Bạn đang xem trang 58 / 61 trang

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Chủ nhật T4 12, 2009 5:09 am
Viết bởi Admin
Thanks Thông đã đưa ảnh kịp thời.

Mình đã đăng tuần báo số 36. Nếu có gì nhờ anh em check giúp.

Tạm thời như vậy. Chúc anh em một ngày mới vui vẻ.


Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Chủ nhật T4 12, 2009 7:43 am
Viết bởi Nguyễn Đình Hoàng
お疲れ様でした!
Em đóng góp thêm hình 2 bé tokyo nữa



Biết mỗi tên và mặt qua cuốn kỉ yếu online nên phải cầm theo cái bảng tên to tướng ^_^



2 người mà đồ không ít chút nào



Gởi 4 cái thùng to đi trước nè, còn lại vác ^_^ (tình hình là em có 1 mình nên không nhẹ, với lại bị thừa cân hành lí xách tay, cũng may lúc lên máy bay được gởi ké qua hành lí của 1 anh Việt Nam đi cùng chuyến)



Tò mò với cái jidohambaiki có thể "nuốt" được tiền giấy. Nghỉ ngơi 1 chút và tranh thủ gọi điện về nhà ^_^



Ăn sashimi để nếm món ăn Nhật


Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Hai T4 13, 2009 9:37 am
Viết bởi Ansamurai
Ok, thanks Đình Hoàng. Mình đã add thêm vào trong tuần báo.

Ngoài ra lịch làm việc của Thầy cũng đã điều chỉnh theo thông tin mới của Nam gửi cho anh.

Tạm thời như vậy có thể ta kết thúc tuần báo số 36.

Về tuần báo 37, có gì mình sẽ liên lạc lại sau.

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Hai T4 13, 2009 11:42 pm
Viết bởi Ansamurai



Ăn sashimi để nếm món ăn Nhật.


------------

@ Hoàng: Ngày hôm nay anh nhận được nhắn tin của một sempai về bức ảnh này.

Ân ơi

Chời ơi, kohai mới từ VN qua mà sempai đãi sasimi như zầy thì ai củng thê thảm cũng phải thôi


Anh đã có lời xin lỗi và hứa sẽ nhắc nhỏ mọi người về chuyện đưa đón kohai.

Hoàng và anh em đón kohai chú ý: Kohai mới vừa sang, mệt mõi vì chuyến đi đường dài. Nên khi chọn món ăn cố gắng chọn món nóng, dễ ăn, đầy đủ chất để lấy lại sức khỏe, tỉnh táo tinh thần.

Hoàng và anh em cố gắng rút kinh nghiệm lần này nghe.


Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Ba T4 14, 2009 4:16 pm
Viết bởi Nguyễn Đình Hoàng
了解です。Em xin rút kinh nghiệm

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Sáu T4 17, 2009 5:45 am
Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh
Em/Tuấn Anh xin chào các anh chị và mọi người.Thời gian qua em rất bận trong việc baito và học tập nên ko đầu tư cho công việc được,thành thật xin lỗi mọi người.Năm nay em/Tuấn Anh bước vào năm 3,kiến thức rất nặng và cũng quan trọng,em muốn dành thời gian cho việc học thêm nữa nên muốn xin chính thức rút tên khỏi danh sách ban biên tập viên 1 thời gian (khoảng 1 năm hoặc nửa năm).Nếu sau này mọi người có cần thì em/Tuấn Anh xin quay lại góp sức mọn.
Thay cho lời chia tay,em xin post 1 bài phỏng vấn với 2 bạn học khoá 2005,học senmon,nay đã đi làm,nhằm mục đích giúp cho kohai có thêm 1 cái nhìn mới về chuyện chọn trường khi đi thi DH.Sau khi chỉnh sửa lại em sẽ up lên vào cuối tuần.
 Cuối cùng xin chúc mọi người luôn luôn học tập tốt,làm việc tốt.

 

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Sáu T4 17, 2009 12:58 pm
Viết bởi Ansamurai
お疲れ様 Tuấn Anh trong thời gian qua đã giúp sức anh em Ban biên tập rất nhiều nhé.

Tạm thời mình sẽ chuyển về lại chức năng Cooperater nhé. Lúc nào có thời gian rãnh, muốn viết bài về những vấn đề mình quan tâm, lúc nào cũng được hãy gửi cho Tuần báo nhé.



Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Sáu T4 17, 2009 1:01 pm
Viết bởi Ansamurai
Thất nghiệp, giới trẻ Nhật đi làm ruộng

Ở một số vùng nông thôn trên nước Nhật, gần đây xuất hiện những nhóm nông dân có vẻ ngoài khá “lạ”, với những chiếc khăn bông mới tinh vắt trên cổ, và những đôi ủng bóng loáng dưới chân.


Một thanh niên thành phố của Nhật đang làm việc trên một ruộng rau ở nông thôn.

Phát biểu khi đang gieo hạt trên ruộng rau, một người trong số này nói: “Trông thì không đến nỗi, nhưng làm thì mệt thật”.

Đó là anh thanh niên tóc xù Tatsunori Kobayashi trước đây làm việc trong khu giải trí và nghỉ dưỡng Tokyo Disney Resort. Lúc này, anh đang làm công việc của một nhà nông thực thụ, khi tham gia vào chương trình mang tên Inaka-de-hatarakitai (theo tiếng Nhật có nghĩa là “Chúng tôi muốn làm việc ở nông thôn!”) do Chính phủ Nhật tổ chức.

Đây là chương trình thử nghiệm đưa thanh niên thất nghiệp ở các khu vực đô thị của nước này về nông thôn lao động và hiện đã có khoảng 2.000 thanh niên tham gia. Chương trình được đầu tư 13 triệu USD này là một phần trong kế hoạch kích thích kinh tế mới trị giá 150 tỷ USD mà Thủ tướng Taro Aso công bố mới đây. Việc Chính phủ Nhật tung ra chương trình này là nhằm mục đích xoa dịu những lo ngại gia tăng về tình trạng “vô công rồi nghề” của giới trẻ, cũng như tình trạng ảm đạm của các trang trại ở Nhật hiện nay.

Tình hình việc làm của giới trẻ Nhật ở độ tuổi 20-30 hiện nay đã gần giống như những gì xảy ra trong “thập kỷ mất mát” ở nước này những năm 1990, khi nhiều thanh niên ở nước này không thể tìm được những công việc tốt và ổn định. Hiện một tỷ lệ lớn thanh niên Nhật chỉ kiếm được những công việc với mức lương thấp, khiến nhiều người lo ngại có thể xảy ra tình trạng chảy máu chất xám từ nước này sang các quốc gia khác như Mỹ.

Trong bối cảnh kinh tế Nhật ngập sâu trong suy thoái, tầng lớp lao động trẻ ở nước này còn phải đương đầu với tình trạng sa thải và cắt giảm lương mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất.  Chính phủ Nhật đang xem đây là một cơ hội để chuyển lao động từ một số ngành thiếu việc làm sang những lĩnh vực từ lâu bị thiếu lao động, trong đó có nông nghiệp.

Về phần mình, nhiều thanh niên Nhật cũng tỏ ra khá quan tâm đến việc về nông thôn kiếm việc giữa lúc việc làm ở thành phố giống như “sao buổi sớm”. Các hội chợ việc làm nông nghiệp ở Nhật đã thu hút rất nhiều người tham gia. Riêng một hội chợ gần đây ở Osaka đãc ó 1.400 người tới xin việc. “Thanh niên thì cần việc, mà nông dân thì cần người làm hỗ trợ. Đây là một sự bổ sung hoàn hảo”, ông Isao Muneta, một quan chức của Bộ Nông nghiệp Nhật, phát biểu.

Tuy nhiên, cũng không thể coi đây là một giải pháp cho nền kinh tế đang diễn biến xấu đi của Nhật. Kinh tế Nhật đã tăng trưởng âm 12,1% trong quý 4/2008 so với cùng kỳ năm trước, trong khi tỷ lệ thất nghiệp đã lên tới 4,4%, cao nhất trong vòng 3 năm qua. Trong tháng 2 vừa qua, xuất khẩu của Nhật giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Các khu vực nông thôn có thể được lợi từ nguồn lao động trẻ từ thành phố. Nhưng sẽ là phi thực tế nếu coi lĩnh vực nông nghiệp là một lối thoát cho tình trạng thất nghiệp của Nhật. Thực ra, cũng không có đủ việc làm ở các trang trại cho tất cả thanh niên không có việc làm”, ông Masashi Umemoto, một chuyên gia thuộc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu nông nghiệp của Nhật, cho hay.

Giống như ở nhiều nước công nghiệp hóa phương Tây, người Nhật từ lâu đã coi cuộc sống ở nông thôn là điều gì đó thật lãng mạn. Chỉ có 4% dân số Nhật đang làm nông nghiệp, nhưng truyền thống tôn trọng nghề trồng lúa nước vẫn được duy trì mạnh mẽ. Trẻ em Nhật luôn được nhắc nhở không được bỏ phí một hạt cơm nào để tỏ lòng kính trọng sức lao động của người nông dân. Hàng năm, Nhật hoàng vẫn dâng cơm gạo được trồng ngay trong khu vực hoàng cung lên thần Shinto. Trong các cuộc đàm phán về thương mại quốc tế, gạo là mặt hàng nhạy cảm nhất đối với Nhật Bản.

Tuy nhiên, trái với sự lãng mạn và những truyền thống cao đẹp trên là một thực tế rất ảm đạm.

Ngành nông nghiệp Nhật là một lĩnh vực kém hiệu quả và thiếu lao động trầm trọng. Sự lao dốc của giá gạo thời gian qua đã khiến tình hình càng thêm tồi tệ. Chỉ những trang trại lớn nhất mới thu được lợi nhuận từ việc trồng lúa gạo, buộc nông dân phải kiếm việc làm thêm. Các trang trại khát nhân lực lại không có đủ tiền để thuê thêm người. Tiền công cho người làm trong các nông trang ở Nhật chỉ vào khoảng 1.500 USD/tháng và việc làm thường mang tính chất thời vụ.

Lo sẽ bị sa thải, anh Shinj Akimoto, một kỹ sư công nghệ thông tin 31 tuổi, mới đây đã tự xin thôi việc và tham gia vào một khóa huấn luyện nghề nông ở vùng Yokoshibahikari cách Tokyo không xa về phía Đông. Khóa học 3 ngày được Chính phủ đài thọ này gồm những bài học cấp tốc về trồng lúa và rau, rửa chuồng lợn và cho gia súc ăn.

“Tôi chẳng có gì để mất. Ở những thời điểm như thế này, tôi cần học cách kiếm sống”, anh Akimoto nói.

Nhóm của anh Akimoto trong chương trình này có 10 người, trong đó có cả một họa sỹ vẽ phong cảnh và vài sinh viên đại học. Họ được trả lương 7.000 Yên, tương đương 70 USD mỗi ngày, và được ăn ở miễn phí khi làm việc ở trang trại. Tuy nhiên, những thanh niên này đều phàn nàn rằng, chẳng có một cửa hiệu nào ở gần để họ mua đồ uống và đồ ăn nhanh!

Kiều Oanh
(Theo New York Times)
Nguồn VnEconomy

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Sáu T4 17, 2009 1:06 pm
Viết bởi Ansamurai
* Tuần này sẽ không báo, nhưng tuần sau nếu không có gì thay đổi chúng ta sẽ có số báo thứ 37.


Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Sáu T4 17, 2009 1:19 pm
Viết bởi Ansamurai
Việt - Nhật miễn thuế cho 92% hàng hóa mỗi nước

Trong vòng 10 năm tới, khoảng 92% hàng hóa của hai nước Việt - Nhật sẽ được miễn thuế khi vào thị trường mỗi bên.


Sầu riêng xuất khẩu sang Nhật sẽ được hưởng thuế suất 0%.

Ngày 16/4, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản về đối tác kinh tế (VJEPA) và hiệp định thực hiện giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản theo Điều 10 của VJEPA ký tại Tokyo ngày 25/12/2008, cùng các phụ lục liên quan.

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/12/2008. Còn VJEPA là hiệp định song phương đầu tiên của Việt Nam và Nhật Bản với những cam kết sâu hơn AJCEP. Hiệp định này dự kiến có hiệu lực từ tháng 7 năm nay. Với những hiệp định này, doanh nghiệp hai nước có nhiều điều kiện thuận lợi tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh.

Việt Nam có nhiều lợi thế

Nhật Bản là thị trường quan trọng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Thông qua hiệp định này, môi trường pháp lý được mở rộng cho doanh nghiệp hai nước. Doanh nghiệp có cơ hội tốt trong tiếp cận thị trường hàng nông  lâm thủy sản, dệt may, giày dép, hàng điện tử...

Ông Lê Triệu Dũng, Trưởng phòng ASEAN, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, so với Hiệp định AJCEP, Hiệp định VJEPA có 1.766 dòng thuế và 361 dòng thuế cam kết tốt hơn. Với VJEPA, trong vòng 10 năm tới, khoảng 92% hàng hóa của hai nước Việt - Nhật sẽ được miễn thuế khi vào thị trường mỗi bên.

Việt Nam cam kết tự do hóa đối với 87,6% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Ngược lại, Nhật Bản cam kết tự do hóa 94,53% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm.

Ông Phan Thế Ruệ, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Mậu dịch tự do song phương Việt - Nhật phân tích, tỷ lệ tự do hóa Nhật Bản dành cho Việt Nam là 97% đối với hàng công nghiệp và 86% đối với sản phẩm nông nghiệp.

Con số này vượt hơn các nước trong khối ASEAN. Chẳng hạn như tỷ lệ tự do hóa Nhật Bản dành cho Malaysia là 94% đối với công nghiệp và 56,4% đối với nông nghiệp. Tỷ lệ tự do hóa Nhật dành cho Philippines là 92% đối với công nghiệp và 42,6% đối với nông nghiệp...

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ hiệp định, Nhật Bản sẽ có các chương trình hợp tác, hỗ trợ, như chương trình hợp tác kiểm dịch động thực vật, chương trình hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam. Nhật sẽ cho Việt Nam vay khoản vốn ODA ưu đãi để đào tạo y tá Việt Nam tại Nhật. Nhật sẽ hỗ trợ xây dựng trung tâm kiểm định tay nghề theo tiểu chuẩn Nhật để khuyến khích Việt Nam có chương trình đào tạo y tá, hộ lý sang làm việc tại Nhật...

Cơ hội cho hàng nông lâm thủy sản

Với Hiệp định VJEPA, các mặt hàng nông lâm, thủy sản Việt Nam có lợi thế. Ông Dũng cho biết, Nhật Bản cam kết loại bỏ thuế 83,8% giá trị thương mại nông sản của Việt Nam trong vòng 10 năm. Theo ông đây là mức cam kết cao nhất so với các cam kết dành cho các nước ASEAN. Nhật Bản loại bỏ thuế quan ngay với 69,6% giá trị thương mại, cũng là mức cao nhất so với các nước.

Có 24 dòng thuế Nhật Bản cam kết cho Việt Nam ở mức được xem là tốt nhất như mật ong, gừng, tỏi, sầu riêng, tôm, cua, ghẹ... 23 dòng thuế trong số 30 mặt hàng nông lâm thủy sản có giá trị xuất khẩu cao nhất của Việt Nam sang Nhật sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay lập tức hoặc qua lộ trình không quá 10 năm khi nhập khẩu vào Nhật Bản.

Cụ thể, Nhật Bản dành cho Việt Nam hạn ngạch 100 tấn mật ong/năm và tăng dần lên 150 tấn, thuế suất trong hạn ngạch là 12,8%. Đối với hoa quả, sầu riêng xuất khẩu sang Nhật sẽ được hưởng thuế suất 0%. Nhật sẽ xóa bỏ dần thuế quan đối với tiêu, ngô ngọt trong vòng 5-7 năm. Đồng thời sẽ cắt giảm dần thuế suất đối với các mặt hàng chè và cà phê xuống mức 0% trong vòng 15 năm... Đối với thủy sản, tôm Việt Nam được hưởng thuế 0% khi hiệp định có hiệu lực; mực, bạch tuộc cũng ở mức này sau 5 năm.

Hiện có một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật Bản như thủy sản, đồ gỗ, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ... Theo ông Đào Trần Nhân, Phó vụ trưởng, phụ trách Vụ Châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), trong thời gian tới, một số mặt hàng mà Nhật Bản sẽ có nhu cầu lớn như thực phẩm chế biến, sản phẩm chế biến từ thịt lợn, rau quả tươi, hoa tươi, hàng cơ khí gia dụng, nhựa gia dụng,...

Ông Nhân cho rằng, bên cạnh tiềm năng và triển vọng, có một số khó khăn khi tiếp cận thị trường này mà các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý. Cụ thể, nhiều doanh nghiệp như doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu thông tin thị trường Nhật cũng như kinh nghiệm làm ăn với các doanh nghiệp Nhật. Tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau là yếu tố quyết định thành công trong quan hệ với công ty Nhật. Các công ty Nhật thường tìm hiểu kỹ đối tác trước khi quyết định làm ăn. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng như giới thiệu công ty, sản phẩm, mẫu mã, bảng giá, khả năng cung cấp...

Thứ hai, vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng nhất trong xuất khẩu hàng nông sản. Nhật Bản đang thắt chặt các biện pháp kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu vào Nhật. Người tiêu dùng Nhật cũng yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú ý xu hướng thị hiếu của ngừơi tiêu dùng Nhật. Hiện nay, Vụ Châu Á -Thái Bình Dương, Thương vụ Việt Nam tại Tokyo, chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka là một kênh hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và tiếp xúc với nhà nhập khẩu Nhật Bản.

Hoa Minh
Nguồn VnEconomy