Bạn đang xem trang 54 / 68 trang

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 2:29 pm
Viết bởi assukiioh
Mùa Xuân đi nghe hò Huế
Khánh Yên



Ngày bình thường, bất chợt được nghe những giọng hò xứ Huế đã thấy lòng nôn nao. Mùa xuân đến, những điệu hò xứ Huế càng làm cho ta chìm đắm trong cảm giác xao xuyến. Xứ Huế vốn là vùng dân ca nổi tiếng với những điệu hò mái nhì, mái đẩy dàn trải, khoan thai, đầy thương cảm. Lối hò bài thai, hò đối đáp nam nữ ngọt ngào như tâm hồn xứ Huế lại mang phong thái độc đáo của vùng đất Cố đô văn vật. Xứ Huế còn có lối hò giã gạo, giã vôi, gia điệp, hò bồng bông, hò đưa linh... những điệu hò luôn làm nao nức và nồng đậm tình người. Trong mênh mang của vùng đất cồn bãi, kênh rạch, đầm phá, ruộng đồng, những điệu hò câu hát như làm vơi đi những nỗi vất vả, nhọc nhằm trong những tháng ngày lao động trên đồng chua, nước mặn, làm nảy mối duyên tình và sâu nặng hơn hết là tình yêu quê hương đất nước.

Hò Huế rất phong phú và đa dạng. Thật thú vị khi du xuân trên sông nước mênh mang, chợt đâu đó văng vẳng một điệu hò mái nhì của các "ca sĩ dân gian":

Nước đầu cầu khúc sâu khúc cạn
Chèo qua Ngọc Trản đến vạn Kim Long
Sương sa gió thổi lạnh lùng
Sóng xao trăng lặn gây lòng nhớ thương

Câu hò cất lên như đưa hồn người nghe cùng lơ lửng trong một bầu trăng nước. Những ai đã có những đêm canh trường nằm trên bến Phu Vân Lâu để đợi tiếng chuông gọi canh của chùa Thiên Mụ, lại chợt nghe giọng hò của một thiếu nữ chèo thuyền qua trước mắt, hẳng lúc này không thể không xao lòng. Rồi trong cái nôn nao rạo rực của không khí vào xuân, bạn rời chốn mênh mang của vùng sông nước, nhẹ nhàng thả bộ vui xuân vào bất cứ mọi xóm làng nào bạn cũng sẽ thấy nhiều thú vui hay lắm, lạ lắm! ấy kìa! Trên một khoảng đất bằng, ẩn dưới một gốc đa xúm xít vòng trong, vòng ngoài một đám chừng chục người đang chơi bài Thai. Bài Thai là một lối chơi từ bộ bài tới, cũng mượn giọng hò làm phương tiện mua vui. Lối chơi có nguồn gốc từ một kiểu hò, đó là hò Thai. Nhà cái bày tấm bia có 30 con bài rồi đặt con bài Thai mình định hò vào đĩa lấy chén đạy lại rồi bắt đầu hò:

Thương nhớ dạng chồng ruột như tơ vày vò một trăm múi, chàng đi em nuôi thầy dưỡng mẹ, em cứ nguyện một lòng vô cúi ra lòn.

Thương khuyên cùng chàng đừng có ham chơi chốn gác tía lầu son. Nhớ cảnh quê nhà làm thuê cắt mướn chớ để vợ con tồi tàn.



Câu hò mang nghĩa ẩn buộc người chơi phải suy đoán để tìm ra con bài thai và đặt tiền vào các ô mình đoán. Ai đoán trúng sẽ được thưởng tiền gấp 8 lần, đoán sai thì số tiền đã đặt thuộc về nhà cái. Ðám chơi bài thai xôn xao. Nhà cái cất giọng hò lượt hai, giọng hò mượt mà pha phách điệu mái nhì lúc trầm, lúc bồng. Tiếng ai đó thúc giục: đánh đi, đánh đi! Một người quả quyết: Tôi đánh con xơ, vì khi người chồng ham mê lầu son gác tía thì hẳn vợ con ở nhà sẽ bị bỏ bê xơ xác đói khổ. Khi tiếng bạc mở ra, quả là con xơ. Mọi người xuýt xoa thán phục! Tương truyền, nhà thơ Xuân Diệu cũng đã từng du xuân và rất mê những điệu hò xứ Huế. Nhà thơ đã phát hiện ra những nét rất riêng, rất độc đáo, rất sáng tạo của những điệu hò ở vùng đất thơ mộng này:"Lời hò ở đây nặng về xinh hơn là về đẹp, có duyên, rất có duyên, văn rất sáng tạo:

Sóng sầm sịch lưng chừng ngoài biển Bắc
Giọt mưa tinh tăng ri rắc chốn hàng hiên
Em muốn làm lơ đi mà ngủ, ngủ cũng không yên
Sợ mưa già nước ngập, biết tựa con thuyền vào đâu...

Sóng văng vẳng dội về từ ngoài biển xa nên "lưng chừng", tuy lưng chừng mà vẫn nghe đợt nặng, đợt nhẹ cho nên sầm sịch; Mưa rí rắc là mưa rơi, mưa rắc lại còn nói nhỏ như rỉ bên tai, giọt mưa lại tinh tăng thì thật là hay! Tinh tăng là mưa giọt tranh rỏ trên mặt thùng thiếc. Văn ca dao xứ Huế còn để lươm thươm chứ không tướt bớt quá chặt chẽ như văn ca dao Bắc bộ, đáng lẻ nói muốn ngủ mà không tài nào ngủ được, lại nói khía cạnh "em muốn lơ đi mà ngủ" thì ra cái nỗi mưa này nó gợi cảm, "nó trêu bên lòng" (Xuân Diệu).



Ðó là ngôn ngữ của hò mái nhì. Ðặc biệt, ta sẽ lại bắt gặp trong hò khoan đối đáp nam nữ những tri thức ngôn ngữ được thể hiện thật phong phú. Nó sử dụng nhiều thể, nhiều làn điệu hò, tạo nên sự đa dạng, sinh động và hấp dẫn. Một cuộc hò đối đáp nam nữ thường chứa đựng ít nhất là một trong các nội dung: Hò chào hỏi, hò ướm lòng, hò thử tài, hò trêu ghẹo đâm bắt, hò ân tình, hò ly biệt.

Cho đến bây giờ, lòng tôi vẫn luôn luôn rộn lên khi bất chợt được nghe một câu hò xứ Huế. Mùa xuân đi nghe hò Huế luôn là thú chơi đặc sắc của con người và mảnh đất thần kinh. Một thú chơi đầy chất dân dã và cũng đầy tính trí tuệ.


Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 3:11 pm
Viết bởi ThanhNghe

Miền đất Trung Nguyên quả thật có nhiều cảnh đẹp. Không biết ai là người xây chùa Thiên Mụ. Không biết tự bao giờ Trung Nguyên, rồi cả 1 dải đất đai mênh mông từ đèo Ngang trở vào là thuộc Việt Nam. Còn nhớ đến thế kỉ 16 lãnh thổ nước đại Việt ta chỉ là vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Lam. Vậy ai là người có công đầu trong việc khai phá cả 1 dải đất đai rộng lớn đằng trong( nay chính là cả khu vực từ Huế trở vào.
Xin thưa đó lại là 1 người con vĩ đại xứ Thanh, Chúa Nguyễn Hoàng. Ông là người tiên phong trong việc mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía Nam, Con cháu của ông( cũng tính là người Thanh Hoá)Vua Gia Long cũng là người có công đầu trong việc khai hoang lục tỉnh Nam Kì.

Nguyễn Hoàng thuộc dòng dõi họ Nguyễn ở Gia Miêu, Tống Sơn,( Nay thuộc địa phận huyện Hà Trung) Thanh Hóa và là con cháu của Định Quốc công Nguyễn Bặc nhà Đinh.

Dưới triều nhà Hậu Lê, ông là một tướng tài lập nhiều công lớn, được vua Lê phong tước Thái úy Đoan Quốc Công. Năm 1558, sau khi anh cả là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm (anh rể của ông) giết, do lo sợ bị anh rể lúc đó đang kiểm soát binh quyền của nhà Hậu Lê sát hại và nghe lời khuyên của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá (khu vực Quảng Trị, Huế ngày nay). Thủ phủ ban đầu là xã Ái Tử, huyện Đăng Xương (nay thuộc huyện Triệu Phong) tỉnh Quảng Trị.

Lúc đầu ông vừa lo xây dựng củng cố Thuận Hoá để dung thân, vừa lo chống quân nhà Mạc đang đánh phá khắp nơi, nhưng vẫn một lòng giữ nghĩa khí phò Lê. Ông vẫn thường ra chầu vua Lê ở Thăng Long. Năm 1593, ông đưa quân ra Bắc Hà giúp Trịnh Tùng đánh dẹp họ Mạc trong 8 năm trời rồi bị họ Trịnh lưu giữ lại do lo sợ sự cát cứ và thế lực lớn mạnh của ông. Năm 1599, nhân có vụ quân binh chống họ Trịnh, ông mới có cớ đưa quân sĩ trở về Thuận Hoá. Từ đó, ông lo phát triển cơ sở, mở mang bờ cõi, phòng bị quân Trịnh vào đánh phá.

Năm 1600 ông dời dinh sang phía đông Ái Tử, gọi là Dinh Cát. Năm 1601, cho xây chùa Thiên Mụ.

Để mở rộng bờ cõi, năm 1611 ông đã thực hiện cuộc Nam tiến đầu tiên, chiếm đất từ bắc Quảng Nam đến đèo Cù Mông của vương quốc Chăm pa khi đó đã suy yếu rất nhiều, lập thành phủ Phú Yên. cho tới khi ông mất, giang sơn họ Nguyễn trải dài từ đèo Ngang, Hoành Sơn qua đèo Hải Vân tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), gần đèo Cả, bây giờ là vùng cực nam Phú Yên, giáp tỉnh Khánh Hòa.

Năm 1613, ông mất, thọ 89 tuổi, con thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên lên kế vị.

Tương truyền trước khi mất, ông dặn dò con: Nếu Bắc tiến được thì tốt nhất, bằng không giữ vững đất Thuận Quảng và mở mang bờ cõi về phía nam.

Lăng mộ của ông hiện nay vẫn còn, gọi là Trường Cơ, đặt ở làng La Khê, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Trong suốt 55 năm cai trị Thuận-Quảng, ông vừa là một vị tướng mưu lược, vừa là một vị chúa khôn ngoan lại có lòng nhân đức, thu phục hào kiệt, vỗ về dân chúng và lo phát triển kinh tế, cho nên dân chúng Thuận Quảng cảm mến, gọi ông là Chúa Tiên, dù đương thời ông chỉ có chức Đoan Quốc công .

Nhẫn nhịn để chờ thời cơ, không manh động gây hấn với địch thủ giết người thân, lập chí lớn, gây dựng cơ nghiệp lâu dài để lại cho con cháu mai sau, Nguyễn Hoàng giống như Nỗ Nhĩ Cáp Xích, người sáng lập ra nhà Hậu Kim, tiền thân của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc sống cùng thời với ông.

Ông có thể coi là người tiên phong trong việc mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía nam, mở đầu cho việc hùng cứ phương nam của 9 chúa Nguyễn, tạo tiền đề cho việc thanh lập vương triều nhà Nguyễn bao gồm 13 vua.



Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 4:19 pm
Viết bởi Youtome
  Cuộc chiến đang khá căng thẳng và hấp dẫn và có phần khốc liệt...[217][217]
  Ko hề giống như dự đoán ban đầu của toàn thể đồng bào, Nam Đinh và Đà Nẵng vẫn thể hiện đuợc sức mạnh của mình nhưng đoàn quân đang dẫn đầu lại là những chiến sĩ sứ Thanh và tiếp theo đó là đoàn hùng binh đến từ Quảng Nam và cố đô Huế.
          [rocketwhore][rocketwhore]
    Nhưng...
  Duờng như vì quá tập trung vào chiến truờng khốc liệt truớc mắt, mà duờng như các binh đoàn đã quên chuẩn bị cho trận đánh quan trọng nhất của mình.
             Phần thi đặc biệt
  Như trong luật thi đấu đã viết, đây là phần thi cuối cùng và có điểm số cao nhất, ngoài ra còn có giải thưởng riêng. Mới nghe đã thấy... quá hấp dẫn rồi[tongue][tongue]
 Ko có gì thay đổi về thời gian, từ ngày 24 đến 29 sẽ dành trọn 5 ngày để anh em chiến đấu. Hi vọng các binh đoàn sẽ đưa ra những sản phẩm ấn tuợng hơn cả MissDD năm truớc.
 Có gì thắc mắc, băn khoăn có thể pm hoặc am cho Youtome.
  よろしく!

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 5:00 pm
Viết bởi vodanhkhach
Đồi Quyết Thắng (Phường Hàm Rồng)




Xưa tên núi Cánh Tiên, trên đỉnh có một trận địa pháo binh bảo vệ cầu Hàm Rồng, từ trên cao lưới lửa phòng không giăng đầy trời, khiến bao “Thần Sấm, Con Ma” của Mỹ bị cháy tan xác. Do đó núi Cánh Tiên thành Đồi Quyết Thắng.



Toàn cảnh tp Thanh Hoá (nhìn từ phía Tây Nam)

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 5:10 pm
Viết bởi vodanhkhach
Thanh Hoá khôi phục, gìn giữ nghệ thuật ca trù

Những năm gần đây, hưởng ứng chương trình hành động quốc gia trong công tác phục hồi, bảo tồn và phát triển nghệ thuật ca trù, Thanh Hoá đã triển khai nhiều hoạt động đến tận cơ sở nhằm khôi phục, gìn giữ bộ môn nghệ thuật độc đáo này.

Trung tâm Văn hoá Thông tin tỉnh Thanh Hoá vừa kết thúc khoá tập huấn ca trù cho 16 ca nương và 10 nhạc công - những hạt nhân văn nghệ quần chúng thuộc các huyện Đông Sơn, Vĩnh Lộc, Quảng Xương, Hoằng Hoá, Hà Trung và thành phố Thanh Hoá.

Bên cạnh đó, trung tâm còn tổ chức nhiều cuộc hội thảo nhằm giới thiệu và quảng bá nghệ thuật ca trù đến với đông đảo người dân; tích cực tham gia các chương trình liên hoan nghệ thuật dân gian khu vực và toàn quốc; hỗ trợ các câu lạc bộ về nhạc cụ, trang phục...

Sở Văn hoá Thông tin tỉnh cũng đã phối hợp với Viện Âm nhạc Việt Nam điền giã, khảo sát ca trù Thanh Hoá tại các làng có truyền thống ca trù. Đặc biệt, Trung tâm Văn hoá Thông tin Thanh Hoá còn động viên, khuyến khích các nghệ nhân dân gian truyền dạy ca trù cho các nhạc công và ca nương trẻ yêu thích môn nghệ thuật này.

Theo tài liệu cổ, ca trù xuất hiện từ thế kỷ 15 và được coi là một bộ môn ca nhạc thính phòng hình thành trên nền tảng của âm nhạc dân gian Bắc Bộ. Ở thể loại nghệ thuật này, tất cả mọi tinh túy đều tập trung vào âm thanh hòa quyện giữa tiếng phách, tiếng hát của đào nương, tiếng đàn đáy và tiếng trống.

Thanh Hoá là mảnh đất có truyền thống yêu thích ca trù. Tương truyền hát ca công ở Thanh Hoá có từ triều Lý, Trần và phát triển mạnh vào triều Nguyễn. Vào đầu thế kỷ XX, các làng hát, dòng họ ca công ở Thanh Hoá đã nổi tiếng cả nước.

Nhiều dòng họ đã duy trì được nghề hát ca công qua nhiều đời, có nhà thờ họ, có sắc phong của Triều đình. Hiện nay nhiều dòng họ còn lưu giữ được các nhạc cụ, đạo cụ, trang phục và những vật dụng gắn liền với nghề hát ca công như nhà thờ họ Nguyễn ở Bái Thuỷ, họ Nguyễn ở Phượng Đoài, họ Lê Văn ở Ngọc Trung, nhà thờ họ Hà Lê ở Trinh Nga...

Một số nghệ nhân cao tuổi vẫn còn say mê với nghệ thuật ca trù hiện đang còn sống như cụ Lê Văn Minh, ở xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân; cụ Ngô Trọng Bình, ở phường Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá; cụ Nguyễn Thị Kim ở Trường Trung, huyện Nông Cống



Sông nước Quảng Châu

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 5:33 pm
Viết bởi vodanhkhach
Hàm Rồng - khu du lịch văn hoá


Cầu treo Hàm Rồng (trước khị bị đánh sập)

Công ty Cổ phần Du lịch Kim Quy - đơn vị đã được tỉnh và thành phố Thanh Hoá cho phép đầu tư vào dự án hồ Kim Quy và các công trình quanh hồ (diện tích 50ha) với tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng. Đây sẽ là trung tâm vui chơi, giải trí của khu du lịch - văn hoá Hàm Rồng.


Dự án gồm 31 hạng mục công trình phục vụ, bao gồm: nhà hàng, khách sạn, bể bơi, công viên nước, bến thuyền, các trò chơi trên cạn, làng sinh thái, khu vui chơi giải trí có thưởng, khu nuôi thú và các công trình phục vụ du khách. Các công trình xây dựng bao quanh hồ Kim Quy rộng 27ha mặt nước, gắn liền với quang cảnh tự nhiên của làng cổ Đông Sơn: có núi Cánh Tiên, núi Ngọc, động Tiên Sơn, hang Mắt Rồng, đền thờ Trần Khát Chân, chùa Tăng Phúc và các di tích lịch sử văn hoá của Hàm Rồng - Nam Ngạn, tạo nên một cảnh quan hấp dẫn, thu hút du khách.

Theo ông Luyện, căn cứ vào chủ trương của tỉnh và thành phố Thanh Hoá, cho phép điều chỉnh bổ sung mặt bằng qui hoạch hồ Kim Quy và các công trình quanh hồ. Dự án xây dựng trung tâm vui chơi giải trí hồ Kim Quy từ nay đến năm 2008 sẽ đầu tư hình thành 4 khu chức năng với qui mô hoành tráng.

Cụ thể:
Khu vui chơi nước có diện tích mặt hồ và công viên nước rộng 27ha, có hệ thống đường trượt, bể tạo sóng, trên hồ bơi thuyền.

Khu du lịch quốc tế có diện tích 6,6ha, bao quanh núi Mâm Xôi nằm gọn trong lòng hồ, gồm các công trình: biệt thự cao cấp kiểu phương Tây, bể bơi, sân tennis, lầu vọng cảnh, trung tâm vui chơi điện tử có thưởng, nhà ăn Âu, Á.

Khu du lịch sinh thái có diện tích 8ha, bao gồm: một số nhà nghỉ kiểu biệt thự, nhà sàn các dân tộc nằm ngay trên bờ hồ ven chân đồi Quyết Thắng gắn với vườn cây ăn quả, chòi câu cá, khu thể dục thể thao, nhà dưỡng sinh phục hồi chức năng người cao tuổi.

Khu thảo cầm viên có diện tích 9ha, xây dựng các chuồng nuôi thú, động vật hoang dã, nuôi cá sấu...



Sầm Sơn biển gọi!!!

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 6:33 pm
Viết bởi assukiioh
Người Huế và món ăn Huế
Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Trọng Tạo



...Hồi ấy mạ tôi là giáo viên của trường Nũ công học hiệu (Huế) chuyên dạy nếu ăn, làm bánh và thêu đan. Mạ tôi có một trợ lý đắc lực là cha tôi. Cha tôi có sáng kiến dem những bài dạy nấu ăn của mạ tôi soạn thành văn vần gọi là Gia chánh diễn ca dể học viên dễ nhớ. Tôi vẫn còn nhớ những bài thơ vui vui ấy của cha tôi:

....
Bánh này dùng bột dậu xanh
không dùng dậu váng dậu nành dậu quyên
Phẩm màu hoà với đông sương
Sao cho giống trái dào tiên trên cành\
...

...
Làm tương phải học cho rành
Lấy lon đong nếp đậu nành cho ngang
Đậu nành bắt cát mà rang,
Trở lưng vá lại mà nghiền bể hai
...

Món ăn cũng như con người, phải có cá tính mới gây dược ấn tượng Chính gia vị làm nên cá tính của món ăn. Ở Huế có câu:

Canh bầu nấu với rau haọ
Bí ngô nấu tỏi, bí dao nấu hành
Con gà cục tác lá chanh...

Trong bữa ăn Huế, thực khách thườg được giới thiệu "chế độ" gia vị để khỏi nhầm lẫn: Bánh bột lọc chấm nước mắm nhỉ, bánh bèo, bánh nậm chấm nước mắm ngọt, bánh ướt thịt nướng chấm tương dậu phụng.... Lẫn lộn các thứ trên sẽ làm hỏng khẩu vị và phụ lòng người nội trợ đã dụng công tỉ mỉ.

Quan trọng hàng đầu là nước mắm ngon. Có câu: " hết nước mắm ngon con mụ hết khéo". Nước mắm ngon là nước mắm trong và hơi ngả màu xanh lục như nước trà Long Tỉnh. Sau nước mắm là ớt. Vùng Bình trị Thiên có giống ớt chìa vôi rất cay và thơm, người Huế ăn ớt thường cầm nguyên trái bẻ kêu " bụp", mùi thơm xông lên mũi, hơi cay xông lên mắt.

Bạn đã ăn cơm hến xứ Huế bao giờ chưa ? Cơm hến gồm cóm nguội, con hến, nước luộc hến, mắm ruốc, ớt màu, o('t trái, hành phi, tép, mỡ, bánh tráng nướng bóp vụn, đậu phụng rang đâm nát, bẹ chuối, rau thơm, rau húng... mỗi thứ một chút. Có thể nói trong tô cơm hến, mọi thứ kể cả cơm và hến đều là gia vị Cơm hến là món ăn tổng hợp một cách khéo léo kinh nghiệm sử dụng gia vị của người Huế.

Muốn thưởng thức món ăn Huế dúng nghĩa, phải sử dụng nguyên liệu là đặc sản của xứ Huế. Có nhiều đặc sản quí hiếm: gạo ngự, hột sen ngự, nhãn ngự, dậu ngự.. Ngự dể chỉ những thứ xưa kia từng dược vua chúa tuyển dụng, là cái "mác" dáng tự hào về chất lượng sản phẩm. Hột sen ngự lấy từ hoa sen ở hồ Tĩnh tâm, nhãn Ngự là nhãn lồng trong Dại nội, gạo Ngự ở cánh đồng An Cựu...

o O o

Ở xứ Huế ngày nay, bánh canh và bánh khoái rất được ưa chuộng. Sáng sớm trước giờ đi làm, nhiều người phóng xe máy từthành phố vềngoại ô ăn bánh canh cá lóc Thủy Dương và tối rủ nhau tới những quán bánh canh cạnh công viên Nguyễn Văn Trỗi trong thành Nội để thưởng thức món bánh canh cua. Còn bữa trưa và bữa chiều thì hai quán bánh khoái Lạc Thành và Lạc Thiện đầu đường Dinh Tiên Hoàng luôn đầy ắp người. Tôi không phải là người sành ăn nhưng cũng xin mạo muội mách hầu thực khách nơi xa.



BÁNH CANH được làm bằng bột gạo, nhồi nước, cán mỏng xắt ra từng sợi nhỏ như sợi mì rồi thả vào nồi nước sôi. Trong nồi nước sôi là thịt cua vo viên dẹt, đã được xào cùng với tôm vàthịt heo xắt nhỏ. Sau khi nêm, múc vào tô, rắc tiêu ớt, lá ngò, hành, rau răm thái nhỏ lên trên. Người ta gọi dấy là bánh canh cua. Mấy năm gần dây ở Huế xuất hiện món bánh canh chả cá trên dường Đặng Trần Côn. Vẫn là chất liệu bột gạo được làm theo bánh canh truyền thống nhưng không phải cua tôm mà là cá và thịt. Cá và thịt băm nhuyễn, dạt mỏng cắt thành miếng chữ nhật hoặc hình thoi rán qua rồi cho vào nồi nấu với sợi bột gạo. Ở xã Thủy Dương phía nam Huế gần đây lại mọc lên gần chục quán bánh canh cá lóc dọc dường số Một. Trong những quán lúp xúp này bánh canh đã được nâng lên thành một "công nghệ". Mỗi quán có đến từ hai dến bốn nồi nước dùng luôn sôi sùng sục. Hai người luôn tay nhồi cán bột gạo thành những sợi mỏng. Hai người khác cuốn tấm bột gạo vào chiếc ống nhựa và xắt tấm bột thành sợi nhỏ thả ngay vào nồi nước dùng. Đợi bột chín tới, người chủ nồi dùng muỗng có nhiều lỗ nhỏ vớt bột ra tô, gắp những miếng cá lóc lạc đã được xào nấu cho lên phía trên cùng với những gia vị và nước dùng. Bột gạo ở các quán này có pha chút bột lọc nên bánh vừa dai lại vừa dòn. Bánh canh vừa ngon lại vừa rẻ, chỉ 3000 đồng một tô.

BÁNH KHOÁI là loại bánh mới nghe tên đã thấy khoái rồi. Nghe nói trước đây người ta gọi là bánh khói bởi vi đây là loại bánh ăn nóng, hơi nóng từ bánh bốc ra nghi ngút như khói tỏa. Người ta bảo do tiếng Huế nói "khói" thành "khoái" mà thành tên gọi ngày nay. Người ta làm bánh khoái bằng bột gạo đỏ pha cari hoặc nước đường thắng làm màu nhồi với nước có hàn the, khi nào ăn mới bắt khuôn lên lò, đổ mỡ tráng đều, xếp chung quanh vài lát mỡ, vài miếng thịt heo quết (hoặc thịt bò), vài con tôm đã cắt râu, cho một ít giá đỗ ở trên, nế u có nấm mối nữa thìcàng ngon. Đợi cho các thứ gần chín thì múc bột gạo đã pha loãng đổ vào, thêm muỗng trứng lên trên, đậy vung lại. bánh chín, gấp đôi lại, xúc ra dĩa trông giống như nửa mặt trăng vàng rộm . Cái ngon của bánh khoái còn nhờvào nước lèo và rau sống. Ở Huế có nhiều hàng làm bánh khoái nhưng không đâu có nước "lèo" ngon và đặc biệt như Lạc Thành và Lạc Thiện. Làm nước lèo có bí mật riêng. Theo như nhà hàng Lạc Thiện (anh ruột Lạc Thành) thì họ làm nước lèo bằng nước tương (đặt riêng), đậu phộng, mè rang giã nhỏ và bột gạo trộn với nước tôm luộc, rồi múc ra trộn với nước cơm, kho với gan heo, tóp mỡ băm nhỏ, gia vị tỏi ớt, sôi sền sệt là dược. Còn món rau sống thì thế nào cũng có chuối chát, khế chua và quả vả thái mỏng. Nước lèo và rau sống thực khách cần dùng bao nhiêu cũng không phải tính thêm tiền! Và dối với người Huế thìnhớ món ăn Huế cũng chính là nhớ Huế...



Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 6:46 pm
Viết bởi assukiioh
Những gánh hàng rong ở Huế
Bình An



Buổi sáng, những con đường phố ở Huế không thức dậy một cách vội vã. Có lẽ nhộn nhịp nhất chỉ có khu vực cầu Tràng Tiền: những giòng xe cộ ngược xuôi chở hàng hóa về bên kia, bên này... Và những gánh hàng rong từ các vùng lân cận cũng theo đó rảo bước nhanh nhịp nhàng đôi quang gánh về phố cho kịp phục vụ người ăn sáng.

Hàng rong ở Huế đủ các loại món ăn bình dân. Sáng sớm từ An Lăng, An Cựu, Nam Phổ, Vỹ Dạ, Cồn Hến... hàng bánh canh, bún đổ về phố. Một số gánh qua những con phố ở phía chợ Đông Ba, một số rảo gánh bên này cầu Tràng Tiền. Trên đường Trần Hưng Đạo phía trước chợ Đông Ba, là nơi tập kết ngô (bắp) luộc từ Kim Long chở đến, để từ đây phân phối đi khắp nơi. Gánh bánh canh hay các loại bún đều giông giống nhau: một đầu gánh là trả lửa hình vuông có nồi nước lèo đặt bên trên. Đặc biệt, chỉ đến Huế người ta mới gặp lại cái nồi nhôm dạng hình cái chum, có người gọi là nồi gương. Đầu gánh bên kia là tô, chén, dĩa và đủ thứ linh tinh phục vụ cho một tô bún có đủ: rau, mắm, hành... Bánh canh buổi sáng thường là bánh canh bột gạo, buổi chiều mới có bánh canh cua bột lọc. Nồi bánh canh cũng như nồi bún bò: cũng thịt, cũng giò, da heo, có thêm chả cá... Bún gánh (từ đặc biệt dành cho gánh hàng rong) có đủ loại: bò, cá, hến, riêu... Tôi đã ăn những tô bún bò từ trong các tiệm lớn đến những gánh hàng rong và nhận xét một điều rằng: bún bò tại đây, không giống như ở các thành phố khác. Cái khác trước nhất là rau không phải là rau xắt ghém nhất là rau được lặt thành từng lá nhỏ (xà lách, rau thơm, hành có nơi cũng không xắt thành hành hoa, mà cắt thành từng đoạn nhỏ); cái khác thứ hai là trong nồi bún có chả lụa, gọi là giò (không biết có phải thay cho giò heỏ): thịt chả lụa được vắt thành từng vê nhỏ, nổi lên phía trên mặt nồi nước lèo; cái khác thứ ba là nếu muốn, tô bún sẽ có thêm thịt bò tái (giống như ăn phở). Rồi tùy theo yêu cầu của khách, tô bún sẽ có đầy đủ (giò heo, giò lụa, thịt bò gân, nạm, bò tái) hay chỉ có một vài thứ (có giò heo thì không có giò lụa, có bò tái thì không có bò gân...). Đặc sản của Huế mà bất kỳ ai đến đây cũng phải tìm ăn cho bằng được: cơm hến. Hàng cơm hến nào cũng kèm theo bún hến. Thúng bún được phân làm hai bằng miếng nylon: một bên là bún, một bên là cơm, khách ăn món nào gia vị kèm theo đặc trưng của món ấy (đậu phộng chiên còn nguyên hạt, dầu ăn đã khử với ớt mầu thật cay, mắm ruốc...). Đặc biệt chỉ có món này mới thấy rau ghém thái chỉ, gồm có rau môn, xà lách, bắp chuối, rau thơm... xắt thành sợi rất nhuyễn. Cồn Hến là nơi chuyên cung cấp hến cho các hàng ăn, hến được lấy thịt bằng cách bỏ vào rổ và xát, thịt hến bong ra, ở đây người ta cũng cung cấp luôn nước hến. Hàng ăn chỉ việc đến mua thịt hến và nước hến về rồi chế biến tiếp.

Ngoài hàng "gánh", còn có hàng "nách". Tầm sáng sớm có các nách bánh mì, xôi, bắp... cũng một điều rất khác ở Huế là rau bỏ vào bánh mì ngoài hành, dưa leo còn có thêm rau răm và thịt thường là thịt nhưng có nước xốt chế vào, ăn cũng hay hay, là lạ... Hàng nách còn có nách bánh bèo, nậm, lọc, ram ít, bánh ướt cuốn thịt nướng, bún thịt nướng... Bánh bèo Huế rất mỏng và có đường kính gần bằng chén chè, xếp vào cái đĩa nhìn thấy được cả hoa văn của dĩa ở bên dưới, không phải là loại bánh bèo đổ trong chén nhỏ, dày cui khi ăn phải múc bằng thìa. Người Huế giải thích ăn bánh bèo mỏng như vậy mới thấm nước mắm! Đặc biệt, bún thịt nướng hay bánh ướt thịt nướng (bánh ướt bọc bên trong là thịt nướng) ăn với một loại nước chấm được chế biến rất ngon.

Các món ăn Huế bây giờ không có vị cay như trước, ai muốn ăn cay, thì bỏ thêm ớt được xắt lát trong các tô mắm. Tầm tháng tư, không có ớt xiêm, mà chỉ có loại ớt sừng mầu xanh, tưởng là không cay, thế nhưng ăn một miếng là cay xé lưỡi, còn hơn cả ớt xiêm.

Hàng rong ở Huế, mỗi món gắn liền với một địa danh đặc thù, nói đến bánh canh phải là bánh canh Nam Phổ, các loại bún phải xuất phát từ An Cựu; bắp hầm ở Kim Long... Về khoản vệ sinh an toàn thực phẩm của những gánh hàng rong? Thú thật là người trong nghề tiêu chuẩn đo lường chất lượng gần hai mươi năm, ban đầu tôi cũng hơi ngài ngại, nhưng cái ý muốn khám phá và cái tật thèm ăn quà rong đã khiến tôi "cầm lòng không đậu". Buổi sáng đi bộ lang thang trên đường Hùng Vương, tôi ngồi sà xuống một gánh bún bò, tô bún chỉ có 3.000 đồng, nhưng cũng đầy đủ: giò lụa, thịt bò nạm, gân, thêm vài miếng da heo... Một đầu quang gánh của cô bán hàng là nồi nước lèo, đầu gánh bên kia là rổ bún và "đồ mầu phụ trợ", rổ rau tươi trông có vẻ ngon mắt và sạch sẽ.

Thử đến Huế một lần, sáng sớm tinh mơ bạn sẽ gặp hình ảnh từng tốp những người gánh hàng rong đi cùng với nhau từ một vùng nào đó đổ về phố, dừng lại đặt cái đòn gánh xuống đất làm đòn ngồi, nghỉ một chút trên đường, có người phe phẩy chiếc nón lá cho đỡ mệt, có người cời lại bếp than cho đỏ lửa, rồi bắt đầu tỏa đi khắp nơi. Ngồi xuống bên các gánh hàng rong, bạn sẽ có cảm giác của người không bị ràng buộc bởi công việc: muốn ăn gì thì ăn, gặp gì ăn nấy... Sáng sớm bạn sẽ thấy bánh canh, các loại bún, bánh mì, xôi bắp, bánh bèo... Trễ hơn một chút có đủ các loại chè (chè nóng, chè lạnh) hay các loại nước đậu nành, đậu ván, đậu hủ (cũng là một đặc biệt nữa, đậu hủ ở đây không ăn với nước đường đã thắng bỏ thêm gừng mà lại ăn với đường cát trắng tinh, vắt vào tí chanh, chỉ có 500 đồng một chén mà người bán hàng cho vào cả muỗng súp đường cát trắng). Trưa hơn chút nữa có các hàng "đồ trái", đó là các gánh trái cây (vải, nhãn, bơ, cam...) xuất phát từ chợ Đông Ba, lúc này cũng có các gánh rau bán dạo cho những nhà ở phố. Sau giấc ngủ trưa, xê xế có bánh bèo, nậm, lọc, ram ít, bún thịt nướng, bánh canh bột lọc, chè... Các gánh này có thể bán đến chiều xẩm tối.

Để khám phá Huế, người ta phải mất nhiều năm, có khi cả đời cũng không hết, nhưng chỉ cần vài ngày lang thang ở Huế, bạn cũng sơ sơ biết Huế, và bắt đầu yêu Huế. Yêu những con đường nhỏ nhỏ có ai hàng cây suốt ngày chụm đầu vào nhau rì rầm kể chuyện, yêu những chiếc lá bay bay trong buổi sáng tinh tươm, yêu cổ thành bí ẩn, yêu dòng sông Hương lặng lờ trôi, êm đềm buổi sáng, lười biếng buổi trưa, mềm mại buổi chiều, để rồi bất chợt buột miệng hát lên: "Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được". Và một trong những vẻ đẹp cổ kính đó, những gánh hàng rong cũng là một đặc thù của thành phố du lịch nổi tiếng thơ mộng và dịu dàng này. Mời bạn, hãy tạm xa rời các nhà hàng sang trọng, một lần đến với các gánh hàng rong để tận hưởng cho bằng hết cái thú của người đi du lịch.

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 6:53 pm
Viết bởi longtaithien
Anh hùng Ngô Thị Tuyển

Ngô Thị Tuyển sinh năm 1946 tại xóm Khang, làng Nam Ngạn, nay là phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hoá. Khi được nhà nước phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Ngô Thị Tuyển là dân quân tiểu khu Nam Ngạn, là đoàn viên thanh niên và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Công lao của chị là chiến đấu và phục vụ chiến đấu suốt thời kỳ giặc Mỹ đánh phá Hàm Rồng, Nam Ngạn và thị xã Thanh Hoá. Trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu cũng như sản xuất đã nêu cao tinh thần kiên cường, dũng cảm, không lùi bước trước những khó khăn, sẵn sàng xung phong nhận nhiệm vụ và hoàn thành một cách xuất sắc, góp phần vào chiến thắng to lớn của quân và dân Hàm Rồng - Nam Ngạn, trong những ngày 03 và 04 tháng 4 năm 1965 bắn rơi nhiều máy bay giặc Mỹ đến bắn phá ác liệt khu vực Nam Ngạn - Hàm Rồng. Không sợ nguy hiểm, Ngô Thị Tuyển xung phong gánh cơm ra trận địa cho bộ đội, chưa được nghỉ ngơi nhưng khi có đoàn xe tiếp đạn tới chị lại xung phong đi vác đạn. Đang chuyển đạn gấp cho bộ đội chiến đấu thì gặp phải hai hòm đạn đai sắt móc chặt vào nhau, anh em lấy thuổng để tách ra nhưng chưa được, sợ chậm trễ ảnh hưởng đến chiến đấu, Ngô Thị Tuyển ghé vai vào vác luôn cả hai (hai hòm đạn nặng 98kg) vượt qua đường để chuyển lên tàu kịp thời cho bộ đội đánh trả máy bay địch.

Với sức vóc của một cô gái chỉ khoảng 50kg mà vác một khối lượng nặng gần gấp hai lần trọng lượng cơ thể thật là phi thường.

Công lao to lớn của mình góp phần vào cái chung lớn của cuộc kháng chiến, Ngô Thị Tuyển đã được khen thưởng 2 Huân chương chiến công hạng Ba, được Bác Hồ tặng huy hiệu của Người và 6 lần tặng bằng khen.

Ngày 01 tháng 01 năm 1967, Ngô Thị Tuyển được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.



Các anh hùng và chiến sĩ thi đua Hàm Rồng - Thanh Hóa ( cô gái đứng giữa là Anh hùng Ngô Thị Tuyển)

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 7:02 pm
Viết bởi assukiioh
Lang thang ăn đêm ở Huế


Từ lâu nay, những món ăn Huế trở nên nổi tiếng trong và ngoài nước bởi phong cách, hương vị đặc sắc của vùng đất cố đô. Đến Huế, tôi lang thang nhiều đêm, bắt đầu từ những món ăn bình dân về khuya của miền núi Ngự sông Hương.




Trong cái se se lạnh của gió mùa đông bắc tràn về, ngồi trước những bát cháo, tô bún nóng, bốc mùi thơm béo ngầy ngậy chưa ăn đã thấy khoan khoái. Nhưng hấp dẫn hơn cả vẫn là các tô bún bò, giò heo. Tôi đã ăn món bún này ở Hà Nội, TPHCM nhưng không đâu ngon bằng nơi đây. Trên nền những sợi bún trắng phau, nổi lên những lát thịt bò chín tái, thịt giò heo vàng rực. Chúng tôi vừa ăn vừa xuýt xoa đến chảy nước mắt vì vị cay của ớt, của tương mà vẫn thích thú.

Hai tuần ở Huế, có lần tôi được anh bạn quê gốc cố đô dẫn đi "nếm thử" món nem lụi Huế. Quán 18 đường Nguyễn Huệ đông đúc sinh viên đến ăn. Thịt lợn nạc làm nem trộn với gia vị, tiêu, hành mắm, xiên thành từng que, khi khách gọi mới nướng lên. Nem lụi cuốn trong bánh đa nem, chấm nước lèo ăn kèm rau sống, chuối xanh, vả ngon tuyệt. Ngoài sinh viên, còn thấy đủ các đối tượng sang có, nghèo có và cả mấy ông Tây du lịch ba lô. Đông nhất là giới học sinh, sinh viên nghèo ngồi "chiêu đãi" nhau. Một anh chàng người Đức xuýt xoa khen với cô bạn gái "Wonderbad!" (tuyệt vời). Góc phòng, có ông nhà thơ xứ Huế tôi quen ngồi cùng bạn, gọi thêm chai rượu thuốc. Rượu nồng, nem ngậy, xen vào câu chuyện bình thơ rôm rả. Anh bạn tôi giới thiệu: "Đặc sản Huế đấy, cậu ạ, rẻ mà ngon. Bạn bè đến Huế tớ toàn đưa tới đây cả".



Nem lụi chưa phải là món ăn bình dân nhất. Huế còn món bánh canh. Người lao động sau những ngày làm việc vất vả, tối đến đi dạo, trước khi về nhà ngủ thường tạt qua Đinh Tiên Hoàng, Đặng Trần Côn làm bát bánh canh cho ấm bụng. Bánh canh nấu bằng bột mì, bột gạo với phụ liệu là da heo, thịt băm nhuyễn và cá, kèm thêm hành lá thái nhỏ trộn ít tương ớt. Khách ăn rất đông. Cả đoạn phố Đinh Tiên Hoàng sực nức mùi thơm. Các gánh hàng đều tòng teng chiếc đèn dầu, nhìn xa như đêm hoa đăng.

Các mệ, các chị người Huế là những người chế biến món ăn tinh xảo từ lâu đời. Tôi có dịp gặp mấy mệ thuộc dòng dõi hoàng tộc, kể say mê câu chuyện bếp núc ở đất núc ở đất Huế. Ngay như các loại bánh Huế có hàng chục loại: bánh bèo, bánh khoái, bánh ram, ít, bánh bột lọc... Trên các đường Chi Lăng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trương Định, Nguyễn Chí Diểu... nhan nhản các quán bán bánh mở cửa từ chiều đến tận khuya.



Còn một thứ cơm ăn nổi tiếng khác mà ngay những tối đầu ở Huế, chúng tôi đã đi tìm để thưởng thức đó là cơm hến. Đó là món ăn tổng hợp của những nguyên liệu đặc biệt: thịt hến, cơm trắng, khế chua, rau thơm, đậu phụng rang, dầu mè, ruốc, ớt, bì lợn. Hơn 9 giờ tối, quán cơm hến góc đường Bà huyện Thanh Quan càng đông khách. Nhiều nhà "ẩm thực", nhà văn đã viết về cơm hến, nhưng khi tôi được ăn, mới thấy hết cái thi vị của món này.

Huế là xứ sở của hơn 300 món ăn. Có những món sang trọng, cao lương mỹ vị cầu kỳ, nhưng cũng có món thật đơn giản dị, thanh đạm mà đậm đà, quyến rũ thể hiện sự khéo léo, duyên dáng của những bàn tay nội trợ chịu thương chịu khó. Đó cũng là một trong những nét đẹp của văn hoá đất cố đô quyến rũ tâm hồn du khách trong và ngoài nước.