Bạn đang xem trang 51 / 61 trang

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Tư T2 04, 2009 12:04 pm
Viết bởi Ansamurai
Mình chuyển bài của anh Trần Phương vào đây.


Chương trình Cây Mùa Xuân tại miền Bắc và Chuyến đi Hoà Bình

Chương trình Cây Mùa Xuân của Đông Du ngoài miền bắc đã gửi đến cho các em nhỏ 8 tỉnh phía Bắc  (Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Cao Bằng, Ninh Bình, Sơn La, Hoà Bình) có giá trị 80 triệu VND, bao gồm 1000 quần dài và 1020 áo ấm thông qua hội khuyến học tỉnh. Riêng tỉnh Hoà Bình anh em Đông Du ngoài miền Bắc và một số người bạn trực tiếp đi phát. Tất cả các tỉnh đã nhận được quần áo. Xin cảm ơn sự hợp tác của các hội khuyến học và một số người đã giúp đỡ trong quá trình đặt may quần áo. Sau đây là bài tường thuật và một vài cảm nghĩ sau chuyến đi Hoà Bình .

Mặc dù buổi sáng sớm mùa đông trời lạnh nhưng mọi người đã đến đúng giờ. Đúng 6 giờ 15 phút sáng ngày 17 tháng 1 (22 tháng 12 âm lịch) , 11 anh em xuất phát từ 54 Nguyễn Chí Thanh , bắt đầu chuyến đi  phát quần áo ấm cho các em ở tỉnh Hoà Bình. Được hội Khuyến học tỉnh và sở giáo dục tạo điều kiện và dẫn đường đến một trường tiểu học ở Huyện Đà Bắc. Ngôi trường này tính theo đường chim bay từ thị xã Hoà Bình khoảng 5km, nhưng do đường gập ghềnh và nhiều con suối nên chuyến đi mất gần 1 giờ mới đến nơi.  Khoảng 10 giờ sáng đoàn đến trường, được các thầy cô, học sinh trong trường và người dân ở đây tiếp đón hồ hởi bằng những lời cảm ơn và những tiết mục văn nghệ của các em học sinh ( chủ yếu là người dân tộc Giao) . Cô hiệu trưởng giới thiệu về trường, thay mặt trường và bà con gửi lời cám ơn trường Đông Du, những em du học sinh Đông Du bên Nhật và ân nhân người Nhật . Các thầy cô rất xúc động vì nghĩa cử cao đẹp, mặc dù ở tận Nhật Bản xa xôi nhưng các anh chị du học sinh vẫn quan tâm đến sự khó khăn của các em học sinh huyện Đà Bắc. Cô hiệu trưởng đã khóc khi phát biểu làm mọi người và bà con ở đó thêm phần cảm động . Thay mặt trường Đông Du tôi có đôi lời phát biểu, mong các em luôn mạnh khoẻ và  cố gắng học thật tốt. Lễ phát quần áo và giao lưu giữa các anh chị từ Hà Nội với các em diễn ra đến giữa trưa. Chúng tôi chia tay các em và mọi người ở trường Toàn Sơn và được bà con ở đó tặng những cây mía đen là sản vật của vùng. Về đến thị xã mặc dù chúng tôi nói là đi làm từ thiện nên có chuẩn bị bánh mì đem theo, nhưng các bác trong hội khuyến học và sở giáo dục muốn chiêu đãi chúng tôi một bữa cơm bình dân . Chúng tôi xin cảm ơn và trân trọng bữa cơm thân mật đó.

Qua chuyến đi này anh có vài cảm nghĩ xin được chia sẻ với các em du học sinh Đông Du bên Nhật. Các em học sinh ở trường Toàn Sơn so với một số vùng hẻo lánh khác của Hòa Bình đầy đủ hơn nhưng còn rất thiếu thốn điều kiện học tập. Nhiều em để đi đường tắt phải vượt đường rừng cả 10 cây số. Mùa đông miền núi lạnh lẽo nhưng các em vẫn chỉ có dép lê để di đến trường, và điều kiện ăn uống không đầy đủ. Nói vậy để thấy thời gian và sức lực của các em bị tiêu tốn nhiều, ảnh hưởng đến kết quả và tinh thần học tập của các em. Hồi bên Nhật những lúc bất chợt thấy trời mưa, tuyết hay có những lúc mệt mỏi về tinh thần anh hay nghĩ đến những em Đông Du đang phát báo, đang tự kiếm sống tại Nhật. Thứ nhất vì anh cũng từng trải qua những giai đoạn như vậy nên rất hiểu và thông cảm, thứ 2 để anh tự nhắc mình phải cố gắng và chịu khó hơn nữa, vì khi ta càng lớn công việc và trách nhiệm của mình càng nhiều. Anh cũng đã từng tham gia trực tiếp với các senpai khác để lo việc cho Đông Du, nhưng chẳng làm được bao nhiêu mặc dù những việc còn phải làm là rất nhiều. Sắp tới anh và một số senpai đã và sẽ về Việt Nam muốn dành một phần thời gian của mình để cùng các em Đông Du bên Nhật tạo thành một mối liên hệ sao cho thời gian chúng ta bỏ ra có hiệu quả và có những hoạt động thiết thực hơn. Khi có khó khăn chúng ta hay nghĩ đến những ngày về Việt Nam trong tương lai, hãy nghĩ đến nhau để biết rằng ở những nơi trên đất nước Việt Nam và Nhật bản có nhiều anh em Đông Du đang sống, học tập và làm việc hết mình, để cùng nhau cố gắng học và làm việc hiệu quả hơn nữa. Còn rất nhiều điều anh muốn nói, cho phép anh sẽ trình bày ở những bài sau. Xuân mới chúc các em một năm đầy sức khỏe về thể chất, tràn đầy sức khỏe về tinh thần để vượt quá những khó khăn hiện tại và tích lũy cho tương lai.  

Những hình ảnh trong chuyến đi























Trần Phương(Vo Minh)                                                                                                  

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Tư T2 04, 2009 12:24 pm
Viết bởi Ansamurai
Mình vừa check bài của anh Phương xong. Bài anh viết chân tình và cảm động. Anh em nên đọc bài này để học hỏi nhé.

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Tư T2 04, 2009 12:27 pm
Viết bởi Ansamurai
Mình vừa nhận mail của Nam.

Anh An oi
Thay Hoe vua thong bao co tin tuc cua mot nguoi an nhan Dong Du vua qua doi.Nguoi nay la kohai cua thay Hoe o 新星学寮 noi Thay Hoe song khi hoc o Todai (bay gio em va Hung dang o).Nguoi nay co on voi Thay va Dong Du chung ta vi la nguoi cho Thay muon 100man de lam tien bao lanh dua du hoc sinh dau tien den Shizuoka trong chuong trinh Dong Du cua Thay va truong Nhat Ngu Dong Du.
Neu khong co ong Araishi thi co le Dong Du khong co nhung buoc khoi dau tot dep.
Anh An edit lai bai bao Tuoi Tre duoi day roi dang len trang chu Dong Du dum em nhe

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=299765&ChannelID=3


Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Tư T2 04, 2009 12:46 pm
Viết bởi Ansamurai
編集中

Vĩnh biệt Công dân danh dự Araishi Masahiro

TT - “Tôi muốn mình được hỏa táng sau khi giã từ cõi đời này. Sẽ không có bia mộ gì cả, mà tro cốt của tôi sẽ được rải trên các dòng sông VN và nó sẽ nằm lại ở đất nước này - nơi mà tôi có những người bạn thân từ thời trẻ, những người bạn là phụ nữ nghèo khó khăn, bạn khiếm thị, khiếm thính, chậm phát triển, cùng trẻ em yêu môi trường...”.

Đó là những lời trăng trối của ông Araishi Masahiro - tổng thư ký BAJ (Cầu châu Á - Nhật Bản, một tổ chức phi chính phủ) - đã vĩnh viễn ra đi vào tối mồng 4 tết (ngày 29-1-2009) tại Bệnh viện Tokyo Women’s Medical University (Nhật) vì bệnh ung thư. Ông Araishi Masahiro là người đã được cố đại tướng Mai Chí Thọ trao danh hiệu Công dân danh dự TP.HCM năm 1982 (khi ấy cố đại tướng là chủ tịch UBND TP.HCM). Và năm 2008, lãnh đạo TP Huế cũng đã trao danh hiệu Công dân danh dự TP Huế cho ông Araishi Masahiro.

Thành viên của Hội người Nhật bảo vệ lưu học sinh VN tại Nhật

Araishi Masahiro ra đời trong bối cảnh nước Nhật tan hoang sau Thế chiến thứ 2 (ông sinh ngày 16-10-1945). Như bao thanh niên Nhật khác, ông lao vào học hành với mong ước tái thiết đất nước và vô cùng căm ghét chiến tranh. Là một học sinh giỏi, ông dễ dàng chiếm một ghế ở Trường ĐH Tokyo danh giá. Sau bảy năm học tập, nghiên cứu ở đây (từ 1964-1971), ông ra trường với tấm bằng thạc sĩ khoa cơ khí.


(Phó chủ tịch UBND TP Huế Nguyễn Đăng Thạnh trao danh hiệu Công dân danh dự cho ông Araishi - (ảnh này đăng trên báo Tuổi Trẻ xuân Kỷ Sửu)
Trên báo Tuổi Trẻ xuân Kỷ Sửu 2009, chúng tôi có bài viết “Không thể sống khác” kể về một anh chàng “đẹp trai, con nhà giàu, học giỏi” tên Huỳnh Huy Tuệ đã gạt bỏ tất cả để đi làm điều phối viên cho BAJ, suốt ngày lặn lội theo trẻ em nghèo để giáo dục môi trường. Bị bạn bè gọi là “Tuệ khùng” nhưng anh vẫn cười vui bảo: ”Tôi không thể sống khác khi chứng kiến những người Nhật đã hết mình vì VN như chú Araishi Masahiro...”.
)

Trong bảy năm ở ĐH Tokyo, ông đã kết thân với nhiều người bạn đến từ VN mà bây giờ đều là những người thành đạt như PGS-TS Huỳnh Mùi, TS Nguyễn An Trung (nguyên tổng giám đốc Sài Gòn Auto), Huỳnh Trí Chánh (GS ĐH Tokyo), Nguyễn Giáp (nguyên đại sứ VN tại Nhật), ông bà Tô Bửu Lưỡng - Đào Thị Minh (sáng lập Công ty Vilotus)...

Ngày ấy họ đều là những thanh niên trí thức căm ghét chiến tranh, căm ghét sự chia cắt đất nước vì bom đạn của Mỹ. Và ông đã trở thành một hội viên tích cực của Hội người Nhật bảo vệ lưu học sinh VN tại Nhật đấu tranh cho một VN thống nhất, hoạt động từ năm 1969-1977.

Vài tháng trước khi ông giã từ cõi đời, chúng tôi hân hạnh có dịp được ngồi nghe ông kể chuyện. Ông mơ màng nhớ lại những tháng ngày sát cánh cùng du học sinh VN tại Nhật xuống đường đấu tranh ngay tại Tokyo. Ông kể: “Ngay sau khi nghe tin Sài Gòn được giải phóng, các bạn VN cùng với chúng tôi đã đến ngay tòa đại sứ của chính quyền Sài Gòn tại Tokyo để bảo vệ. Chúng tôi muốn gìn giữ nơi này được nguyên vẹn, đầy đủ cho một nước VN thống nhất. Cảnh sát đã ngăn cản điều này và có không ít sinh viên VN bị bắt. Chúng tôi đã khá vất vả trong việc bảo lãnh các bạn ấy ra tù”.

Phải nói rằng tình yêu của Araishi dành cho VN thật vô bờ bến. Bởi ông đã phải trả giá cho tình yêu ấy bằng những thiệt hại đáng kể nhưng vẫn không làm mờ nhạt hai chữ VN trong trái tim mình. Số là ngay sau khi thống nhất, VN còn hết sức vất vả bởi lệnh cấm vận. VN thời ấy thiếu thốn đủ thứ, nhất là máy móc phục vụ sản xuất. Một số rất ít các tổ chức vào được VN lại tranh thủ kiếm chác khi nâng giá máy móc lên gấp đôi, gấp ba. Bức xúc khi biết được những điều ấy, ông Araishi sang ngay VN để làm người trung gian.

Kết quả của việc bảo lãnh để mua máy đúng giá là ông mang nợ lên đến 7 triệu USD! Lý do vì máy nhập về nhưng tiền không chuyển qua và người bảo lãnh lãnh đủ! Những năm cuối thập niên 1970 - đầu 1980, ông lao đao vì nợ ngân hàng, phải bán nhà... Phải đến hơn 10 năm sau tiền mới được gửi trả.

Nhắc lại câu chuyện cũ ấy, ông cười nói: “Tôi hiểu VN lúc ấy chưa có kinh nghiệm quản lý. Tôi nhớ mãi một câu chuyện thế này của thời bao cấp ở VN: Tôi thuê bao một xe Hải Âu 25 chỗ từ Hà Nội ra sân bay Nội Bài để về nước. Xe đến trễ hơn một giờ và trên xe đã đầy nghẹt người do tài xế rước thêm khách cũng có, do người này người kia gửi theo cũng có. Và khi chuyến xe cà rịch cà tang đó đến Nội Bài thì máy bay đã cất cánh, báo hại tôi phải ở lại thêm một tuần đợi chuyến kế tiếp. Một đất nước khó khăn như thế thì chuyện tiền bạc của tôi trễ nải là bình thường. Theo tôi, khi nào người bạn giàu có mà đối xử với mình như thế mới là đáng xem lại. Đằng này bạn đang khó mà... Và thực tế cho thấy tôi đã nghĩ đúng”.

Với những câu chuyện vừa kể, chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được vì sao ông trăng trối rằng sau khi giã từ cõi đời, nắm tro tàn của mình được trôi trên những con sông VN…

Cho cần câu chứ không tặng cá!

Năm 1982 tặng máy phát điện cho Củ Chi. Năm 1990-1992 trao học bổng cho trường khiếm thính, tặng máy may cho nhà trẻ em đường phố Đà Nẵng... Từ năm 1992-2002 tặng hàng loạt xe rác cho các thành phố ở VN. Năm 1993 tổ chức tour tham quan vấn đề xử lý rác tại Nhật Bản cho Công ty Môi trường Hải Phòng, thành lập BAJ. Năm 1994 giúp xây dựng trường nghề cho trẻ em mồ côi TP.HCM. Năm 1995 tổ chức hội thảo môi trường (hợp tác với ĐH Y Hà Nội và Trung tâm Môi trường Huế), xuất bản sách Những kinh nghiệm về ô nhiễm môi trường tại Nhật Bản bản tiếng Việt.


(Trong những tháng cuối cùng nằm trên giường bệnh, ông Araishi luôn mặc trên người những chiếc áo có in chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - một thần tượng của ông. Và ông bảo chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp cho ông tinh thần lạc quan - Ảnh: H.H.Tuệ)

Tổ chức hội thảo về rác y tế tại TP.HCM (hợp tác với Trung tâm Bảo vệ môi trường TP.HCM). Từ 1996-2003 trồng cây gây rừng vùng núi đá Cao Bằng, Hà Giang. Năm 1999 xây nhà mátxa của kỹ thuật viên người khiếm thị tại Trường Nguyễn Đình Chiểu TP.HCM. Từ 2002 đến nay tập trung giáo dục môi trường cho trẻ em nghèo ở TP.HCM, Huế; tạo việc làm cho thanh niên khó khăn ở vùng đô thị nghèo, việc làm ổn định cho người khuyết tật...

Đó là một số liệt kê về công việc mà ông Araishi cùng các cộng sự của mình đã làm ở VN. Và qua đó đã phản ánh được quan điểm của ông là “cho cần câu chứ không tặng cá”. Ông nói: “Khi chúng tôi đến với những nơi cần được giúp đỡ, ai cũng nghĩ rằng người Nhật giàu có, ắt khi đến sẽ cho nhiều tiền. Nhưng tôi nói rằng tiền nhiều rồi cũng sẽ hết, vì vậy cái chúng tôi đem đến cho các bạn là những cơ hội để tồn tại và phát triển”. Và đó là lý do của chuyện dạy nghề mátxa cho người khiếm thị, là chuyện đưa các em thiếu nhi nghèo lênh đênh trên sông nước ở Huế đến trường học…

Chính vì vậy, khi nghe tin ông mất, những cậu bé như Bia, Điện... ở phường Phú Bình (Huế) đã khóc sướt mướt. Bởi chính ông chứ không ai khác đã làm thay đổi cuộc đời các em từ những cậu bé không biết chữ, không biết được tương lai sẽ như thế nào nay đã thật sự tự tin bước trên đường đời.

Huy Thọ

Nguồn www.tuoitre.com.vn




-----------------------------------------------

“Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường”

Cuối tháng 10-2008, chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện với Công dân danh dự Araishi Masahiro ngay tại Nhật. Khi ấy ở VN đang nóng bỏng chuyện Vedan “bức tử” sông Thị Vải. Mà ông Araishi hết sức quan tâm đến môi trường nên đương nhiên câu chuyện không thể tách khỏi vấn đề thời sự đó…

* Hẳn ông cũng có nghe câu chuyện Công ty Vedan “bức tử” sông Thị Vải đang rất xôn xao ở VN?

- Vâng, tôi có theo dõi.

* Và ông nghĩ gì?

- Tôi biết đó là điều tất yếu phải xảy ra. Năm 1995, chúng tôi cùng với nhiều cơ quan chức năng ở VN đã tổ chức một số cuộc hội thảo về vấn đề bảo vệ môi trường liên quan thế nào đến phát triển kinh tế. Tại đây, chúng tôi đã dự báo trước những câu chuyện tương tự như vụ Vedan. Thật ra chúng tôi không phải giỏi giang gì cả, chẳng qua đó là con đường tất yếu mà tất cả các nước khi phát triển đều đã trải qua. Cũng trong năm 1995, chúng tôi đã biên soạn và phát hành một cuốn sách tại VN mang tên Những kinh nghiệm về ô nhiễm môi trường tại Nhật Bản.

Trong ấy chúng tôi kể lại chuyện khai thác bừa bãi tài nguyên đã đem lại bệnh tật cho người dân như thế nào, sự phát triển của các nhà máy đã gây tai hại ra sao... Tất cả đều là những câu chuyện người thật việc thật ở Nhật mà cho đến tận bây giờ, nghĩa là đã mất hơn nửa thế kỷ nhưng nước Nhật vẫn chưa giải quyết xong hậu quả. Vì vậy, chúng tôi không bất ngờ gì với những chuyện đang diễn ra ở VN.

* Nhưng với kinh nghiệm của mình, ông có lời khuyên gì?

- Tôi nghĩ chính phủ nào cũng thế, đều muốn vừa phát triển kinh tế và đồng thời cũng muốn đảm bảo môi trường. Nhưng thật khó làm điều đó. Và để cân bằng được hai vấn đề này cũng là một điều rất khó. Đứng về phía một công dân Nhật, tôi sẽ chọn việc bảo vệ môi trường vì nếu tính toán chi li, chúng ta sẽ mất nhiều hơn được khi phục hồi môi trường bị tàn phá. Để làm được điều đó, tôi nghĩ vai trò của báo chí rất quan trọng.

Bởi thông thường những nhà lãnh đạo chỉ nhận được những báo cáo không đầy đủ từ dưới, do đó kênh thông tin từ báo chí phải thật trung thực, phản ánh đầy đủ những tai hại do môi trường bị xâm hại mang đến. Và đó chính là một kênh thông tin quan trọng để nhà nước thấy được bản chất vấn đề.

* Xin cảm ơn ông.

H.T. thực hiện

Nguồn www.tuoitre.com.vn


Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Tư T2 04, 2009 1:06 pm
Viết bởi Ansamurai
Do số bài hiện nay cũng tương đối, lại mang tính cập nhập cao nên tuần này sẽ đăng báo số 30.

Còn Số báo 31 chúng ta sẽ vẫn tiến hành như dự định là đề tài Mùa thi.



Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Năm T2 05, 2009 12:08 am
Viết bởi Ansamurai
Báo Nhật nói về đường dây buôn lậu ở VNA

Cựu phi công Vietnam Airlines Đặng Xuân Hợp trong khi bị bắt đã khai với cảnh sát Nhật Bản về vai trò của 'người thủ trưởng' (boss), giới thiệu cho ông việc làm ăn của đường dây phi pháp

Báo Nhật tờ Yomiuri Shimbun công bố các chi tiết về đường dây buôn lậu của cựu phi công Hàng không Quốc gia Việt Nam, ông Đặng Xuân Hợp vào Nhật Bản.

Theo bài trên báo ngày 3/02/2009, đường dây chuyển lậu hàng từ Việt Nam vào Nhật là một phần của hệ thống mua hàng ăn cắp từ Nhật để đem ra khỏi nước này.


(http://www.yomiuri.co.jp/national/news/20090202-OYT1T00667.htm)

Bài báo nói điều tra từ 14 địa phương của Nhật cho thấy ít nhất 10 cửa tiệm tại Gunma và Hyogo mua hàng của đường dây mà ông Hợp chỉ là một mắt xích.

Cảnh sát Nhật từ năm 2006 đã điều tra những người Việt mua bán hàng ăn cắp từ các siêu thị và tiệm bán đồ của Nhật.

Nhưng nối hai đoạn của đường dây này là dịch vụ như báo Yomiuri Shimbun gọi là 'ngân hàng ngầm', để tạo điều kiện cho cả việc thu mua hàng nhập lậu và tiêu thụ hàng đánh cắp.

Bắt giữ

Nhà chức trách Nhật đã bắt 84 người liên quan.

Nhưng vụ nổi bật nhất là việc bắt phi công Vietnam Airlines Đặng Xuân Hợp, 33 tuổi và hai người khác ở Tokyo, một nam, một nữ.

Người thứ tư mà cảnh sát Nhật tin là trưởng nhóm là một phụ nữ 34 tuổi ở TP Hồ Chí Minh.

Bài báo nói Nhật Bản đã có được trát bắt người này.

Người ta cũng cho hay ông Hợp trong khi bị bắt đã khai với cảnh sát Nhật Bản về vai trò của 'người thủ trưởng' của ông ta.

Theo đó, chính người lãnh đạo ông Hợp (his boss) đã giới thiệu ông cho người phụ nữ nọ ở TPHCM.

Cựu phi công Hợp cũng khai rằng ông nhận lời chuyển hàng để 'nhận thưởng'.

Nhưng báo Nhật không nêu tên người chỉ đạo ông Hợp là ai và có phải là một quan chức của chính Vietnam Airlines hay không.

Chệnh lệch giá

Bài báo cũng giải mã việc làm ăn của đường dây phi pháp mà phi công Hợp chỉ đóng vai trò vận chuyển.

Nhờ chênh lệch giá cả hàng hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản, nhóm làm ăn đã đưa vào Nhật các mặt hàng, như gia vị phở, thức ăn từ Việt Nam, và chuyển ngược lại mỹ phẩm, đồ video v.v.

Họ dùng phi công Vietnam Airlines vì không phải khai báo hải quan chặt chẽ mà nói là chuyển 'quà' cho ai đó.

Nhưng việc làm ăn lớn tới mức từ 2006 đã lên tới nhiều triệu yên Nhật tính theo trị giá hàng đánh cắp tại Nhật để mang về Việt Nam tiêu thụ.

Phi công Hợp đã bị bắt giữ vào tháng 12/2008 do bị nghi ngờ tiếp tay chuyển hàng ăn cắp của các nhóm tội phạm người Việt hoạt động tại Nhật Bản. Phi công này sau đó đã nhận được cáo buộc chính thức vì hành vi phạm pháp vào hôm 7/01/2009.

Theo cơ quan điều tra Nhật Bản, các phi công và các tiếp viên của Vietnam Airlines thường vận chuyển các khối lượng lớn bất thường hành lý mỗi khi tới Nhật Bản.

Nguồn BBCVietnamese.com

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Sáu T2 06, 2009 3:17 am
Viết bởi Ansamurai
Tuần báo mình vừa đăng. Nhờ anh em check giúp nhé.

Chúc anh em một ngày bình an.

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Hai T2 09, 2009 3:32 pm
Viết bởi Ansamurai
Tập ảnh lễ kỷ niệm 20.11.2008

Vừa rồi Tuần Báo có nhờ Phạm Huynh khi ghé sang nhà trường nhờ xin một số hình ảnh ngày 20.11 năm vừa rồi. Chuyện là hôm 20.11 vừa rồi TB muốn đăng tin về trường Nhật ngữ Đông du tổ chức Lễ nhà giáo Việt Nam cho các thầy cô trong trường, nhưng không thể làm được. Nên thay vào đó hôm nay xin được giới thiệu các bạn vài tấm ảnh của Huynh gửi tuần báo, xin mời cả nhà xem :


Thầy và cô, cùng thầy cô giáo viên trường Nhật ngữ Đông Du


Thầy phát biểu




Thầy cô nhận hoa
(Nhân tiện bức ảnh này, vào ngày 20.11 tập thể sinh viên Đông Du tại Nhật cũng đã gởi tặng Thầy cô trường Nhật ngữ Đông Du một lãng hoa, được biết Thầy cô trong trường rất vui và gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên Đông Du tại Nhật)




Văn nghệ


Văn nghệ

Thành thật cảm ơn Phạm Huynh đã gửi những tấm ảnh quý báu này đến Tuần báo.



Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Hai T2 09, 2009 4:04 pm
Viết bởi Ansamurai
Nhật Bản sẽ cấp lại ODA cho Việt Nam

Phóng viên TTXVN tại Tokyo dẫn nguồn tin hãng thông tấn JIJI Press cho biết: Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 3/2 đã bày tỏ ý định nối lại hoàn toàn việc cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam.

Lập cơ quan giám sát ODA

TTXVN hôm nay (4/2) dẫn lại tin cho hay Tokyo sẽ nối lại việc cung cấp các khoản vay bằng đồng yên cho Việt Nam, nhờ những tiến bộ đạt được trong việc thực hiện các biện pháp mới chống tham nhũng mà hai bên đã nhất trí.

Theo đó, để phòng ngừa tham nhũng, Việt Nam sẽ thành lập cơ quan thứ ba giám sát các dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản.

Trước đó, hai tờ báo hàng đầu của Nhật Bản là Asahi Shimbun và Yomiuri Shimbun cũng đưa tin Ủy ban Hỗn hợp Nhật Bản - Việt Nam về phòng chống tham nhũng vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam dự kiến sẽ đưa ra bản báo cáo đầu tiên vào tháng 3 tới.

Tại Hội nghị nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho Việt Nam (CG) diễn ra hồi đầu tháng 12 năm ngoái ở Hà Nội, Nhật Bản đã tuyên bố tạm dừng các dự án vốn vay ODA dự kiến trong nửa đầu năm tài khoá 2008 dành cho Việt Nam, do những bê bối trong vụ hối lộ quan chức của Công ty tư vấn xây dựng quốc tế Thái Bình Dương (PCI), Nhật Bản.

Chính phủ Nhật Bản từng tuyên bố ý định mở rộng khoản vay ODA cho Việt Nam lên đến 65,3 tỉ yên (trên 700 triệu USD) cho nửa đầu năm tài khóa này đối với các dự án cơ sở hạ tầng, nhằm cải thiện giao thông và hệ thống thoát nước.

"Tuy nhiên, tất cả các thủ tục liên quan tới các dự án này đã bị tạm dừng lại kể từ sau khi vụ tham nhũng PCI được lôi ra ánh sáng", Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Mitsuo Sakaba phát biểu tại Hội nghị CG.

Nhật Bản cũng thông báo nước này không thể hứa những khoản vay mới bằng đồng yên cho tới khi Ủy ban hỗn hợp phòng chống tham nhũng giữa hai nước xem xét lại việc thực hiện vốn ODA của Nhật tại Việt Nam.

Cũng tại Hội nghị CG, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã bày tỏ mong muốn hai Chính phủ sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết những vấn đề còn cản trở sự cam kết của Nhật Bản. Trên cơ sở đó, ông Phúc mong sẽ gặp lại Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam để cùng ký kết Công hàm trao đổi về các khoản viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam ngay đầu năm 2009.

Cuối tháng 1 vừa qua, ba cựu quan chức Nhật Bản của công ty PCI đã được một tòa án Nhật xử án treo do hối lộ một quan chức Việt Nam.

Trước đó, vào tháng 11/2008, Thành ủy TP.HCM đã tạm đình chỉ công tác đối với ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, kiêm Giám đốc Dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước TP.HCM để tạo điều kiện cho cơ quan điều tra kết luận vụ việc liên quan đến ông trong vụ PCI.

Xuân Linh

Nguồn vietnamnet.vn



Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Hai T2 09, 2009 4:29 pm
Viết bởi Ansamurai
Thái tử Nhật khám phá sông nước VN
Hoàng Thái tử Nhật Bản Naruhito nói mong khám phá hệ thống đường thủy ở Việt Nam trong chuyến thăm kéo dài một tuần.

Tin cho hay, chuyến thăm của Hoàng Thái tử sẽ bắt đầu ngày 9/2 và kéo dài tới ngày 15/2, mà không có Công nương Masako tháp tùng vì bị bệnh.

Các hãng thông tấn đưa tin, người kế vị ngai vàng ở Nhật dự kiến sẽ gặp quan chức Việt Nam ở Hà Nội trước khi tới Huế, TP HCM và thăm sông Mekong.

Hoàng Thái tử 48 tuổi nói trong một buổi họp báo hiếm hoi mới đây: “Tôi mong được trực tiếp ngắm nhìn dòng sông kỳ vĩ của châu Á”.

Hoàng Thái tử từng học chuyên ngành thương mại và giao thông đường thủy.

“Tôi thấy thú vị khi có thể củng cố nghiên cứu cá nhân của mình trong khi vẫn đảm trách nhiệm vụ chính thức”.

Một trong những mục đích của chuyến công du là nhằm kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Nhật.

Được biết, ngoài các buổi tiếp tân ngoại giao ở Hà Nội, Hoàng Thái tử Naruhito sẽ tới thăm một trường dành cho trẻ em khiếm thị, vốn từng nhận được các khoản đóng góp từ thiện từ diễn viên Nhật Ryotaro Sugi.

Nhật Bản là nước cấp viện lớn cho Việt Nam, nhưng Tokyo và Hà Nội đang phải giải quyết một số vướng mắc trong quy trình cấp vốn ODA.

Nhật đã ngừng cấp mới các khoản viện trợ cho vay phát triển sau khi có cáo buộc tham nhũng tại một số dự án.

Hoàng Thái Tử và Hoàng Gia Nhâṭ

Hoàng Thái Tử Naruhito, con trai cả của Nhật hoàng Akihito và Hoang hậu Michiko, sinh ngày 23 tháng Hai năm 1960.

Ông là người đầu tiên từng đi học ở nước ngoài sẽ lên ngôi Nhật hoàng.

Trong hai năm nghiên cứu về giao thông hàng hải tại trường Merton College, thuộc Oxford, khi là sinh viên, Hoàng Thái Tử Nhật đã thu lượm được cả các kỹ năng của một thường dân như giặt giũ và dùng thẻ tín dụng.

Giữa những lần xuất hiện tại các buổi lễ quốc sự, Hoàng Thái Tử vẫn tìm được thời gian để chơi đàn viola và đôi khi còn giảng dạy tại trường Đại học Tổng hợp Gakushuin ở Tokyo, nơi ông đã từng theo học.

Vợ ông, Công nương Masako Owada, là con gái của ông Hisashi Owada, một viên chức cao cấp trong Bộ Ngoại Giao của Nhật. Bà sinh tại Tokyo ngày 9 tháng 12 năm 1963.

Khi còn là một đứa trẻ, bà sống tại Liên Xô và tại Mỹ nơi cha bà từng làm việc trên cương vị một nhà ngoại giao của Nhật.

Năm 1985 bà tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Harvard với tấm bằng kinh tế và sang năm 1986 bà đăng ký học tại trường Đại học Tổng hợp Tokyo.

Sau khi đỗ kỳ kiểm tra về ngoại giao, bà vào làm ở Bộ Ngoại giao Nhật năm 1987.

Tới năm 1990 Bộ Ngoại giao cử bà đi học ở Oxford và sau đó trên cương vị của một nhà ngoại giao mới vào nghề, bà đã làm việc rất nhiều giờ để tập hợp các tài liệu và viết về các vấn đề thương mại cũng như dịch những văn bản rất dài và tốn thời gian.

Cho tới trước khi đính hôn, bà Owada đã có được sự nể trọng về những kiến thức sâu rộng của mình trong các vấn đề có tính kỹ thuật cao và cả về những kỹ năng của một nhà ngoại giao nữa.

Công việc quốc gia

Một trong ba công việc phục vụ quốc gia của Hoàng Gia Nhật mà trong đó Hoàng Thái Tử là một thành viên, đó là bên cạnh 'trách nhiệm và công việc trong Hoàng cung bao gồm việc thăm viếng tại chính nước Nhật' thì còn phải 'Thúc đẩy quan hệ hữu nghị với các nước'.

Trang web của Hoàng gia Nhật viết: "Nhật Hoàng và Hoàng Hậu, cũng như các thành viên khác của Hoàng Gia, đi thăm các nước để thúc đẩy quan hệ hữu nghị với các quốc gia này thông qua các cuộc gặp gỡ với các Nguyên thủ quốc gia và những người từ mọi thành phần khác, đồng thời đl thăm các nơi chốn khác nhau tại mỗi nước này".

Công việc của Hoàng Thái Tử và phu nhân bao gồm các nghĩa vụ chính thức tại Dinh thự của Hoàng Thái Tử, như gặp gỡ các nhân vật cao cấp từ Nhật và nước ngoài, tiếp đón các Đại Sứ Nhật và phu nhân trước khi họ được cử đi các nước và tiếp các Đại sứ nước ngoài trước khi họ rời Nhật.

Ngoài ra công việc của họ còn bao gồm cả việc gặp gỡ các nhóm nghiên cứu nước ngoài tới thăm Nhật Bản và các đại diện của các nhóm thanh niên trong nước.

'Bị kiểm soát chặt'

Theo phóng viên đài BBC, Chris Hogg, trong một bài viết hồi tháng 3 năm 2007, Hoàng Gia Nhật bị cô lập với người dân, và mọi tiếp xúc với Hoàng Gia đều bị Cơ quan Quản gia Hoàng Gia kiểm soát một cách chặt chẽ và đây mới chính là nơi nắm quyền lực thực sự.

Giáo sư Jeffrey Kingston từ trường Đại học Tổng hợp Temple tại Tokyo miêu tả Cơ quan này là "một nhóm những người quan liêu cửa quyền đang xiết chặt dây cương đối với Hoàng Gia để bảo đảm mọi thành viên của Hoàng gia thực thi những nhiệm vụ mà Cơ quan này ra lệnh."

"Rõ ràng là các thành viên thuộc Hoàng gia đang sống trong một chiếc lồng sơn son thiếp vàng," ông nói .

Khác với Hoàng Gia Anh, Hoàng Gia Nhật đôi khi tổ chức họp báo nhưng những cuộc họp báo này được chuẩn bị rất cẩn thận. Các câu hỏi đều được các nhân viên làm việc trong Văn phòng Hoàng gia duyệt trước và các phóng viên của Nhật thì tuân thủ các luật lễ tới từng câu từng chữ.

Chẳng thế mà hai trong số những phụ nữ không thuộc dòng dõi Hoàng Gia nhưng kết hôn và trở thành thành viên của Hoàng Gia Nhật - Công nương Michiko, phu nhân của Hoàng Thái Tử Naruhito và Công chúa Masako - dường như đã cảm thấy những luật lệ và giới hạn đối với Hoàng Gia Nhật là quá nặng nề.

Nguồn BBCVietnamese.com