đã lần lượt tóm gọn 15 tên, kể cả đối tượng cầm đầu của băng “vải đen”. Ngoài các băng cướp trên, vùng đãi vàng còn xuất hiện vô số những nhóm sơn tặc nhỏ lẻ, rất manh động, tàn ác. Đêm 13-9-2005, một băng sơn tặc gồm các tên: Phạm Văn Tâm, Lý Bình, Nguyễn Văn Kỳ... kéo nhau đến thôn 10 - Phước Hiệp - Phước Sơn gây án. Sau khi cướp tài sản của gia đình anh Trần Ngọc Quý (SN 1978) bằng dao và mã tấu, trước khi rút chạy chúng đã phóng hỏa đốt luôn căn nhà của họ. Băng sơn tặc khác gồm 4 tên từ Thái Nguyên vào, do Nguyễn Đăng Tuấn (SN 1979) cầm đầu, đã đột nhập vào lán đãi vàng của ông Hồ Văn Hồng - ở suối 45 - Phước Sơn. Sau khi đặt trái mìn tự tạo vào giữa trại, chúng ngang ngược đòi tịch thu hết tài sản và số quặng vàng nhóm ông Hồng vừa khai thác được. Nếu không chấp thuận, chúng sẽ cho nổ mìn. Chỉ 24 giờ sau đó, CA huyện Phước Sơn đã bắt giữ các tên chủ chốt trong băng cướp này. Ngoài các băng cướp, đôi khi các chủ hầm, chủ bãi vàng cũng bộc lộ bản chất thảo khấu của mình. Huỳnh Phước (SN 1960) từ Khánh Hòa lên mở bãi vàng tại Phước Hiệp - Phước Sơn. Phước bị mất một số thiết bị như: cối đập đá, bánh đà máy nổ, 50 lít dầu Diesel... nên nghi ngờ kẻ trộm là người nội bộ. Phước vờ gọi 11 thợ đãi vàng lên quán bán tạp hóa của vợ chồng y trong bãi vàng (khu vực ngã ba bãi Tranh - thôn 8) để “lãnh lương”. Khi họ vừa đến, Phước lệnh cho băng giang hồ mà Phước thuê, bắt trói hết 11 người lại, giam giữ họ suốt hai ngày một đêm. Phước và bọn đầu gấu thay nhau đánh đập, tra khảo họ rất dã man. Chúng dùng cây gắp đá kẹp vào cổ từng người, dùng nhựa đốt cháy nhiểu lên thân thể các nạn nhân khiến họ quằn quại, kêu khóc thảm thiết. Vừa nhận được tin báo của quần chúng về vụ việc này, CA huyện Phước Sơn lập tức điều động lực lượng vào tận hiện trường để giải thoát cho 11 nạn nhân. Ngay sau đó, Huỳnh Phước đã bị bắt khẩn cấp để phục vụ công tác điều tra...

Nhiều quán tạp hóa trong vùng vàng như thế này đã trở thành mục tiêu của bọn cướp
Ngoài các băng cướp, vùng vàng còn xuất hiện nhan nhản các tay buôn lậu ma túy và chất độc Cyanur (một loại hóa chất cần thiết để phân kim, lọc vàng). Gần đây nhất, CA huyện Phước Sơn đã bắt một đối tượng nghi vận chuyển ma túy vào vùng vàng. Đối tượng dùng đủ mọi lý do để chối tội. Song, trong lúc câu lưu y vì một tội danh khác tại CA huyện thì xảy ra chuyện lạ. Nhóm đối tượng ở chung phòng với y đều là con nghiện và khi vào trại giam do bị thiếu thuốc nên thường xuyên bị hành. Nhưng sáng hôm đó, tất cả lại tỏ ra tươi tỉnh, phấn chấn lạ thường. Với kinh nghiệm của mình, các điều tra viên đã tìm kiếm và phát hiện một ít heroin được giấu trong cây treo quần áo trong phòng giam. Công việc tiếp theo rất vất vả, phải đào bới đường cống dẫn chất thải từ trong phòng ra bên ngoài. Từ đó đã phát hiện một bao cao su chứa heroin trôi nổi trong đường cống. Đối tượng đã nuốt bao cao su chứa ma túy vào bụng rồi di hành vào vùng vàng để tránh bị phát hiện trên đường đi. Khi đến nơi thuận tiện, hắn mới dùng “nội công” đẩy gói hàng ra để mang đi phân phối lẻ (đây cũng là thủ đoạn một Việt kiều vừa dùng chuyển ma túy qua đường hàng không và đã bị phát hiện do bọc bể, ngộ độc ma túy). Hắn đã đãi cả bọn cùng phòng giam một “bữa tiệc” heroin nên cả bọn mới tỏ ra phấn chấn như thế...
Chúng tôi đã bỏ công ngồi đọc hàng trăm trang báo cáo ghi nhận vụ việc phạm pháp hình sự ở CA huyện Phước Sơn, án ma túy luôn chiếm một tỷ lệ lớn. Ngoài việc nuốt bao cao su chứa ma túy vào bụng, một số đối tượng nữ vận chuyển ma túy từ Nghệ An vào vùng vàng Quảng Nam còn tận dụng luôn “của trời cho” để làm nơi cất giấu. Các đối tượng này lần lượt được mời đến phòng siêu âm của bệnh viện huyện để xác định “tọa độ” giấu hàng. Sau đó, cán bộ nữ CA và các y bác sĩ sẽ giúp họ lấy hàng ra mà không để lại tổn thương cho chuyện sinh nở sau này.
Không chỉ làm khổ các đơn vị CA tỉnh Quảng Nam, loại tội phạm buôn bán chất Cyanur và ma túy còn hành lực lượng CA ở các vùng giáp ranh thuộc tỉnh bạn. Huyện DăkGLei - Kon Tum đã trở thành điểm nóng trung chuyển các loại hàng quốc cấm vào vùng vàng Phước Sơn. Từ 10 năm nay (1997 - 2007), đã có vô số những đoàn “cửu vạn” cõng hàng thuê từ DăkGLei về Phước Sơn, trong những gùi hàng đó có không ít chất nổ, chất độc, vũ khí... được tuồn vào vùng vàng. Những đoàn “cửu vạn” đã tạo ra cả hệ thống đường mòn chằng chịt trong rừng sâu. CA huyện DăkGLei đã tổ chức hàng chục đợt truy quét; khởi tố nhiều đối tượng buôn bán, vận chuyển hàng ngàn kylogram thuốc nổ, thuốc độc và hàng trăm gram heroin. Lớn nhất là vụ bắt giữ hai đối tượng vận chuyển gần 1 tấn Cyanur vào cuối tháng 12-2006. Ngày 29-5-2007, CA huyện DăkGLei cũng đã kết thúc điều tra vụ Vũ Trọng Độ (SN 1964, ngụ Thanh Hóa) cùng các đối tượng Phạm Minh Hùng SN 1972), Nguyễn Ngọc Ninh (SN 1986, cùng ngụ Phú Ninh - Quảng Nam) buôn bán chất độc. Chúng đã dùng 4 xe thồ Minsk chuyển hơn 2 tạ Cyanur từ Kon Tum vào vùng vàng Phước Sơn và đã bị bắt cùng tang vật...
nghe thật sợ đúng không.nhưng ở đâu chẳng có.có điều ta dám nhìn nhận nó không thôi.theo như nhóc được biết thì NƯỚC TRẺO.RỪNG KHÂM ĐỨC đang được đầu tư phát triển thành khu du lịch.buồn vì nơi mình ở như thế nhưng nhóc vẫn iu vì đó là nơi nhóc lớn lên.và nhóc tin chắc,những con người ở đó sẽ phấn đấu ,chiến đấu đến cùng cho một KHÂM ĐỨC MỚI.ai về VIỆT NAM nhớ ghé mà xem....