Bạn đang xem trang 53 / 68 trang

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 11:39 am
Viết bởi assukiioh
Xuôi dòng Hương ghé qua Cồn Hến
Thái Phan Vàng Anh



Cuộn mình trong sự chở che của dòng Hương cồn Hến nằm biệt lập, tránh xa cái ồn ào của thành phố.

Đến cồn Hến, du khách có thể đi đường bộ qua một cây cầu nhỏ. Qua khỏi cầu là một thế giới khác, yên ắng đến bất ngờ. Muốn thưởng thức nét riêng của dòng sông xứ Huế thì đi đò dọc xuôi dòng sông Hương đến một đò ngang từ Chi Lăng sang.

Cồn Hến có bắp ngon nổi tiếng. Vì thế chè bắp ở đây cũng ngon đặc biệt. Bắp nấu chè phải là bắp non. Những hạt bắp nhu nhú, tròn căng, chỉ khẽ chạm dao vào là tứa sữa.

Bắp cồn vốn sẵn vị ngọt, chỉ cần nấu vừa đường và nhỏ lửa chè mới dẻo, thơm. Một chút xao nhãng thôi nồi chè đặc, khê là mất vị. Chè bắp có màu vàng óng, ngọt và thơm thơm. Nhưng phải thêm chút nước cốt dừa trắng tinh, béo ngậy, ly chè mới thật sự ngon. Chầm chậm trộn đều cho nước cốt và chè quyện vào nhau, lặng ngắm màu bắp vàng mơ ta mới thấy hết vẻ hấp dẫn. Đá bào được để trên một chiếc đĩa, đầy vun. Tùy ý riêng, thực khách có thể cho đá vào, thích thú nhìn nó tan ngấm vào ly chè, chưa ăn đã thấy mát lạnh. Trong cái mướt xanh của vườn Huế, nhấm nháp ly chè thơm lựng mới thật tuyệt vời.

Chè cồn dường như chỉ hợp với những thực khách không vội vã, những thực khách rất quen thuộc. Đó là những cô cậu học sinh áo dài trắng, quần xanh; những nhóm sinh viên Huế nghèo mọi thứ nhưng giàu tâm hồn; các đôi lứa yêu nhau và cả những du khách muốn tìm một hương vị riêng của Huế.


Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 12:57 pm
Viết bởi Youtome
  Đã có nhiều thay đổi về luật chơi, đặc biệt là vấn đề thời gian!
 Để mọi nguời tiện theo dõi, BTC đã edit các bài viết ở trang 1. Mọi nguời có thể vào đó tham khảo nhé.
 

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 1:28 pm
Viết bởi assukiioh
Nhà vườn bên dòng sông Hương
Bích Loan



Ai đặt chân đến thành phố Huế cũng đều có ấn tượng sâu đâm trước vẻ đẹp êm đềm của cố đô. Trừ khu buôn bán không rộng lắm bên tả ngạn sông Hương tập trung xung quanh chợ Đông Ba và đường Trần Hưng Đạo, cả thành phố còn lại đều dịu dàng yên tĩnh, không khí trong sạch, rất ít bụi bặm, mọi tiếng ồn ào đến đây hình như đều bị lọc bớt, lắng xuống. Nắng hè ở miền Trung nước ta gay gắt đến thế mà ở Huế cũng dịu được nhiều phần. Mọi ngôi nhà ở Huế kể cả các công thự lớn, dường như đều được che chở sau màu xanh của các rặng cây. Những con đường lớn của Huế đều râm mát nhờ những hàng cây đẹp. Người ta cho rằng sở dĩ thành phố Huế có được cái êm đềm hiền hòa, dịu dàng, yên tĩnh ấy phần lớn là nhờ dòng sông Hương và những ngôi vườn, vườn quanh nhà ở, vườn chùa, vườn đền, vườn ngự, vườn lăng... Sông và vườn cùng với các công trình văn hóa nghệ thuật cổ kính đã đem lại cho Huế cái chất thơ trầm lắng và cái hài hòa trong sáng tỏa ra từ những đô thị có chiều sâu văn hiến.



Thiên nhiên đã giữ một vai trò thật quan trọng trong sự tổng hợp nên bản sắc Huế. Khi xây dựng đô thị của mình, người Thuận Hóa - Phú Xuân của những thế kỷ trước đây không hề bộc lộ được cái ham muốn chế ngự thiên nhiên mà chỉ tìm cách tổ chức thiên nhiên trở thành có văn hóa để tham dự một cách hài hòa vào cuộc sống của con người. Lớn lên ở Huế không lúc nào người Huế không cảm thấy thành phố này như một khu vườn thân mật của mình. Ít có một thành phố nào như Huế, nơi mà giữa tạo vật và con người luôn luôn gắn bó một tình bạn thân thiết và tươi xanh.

Nhà vườn xứ Huế dù giàu hay nghèo thường vẫn có cổng gạch, mái khá rộng, phía ngoài trồng vài cây có quả: ấy là chỗ dừng chân qua cơn mưa, là bóng mát dành cho người đi đường, là chút lộc hoa trái dành cho trẻ con trong xóm. Người Huế lập vườn trước hết là nơi cư ngụ của tâm hồn mình giữa thế gian, ước mong nó sẽ là chút di sản tinh thần để đời cho con cháu. Ngôi vườn An Hiên trong vùng Kim Long ở gần chùa Linh Mụ là một kiểu vườn Huế như vậy. Muốn vào vườn người ta bước qua một cái vòm cổng xây gạch và thấy nhô lên ở cuối sân chiếc mái ngói cổ với những nét uốn cong ẩn hiện giữa tán lá xanh biếc. Một lối đi khá dài, hai bên trồng mai trắng, lá đan vòm che trên đầu người như nối dài thêm cái vòm cổng vào đến sân. Vườn An Hiên có một cây ngọc lan già nửa thế kỷ đứng sát cổng, thu tàn đông lạnh nó chỉ rụng lác đác ít lá vàng, vẫn giữ một màu lục tươi nguyên khối, cây già mà hoa trẻ, hoa nở không có mùa cứ mỗi cơn mưa cơn nắng chợt đến lại bừng lên dễ đến hàng vạn đóa hoa trên cây, hương bay xa mấy dặm. Gần gũi với cây ngọc lan là cây hoàng lan, thường gọi là bông sứ vàng, loài hoa màu vàng đu đủ chín - một giống còn lại ở Huế rất hiếm.

Vườn An Hiên thật là Huế trong cái nét tổng hợp những loài thực vật đa dạng đó của đất nước. Vườn trồng nhiều loại hoa, mỗi thứ một ít nhưng đủ loại, dân dã có các loài nhài, lý, thạch lựu, tường vi và các giống hồng bản địa, quý phái có các loại thổ lan và phong lan; bên cạnh những khóm hồng hiện đại nhập từ châu Âu, người ta có thể thấy một bụi hoa sim dại. Khách đến thăm vườn thế nào cũng dừng lại ngắm hai cây hải đường đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đoá phơi phới ở đầu cành, nhìn gần hải đường có một màu đỏ thắm rất quý phái. Ở Huế, hải đường không chỉ mọc ở sân nhà quyền quý nó sống khắp các vườn nhà dân, các sân đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng hải đường khá độc đáo: lá to, thân khoẻ, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu da rắn màu gỉ đồng, trông dân dã như cây chè vùng đất đỏ. Hoa hải đường rạng rỡ nồng nàn mà không có vẻ gì là yểu điệu.

Vào dịp Tết, những chậu trà mi đỏ tươi, màu đỏ rất sâu, cứ hút lấy cái nhìn của người xem, hoa đỏ đã đẹp, hoa trắng càng đẹp, có cái gì thật trong sáng tinh khôi trong màu trắng trà mi, toàn đoá hoa như một phiến ngọc bạch. Đến quá giữa xuân thì hoa lê bắt đầu nở, nhìn cây lê đang nở hoa thấy trên những cành thẳng có những chấm mắt nhỏ gồ ghề, dáng đốt trúc, mấy chùm hoa trắng điểm lên ít lá non, xanh mơn mởn, bóng loáng. Cành lê to khoẻ, hoa chỉ điểm năm ba chùm rung động nhẹ như những cánh bướm trắng. Măng cụt trong vườn cũng đang nẩy lộc chi chít.

Vào hè vườn An Hiên vào mùa quả. Khởi đầu là mùa thơm: giống thơm Nguyệt Biều vỏ chín đỏ như lửa, cắt ra từng lát tròn to vàng màu mật ong. Dâu chín vào tháng năm tháng sáu. Sau vườn, cạnh giếng nước có một vạt đất trồng những loại cây leo: hồ tiêu, thanh long, trầu không...

Vườn An Hiên còn có mấy cây vải Phụng Tiên giống vải đặc sản của Huế quả lớn hơn quả nhãn một chút, hạt bé bằng hạt tiêu, hương vị không kém vải thiều xứ Bắc. Giống vải này được xếp vào hàng quý tộc, xưa chỉ trông nơi cung cấm.

Vào thu, khu vườn An Hiên càng hiện ra trong vẻ đẹp của trái: cam và thanh trà làm cho khu vườn nặng trĩu xuống khác với dạo đầu hạ, đến cuối tháng tám những cây thị nhung chi chít những quả đỏ, loại thị này giống như những quả táo tây, cũng là một loại cây trái lạ đã được đưa đến Huế. Mấy cây hồng Tiên Điền, không hạt, già tuổi nhất trong vườn An Hiên, là đặc sản của quê hương Nghệ Tĩnh được cụ nghè Mai - chắt nội thi hào Nguyễn Du tặng ngày mới thành lập vườn.

Người Huế trồng vườn, ngoài hoa lợi vật chất còn coi trọng nguồn hoa lợi tinh thần do cây cối đem lại.

Hàng năm, mùa xuân người chủ vườn trồng thêm cây, mùa hạ làm cỏ đốt lá, mùa thu hái hồng, mùa đông đọc sách trong niềm vui thầm lặng chờ mùa xuân đến.


Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 1:41 pm
Viết bởi assukiioh
Thơ mộng Hương Giang
Nguyễn Nhân Thống






Đi mô mình cũng nhớ mình
Nhớ sông Hương nước biếc, nhớ non Bình trắng trong

Sông Hương, xưa còn có tên là Kim Trà hay Lư Dung. Từ lâu nó nổi tiếng là con sông thơ mộng của Huế đô. Nó có hai nguồn: tả trạch và hữu trạch. Tả trạch là hồ nước bên trái. Hữu trạch là hồ nước bên phải. Tả trạch và hữu trạch giao nhau tại ngã ba Tuần. Từ ngã ba tuần trở đi, sông Hương lững lờ, thiết tha, yểu điệu như một cô gái làm dáng. Có nơi mặt nước trong xanh suốt đáy, êm ả như mặt nước hồ thu. Nó uốn lượn qua các đồi Vọng Cảnh, e lệ nép mình vào ngọn Ngọc Trần, thong thả qua bãi Lương Quán, soi bóng tháp Thiên Mụ, khu lăng tẩm cổ kính, bóng đồi Long Thọ. Sóng võ cồn Gia Viễn, buông nhẹ qua thành phố Huế xinh xinh, qua các ruộng vườn phì nhiêu, làng xóm đông vui, sau đó lại vòng qua ngã ba Sềnh đưa nước ra cửa Thuận An.



Tại sao gọi là sông Hương? Có người cắt nghĩa sông Hương là sông Thơm, vì tại thượng nguồn, các khe suối đổ ra sông có nhiều loại cây thuốc như: Thạch xương bồ và Thuỷ xương bồ có mùi thơm dìu dịu...

Nói đến sông Hương là người ta nghĩ ngay đến con người Huế, thành phố Huế, món ăn Huế, phong tục tập quán Huế, văn học Huế và còn biết bao nhiêu của ngon vật lạ khác nữa. Giả như Huế mà không có con sông Hương chắc sẽ không còn là Huế nữa! Nhiều sản vật quý nằm dọc đôi bờ Hương Giang như nào dừa Mỹ á, thanh trà Nguyệt Biều, hạt sen hồ Tịnh, vải Phụng Tiên, đào Thế Miếu, quýt Hương Cần, cam Mỹ Lợi, chuối Vĩ Dạ, cá Tam Giang... Rồi đến bánh khoái Ðông Ba, bánh bèo Ngự Bình, bún giò Gia Hội, ốc gạo Cồn, gạo de An Cựu... Gạo de An Cựu gắn liền với lễ giáo, nho phong:

Tôm rằng lột vỏ bỏ đuôi
Gạo de An Cựu em nuôi mẹ già

Non nước Thần Kinh đã sản sinh ra nhiều thế hệ thơ văn trữ tình như Miên Thẩm, Miên Trinh, các công chúa Mai Am, Huế Phố; là nơi dừng chân của Nguyễn Cư Trinh, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan và nhiều nhà thơ, nhà văn lớn khác. Non nước Thần Kinh cũng đã để lại những vần thơ đẹp của Hàn Mạc Tử, Thế Lữ, Nam Trân...

Trên sông nước Hương Giang, đêm về là cả một thế giới đầy thơ mộng và hết sức quyến rũ, đầy dẫy thuyền tình xuôi ngược trên sông:

Thuyền về Ðại Lược
Duyên ngược Kim Long
Ðến đây là chỗ rẽ của lòng
Gặp nhau còn biết trên sông bến nào.

Ðó đây mái chèo khua động nhẹ lướt và vẳng đưa giọng hò mái nhì ngọt ngào tha thiết, tình tứ và trong vắt, vừa bày tỏ nỗi niềm tâm sự với nước non:

Thuyền về Ðông Ba thuyền qua Ðập đá
Thuyền từ Vĩ Dạ thẳng ngã ba Sềnh
Lờ đờ bóng ngã trăng nghiêng
Giọng hò mái đẩy nhắn tình nước non.

Có lúc giọng hò trở nên tình tứ lạ thường:

Hồ Tĩnh Tâm giàu sen Bạch Diệp
Ðất Hương Cần ngọt quýt thơm cam
Ai về cầu ngói Thanh Toàn
Ðợi em về với một đoàn cho vui.

Sông Hương với thành quách, lăng tẩm các vua triều Nguyễn đã đưa hình ảnh trở về với quá khứ.Khu cổ thành nằm phía Tây thành phố Huế, trông đồ sộ, kiên cố với hơn 10 cửa lớn có vọng lâu. Khu cổ thành bao quanh Ðại nội. Còn các lăng tẩm của các vua triều Nguyễn đều toạ lạc trên đất Hương Trà, phía bắc sông, và một số nằm trên đất Hương Thuỷ, phía nam sông.




Sông Hương chảy qua Phu-văn-lâu nằm ở trước kinh thành, hướng ra dòng Hương Giang êm đềm là nơi công yết những sắc dụ và treo bảng vàng các vị tân khoa ngày xưa. Bên Phu-văn-lâu có tấm bia đá khắc ghi bài ca tụng cái đẹp, cái quyến rũ của sông Hương. Bên sông còn có xây bến thành nhiều bậc để lên, xuống gọi là bến Phu-văn-lâu. Ngày xưa, bến sông này từng là nơi hò hẹn giữa vua Duy Tân và chiến sĩ yêu nước Trần Cao Vân để bàn định công cuộc đánh Pháp. Công việc bại lộ, nhà vua bị bắt đi đầy biệt xứ, còn Trần Cao Vân thì bị xử tử hình. Bởi thế mới có câu ca truyền tụng cho tới ngày nay, kẻ hậu sanh mỗi khi đặt chân đến đây không khỏi ngậm ngùi thương cảm:



Chiều chiều trên bến Văn Lâu
Ai ngồi ai câu, ai sầu ai thảm
Ai thương ai cảm, ai nhớ ai trông
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Nghe câu mái đẩy chạnh lòng nước non.

Sông Hương đẹp và được điểm tô không những núi Ngự, cầu Tràng Tiền mà còn được điểm xuyết bởi tháp chùa Thiên Mụ nằm bên tả ngạn Tháp chùa là một thắng cảnh nổi tiếng của Huế, do chúa Nguyễn Hoàng cho xây từ năm 1601. Gần chùa có Thánh miếu do Gia Long xây từ năm 1808 để thờ Ðức Khổng phu tử, 4 vị hiền triết, 72 triết gia và 120 hiền nhân quân tử đời xưa. Gần đó còn có hồ Tĩnh Tâm có sen ngon và bổ nổi tiếng trong nước.



Hồ là một đoạn của sông Kim Long bị lấp. Tất cả các thắng cảnh ở đây đều nằm trên đất Kim Long danh tiếng được lưu truyền qua các câu ca bất hủ:

Kim Long có gái mỹ miều
Ta thương, ta nhớ, ta liều, ta đi.

Rời Kinh Long - kinh thành cổ kính - sông Hương lặng lẽ đi qua thành phố Huế. Cầu Tràng Tiền vươn mình trên dải Hương Giang trong vắt, là nơi hò hẹn lý tưởng và thơ mộng của bao nhiêu trai thanh gái lịch đất Thần Kinh:

Cầu Tràng Tiền sáu vài, mười hai nhịp
Anh qua không kịp tối lắm em ơi!
Bấy lâu ni chịu tiếng mang lời
Dẫu có xa nhau đi nữa cũng bởi ông Trời mà xa.



Bờ nam thành phố là khu buôn bán sầm uất, phố lầu nguy nga. Từ đây xuôi theo bờ sông sẽ đến Ðập Ðá, Vĩ Dạ, Nam Phổ có nhiều vườn cây xinh xắn soi bóng xuống mặt nước trong xanh. Còn ở bắc sông là khu phố cổ kính. Xuôi theo bờ sông là Ðông Ba, Gia Hội, chùa Diệu Ðế... Mỗi địa danh ở đây là một trang sử sống đã đi vào thơ ca của dân tộc.



Ngày nay, Huế đẹp, Huế thơ, Huế cổ kính, Huế thân thương mời gọi. Huế trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn nhất ở Việt Nam. Nhưng có người từng bảo: "Nói đến Huế mà không nói đến sông Hương thì đừng nên nhắc đến Huế làm gì!".

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 1:46 pm
Viết bởi vodanhkhach
Đây là món bún ốc. Nhìn chắc không phải nói gì nữa!





Và nguyên liệu chính!



Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 1:51 pm
Viết bởi vodanhkhach
Mía tiến Triệu Tường


Mía tiến Triệu Tường có lóng mềm, mắt cũng mềm, dùng tay bẻ thành từng khẩu ngắn, không nhất thiết phải tiện bằng dao. Mật mía tiến óng vàng như mật ong để lâu không bao giờ bị chua, không chỉ để nấu chè mà còn dùng làm thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Bã mía của cây mía tiến còn dùng để làm nguyên liệu chế biến hương (nhang) thơm.
Vào cữ này cách đây 61 năm, tỉnh Thanh Hóa đang rầm rộ chuẩn bị cho kỳ bầu cử Quốc hội đầu tiên của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời. Nghe tin ông Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại) về Thanh Hóa ứng cử đang ở Ủy ban lâm thời giải phóng tỉnh (Tòa sứ cũ). Các chức sắc hồi Pháp thuộc ở thôn Yên Vĩ, Triệu Tường đem 5 bó mía to xin vào gặp Chủ tịch Lê Tất Đắc. Họ là những người đã từng đem mía vào kinh đô Huế để tiến vua. Lệ này, thôn Yên Vĩ đã bỏ cách đây 3- 4 năm trước khi chính phủ Trần Trọng Kim ra đời do Nhật dựng lên. Lần này, họ đem quà đến biếu Ủy ban cũng là tạo một dịp để xem mặt vua Bảo Đại, mà các lần vào tiến kinh có bao giờ được giáp mặt. Bác Lê Tất Đắc vui mừng giữ họ lại cùng ăn cơm với ông Vĩnh Thụy. Nói là mía tiến nhưng tất cả liên danh ứng cử Quốc hội có mặt hôm đó – trừ ông Vĩnh Thụy - nào ai đã được thưởng thức và biết cái quý giá của loại đặc sản này.

Qua câu chuyện của các già làng Yên Vĩ kể lại thì thôn Yên Vĩ - Gia Miêu (vùng này nay là xã Hà Long, huyện Hà Trung) có nhiều đồi nhưng chỉ có hai đồi Bạng và đồi Ông Phụ có diện tích khoảng 11 mẫu Trung bộ là trồng được mía tiến mà thôi. Với khí hậu môi trường và chất đất Bazan nhiều khoáng chất, lại có thêm những chất vi lượng riêng biệt nào đó nên cũng giống mía đó đem trồng nơi đất khác dù rất gần hai quả đồi này chất ngọt và hương vị vẫn khác xa. Ngược lại, nếu đem mía Kim Tân có tiếng từ trước mà trồng ở đất này thì vẫn cứ ngon hơn trồng ở đất Kim Tân (Thạch Thành). Nhân dân Thanh Hóa có câu ca: “Tháng sáu hội gai, tháng hai hội mía”. Hội gai là hội Đền Hàn, trúng vào mùa dứa gai, bà con trồng nhiều ở bên sông Mã phía giáp giới hai huyện Vĩnh Lộc và Hà Trung. Hội mía tức là trẩy hội Đền Sòng ở phía trong Bỉm Sơn đi lên chừng 5 cây số. Bất kỳ người ở đâu về hội Đền Sòng, xứ Thanh cũng thường mua quà về cho con, cháu vài cây mía tiến Triệu Tường. Cây mía quý ấy theo khách thập phương lên tàu, lên xe tỏa về khắp các tỉnh. Dù đường xa, bẹ lá có héo đi mà ăn vẫn ngon lạ. Nếu róc vỏ, tiện ra, ướp vài bông hoa bưởi để vào chỗ mát hay cho vào tủ lạnh, lát sau đem ra ăn thì cái vị thơm ngon thanh khiết đặc biệt kia còn ngon gấp mấy lần hơn thế. Mía tiến Triệu Tường có lóng mềm, mắt cũng mềm, dùng tay bẻ thành từng khẩu ngắn, không nhất thiết phải tiện bằng dao. Bã mía lúc nhả ra chỉ còn một chút xíu nhưng lập tức nó lại nở xòe bung, trông khá thú vị. Mật mía tiến óng vàng như mật ong để lâu không bao giờ bị chua, không chỉ để nấu chè mà còn dùng làm thuốc quý chữa được nhiều bệnh. Bã mía của cây mía tiến còn dùng để làm nguyên liệu chế biến hương (nhang) thơm. Người ta bảo quản mía bằng cách bấng cả cụm cây vùi vào đất vụn, hay cát ẩm có thể làm cho cây mía tươi nguyên được từ một đến một tháng rưỡi.

Lúc này nạn đói năm Ất Dậu vẫn hoành hành khắp nơi trong tỉnh, dựa vào tình hình này, ông Vĩnh Thụy trình bày với Chủ tịch xin được góp một số tiền cứu trợ vùng Triệu Tường, nơi quê gốc của các vua chúa triều Nguyễn ký thác mộ phần mà hàng năm triều đình vẫn cử người ra Thanh Hóa yết bái tiên linh và cũng là để trả nghĩa cho nhân dân Triệu Tường đã vì một yêu cầu xa xỉ của vương triều mà không quản lặn lội đường xa đem mía quý đi tiến.

Thấy đề nghị ấy phù hợp, lại là cử chỉ ân tình với quê hương, bản quán, rất tốt cho sự ra mắt cử tri của ông ta, nên ý kiến đó đã được chủ tịch Lê Tất Đắc và liên danh ứng cử Quốc hội chấp nhận.

Đất nước giờ đây đã bước sang thời mở cửa, nhưng rất tiếc, vẫn chưa ai biết nắm lấy những vốn quý của quê hương để phát triển thành một đặc sản, cung cấp nhu cầu ẩm thực được chế biến từ mía tiến giàu chất bổ thực vật phục vụ cho du khách gần xa.


Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 2:03 pm
Viết bởi ThanhNghe

Cách đây hơn 10 Thế kỉ. Vùng đất xứ Thanh đã sinh ra 1 con người kiệt xuất có thể nói: Việt Nam độc lập tách khỏi phong kiến phương Bắc được là do 1 phần lớn công lao của con người này. Ông không tự xưng làm vua. Nhưng tôi nghĩ ông còn làm cha là anh là người lập nên những vị vua khác như( Đinh Bộ Lĩnh, Tôn Quyền, Lê Hoàn...) Những cái tên quan trọng nhất trong quá trình đòi lại độc lập và tách khỏi ảnh hưởng của Phong Kiến Phương Bắc.
Con người vĩ đại xứ Thanh đó chính là
Dương Đình Nghệ
Sau đây xin trích dẫn tiểu sử và sự nghiệp của con người vĩ đại này.

Khoảng cuối thế kỉ 9 quân Nam Hán xâm lược Việt Nam (khi đó gọi là Tĩnh Hải quân), bắt Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ (con Khúc Hạo), đánh chiếm Đại La, sai Lý Tiến làm thứ sử.

Dương Đình Nghệ quê ở làng Giàng, Tư Phố (nay là đất các xã Thiệu Dương, Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hoá).
Dương Đình Nghệ tập hợp hơn 3.000 "con nuôi" làm vây cánh tại lò võ ở làng Giàng. Dùng Ngô Quyền, Đinh Công Trứ (thân sinh của Đinh Bộ Lĩnh), Kiều Công Tiễn... làm nha tướng.

Để lung lạc ông, vua Hán là Lưu Cung sai người phong ông làm thứ sử Ái châu.

Nhưng chẳng bao lâu sau, tháng 3 năm 931, Dương Đình Nghệ ra quân từ Ái châu, đánh đuổi thứ sử Lý Tiến của nhà Nam Hán. Lý Tiến bỏ chạy, Dương Đình Nghệ giải phóng thành Đại La. Lưu Cung sai Trần Bảo mang quân sang tiếp viện. Dương Đình Nghệ chủ động mở cửa thành nghênh đón địch, tiêu diệt viện binh Nam Hán, chém chết Trần Bảo. Sau đó ông tự lập làm Tiết độ sứ.

Tháng 4 năm 937, ông bị Kiều Công Tiễn, hào trưởng Phong Châu, một tướng dưới quyền ông, giết hại để cướp quyền.

Con trai ông Dương Tam Kha đã cùng con rể ông là Tôn Quyền tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Nhưng sau này tranh đoạt ngôi vị với con của Ngô Quyền. Cháu nội Dương Đình Nghệ, con gái của Dương Tam Kha là Dương Vân Nga chính là hoàng hậu họ Dương nổi tiếng - người đã mời Lê Hoàn( cũng là 1 người con Thanh Hoá) lên ngôi thay nhà Đinh.

Việc đánh đuổi quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ là trận đọ sức đầu tiên bằng vũ lực giữa Việt Nam và Trung Hoa, dù chỉ là một nước cát cứ, kể từ khi tách ra khỏi tay người phương Bắc dưới thời họ Khúc. Quan trọng hơn, đó là việc giành lại đất đai đã mất từ tay người Bắc chứ không phải "phòng thủ, kháng chiến" trên cơ sở đã có để chống người Bắc sang.

Bừng bừng bắc tiến, đánh bại liên tiếp hai đạo quân Nam Hán, hạ thành, giết tướng cứu viện; đánh trận đối đầu thắng ngay không cần dùng chiến thuật du kích, vu hồi, trường kỳ... Dương Đình Nghệ đã chứng tỏ ông là thiên tài quân sự, một tướng thiện chiến và huấn luyện được một đạo quân tinh nhuệ dù không thật hùng hậu.

Sở dĩ Đình Nghệ làm được điều đó vì ông đã nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, tận tâm thương yêu tướng sĩ khiến họ đồng lòng hết sức đánh giặc và đã thu được thắng lợi nhanh chóng. Có ý kiến cho rằng việc ông nhận quá nhiều con nuôi là bắt chước theo lối của người phương Bắc thời Ngũ Quý lúc bấy giờ, để gây thành họa phản bội của Kiều Công Tiễn. Tuy nhiên nhận xét như vậy có phần phiến diện.

Việt Nam, với tên gọi "Tĩnh Hải quân" lúc đó, dù đã thoát khỏi tay người Bắc, nhưng dưới thời họ Khúc trước đây và cả nhà Ngô sau này, vẫn có nhiều biểu hiện của sự chia rẽ giữa các địa phương, chưa thần phục chính quyền trung ương (điển hình là các cuộc làm loạn của Chu Thái, ở thôn Đường, Nguyễn thời Ngô). Việc làm của Dương Đình Nghệ để cố kết lòng người, tập hợp những hào kiệt giỏi nhất lúc đó từ các địa phương (Ngô Quyền, Đinh Công Trứ, Kiều Công Tiễn...) là cần thiết. Ông đã lấy tình cha con để ràng buộc họ. Việc làm của ông không thể coi là "thái quá" và sai lầm, bởi trong 3.000 người ông nhận làm con nuôi, cũng chỉ có một mình Kiều Công Tiễn phản bội ông, và theo một số nguồn tài liệu, ngay cả trong Kiều tộc cũng nhiều người phản đối hành động đó của Công Tiễn (xem chi tiết bài Kiều Công Tiễn). Các nhân tài mà ông đào tạo, trọng dụng như Ngô Quyền, Dương Tam Kha, Đinh Công Trứ về sau đều đi vào lịch sử, trở thành những trụ cột trong chính trường Việt Nam thế kỷ 10 thời kì đầu mới tách khỏi phong kiến phương bắc.

Chiến thắng quân Nam Hán của ông dù không được đánh giá cao như trận Bạch Đằng của người con rể Ngô Quyền sau này nhưng nó có tác động cổ vũ tinh thần rất lớn cho người Nam và nó đã chỉ ra cho thế hệ sau ông thấy rằng: dù đã bị Bắc thuộc 1000 năm, người Nam vẫn hoàn toàn đủ sức đứng vững và đương đầu được với các cuộc tấn công của người Bắc để tách riêng thành một cõi độc lập.


Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 2:08 pm
Viết bởi longtaithien
Dương Đình Nghệ

Dương Đình Nghệ (chữ Hán: 楊廷藝; có sách chép là Dương Diên Nghệ 楊延藝, ?-937) là người khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước Việt được 6 năm.

Dương Đình Nghệ là người Ái Châu (Thanh Hóa), tướng của Khúc Hạo. Nước Nam Hán xâm lược Việt Nam (khi đó gọi là Tĩnh Hải quân), bắt Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ (con Khúc Hạo), đánh chiếm Đại La, sai Lý Tiến làm thứ sử.

Việc đánh đuổi quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ là trận đọ sức đầu tiên bằng vũ lực giữa Việt Nam và Trung Hoa, dù chỉ là một nước cát cứ, kể từ khi tách ra khỏi tay người phương Bắc dưới thời họ Khúc. Quan trọng hơn, đó là việc giành lại đất đai đã mất từ tay người Bắc chứ không phải "phòng thủ, kháng chiến" trên cơ sở đã có để chống người Bắc sang.

Bừng bừng bắc tiến, đánh bại liên tiếp hai đạo quân Nam Hán, hạ thành, giết tướng cứu viện; đánh trận đối đầu thắng ngay không cần dùng chiến thuật du kích, vu hồi, trường kỳ... Dương Đình Nghệ đã chứng tỏ ông là một tướng thiện chiến và huấn luyện được một đạo quân tinh nhuệ dù không thật hùng hậu.

Sở dĩ Đình Nghệ làm được điều đó vì ông đã nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, tận tâm thương yêu tướng sĩ khiến họ đồng lòng hết sức đánh giặc và đã thu được thắng lợi nhanh chóng. Có ý kiến cho rằng việc ông nhận quá nhiều con nuôi là bắt chước theo lối của người phương Bắc thời Ngũ Quý lúc bấy giờ, để gây thành họa phản bội của Kiều Công Tiễn. Tuy nhiên nhận xét như vậy có phần phiến diện.

Việt Nam, với tên gọi "Tĩnh Hải quân" lúc đó, dù đã thoát khỏi tay người Bắc, nhưng dưới thời họ Khúc trước đây và cả nhà Ngô sau này, vẫn có nhiều biểu hiện của sự chia rẽ giữa các địa phương, chưa thần phục chính quyền trung ương (điển hình là các cuộc làm loạn của Chu Thái, ở thôn Đường, Nguyễn thời Ngô). Việc làm của Dương Đình Nghệ để cố kết lòng người, tập hợp những hào kiệt giỏi nhất lúc đó từ các địa phương (Ngô Quyền, Đinh Công Trứ, Kiều Công Tiễn...) là cần thiết. Ông đã lấy tình cha con để ràng buộc họ. Việc làm của ông không thể coi là "thái quá" và sai lầm, bởi trong 3.000 người ông nhận làm con nuôi, cũng chỉ có một mình Kiều Công Tiễn phản bội ông, và theo một số nguồn tài liệu, ngay cả trong Kiều tộc cũng nhiều người phản đối hành động đó của Công Tiễn (xem chi tiết bài Kiều Công Tiễn). Các nhân tài mà ông đào tạo, trọng dụng như Ngô Quyền, Dương Tam Kha, Đinh Công Trứ về sau đều trở thành những trụ cột trong chính trường Việt Nam thế kỷ 10.

Chiến thắng quân Nam Hán của ông dù không được đánh giá cao như trận Bạch Đằng của người con rể Ngô Quyền sau này nhưng nó có tác động cổ vũ tinh thần rất lớn cho người Nam và nó đã chỉ ra cho thế hệ sau ông thấy rằng: dù đã bị Bắc thuộc 1000 năm, người Nam vẫn hoàn toàn đủ sức đứng vững và đương đầu được với các cuộc tấn công của người Bắc để tách riêng thành một cõi độc lập.

Bạn ThanhNge nếu thuộc đoàn quân Hàm Rồng thì đưa logo vào chữ kí nhé! Cám ơn bạn!

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 2:12 pm
Viết bởi longtaithien
Link logo chữ kí của đoàn quân Hàm Rồng:

http://i221.photobucket.com/albums/dd7/vodanh232/chuki.gif

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 2:23 pm
Viết bởi longtaithien
Lê Khả Phiêu

Lê Khả Phiêu (sinh ngày 27 tháng 12 năm 1931) là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 12 năm 1997 đến tháng 4 năm 2001. Ông sinh ở xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa, Việt Nam.

Ngày 19 tháng 6 1949, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Xuất thân và trưởng thành từ quân đội, Lê Khả Phiêu trực tiếp tham gia các cuộc kháng chiến và chỉ huy chiến đấu trên các chiến trường Bắc, Trung, Nam và cả Campuchia.

Từ năm 1964 đến 1992, ông lần lượt giữ các chức vụ trong quân đội: Chính uỷ kiêm Trung đoàn trưởng; Phó Chủ nhiệm Chính trị quân khu Trị Thiên; Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn 2; Phó Chính uỷ kiêm Chủ nhiệm Chính trị quân khu IX; Phó Bí thư khu uỷ Khu IX; Thiếu tướng Chủ nhiệm Chính trị Phó Tư lệnh Chính trị mặt trận 719 (phiên hiệu của lực lượng bộ đội Việt Nam tại Campuchia thời kỳ 1979-1989); Trung tướng Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thượng tướng Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tháng 6 năm 1991 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, ông được bầu là uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 6 năm 1992 tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 13 của Đảng, Lê Khả Phiêu được bầu vào Bộ Chính trị, làm ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Thường trực Bộ Chính trị.

Ngày 26 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị Trung ương lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) Lê Khả Phiêu được bầu giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Ông là đại biểu Quốc hội khoá X.

Trong nhiệm kỳ 4 năm của mình (1997-2001), Lê Khả Phiêu đã thể hiện sự kiên quyết trong công tác chống tham nhũng làm trong sạch vững mạnh Đảng.


Quê hương tôi