Thanks Tuấn Anh, anh nghĩ bài này sẽ rất hữu ích cho các em kohai đấy.
Anh vừa check và thêm vào vài kinh nghiệm của anh. Cho phép anh " song kiếm hợp bích " với Tuấn Anh cho xong bài này nhé.hihi. Hi vọng giúp được gì đó cho kohai.
Những kinh nghiệm khi bỡ ngỡ bước vào môi trường Đại Học. Mùa hoa sakura sắp đến, bài viết này nhằm giúp cho các bạn có những buớc chuẩn bị tốt nhất trước khi bước vào môi truờng mới – Đại Học. Mình xin nhấn mạnh là nếu các bạn lập được một kế hoạch càng chi tiết thì các bạn sẽ không bị bối rối khi có quá nhiều vấn đề phải xử lý. Kế hoạch có thể gồm hai phần chính : trước khi chuyển đi và những ngày đầu chuyển đến nơi mới.
Trước khi chuyển đi Đầu tiên xin nói về vấn đề nhà cửa. Đối với những trường có "Ký túc xá" (KTX và 国際交流会館) thì thời hạn nộp hồ sơ là vấn đề cần được lưu ý hàng đầu. Theo kinh nghiệm của Sempai, có rất nhiều bạn do không chú ý "thời hạn nộp đơn" nên đã để mất những "cơ hội đáng tiếc". Tiền phí KTX rẻ hơn ở Apato khá nhiều (khoảng 25man/năm), nếu may mắn được vào 国際交流会館, bạn có hội tiếp xúc trực tiếp với những người bạn lưu học sinh trong cuộc sống hằng ngày, mình tin chắc là họ sẽ làm thay đổi cách nhìn của bạn về "sinh viên quốc tế" đấy. Còn nếu là "Ký túc xá của sinh viên Nhật" thì cũng tương tự vậy, bạn sẽ có nhiều cơ hội hiểu "xã hội Nhật và tương lai Nhật Bản" từ tận đáy lòng.
SVVN ở Gifudai cùng bè bạn năm châu Còn đối với những bạn nhở cơ hội "Ký túc xá", thì "Apato sagashi" sẽ là một việc tốn thời gian và tiền bạc, đôi lúc cả nước mắt lẫn mô hôi. Liên lạc với Sempai ở đó hỏi về tình hình nhà cửa, giá cả, vị trí (baito, trường, apato...)... là điều bạn phải xác định ngay từ đầu. Sau đó tranh thủ thời gian còn ở trường tiếng Nhật, dùng internet search sẵn 1 list những nơi có thể thuê được và ra quyết định càng sớm càng tốt. Thường thì nhiều "Oyasan" sẽ không nhận "người ngoài" vì nhiều lý do khó hiểu, do vậy bạn sẽ phải kiên trì điện thoại từng nơi một cho đến khi gặp được người "Oyasan" đã có kinh nghiệm trong việc cho "người ngoài" thuê nhà.
Chú ý: Khi thuê nhà có thể mặc cả giá cả, tiền 敷金、礼金 (các bạn cứ than khổ nhiều vào, chắc sẽ được giảm một ít ^_^). Nếu có điều kiện thì đi thực địa chổ ở là tốt nhất, nên chọn những 不動産 nhỏ nhỏ người ta nhiệt tình hơn và dễ than khổ trả giá hơn, và một chú ý nữa là thuê nhà có 都市ガス thì tiền ガスrẻ hơn là LPガス. Có nhiều trang có thể search thông tin アパート、ví dụ http://www.apamanshop.com/ . Còn đây là dịch vụ vận chuyển rẻ nhất mà mình biết 福山通運 http://www.fukutsu.co.jp/.
Và phải tích cực liên lạc với Sempai, nhờ Sempai hỏi han để ý xem có ai chuyển đi, hoặc trong lab của Sempai có người tốt nghiệp. Sinh viên khi tốt nghiệp và bất đầu cuộc sống "Shakaijn", họ thường để lại đồ dùng "daigakujidai" cho người cần thiết. Do vậy có thể nhờ Sempai xin lại đồ dùng như máy giặt, nồi cơm điện, bàn ghế học tập,...và đôi khi may mắn bạn sẽ nhận được những món đồ giá trị như xe gentsuki. Và nên thử hỏi có ai nhường baito hay không, vì thời gian này nếu có nhanh việc "baito" thì bạn sẽ yên tâm việc làm để ổn định các việc khác.
Những ngày đầu chuyển đến Sau khi đến nơi mới, thì có nhiều việc phải làm, xin gợi ý một số việc như sau :
Đầu tiên là mua một cuốn bản đồ và đi vòng vòng xung quanh nơi ở, trường học...coi như vừa đi chơi vừa tranh thủ đi "quan sát" (và bản đồ còn rất hữu ích cho sau này ).
Tiếp theo liên lạc đến những nơi cho đồ và cố gắng ổn định càng sớm càng tốt. Hỏi thăm Sempai về trường học (có một số nơi có ưu đãi đặc biệt ví dụ như ở 東北大学 có cho 図書カード、hỗ trợ 1 tháng tiền アパート...) về nơi ở (ví dụ như ở 仙台市 có chế độ miễn khoảng hơn 2 sen tiền 水道/tháng...).
Khi bất đầu vào kỳ học, nên hỏi về kinh nghiệm học như kinh nghiệm chọn môn, chọn thầy, chế độ 卒業単位 cũng rất quan trọng. Phải "確認" cẩn thận vì nếu rất có thể không đủ "単位" những môn cần thiết để làm "tốt nghiệp".
Khi làm lại 外国人登録証 và 国民健康保険 thì các bạn nên khai báo thu nhập dưới 90 man/năm. Như vậy thì các bạn sẽ chỉ phải đóng khoảng 1sen/tháng, còn nếu không sẽ phải đóng gần 1man/tháng.
Sau khi đã ổn định xong chổ ở, việc học và việc làm, thì bạn hãy tính đến việc "chơi". Đừng quên, "chơi cũng cần như học, và phải biết cách chơi". Có rất nhiều câu lạc bộ trong trường để bạn lựa chọn phù hợp với sở thích và nguyện vọng. Tất nhiên, các CLB ngoài việc "Enjoy" còn là nơi các bạn giao lưu và học hỏi, ví dụ có thể kiếm được "kakumon" từ những sempai. Nói chung mình nghĩ nếu bạn là người biết cách cân đối việc làm, việc học thì việc tham gia vào một CLB là điều không quá tầm tay.
CLB "xe đạp" ở Utsunomiya Sau cùng, việc kết bạn với những bạn người Nhật là điều hết sức quan trọng. Nếu được bạn hãy "thân thật là thân" với một hoặc hai người, rồi tùy điều kiện mà nhân rộng thành nhóm bạn qua trường, CLB, baito và những nơi gặp gỡ khác. Đừng tiếc "thời gian" cho việc này, việc vừa có một "NetWork" của mình, vừa có bạn bè là điều không đơn giản và khi "ra đời" bạn sẽ từ từ nhận thức được những lợi ích này. Trước mắt thì đối với những người bạn thân, họ sẽ giúp ích rất nhiều việc học tập ở trường trong bốn năm, cũng như luyện ngôn ngữ tiếng Nhật của bạn.
Một năm học mới đang chờ đón các bạn, hãy Enjoy với bốn năm quý báu này và chúc các bạn có được một "大学時代" tuyệt vời.
Tuấn Anh - Hồng Ân