Bạn đang xem trang 56 / 68 trang

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 8:47 pm
Viết bởi Youtome
  Có nhiều câu hỏi thắc mắc về Phần thi đặc biệt nên xin phép cho BTC ko trả lời pm từng người mà sẽ thông báo trực tiếp ở Topic:
  1.Chiến dịch sẽ diễn ra 5 ngày từ 24 đến 29
  2.Hình thức: Các binh đoàn có thể huy động tất cả lực lượng, sử dụng mọi vũ khí, từ thô sơ(văn công, văn nghệ, làm thơ)... đến hiện đại (quay clip, movie)
  Tác phẩm sẽ được post công khai lên topic.
  3.Mục đích: Thể hiện được tinh thần sáng tạo và tài năng. Nếu dí dỏm thì càng tốt
  4.Các chiến sĩ sẽ ko còn nhiệm vụ đi đánh đồn địch nữa mà sẽ bình phẩm, quảng cáo về tác phẩm của chính mình.
Điểm của tác phẩm ko chỉ do BGK đánh giá, mà dựa phần lớn vào lời bình luận của toàn thể đồng bào, cả hậu phương lẫn tiền tuyến.
Mỗi bài viết trong phần thi đặc biệt này sẽ nhân hệ số 2.
   Còn chiến sĩ nào có  thắc mắc gì, cứ tự nhiên nhé!

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 8:48 pm
Viết bởi HoAnG-ShiGa
Núi Vọng Phu


http://i221.photobucket.com/albums/dd7/vodanh232/vong-phu.jpg

Núi Vọng Phu thuộc xã Đông Hưng, huyện Đông Sơn, cách thành phố Thanh Hóa 3 km về phía tây nam. Đây là một ngọn núi đá vôi được thiên nhiên tạo nên hình một người phụ nữ đang quay mặt về phía biển Đông. Hình tượng này gắn với truyền thuyết người đàn bà chung thủy chờ chồng đến hóa đá.


Mới nghe có hòn Vọng Phu ở Lạng Sơn thôi, giờ lại thêm núi Vọng Phu ở Thanh Hoá nữa cơ à [grin]. Quả là mở mang thêm tầm mắt [lol][lol][lol][lol][lol][lol]

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 9:38 pm
Viết bởi ThanhNghe

Núi Vọng Phu


http://i221.photobucket.com/albums/dd7/vodanh232/vong-phu.jpg

Núi Vọng Phu thuộc xã Đông Hưng, huyện Đông Sơn, cách thành phố Thanh Hóa 3 km về phía tây nam. Đây là một ngọn núi đá vôi được thiên nhiên tạo nên hình một người phụ nữ đang quay mặt về phía biển Đông. Hình tượng này gắn với truyền thuyết người đàn bà chung thủy chờ chồng đến hóa đá.

Mới nghe có hòn Vọng Phu ở Lạng Sơn thôi, giờ lại thêm núi Vọng Phu ở Thanh Hoá nữa cơ à . Quả là mở mang thêm tầm mắt


Bạn Hoang shiga thân mến theo như tôi được biết thì trên khắp VN có tới 6 hòn vọng phu liền đấy. Điều đó thể hiện rõ chị em phụ nữ VN ở đâu cũng là những người biết chung thuỷ một lòng chờ đợi người thương.

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 11:37 pm
Viết bởi saosori
Tiếp theo về quê hương Pleiku yêu dấu của mình .Nhớ Pleiku quá đi , huhuhu.
PLEIKU

   MỘT NGÔI CHÙA ĐẸP NƠI PHỐ NÚI

   Pleiku quanh năm lãng đãng sương mù, những buổi chiều chỉ có mùa đông và có lẽ nhờ thế mà Pleiku đẹp đến say lòng người.

   Mình xin nói về một quần thể kiến trúc mang tính tâm linh góp phần làm nên nét đẹp của thành phố cao nguyên. Đó là chùa Minh Thành, một ngôi chùa không cổ nhưng là nơi có thể níu bước chân của những người yêu cái đẹp.

   Khoác lên mình chiếc áo ấm dày cộp để tránh cái lạnh của Tây nguyên, ngại thì đi xe còn không thì đi bộ vì không gì thích bằng đi bộ trong tiết trời se lạnh. Du khách đi cách trung tâm thành phố Pleiku 2km về hướng tây nam, chùa Minh Thành tọa lạc trên một ngọn đồi thoai thoải ở đường Nguyễn Viết Xuân. Từ xa, du khách đã có thể nhìn thấy tầng mái cong vút màu xanh  ngọc của ngôi chùa in trên nền trời bồng bềnh mây trắng, càng đến gần hương sen càng rõ và rồi trước mắt du khách là một tòa kiến trúc lộng lẫy xanh tươi bên hồ sen thơm ngát. Chùa gồm có chánh điện, tháp chuông, tháp thờ tổ và rất nhiều kiến trúc khác. Đặt bước chân đầu tiên lên tam cấp chánh điện, gặp cái nhìn của hai vị Kim Cang Hộ Pháp, những kẻ không thiện tâm hẳn chẳng tránh khỏi lo lắng trong lòng. Hai bức tượng Kim Cang cao khoảng 5m, được làm bằng gỗ mít, chạm khắc tinh xảo đến từng đường nét nhỏ nhất, trông rất sống động với cái nhìn dữ dội, xoáy vào tâm can kẻ tà tâm nhưng vẫn là hiện thân của cái thiện. Chánh điện chùa cao 16m, trần nhà làm bằng gỗ pơ-mu, cửa bằng gỗ gõ, chạm nổi Tứ Đại Thiên Vương. Có thể nói đây là bộ cửa gỗ lớn nhất nhì nước ta có chiều cao 6m, khung cửa dày 4 tấc với 6 cánh cửa dày 2 tấc. Chánh điện chùa tôn trí tượng Thập Bát La Hán làm bằng gỗ mít, sơn son thiếp vàng, mỗi bức tượng cao 1,3m, nặng 300kg, mười tám vị với mười tám gương mặt khác nhau như hiện rõ cả cõi nhân tình thế thái. Hai bên vách chánh điện có 30 ngàn vị Phật và vách phía sau là 88 vị Phật khác. Tất cả các bức tượng này được chạm nổi vào tường rất công phu. Thẳng theo hướng tây của chánh điện là điện Đại Bi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn đúc bằng đồng theo phong cách Việt Nam, cao 6,5m, nặng 10 tấn. Bên phải chánh điện là tháp Từ Ân thờ tổ khai sơn, tháp có ba tầng mái, lợp ngói vảy rồng, trang trí rồng và hoa sen cách điệu.

   Bên trái chánh điện là tháp chuông, tôn trí đại hồng chung được đúc tại Huế. Trước sân chùa có tượng Di Đà bằng đá hoa cương, cao 7m, nặng 40 tấn. Kế bên là lư hương bằng đồng lớn nhất Việt Nam, cao 4m, nặng 4 tấn. Trước đó là ao sen với hoa nở ánh hồng cả mặt nước. Đứng từ vị trí này, phóng tầm mắt ra xa, thành phố Pleiku hiện lên trong sương đẹp tuyệt trần với màu xanh của cây lá, màu trắng của sương mây và màu đỏ của những mái nhà...

   Để có những giây phút thật thư thái dạo trên con đường nhỏ đầy hoa cỏ, thả tâm hồn vào hư vô cõi Phật hay ngắm nhìn phố núi từ trên cao, du khách đã đến Pleiku hẳn không thể bỏ qua chùa Minh Thành, ngôi chùa mới xây nhưng vẫn rất hoài cổ với màu nâu ấm áp của gỗ, của đất... chờ mỗi bước chân qua.

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 11:43 pm
Viết bởi saosori
Trường Pleiku vẫn đẹp như ngày nào nhỉ?










Không đâu đẹp bằng trường Pleiku của ta hết - PLEIKU I LOVE YOU SO MUCH

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 11:48 pm
Viết bởi saosori
Pleiku, một thành phố nhỏ heo hút ở cao nguyên, nhờ thơ và nhạc, đã thành một nơi chốn đầy thơ mộng. Thành phố ấy, có những tương phản kỳ lạ. Chiến tranh đã làm phố núi ấy có một bộ mặt, khi thì lãng mạn thơ mộng với những tà áo dài nữ sinh đi học buổi sớm mai nhưng cũng có lúc đầy nhục dục xác thịt. Con đường từ phố đến camp Holloway đầy những quán rượu và những cô gái phấn son lòe loẹt. Và, thành phố cũng đầy những sắc lính. Những người từ mặt trận trở về, đốt tiền mua vội một đêm vui rồi sáng mai trở lại miền gió cát. Những người lính đồn trú ở đây, ráng làm quen với cuộc sống ở vùng nắng bụi mưa sình, trong một giây phút nào, cũng nao nao vì những tà áo trắng buổi sáng trong sương mù Pleiku, tìm thấy một chút thơ mộng trong đời để làm kỷ niệm. Pleiku, những cuộc tình có thực đầy dông bão của những người lính và những cô gái giang hồ. Nhưng Pleiku cũng có những êm ái thánh thiện của tình học trò áo trắng và người lính dạn dầy trong khói lửa. Pleiku có con đường đầy quán rượu cho lính G.I. viễn chinh nhưng cũng có con đường có hai hàng cây cao vút rợp bóng lá và những tà áo học trò tung bay theo nắng.



Người làm thơ, có lúc cũng cảm khái vì cái không gian, thời gian của thành phố ấy. Mưa cũng là cái mưa đặc biệt, mỗi mỗi hạt mưa như chứa đựng cả những nỗi niềm của tất cả những địa phương xa lạ thu góp về. Nắng cũng là cái nắng không phải của một nơi chốn nào khác, nó mang đến cái hanh hao khó chịu nhưng cũng trong màu nắng ấy lấp lánh những tình cảm thầm thì khó tả. Lạnh cũng chẳng phải là cái lạnh lẽo bình thường mà hình như cỏ cây, đường phố, núi non,... ở đây cũng se mình và chia sẻ chung vui buồn với con người. Trong giây phút hiếm có trong đời, cảm xúc đã làm ngôn ngữ tăng thêm lôi cuốn và tạo nhiều ấn tượng. Nguyễn Bắc Sơn, một chứng nhân của cuộc chiến, làm thơ như một cách thế sống, đã coi công việc viết như một phần của đời người. Sống ở Plei ku và viết những bài thơ để gửi Pleiku. Thơ ông, có chút cảm khái ngậm ngùi của thời tao loạn nhưng cũng có những xúc động bềnh bồng của tâm tư lãng mạn hay đùa cợt với cuộc đời. Thơ, phảng phất vóc dáng một chàng cuồng sĩ...

Ðọc bài thơ “Hoa Quì Vàng Lạnh Pleiku,” tự nhiên tôi như người trở về thời gian ấy, không gian ấy. Trở về những ngày tuổi trẻ, của những giây phút bốc đồng coi mọi việc như cuộc đùa chơi. Cái lạnh, chưa hẳn là lạnh lẽo mùa đông, mà còn chứa đựng một chút nồng ấm nào đó của mùa hạ. Lạnh ở bên ngoài nhưng rần rần nóng hổi ở tim óc bên trong. Sương mù ban đêm trên đỉnh cao nhìn về phố buồn, tâm thức cũng ào ạt như sóng theo tầm nhìn vời vợi...


“Ðứng trên núi thấy hàng đèn thị trấn

Là thấy mình buốt lạnh mấy nghìn năm

Vì đêm nay trời đất lạnh căm căm

Nên chợt nhớ chút lửa hồng bếp cũ

Nên phải nhớ mắt một người thiếu nữ

Ðã nhìn mình rất ấm một ngày xưa

Dù mai sau ngày nắng tiếp ngày mưa

Nhưng vĩnh cửu chút mơ màng thuở đó... ”

Tôi cũng đã sống ở Pleiku gần ba năm. Thời gian ấy trong hơn tổng số bẩy năm ở lính của tôi chắc là đáng kể và đầy chật những điều đáng nhớ. Ngày đầu tiên khi từ Nha Trang xuống phi trường Cù Hanh là một ngày mưa u ám. Mưa sủi bọt trên mặt nhựa phi đạo và bầu trời nặng nề u ám mầu mây đen. Gió ào ạt lồng lộng ngoài kia khiến cho tôi thấy mình quá nhỏ nhoi trong cái buồn mênh mang của đất trời. Lúc ấy, tôi thấy những câu thơ vẩn vơ trong óc của Kim Tuấn, Du Tử Lê, Vũ Hữu Ðịnh, Nguyễn Bắc Sơn,... Thơ tự nhiên thành một phần của một ngày, một tháng, một năm,... của riêng tôi. Thơ để quên đi hiện tại. Những giọt mưa quất vào mặt, buốt rát. Những ngọn gió thốc vào ngực. Nặng tê...

Ðọc bài thơ dài của Nguyễn Bắc Sơn tôi chỉ thấy có hai câu nói về mầu hoa quì vàng. Thế mà cái mầu sắc hoa man dã ấy chỉ một nét thoáng qua nhưng lại gợi nhiều dư âm. Màu vàng, có khi là màu vàng lạnh, nhưng có khi là màu nóng chói chang của nắng.


“Phố núi kia ơi, một đời phố lạnh.

Lạnh hoa vàng, núi đỏ, thác đèo cao.”


Hoa quì vàng, một loài hoa nhỏ, cây từa tựa giống như hoa cúc, tôi đã nhìn thấy miên man màu vàng khi trên phi cơ nhìn xuống. Màu vàng, mênh mang trên những ngọn đồi loang lổ màu xám của đá và màu đỏ của đất. Hoa quì, lẻ loi một cánh trên tay thú thực cũng chẳng hấp dẫn lắm nhưng nếu bạt ngàn dưới cánh phi cơ, rào rạt trong nắng trong gió sẽ trở thành một ấn tượng khó quên cho cảm xúc. Ơi hoa quì, màu vàng không phải kiêu sa như màu hoàng cúc của áo tôn nữ mà có sự gần gũi với tà áo vàng của dân dã, của thiên nhiên. Hèn chi, cũng có nhiều nhà thơ vấn vương với hoa quì vàng, như Nguyễn Xuân Thiệp, như Kim Tuấn,...

Người thơ kể chuyện của mình, một câu chuyện có lẽ rất quen tai của những người lính thú. Cũng đi xuống, đi lên, cũng loay hoay bồn chồn như những chàng gà trống...


“Ðời lang bạt của một người lính thú

Sáng hôm qua tôi là người thiếp ngủ

Ði một mình lên xuống phố mù sương

Phố núi kia ơi, phố có con đường

Lên xuống dốc tìm không ra bạn hữu

Không có bạn tôi làm sao uống rượu

Tôi làm sao sống nổi một ngày đây

Phố núi kia ơi, kẻ lạ đông đầy

Nhìn gã lính không khác gì gã lính...”

Không có bạn tôi làm sao uống rượu. Tôi làm sao sống nổi một ngày đây. Nghe như một câu nói thường ngày, không có chất thơ mà sao nghe tràn đầy thi tứ. Chắc lúc ấy, sự cảm khái của người thơ đã lên cao độ, và, nỗi lạnh lùng thiên cổ như bám vào da vào thịt. Có nỗi nhớ mong, có niềm tiếc nuối. Người em, bây giờ lưu lạc ở đâu?

“...Tôi vận rủi làm một người lãng đãng

Ngó mông hoài khuất bóng của người em

Sáng hôm nay đời sống thật bình yên

Sao phố lại đuổi đi người yểu điệu

Vườn đá tảng bàn chân em huyền diệu

In gót hồng lên lớp bụi đời tôi

Là từ khi tôi hạnh phúc rong chơi

Và quên lãng con thú mù phẫn nộ

Ôi phố núi đêm nay là cổ mộ

Một hàng đèn sáng lạnh cõi bi hoang...”
Bài thơ thứ hai tôi đọc để nhớ Pleiku là của Nguyễn Xuân Thiệp, bài “Pleiku, tháng Ba 1974.” Ba mươi năm trôi qua, nhưng ngày tháng đó vẫn còn sinh động. Thơ, không ghi chép lại nhật ký ngày tháng mà sao đầy dấu viết của một quãng đời. Ngày ấy, lửa cháy đỏ. Ngày ấy, người thi sĩ kể chuyện một mình. Ðâu cần ai hiểu, chỉ để nỗi niềm loang vào sương đêm thành nỗi nhớ mịt mùng.

“Cầm bút viết, tháng Ba rực cháy

Hàng dầu cao trong bình minh

Cơn sốt của trái chín và cánh đồng

Trận gió hung trưa ngày ấy

Cầm bút viết, đồi hoa quỳ vàng

Tháng Ba xuống khu rừng

Bóng quạ rung những nhánh cây màu tàn lửa tiếng thét hư không. Chiều rượt qua ngàn...”

Những hình ảnh đan vào nhau với những liên tưởng tiếp nối. Ảnh tượng có khi như không liên quan nhau, chỉ là những nét phác sơ lược nhưng lại làm nổi bật được một không gian đầy biến động. Ðồi hoa quỳ vàng, khu rừng, bóng quạ, nhánh cây màu tàn lửa, tất cả như chìm đắm trong nỗi bàng hoàng của thế thời. Cơn bão lửa dậy lên từ hoang vu:


“Tháng Ba, chân trời chớp tía

Những chuyến xe lên đường, cơn mưa chợt đến

Rào qua mái nhà, bàng hoàng mưa ngưng bặt

Ðêm. Những căn nhà gỗ sáng đèn.

Tháng Ba. Trên đồi vông nở.

Tôi trở về thị trấn tháng Ba

Những sợi dây trời cắt đau trí nhớ

Cườm tay em nhỏ máu hè xưa...”

Xa rồi những ngày thơ mộng. Gần lắm rồi những nỗi kinh hoàng. Cái linh cảm của một cuộc địa chấn là cái linh cảm chung của những người như những con chuột đang cuống cuồng trong rọ. Thị trấn sẽ thành biển lửa, nay mai. Sẽ đầy những cuộc chia ly đầy nước mắt. Thảm họa sụp xuống, như cơn hồng thủy đến.


“...Vò nát chiếc khăn và đừng khóc chiều nay. Chớp bể mưa nguồn chia tay nhau. Sương phụ

người đi râu bám bụi đường tháng Ba. Em. Những căn nhà gỗ ánh đèn khuya. vệt máu hè xưa, đừng tiếc chiếc khăn tay ngày ấy sẽ bay trong lửa hoàng hôn tháng Ba. Cơn giông rền mặt đất.”

Ðọc xong hai bài thơ, tôi như người hụt hơi. Ðời sống, như một hơi khói nhẹ, loãng bay vào hư không.Tự nhiên, thấy lòng mình chùng xuống những kỷ niệm. Những bài thơ. Thuở đã xa. Ngày còn trẻ. Và hoa quì vàng, cái màu vàng loang sắc nắng của buổi nào, bây giờ có còn vương trên núi đồi không? Cái sắc màu hỏa hoàng trong những buổi chiều nhạt nắng ấy sao nhức nhối ký ức. Thị trấn ấy, như câu thơ Vũ hữu Ðịnh:


“ Phố núi cao phố núi trời gần

Phố xá không xa nên phố tình thân

Ði dăm phút đã về chốn cũ

Một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng

Em Pleiku má đỏ môi hồng

Ở đây buổi chiều quanh năm mùa Ðông

Nên mắt em ướt và tóc em ướt

Da em mềm như mây chiều trong...”


Có khi em Pleiku chỉ là tưởng tượng. Thi sĩ đã làm thành một nhân dáng nữ tuyệt vời để tô điểm cho phố núi ấm áp hơn trong cái lạnh se se Tây Nguyên. Thơ như tháp cánh vút lên, để những hàng cây dầu hai bên con đường học trò vươn lên mầu lá xanh hiền. Thành phố có em, là thành phố mà tình yêu đã làm một thứ trang sức cho đời lính thú biên trấn xa xôi. May mà còn có niềm vui.

Thơ về Pleiku thì nhiều, nhiều lắm. Kim Tuấn, Diên Nghị, Du Tử Lê, Võ Ý, Lê Bá Ðịnh, Lâm Hảo Dũng,... đã trãi lòng mình lên thành những rung động thật với nơi chốn mà mình đã qua hoặc gắn bó. Pleiku, nhắc đến nó để nhớ lại một thời lửa đạn. Và, nếu có người sưu tập thành một tuyển tập có chủ đề về nơi chốn ấy, chắc sẽ có một quyển sách cả ngàn trang mới mong đầy đủ hết thơ văn của những người hoài vương vấn với mưa sình, nắng bụi cao nguyên...


--------------------------------------
Cảm Khái Khi Vào Núi


Nguyễn mạnh Trinh


Ừ, mai tao lên Pleiku

Ðêm căm hơi đá chiều mù núi xanh

Uống say quên mộng quẩn quanh

Về nơi gió cát cũng đành cuộc chơi


Ừ, mai cánh vỗ ngang trời

Ngóng thiên thu một cõi đời tịnh yên

Máu xương mãi chuyện ưu phiền

Còn đâu tiếng gọi cho em miệt mài


Ừ, mai súng khoác trên vai

Ngẩn ngơ phố núi những ngày đao binh

Chắc đâu rượu tiễn một mình

Tưởng thân phiêu bạc nhục vinh nửa vời


Ừ, mai thương bóng trăng trôi

Chim quên vẫy mõi cuối trời chiến chinh

Uống đi mai hát quân hành

Nghe trong hơi bốc long lanh mắt người


Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Sáu T11 23, 2007 12:08 am
Viết bởi Youtome
  Quả là 1 phong cách rất Playcu.  [biggrin][biggrin][biggrin]
  Im lặng thì trầm lắng như núi rừng Tây Nguyên, nhưng khi lên tiếng thì mạnh mẽ như tiếng chiêng tiếng khèn... Bằng chứng là 1 loạt những phát đạn liên tiếp vừa rồi
 [rocketwhore][rocketwhore][rocketwhore]
 [waffen093][waffen093][waffen093]

 Tây Nguyên đẹp quá! Playcu ơi!

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Sáu T11 23, 2007 6:31 am
Viết bởi Erai
bác này nhận xét chuẩn quá..
Em cũng đang định nhận xét :
 Em đẹp quá  Playku ơi..
Trái tim anh muốn vỡ tan ròy.. [lol][lol]
 http://uk.youtube.com/watch?v=wi-M-5jZ-S8
--> 1 fong cách cũng hết sức Playku

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Sáu T11 23, 2007 10:34 am
Viết bởi nguyenhoangtue
Vẻ đẹp của Xứ Huế ư? Đúng là như Thơ , như mộng. Đến Bùi Giang cũng phải sững sờ :

      Dạ thưa xứ Huế bây giờ
   Vẫn là Núi Ngự Bên bờ sông Hương.

Còn với Thu Bồn:
      Con sông dùng dằn,
      Con sông không chảy
      Sông Chảy vào lòng
      Nên Huế rất sâu
      ....
      nhưng mà lại là:
      Nón rất Huế , nhưng đời không phải thế...

   Đó là những câu thơ tuyệt vời của hai Nhà Thơ Xứ Quảng về Huế Huế mộng Huế mơ ....


Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Sáu T11 23, 2007 12:24 pm
Viết bởi anhsiu