Re:Nét đẹp quê hương!
Đã gửi: Sáu T11 23, 2007 2:55 pm
Viết bởi vodanhkhach
Sóng Sông Mã
Re:Nét đẹp quê hương!
Đã gửi: Sáu T11 23, 2007 3:13 pm
Viết bởi vodanhkhach
Re:Nét đẹp quê hương!
Đã gửi: Sáu T11 23, 2007 3:51 pm
Viết bởi vodanhkhach
Thanh Hóa có thật nhiều những di tích lịch sử, những thắng cảnh làm đắm say lòng người. Cùng với những điểm du lịch kì thú là những lễ hội dân gian. Xin giới thiệu đến bạn một vài lễ hội trên quê hương tôi.Lễ hội đền thờ Bà Triệu
Bà Triệu ẩu huý là Triệu Thị Trinh sinh ngày 2-10 năm bính Ngọ (226), tại huyện Quân Yên quận Cửu Chân (Yên Ðịnh ngày nay). 19 tuổi bà đã có câu nói nổi tiếng: "Tôi muốn cưỡi gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Ðông đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ tôi không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người ta".
Bà đã chiêu mộ trai tráng đánh giặc và trở thành chủ soái năm 248. Ngày nay nhiều nơi có đền thờ bà Triệu; có nơi tôn vinh là " Bà Chúa Thượng Ngàn ". Lễ hội được tổ chức từ ngày 19 đến hết ngày 24 tháng hai âm lịch, trong một không gian rộng từ Ðền đến Lăng về đình Làng. Lễ Mộc dục - Tắm tượng vào ngày 18 hoặc 19 - 2 (âm lịch). Tế Phụng Nghinh với nội dung mời Vua Bà và Lục bộ triều đình về trong ngày huý kỵ của Bà. Rước Bóng- Rước bát hương Vua Bà từ đền chính đến Lăng mộ rồi rước về đình làng. Ðặc biệt ở đình làng còn diễn trò " Ngô Triệu giao quân " rất sôi nổi. Sau lễ buổi trưa, cả làng ăn đồ nguội (vì đánh trận phải ăn lương khô). Buổi chiều nấu nướng cỗ bàn để khao quân. Trong dịp lễ hội, dân làng còn tổ chức thi đấu vật, leo dây, thổi cơm, thi đánh cờ tướng...; làm cho lễ hội càng thêm sôi nổi, náo nhiệt cả một vùng.
lễ hội cầu ngư
Lễ hội cầu ngư được bà con ngư dân xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) tổ chức trang nghiêm từ ngày 21 đến 24 tháng 2 âm lịch hàng năm.
Đây là lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa vùng biển, thu hút hàng nghìn lượt người tham gia.
Lễ hội cầu ngư năm 2007 vừa khai mạc tại sân vận động xã Ngư Lộc. Lễ hội gồm hai phần chính...
Phần lễ được tổ chức trang nghiêm với lễ rước thuyền Long Châu (một lễ vật quan trọng nhất trong lễ hội cầu ngư, nơi các thần linh của biển cả ngồi) từ thôn Bắc Thọ xuống sân vận động xã để bà con đến tế lễ, cầu khấn. Trong những ngày diễn ra lễ hội, các dòng họ trong xã đến trước thuyền Long Châu cầu khấn mong cho mưa thuận, gió hòa; quốc thái dân an; trời yên, biển lặng; đánh bắt được nhiều hải sản từ biển khơi và cầu được bình an cho người, phương tiện trong mỗi chuyến ra khơi.
Phần hội được tổ chức sôi nổi, vui tươi, lành mạnh, với các tiết mục như: thi câu mực, kéo lưới, thi cờ tướng; hát giao duyên, biểu diễn nhạc lưu thủy vào các buổi tối; giao lưu bóng chuyền vào các buổi chiều... Kết thúc lễ hội, ban tổ chức sẽ "hóa vàng" chiếc thuyền Long Châu, rồi gửi về biển cả, với mong muốn các thần linh của biển luôn phù hộ, che chở cho bà con ngư dân mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. Đây là lễ hội đặc sắc nhất của ngư dân vùng biển xứ Thanh, nhằm tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng dân gian của ngư dân.
lễ hội Lam Kinh
Lễ hội Lam Kinh có quá trình lịch sử lâu dài và không gian ảnh hưởng khá rộng lớn,
mang tầm quốc gia.
Cách thức tổ chức lễ hội Lam Kinh rất phong phú, vừa mang tính dân gian, vừa mang tính cung đình, kết hợp với nghệ thuật hiện đại. Các trò diễn, múa hát như: trò xuân phả, múa đèn Ðông Sơn, khặp, xường... đều có trong ngày hội mà chủ yếu là tự nhân dân vừa sáng tạo, vừa tổ chức, vừa thực hiện và được kéo dài nhiều ngày ở các địa phương vùng Lam Sơn.
Re:Nét đẹp quê hương!
Đã gửi: Sáu T11 23, 2007 4:12 pm
Viết bởi vodanhkhach
Lễ hội xứ Thanh (tiếp theo)
Các lễ hội sau đây vodanhkhach cũng chỉ biết đến qua TV, sách, báo...
Không có hình ảnh, thông cảm nhé!
ĐÊM HỘI PỒN PÔNG
Pồn Pôông có nghĩa là cuộc vui, nhảy múa, ca hát mừng hoa, chơi hoa được tổ chức vào mùa xuân. Đây là hình thức nghệ thuật tổng hợp bao gồm múa hát, diễn xướng, sân khấu, trang trí, tín ngưỡng thông qua các làn điệu dân ca xường rang, bọ mẹng, xéc bùa... Người Mường lại tổ chức trò diễn Pồn Pôông nhằm mục đích gì? Hỏi chuyện Nhà thơ Vương Anh, dân tộc Mường, Phó giám đốc Sở Văn hoá Thông tin (VHTT) Thanh Hoá thì được biết: Pồn Pôông thể hiện mong ước mùa màng bội thu, bản mường no ấm, ngô lúa đầy bồ, con người hạnh phúc.
Trò Pồn Pôông diễn ra xung quanh cây hoa kết bằng hoa gỗ. Các bông hoa được cắt từ cây bạng, theo hình loa kèn, xếp cuốn như bông cúc, nhuộm xanh đỏ vàng, cắm vào các chẽ hoa, nhiều chẽ được xếp, xâu lại thành cành hoa, nhiều cành cắm lại thành tầng cây. Mỗi cành có từ 400 đến 1070 hoa. Mỗi cây có từ 5 đến 12 cành hoa. Các bông hoa tượng trưng cho lúa, ngô, khoai, bầu bí, trâu bò, sự sinh sản, cây rừng... Ngoài ra, trên cây hoa còn treo hình con gà, chim, cò, hươu nai, lợn gà đẽo bằng gỗ, nào cày bừa, nào cuốc xẻng, dao, liềm, mũi tên, áo mũ...Tuỳ theo tài năng, thâm niên của bà máy (người tổ chức trò diễn, cũng là người có tài bốc thuốc chữa bệnh) trong việc cứu nhân độ thế mà cây bông có nhiều tầng hay ít, cao nhất là 12 tầng.
Bên cạnh cây hoa là bàn để rượu cần và các mâm cỗ lễ với các món ăn truyền thống của người Mường trong dịp tết lễ như canh uôi, canh đắng.
Trò diễn Pồn Pôông có hai phần, phần lễ và phần diễn trò, múa hát quanh cây hoa. Một hồi chiêng trống nổi lên, bà máy bắt đầu làm lễ khấn ma nổ, rước ma nổ, rước vua, thần linh, tổ tiên về chơi hoa. Bà máy chủ trì cuộc Pồn Pôông hôm nay là bà Phạm Thị Tắng, người làng Lơ, xã Cao Ngọc, Quang Trung, từng đã có 37 năm làm nghề bốc thuốc nam chữa bệnh, bà cũng là người thông thạo tất cả các trò diễn Pồn Pôông. Sau bài khấn, bà máy dẫn đầu đoàn các con mày gồm nam nữ thanh niên, những người tham dự Pồn Pôông ra phía cổng rước ma nổ về bằng xường rang (dân ca Mường), bằng các điệu múa mang tính chất lễ nghi tín ngưỡng.
LỄ HỘI PHỦ NA
Phủ Na thuộc xã Xuân Du, huyện Như Thanh. Tương truyền Phủ Na thờ Bà Triệu. Lễ hội hàng năm được mở trong một thời gian dài từ 12 tháng giêng đến hết tháng ba âm lịch. Lễ hội thu hút khách thập phương về dự rất đông: Tham quan thắng cảnh, thắp hương tưởng nhớ công ơn Bà Triệu, cầu mong những điều may mắn trong năm.
LỄ HỘI ĐỀN THỜ LÊ HOÀN
Ðược tổ chức hàng năm từ ngày 07 đến 09/03 (âm Lịch) tại đền thờ ông ở làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân. Ngày 07/03 là ngày khai hội: Dân làng tổ chức rước kiệu Thân mẫu và bố nuôi của Vua về đền thờ Lê Hoàn. Ngày 08/03 là ngày chính kỵ. Trong đền làm lễ đại tế. Bên ngoài tổ chức các trò chơi dân gian như: Thi vật, bắn nỏ, đua thuyền,...Ngày 09/03 là ngày lễ tạ rước kiệu từ đền Lê Hoàn về làng và tan hội. Lễ hội đền thờ Lê Hoàn là hình thức tôn vinh người anh hùng dân tộc, đem lại bài học giáo dục truyền thống sâu sắc.
LỄ HỘI LÀNG PHÚ KHÊ
Làng Phú Khê nay thuộc địa phận hai xã Hoằng Phú và Hoằng Quí huyện Hoằng Hoá. Lễ hội làng Phú Khê được tổ chức vào ngày rằm tháng hai âm lịch và kéo dài trong 7 ngày. Phần lễ chủ yếu là nghi thức cúng tế Thành hoàng làng-là hai bộ tướng thời Ðinh, cầu chức cho nhân khang vật thịnh.Nét đặc sắc của lễ hội làng Phú Khê là mâm cỗ phải dày 2 tầng ( do thờ 2 vị thần hoàng). Ðây cũng là lễ hội được tổ chức rất nhiều các trò chơi dân gian đặc biệt như chọi gà, bơi thuyền đập vịt, đập nồi, vật, đánh đu,đấu roi, bắt chạch trong chum, dệt vải trên thuyền v.v...Tất cả các trò chơi đều có thưởng cho người thắng cuộc. Lễ hội thu hút đông đảo nhân dân trong vùng tham dự và vẫn được duy trì đến ngày nay.
LỄ HỘI XUÂN PHẢ
Xuân Phả là tên một làng thuộc xã Xuân Trường huyện Thọ Xuân. Lễ hội Xuân Phả được tổ chức vào ngày 10 tháng 2 âm lịch. Phần tế lễ được tiến hành vào chiều Mùng chín. Theo lệ cũ có các trò kéo hội, trò chạy giải, để tế Thành hoàng. Phần hội bắt đầu vào sáng mùng mười với năm trò diễn là Hoa Lang, Xiêm Thành, Ai Lao, Tú Huần và trò Ngô. Lễ hội vừa để tỏ lòng thành kính đối với Thành hoàng làng, vừa biểu hiện truyền thống văn hoá của địa phương; đã thu hút hàng ngàn lượt người đến dự.
HỘI ĐỀN SÒNG - BỈM SƠN
Mở hàng năm vào ngày 15 tháng Ba Âm lịch tại đền thờ Bà chúa Liễu và ba vị “Tam Thánh” (Nội đạo tràng) là Tả quân Thánh Nhật Quang, Hữu quân Thánh Nguyệt Quang và Tiền quân Thánh Ngọc Sư. Có các cuộc tế lễ linh đình, đám rước thánh Mẫu Liễu Hạnh do các bà và các cô đảm nhiệm, kèm theo cả cờ quạt và phường bát âm. Nhiều trò vui như: hát tuồng, hát chèo, trống quân, hát xẩm, ca trù... thi đấu vật, kéo co, đánh võ, đánh cờ và chọi gà... Phần chính của hội là hát chầu văn và lên đồng.
LỄ HỘI BÁNH CHƯNG - BÁNH DÀY
Hàng năm đến ngày 12 tháng 5 âm lịch, nhân dân các làng xung quanh thị xã Sầm Sơn tổ chức lễ hội bánh chưng - bánh dày. Ðây là lễ cầu cho mùa màng tươi tốt, nhân khang, vật thịnh, mưa thuận, gió hoà. Những chiếc bánh dày có đường kính 30 cm, bánh chưng mỗi cạnh 40cm được chuẩn bị công phu từ khâu chọn gạo, đậu, thịt, lá gói đến kỹ thuật chế biến, được đặt trang trọng trên những chiếc kiệu cùng dân các làng đưa về tế lễ ở khu vực đền Ðộc Cước.
Sau nghi lễ những chiếc bánh chưng - bánh dày được các làng cùng nhau chấm giải để lựa chọn bánh làng nào ngon nhất. Lễ hội kết thúc, bánh được mang về chia cho dân trong làng cùng hưởng lộc để trong năm gặp nhiều may mắn.
Re:Nét đẹp quê hương!
Đã gửi: Sáu T11 23, 2007 6:37 pm
Viết bởi kiem_vo_tinh
hixxxx
sao anh em Đà Nẽng đâu rồi....sao im hơi lặng tiếng rồi, ko post bài lên nữa. Chiến hạm chẳng lẽ bị bắn chìm rồi sao !??? ^_^
đừng để dân sứ Thanh làm mưa làm gió chứ .
Đà Nẽng đâu, tung đòn quyết liệt đi nào!
Re:Nét đẹp quê hương!
Đã gửi: Sáu T11 23, 2007 7:05 pm
Viết bởi Youtome
Không chỉ kiem_vo_tinh mà tất cả các binh đoàn đều đang chững bước trước sức mạnh như chẻ tre của Thanh Hóa.
Các chiến sĩ sứ Thanh đang băng băng trên mọi mặt trận, và dường như ko có gì chặn nổi bước tiến của họ.
Phải chăng vì họ có 1 leader đầy nhiệt huyết, 1 đội ngũ binh lính đoàn kết và rất "máu chiến"...
[waffen093][waffen093][waffen093]
Nhưng mọi người hãy yên tâm. Phần thi đặc biệt mới là chiến dịch cuối cùng, trận đánh quyết định. Hãy chiến đấu và chiến thắng!
Re:Nét đẹp quê hương!
Đã gửi: Sáu T11 23, 2007 7:06 pm
Viết bởi assukiioh
bà con xem cảnh lụt ở Huế nhé!
Re:Nét đẹp quê hương!
Đã gửi: Sáu T11 23, 2007 11:28 pm
Viết bởi LocDinhKy
Việt Nam quê hương ta giàu đẹp thật.Nói là "rừng vàng biển bạc" quả không sai.Tiếc thay những cái đó vẫn ở dạng tiềm năng chưa được khai thác,hay đã khai thác rồi thì cũng chỉ chảy vào túi những tham quan và các công ty ngoại quốc mà thôi.Trong khi đa số người dân vẫn còn nghèo đói.
Nhắc đến quê hương ai chẳng thấy đẹp thấy yêu,nhưng cứ nghĩ đến những mảnh đời quê từ ông bà già đến những đứa bạn và tụi trẻ con thì lại chẳng muốn nói đến nữa. "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"
Re:Nét đẹp quê hương!
Đã gửi: Bảy T11 24, 2007 1:14 pm
Viết bởi ThanhNghe
Không chỉ kiem_vo_tinh mà tất cả các binh đoàn đều đang chững bước trước sức mạnh như chẻ tre của Thanh Hóa.
Các chiến sĩ sứ Thanh đang băng băng trên mọi mặt trận, và dường như ko có gì chặn nổi bước tiến của họ.
Phải chăng vì họ có 1 leader đầy nhiệt huyết, 1 đội ngũ binh lính đoàn kết và rất "máu chiến"...
Nhưng mọi người hãy yên tâm. Phần thi đặc biệt mới là chiến dịch cuối cùng, trận đánh quyết định. Hãy chiến đấu và chiến thắng!
To Vodanhkhach: đúng là hiện nay Thanh Hoá đang chiếm nhiều ưu thế nhưng không nên vì thế mà chủ quan. Đêm qua là 1 đêm bình yên không tiếng súng nhưng không có nghĩa là các hạm đội của Đà Nẵng đã bị bắn chìm. Không có nghĩ là nhà máy sản xuất bánh đậu xanh ở Hải Dương, banh Cáy ở Thái Bình ngừng sản xuất. Đây là thời điểm vô cùng quan trọng. Theo ngu ý của binh bét ThanhNghe thì rất có thể các hạm đội của Đà Nẵng tối hôm qua đã đến áp sát đảo Mê( hòn đảo tuyệt đẹp ở phía ĐÔng xứ Thanh). Liên Quân Phưóng Bắc gồm Nam Định, Hải Dương Thái Bình, Ninh Bình , Hà Nội đã ém quân ở Tam Điệp( ngay đỉnh đầu của phía Bắc xứ Thanh. Còn liên Quân phương Nam( đội quân đầy dũng mãnh với nòng cốt là các đội quân voi của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ) đã tiến đến Hà Tĩnh toan đánh vào mạn Nam của xứ Thanh. Mong tổng chỉ huy Vodanhkhach không nên chủ quan khinh địch . Nếu đến phút chót họ đòng loạt tấn công em rằng quân ta khó mà giữ vững được trận địa.