Bạn đang xem trang 47 / 61 trang

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Sáu T1 02, 2009 2:53 am
Viết bởi Ansamurai
Về phần thưởng khuyến khích cho các em trong kỳ thi Lưu vừa qua đề nghị BDD có tiêu chí, điểm, tên họ rõ ràng để mọi người được biết, tránh trường hợp không rõ ràng dễ gây hiểu lầm.
Về báo Tết. Fukuyama sẽ tổ chức Bonenkai vào tối ngày 31/12. Anh sẽ có bài gửi sau (khoảng ngày 2/1). Như vậy chắc không kịp đăng vào dịp 1/1. Nhờ đăng sau vậy nhé. :-)


Mình vừa đăng Tuấn báo tết 生中継

Thanks anh Việt và Tuấn Anh đã đưa tin kịp thời nhé^ ^

Hiện nay ngoài tin đã đăng, còn tin và hình ảnh Bonenkai Tokyo và Shizu. Mình sẽ tìm cách đăng trong thời gian tới.

Ngoài ra, các anh em khác nếu có tin gì thì cố gắng đăng tin phục vụ anh em vào dịp Tết xa nhà này nhé. Mình sẽ upload tin vào mỗi tối. Mong rằng những tin tức kịp thời này sẽ tạo ra một không khí tết vui vẻ và ấm cúng cho anh em Đông du trên khắp mọi miền Nhật Bản.

@ anh Việt: Về việc phần thưởng đúng là như anh Việt nói, em sẽ bàn thêm với anh em BDD trong dịp họp sắp tới.


Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Sáu T1 02, 2009 5:50 am
Viết bởi QuangHung
Muộn mất rồi. Xin lỗi mọi người, Em đi Shinnenkai về muộn. Thức cả đêm viết giờ mới xong bài phỏng vấn bác Mizugai cố vấn chính phủ VN, Cũng khá dài mọi người xem nha.
---------------------
Lần đầu tiên tôi gặp bác Mizugai là khoảng 1 năm rưỡi về trước khi bác vừa chính thức là cố vấn cho chính phủ VN. Bác năm nay đã 72 tuổi nhưng cũng như thầy Hoè vẫn rất khoẻ mạnh xông xáo, và rất dễ gần. Lần đó tôi có hỏi Bác rẳng theo bác những vấn đề của VN bây giờ là gì. Lúc đó bác đã nói rằng 2 vấn đề lớn nhất VN sẽ gặp là Điện và nước.

Bác nói như vậy vì khi đến Hà Nội mặc dù lúc nào cũng trọ ở khách sạn 5 sao nhưng lúc nào rảnh bác thường đi bộ dọc các con phố, hỏi chuyện người bình thường và quan sát cuộc sống của người dân. Bác có nói với tôi rằng bây giờ thì chưa nhưng với ý thức sử dụng nước như ở VN thì trước sau gì các vấn đề về nước cũng sẽ xảy ra ở VN.

Còn vấn đề về điện thì có lẽ chúng ta ai cũng biết  thời điểm đó thiếu điện là 1 vấn đề cấp thiết ở VN. Tôi có hỏi bác theo bác VN phải làm thế nào để VN đảm bảo an ninh năng lượng. Bác đã trả lời tôi rằng. VN cần phải xây dựng một chiến lược cụ thể về năng lượng trong nhiều năm tới. Cụ thể hơn bác nói rằng trước mắt để đối phó với tình trang khẩn trước mắt, VN cần sử dụng nhiệt điện nhiều hơn, vi VN sẵn than, và xây dựng 1 nhà máy nhiệt điện thì có phần nhanh và đơn giản hơn các hình thức khác. Nhưng trong vòng 5 năm sắp tới VN nên cần phải tính toán đến thuỷ điện. Các địa điểm có thế dung làm thuỷ điện VN đã sử dụng gần hết. Đến lúc đó VN cần chi ODA cho Lào để xây dựng các nhà máy thuỷ điện rồi đem điện vềVN. Rồi trong vòng 10 năm nữa sẽ là chỗ cho các nguồn năng lượng khác.

Tại sao VN vẫn phải tiếp tục dựa và Thuỷ điện trong khi nguồn năng lượng này có phần không ổn định do phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết, lúc đó VN cũng đang ầm ĩ việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Bác trả lời rằng:

Xây dựng nhà máy điện hạt nhân thì quá tôt, nhưng vẫn đề không chỉ đon giản là tiền mà là kĩ thuật. Hiện trên thế giới những chỗ có thể làm được điện hạt nhân không nhiều. Mà hiện cũng có rât nhiều nước như Mexiko, Brazin, … cũng đang có kế hoạc cụ thể cho nguồn năng lượng này. Trong khi đó VN đã có sẵn kĩ thuật và kinh nghiệm trong việc xây dựng, quản lý thuỷ điện. Có thể nói  đơn giản việc tiếp tục sử dụng thuỷ điện, nhiệt điện giống như việc tiếp tục phát huy sở trường của mình, Nhưng bên cạnh đó VN cũng cần có kế hoạch cho việc khắc phục sở đoản, chuẩn bị cho tương lai.

Vụ Vedan và trận lụt Hà Nội vừa rồi như 1 lần cảnh tỉnh về vấn đề nước. Còn trong năm 2008 vừa rồi đúng như lời bác Mizugai đã nói ở cả 2 miền Bắc và Nam đều đồng loạt xuất hiện các dự án nhiệt điện hàng tỉ đô la, dự án thuỷ điện ở Lào cũng đã có động tĩnh.

Những ngày cuối năm 2008 tôi lại gặp lại bác. Lần này tôi xin phép trình bày kĩ hơn về cuộc gặp và nói chuyện này.

Quang Hưng( QH): Cháu chào bác rất vui lại được gặp bác, bác vẫn khoẻ chứ ạ. Gần đây bác có sang VN không.

Bác Mizugai: Có chứ 1 tháng tôi sang VN it nhất là 1 tuần.

QH: Công việc của bác ở các nước khac thì sao ạ

Bác Mizugai: Ở Thái thì do tình hình chính trị có vấn đề nên gần đây tôi không đi Thái, còn ở Trung Quốc và Hàn Quốc thì vẫn ổn.

QH: Như vậy thì bác hầu như là không ở Nhật mấy nhỉ?

Bác Mizugai: 1 tháng cũng khoảng 2 tuần thôi. Gần đây công việc ở VN cũng nhiều.

QH: Thế lần tới bác đi nước ngoài là khi nào ạ?

Bác Mizugai: Ngày mai, ( cười) nhưng không phải đi làm việc tôi đi Hawai, ở Nhật giờ lạnh quá.

QH: Cháu rất cảm kích vì bận rộn như thế này mà bác vẫn giành thời gian cho cháu. Bác có thể nói rõ hơn một chút về công việc của bác ở VN bây giờ được không ạ.

Bác Mizugai: Tôi đang giúp đỡ bộ khoa học công nghệ VN trong việc học tập và xây dựng trung tâm nuôi dưỡng khởi nghiệp gia và Trung tiểu xí nghiệp. Bên cạnh đó tôi cũng cố vấn về các vấn đề lien quan đến kĩ thuật cơ khi luyện kim.

QH: Bác có thể nói cụ thể hơn được không ạ?

Bác Mizugai: Các nhà khởi nghiệp hoặc các trung tiêu xí nghiệp vào thời gian ban đầu sẽ gặp rất nhiều khó khăn về vốn, cũng như các cách tiếp cận thị trường. Những khởi nghiệp gia hoặc những Trung tiểu xí nghiệp có tiềm năng có thể được vào trung tâm này. Họ sẽ được hỗ trợ về mặt bằng( nơi làm việc kinh doanh, tiếp khách v.v.v) trong khoảng 3 năm. Đồng thời sẽ được các chuyên gia cố vấn hỗ trợ về cách tiếp cận thị trường, các ưa đãi về thuế cũng có thể được nhận được v.v.v Trung tâm này sẽ được đặt ở khu công nghệ cao Láng Hoà Lạc ở Hà Nội. Ngoài ra tôi cũng đang cố vấn về kĩ thuật cho các công ty cơ khí vật liệu ở VN. Ví dụ như các kĩ thuật về cánh tay Robot trong công nghiệp v.v.v

QH: Dạ vâng ạ. Cháu hiểu rồi, Bác làm việc với người VN cũng nhiều. Bác thấy người VN thế nào ạ

Bác Mizugai: (cười) Nhật xét chung về người VN thì tôi không dám nhưng có một điểm người VN cần phải chú ý là: Không nên chỉ suy nghĩ cho mình. Người Nhật khi làm việc dù là những chi tiết nhỏ nhặt nhất họ cũng suy nghĩ đến người khác, người VN thì chưa làm được như vậy. Tất nhiên cách đây khoảng 50 năm Nhật cũng như vậy, nhưng giờ thì khác rồi. Người VN cần sớm thay đổi điều này nếu muốn phát triển nhanh hơn nữa.

QH: Bác có thể lấy ví dụ cho cháu dễ hình dung được không ạ.

Bác Mizugai: Ví dụ như về thời gian người Nhật làm việc gì họ cũng thường đến sớm hơn thời gian dự định một chút để chuẩn bị, khi đến muộn dù chỉ là một chút, sợ người khác phải chờ hoặc lo lắng thì bao giờ cũng gọi điện báo là đến trễ. Người VN thì không, đi trễ chẳng gọi điện báo trước. Đến nơi chỉ cuời cho qua chuyện. Rồi như việc bán hang cũng thế, người bán chỉ nghĩ đến mình họ không nghĩ đến người mua. Không nghĩ đến việc người mua có hài long hay không. Những điều đó là những điều mà khi làm việc, người VN cần chú ý nhất.

QH: Vậng ạ cháu hiểu rồi. Lần trước gặp những dự báo của Bác, VN đã thực sự gặp vấn đề lớn về nước. Trong năm vừa rồi những điều bác nói về ngành điện cũng hoàn toàn đúng. Có thể là hơi trùng lặp nhưng bác có thể cho cháu biết những đánh giá của bác về VN, những cơ hội cũng như những thách thức mà VN đang gặp phải được không ạ.

Bác Mizugai: Trong các nước ở Đông Nam Á VN là nước tôi có nhiều cảm tình nhất. Vì VN giống Nhật ở rất nhiều điểm. Gần như giống nhau về diện tích, điều kiện tự nhiên, đất đai khí hậu thì rất phong phú, nhưng lại hầu như không có nhiều tài nguyên cho phát triển công nghiệp. Và đặc biệt hấp dẫn ở VN đó là dân số VN đông và trẻ. Với dân số đông và trẻ thế này VN hoàn toàn có thể phát triển.

QH: Vâng ạ. Thế còn những nguy cơ và thách thức.

Bác Mizugai: Nguy cơ lớn nhất với VN bây giờ là người VN chưa biết cách quí trọng những tài nguyên mà thiên nhiên đã ban tặng. Tôi chưa nói đến việc sử dụng những nguồn tài nguyên này, mà tôi nói đến việc quí trọng nó. Ví dụ đơn giản như nguồn nước. Ở Hà Nội có rất nhiều hồ và cũng có rất nhiều quán ăn ven hồ. Rất nhiều người ăn xong, rác rưởi đều tự nhiên ném xuống nước. Đó là biểu hiện của sự chưa quí trọng tài nguyên nước. Hay như rác thải, cậu thấy ở Nhật, người Nhật rất coi trọng tài nguyên, rác đều được phân chia cản thận, những đồ có thể tái sinh được người Nhật đều tái sinh. Người VN thì hầu như chưa có ý thức coi trọng tài nguyên của mình. Kể cả các mỏ khoáng sản cũng vậy. Nếu chưa đủ trình độ kĩ thuật để khai thác, sử dụng thì không nên vội khai thác để trách lãng phí. Nhưng đây đồng thời cũng là một thời cơ đối với VN. Việc biết quí trọng, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên của mình đồng nghĩa với tiến bộ về khoa học kĩ thuật. Người Nhật cũng vậy Người Nhật đã tìm mọi cách sử dụng một cách tốt nhất tiết kiệm nhất nguồn tài nguyên ít ỏi của mình. Chính vì thế nên mới có những chiếc xe tiết kiệm năng lượng, giá thành thấp. Nhật giờ là số 1 thế giới về lĩnh vực công nghệ sạch. Tất cả đều bắt nguồn từ việc biết quí trọng những gì mà thiên nhiên đã ban tặng. Vấn đề là VN có thể biến cái nguy này thành cái cơ để phát triển hay không thôi.

QH: Rất cám ơn bác về một phân tích cực kì sắc sảo. Vậy theo bác VN cần làm gì để có thể biến cái “nguy” này thành cái “cơ”

Bác Mizugai: Chỉ có 1 cách thôi. Đó là tập trung cho giáo dục cơ bản. Phải giáo dục từ nhỏ thật cơ bản. Ngay từ khi còn nhỏ trẻ em phải được dạy về cách quí trọng tài ngyên thiên nhiên, phải biết tuân thủ những điều cơ bản nhất. Ví dụ như trẻ nhỏ phải được dạy rằng nén đồ ăn xuống hồ là không tốt. Đi ra đường thì phải biết dừng khi có đèn đỏ. Những điều cơ bản này phải được rèn từ còn nhỏ. Trẻ con phải được dạy cách tuân thủ những luật lệ cơ bản. Có thể nó rất nhỏ nhưng vô cùng quan trọng. Thực ra nên tảng của cả nên công nghiệp Nhật là nằm ở chỗ đó đấy.

Người Nhật luôn biết cách tuân thủ những điều cơ bản nhất Chính vì thế nên người Nhật luôn sản xuất một cách rất chính xác các máy móc của mình. Cũng chính vì những điều nhỏ nhặt đó mà người Nhật thường tìm ra những điểm không tốt dù là rất nhỏ nhặt trong trong sản phẩm của mình. Rồi từ đó người ta mới cải tiến để cho ra những sản phẩn tốt hơn. Với người VN cũng vậy. Chừng nào người VN chưa chú ý đến những điều nhỏ nhặt, chưa biết tuân thủ những qui tắc cơ bản thì chừng đó những sản phẩm VN sẽ không thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

QH: Rất cám ơn bác, một ý kiến vô cùng thú vị. Như vậy theo bác cái mà VN giờ cânf phải làm ngay là tập trung vào giáo dục cơ bản.

Bác Mizugai: Đúng. Cần phải tập trung vào giáo dục cơ bản, giáo dục từ khi còn là trẻ thơ. Và đặc biệt cấp bách là VN phải xây dựng lại đội ngũ giáo viên. Sẽ không thể có được những học sinh tốt những công dân chân chính nếu như hệ thống giáo viên gặp vấn đề. Không thể dạy học sinh không vượt đèn đỏ khi không có công an, trong khi giáo viên vẫn vượt đèn đỏ nhưng thường.

QH: Vâng ạ, vấn đề chất lượng giáo viên quả thực cũng đang là một bài toán khó với cả nên giáo dục và cả đất nước VN đấy ạ. Thưa bác nãy giờ chúng ta đã nói nhiều đến các vấn đề lớn cháu muốn hỏi bác một vấn đề cụ thể hơn được không ạ. Hiện nay nền kinh tế cả thế giới đang suy thoái nghiêm trọng bác đánh giá thế nào về những ảnh hưởng tới VN.

Bác Mizugai: Kinh tế thế giới lên xuống cũng là chuyện bình thường thôi. Trước tình hình hiện tại thì đúng là rất đáng lo lắng. Nhưng lo lắng cũng chảng giải quyết được gì. Nhưng cần phải nhìn bằng con mắt rộng và xa hơn, mỗi lần khủng hoảng thế này là một lần đại cơ cấu lại. Đặc biệt là tái cơ cấu lại hệ thống sản xuất. VN với lợi thế là dân số đông và trẻ, đang là một trong những sự lựa chọn hang đầu của nhiều công ty và tập đoàn lớn trong việc tái cơ cấu lại sản xuất. Đây cũng có thể là một cơ hội, mà cũng có thể là một nguy cơ cho VN( cười).

QH: Bác có thể nói rõ hơn tại sao lại là một nguy cơ được không ạ.

Bác Mizugai: Bởi vì nễu không cẩn thân những doanh nghiệp nước ngoài có thể sẽ nắm quyền phối nên kinh tế VN chứ sao. Điều này chắc chắn sẽ không dễ chịu đâu. VN cần phải cân bằng ngoại giao với các nước và các tập đoàn vào đầu tư đồng thời cũng phải nỗ lực để tạo bản sắc nếu không sẽ vô cùng nguy hiểm.

QH: Dạ vâng ạ cháu hiểu rồi. Năm nay bọn cháu sẽ có rất nhiều các bạn sinh viên thi vào học của Nhật Bản. Bác có thể cho chúng cháu một vài lời khuyên ( về ngành học chẳng hạn) được không ạ.

Bác Mizugai: Về ngành học thì học ngành gì cũng được cơ khí điện tử, kiến trúc, kinh tế, v.v.v ngành gì cuũng được ngành nào VN cũng còn yếu và thiếu. Nhưng cái quan trọng tôi muốn nhắc nhở các bạn du học sinh VN là cẩn phải học ở Xã hội Nhật nhiều hơn. Và như tỗi đã nói phải học thật cơ bản,phải nắm chắc được cái cơ bản, và các luật lệ cơ bản.

QH: Vâng ạ. Cám ơn bác rất nhiều còn một câu hỏi cuối cùng theo bác VN có thể phát triển được như Đài Loan hay hàn Quốc không ạ.

Bác Mizugai: Tôi không biết. VN có cơ hội. Nhưng làm được hay không phụ thuộc vào cấc cậu chứ không phải vào người Nhật chúng tôi.

Gới thiệu qua về bác Mizugai: Tốt nghiệp đại học Waseda. Làm chuyên viên phụ trách quốc tế ở 三菱マテリアル sau đó là 社長、会長. Hiện đang là cố vấn cho chính phủ VN và nhiều công ty khác nhau ở Nhật, Hàn, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,v.v.v



Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Sáu T1 02, 2009 6:02 am
Viết bởi Admin
Tốt lắm Hưng, anh sẽ check lại bài này và đăng lên cho kịp thời.



Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Sáu T1 02, 2009 7:24 am
Viết bởi Ansamurai
ok, mình vừa add thêm bài cho Hưng vào Tuần báo tết.

@Hưng: Bài phỏng vấn rất công phu và có ý nghĩa. Thanks Hưng nhiều nhé. Hướng đi "Dấu hỏi và tìm câu trả lời" này rất có nhiều triển vọng. Với những câu hỏi tương tự nhưng thay thế đối tượng thì như thế nào nhỉ ?? Nếu có thời gian Hưng suy nghĩ phát huy thêm phần này nhé.[smile]

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Sáu T1 02, 2009 3:51 pm
Viết bởi QuangHung
@ anh Ân: Em cám ơn anh. Em vừa sửa một chút ở bài phỏng vấn ở trang chủ cho đúng theo dự định của em rồi.

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Hai T1 05, 2009 1:41 am
Viết bởi Ansamurai
Về chuyện báo tết. Thứ năm  tuần này chúng ta sẽ đăng tuần báo 28-Số báo Tết để kết thúc đăng tải những thông tin Bonnenkai và tết vừa rồi.

Hôm qua tình cờ lang thanh trên mấy blog nổi tiếng của anh em Đông du thì mình phát hiện ra rất nhiều bài viết khá hay. Tuần báo tới sẽ giới thiệu một bài của Minh Nhật (K04).

------------------------------

Đọc Blog đầu năm: Chào nhé, cuối năm!

Chào nhé, cuối năm!

   Cuối cùng rồi cũng quay lại nhà, sau một tuần 旅(du lịch) cuối năm. Quá nhiều niềm vui, quá nhiều hạnh phúc. Chẳng biết mình đã cho đi bao nhiêu, nhưng có cảm giác mình đã được nhận rất nhiều.

   24/12: Noel và những người bạn. 3 năm rồi mới gặp lại Inu. Hiệp 2 kết thúc lúc 6grưỡi sáng, tại nhà bạn B " chày".



25/12: Anh em nhà Yoko. Hiệp 2 kết thúc tại nhà bạn V "công tử Bạc Liêu" lúc 5g sáng.



26/12: Thăm mẹ con PA. Quán Thái. 3g sáng.





27/12: Bonenkai Đông Du.300 rưỡi chú tham gia. Lon ton lon ton. Gặp anh em khóa mình. Vui không chịu nổi. Đau bụng vì cười. Hiệp 3 6giờ sáng.



28/12: Ngủ được 1 tiếng rồi 8 chú lên ôtô đi Morioka. Lần đầu đi drive xa như thế này( 600km). Càng lên phía Bắc, nhiệt độ giảm dần, và những hạt tuyết đầu tiên. Thú vị.

Qua Sendai, bão tuyết, tắt cả đường shinkansen, hic.

Mò về Mori lúc 7g rưỡi tối. Ăn, mua sắm, lang thang. Xem trận Việt Nam-Thái Lan. Gần 30 chú trong cái phòng 12 m2.Keke. Xem đá bóng với anh em, đúng là không còn gì bằng.Sướng!

11giờ rưỡi: Bonenkai Morioka, đến 5 giờ sáng. 81 chú.





29/12: Reimen mến yêu. Nhớ lắm. Shopping. Lang thang. Lạnh.



Mấy anh sempai trổ tài nấu nabe. Ngon. Ấm. Tụi Nhóc dễ thương.

Lập sòng đến 5gsáng. Thua. Hic.

30/12: Tạm biệt Mori, tạm biệt lũ Nhóc yêu thương. Sẽ nhớ lắm, nhớ lắm.

Về lại với cảng Yoko.



31/12: Về bonenkai Shizu. Toàn đại gia ,kekeke. 150 mấy chú tham gia.



Khóa 04 mình( thiếu tùm lum )



Đội bowling của mình. Lúc nào mình cũng có giải cá nhân mang về,kekek. Vui dã man tàn bạo. Nghe đồn đội mình đứng nhì



Đón giao thừa cùng mọi người ở công viên. Vui.Lạnh cóng. Ấm. Hạnh phúc. Bình yên.



Bị dụ dỗ ngồi sòng đến 4giờ. Nhưng thắng được chút. Hehehe bù lại hôm trước

1/1: Đi chùa đầu năm. Xin xăm. Uống amazake. Mình vẫn tin: Có kiên, có cữ, có giữ có lành.



Giờ thì về lại nhà rồi. 1 tuần qua, mình đã quá vui. Lâu lắm rồi mới lại vui đến mức như thế này. Gặp lại lớp mình, bao nhiêu là kỉ niệm. Giờ mỗi đứa một con đường, khác nhau, và cũng khác chính bản thân mình 4 năm về trước rất nhiều. Nhưng có cảm giác, đây chính là những người bạn cuộc đời của mình.

Gặp kohai mới, những đứa Nhóc đáng yêu mang hình ảnh của mình 4 năm về trước. Nhiệt huyết cũ, hồn nhiên cũ, và những niềm vui bất tận của thời mới bước chân đi ra cuộc đời, tiêu những khoản tiền kiếm được đầu tiên trong đời. Mấy Nhóc đã làm cho chị nhớ lại nhiều, rằng mình cũng có một thời như thế. Chợt nhận ra, bấy lâu nay, mình đã không còn được cố gắng nhiều như ngày xưa nữa, và lửa cũng đang mất dần. Sẽ nhen lại. Cảm ơn mấy đứa rất nhiều. Về Mori, như được về quê, về nhà. Tìm lại những ngày xưa cũ.

Những con người Đông Du . Thầy ạ, em và tập thể Đông Du mang ơn Thầy. Một tay Thầy gầy dựng nên, để hôm nay chúng em có được một tập thể đoàn kết, có trên có dưới, biết tin tưởng, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Có lẽ em sẽ chẳng bao giờ hết tự hào về Thầy, về tập thể Đông Du, Thầy ạ!

Một năm nữa lại bắt đầu...

Nguồn Blog Minh Nhật (K04)

http://blog.360.yahoo.com/blog-5kSKQEE8cqjEnaMn79UzQ.zbRg--?cq=1

Thành thật cảm ơn bạn Minh Nhật đã cho phép giới thiệu bài blog này đến với anh em Đông Du nhé.



Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Hai T1 05, 2009 2:30 am
Viết bởi Ansamurai
Tin nhanh


Buổi làm việc với hãng 関東電子

Ngày 30/12/2008, Thầy Nguyễn Đức Hòe đã có buổi làm việc với ông  関 忠好 - Giám Đốc hãng 関東電子.  関東電子 là hãng điện tử, sản xuất với dây chuyền tự động có sử dụng Robot. Công ty có văn phòng làm việc và nhà máy ở 千葉県. (http://www.kantodenshi.co.jp/index.html)


Kết thúc buổi làm việc, Giám Đốc Công Ty có hứa sẽ nhận Sinh viên Đông Du đang theo học tại Nhật, sau khi tốt nghiệp sẽ thực tập tại nhà máy khoảng 1 năm để học thêm kinh nghiệm thực tế.

Và, Thầy cũng rất mong những em nào theo học nghành này sẽ có kinh nghiệm thực tế tại nhà máy sau khi tốt nghiệp.

Vế kế hoạch thực tập cụ thể, các em có thể liên lạc trực tiếp với Thầy để nhận thêm những lời khuyên bổ ích hơn.

Cô Tịnh Nghi


Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Ba T1 06, 2009 12:26 am
Viết bởi QuangHung
Em chào mọi người. Như anh Ân có gợi ý. Nên chăng chúng ta nên có 1 loạt bài phỏng vấn ở trên trang chủ.

Ta có thể phỏng vấn một vài nhân vật 偉い( tất nhiên sẽ không quá nhiều) nhưng hi vọng là trong 知り合い của Đông Du chắc ta cũng kiếm được vài người. Ta cũng có thể phỏng vấn các anh em Đông Du. Ví dụ như phỏng vấn các Đại Sempai về thế hệ Kohai trẻ, hoặc ngược lại.

Không biết ý kiến của mọi người thế nào.

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Ba T1 06, 2009 2:20 pm
Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh
trường em đang bước vào đợt kimatsushiken.Trong thời gian tới cho em xin nghỉ 1 thời gian được ko a ?

Re:[Staff] Nhật ký bộ phận quản lý Trang chủ

Đã gửi: Ba T1 06, 2009 4:37 pm
Viết bởi Ansamurai

trường em đang bước vào đợt kimatsushiken.Trong thời gian tới cho em xin nghỉ 1 thời gian được ko a ?


^ ^ ok thôi Tuấn Anh. Thời gian vừa qua nhờ sự góp sức của Tuấn Anh mà Tuần báo đã có một mãng tin Tohoku rất quan trọng, thanks Tuấn Anh nhiều nhé. Mong là sau kì thi nếu có tin tức gì của anh em, Tuấn Anh chia sẽ với mọi người nhé.