Bạn đang xem trang 5 / 5 trang

Re:Những bịa đặt trong Tam Quốc Chí

Đã gửi: Sáu T10 30, 2009 10:54 pm
Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh
bạn đọc thêm bài báo này nhé : http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/10/3BA1502E/

Re:Những bịa đặt trong Tam Quốc Chí

Đã gửi: Bảy T10 31, 2009 4:09 am
Viết bởi thangpc208


Đấy là anh Hoàng chơi chữ đấy bạn ạ !
sao bạn biết?


colong có vẻ là người ko biết đùa thì phải??

Re:Những bịa đặt trong Tam Quốc Chí

Đã gửi: Bảy T10 31, 2009 7:33 am
Viết bởi colong
đùa tai hại thật! chắc mấy ông bên bộ KHCN cũng đùa chứ chẳng có thật đâu. VN là nuớc đùa nhiều nhất TG!
sao đình chỉ có 1 ông vây? chắc ông này đùa nhiều nhất.
...
"Sau khi bị hành quyết, dư luận xã hội không còn nhắc đến Năm Cam nữa. Song có một thứ “triết lý” mà Năm Cam sử dụng để tồn tại, bành trướng và reo rắc tội ác vẫn cứ ám ảnh và đeo đẳng đi lên cùng đời sống xã hội. Đó là triết lý: “cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng… rất nhiều tiền”!

Thật thế, khi nghe chuyện Vedan được trao thưởng “vì sức khoẻ cộng đồng”, Phó chủ nhiệm Ủy ban VH-GD-TTN-NĐ Nguyễn Minh Thuyết cũng phải bức xúc với tờ Đất Việt: "Việc để cho một trung tâm đứng ra thu tiền rồi trao giải cho các doanh nghiệp thì đó là biểu hiện “chạy” quá rõ. Cần phải dẹp cái hình thức này đi, vì nó sẽ đánh lừa nhân dân. Nó còn làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính”. Bức xúc vì theo ông, một doanh nghiệp gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe và công ăn việc làm của người dân, chưa khắc phục hậu quả xong mà lại trao giải thưởng cho họ, chẳng khác nào khuyến khích họ làm sai!

Còn Ủy viên Ủy ban KH – CN – MT Nguyễn Đình Xuân thì lại "Cho đây là một sự nhạo báng” bởi giải thưởng như vậy không thể trao cho một doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường hơn chục năm qua mà chưa khắc phục xong, chưa bồi thường cho người nông dân được đồng nào". Theo ông Xuân, hiện nay, chúng ta đang “lạm phát” danh hiệu, chỉ cần đi dự một hội chợ vớ vẩn nào đấy, đem theo sản phẩm là lập tức có cúp vàng thương hiệu, danh hiệu này, danh hiệu nọ. Sự việc trên là đỉnh điểm của sự “lạm phát” này. Phải chấn chỉnh, không thể để tình trạng có tiền là mua được tất cả!!!


BL cho rằng những điều mấy ông nghị than vãn kia các quan chức nhà ta biết cả. Biết nhưng họ vãn cứ làm vì Vedan đã “hoàn thành nghĩa vụ” với họ. Chính vì thế ở những phát ngôn đầu tiên (SGTT 26-10), “họ” (tức BTC) nói rõ “công ra công, tội ra tội” và BTC đã quyết định trao thưởng cho Vedan sau khi DN này nộp 100 triệu “ủng hộ bão lụt” và chi phí tổ chức giải (vài chục triệu nữa).

Hơn nữa, đâu phải chỉ một mình ông vụ trưởng đại diện phía Nam của Bộ KH-CN tự tung, tự tác. Trong quyết định không số, đề ngày 16-5 “Về việc thành lập Ban Tổ chức chương trình tuyên dương, trao tặng giải thưởng “Doanh nghiệp ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng xuất sắc và Top 100 sản phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng” năm 2009 do chính ông - tiến sĩ Bùi Văn Quyền, Vụ trưởng, Trưởng đại diện Cơ quan đại diện Bộ KH - CN tại TP HCM ký, Ban Tổ chức giải thưởng trên ngoài ông làm trưởng ban còn một loạt chức sắc khác cùng tham gia vào Ban Tổ chức giải.

Hêhê, dư luận sẽ vui đáo để khi biết thêm các ông: Phan Thế Hào, Vụ trưởng, Trưởng đại diện Bộ Công thương tại TP HCM (Phó trưởng ban); ông Bùi Đức Phong, Phó Chánh thanh tra Bộ Y tế, (Phó Trưởng ban); ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu Trí tuệ tại TP HCM; ông Trần Đức Long, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế; ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế...

Do đó, trong vụ này không thể nói là “sơ suất của nhân viên” được. Theo BL chỉ có thể nói, đó là “triết lý Năm Cam” vậy!"
Nguồn: Bút Lông's Blog

Re:Những bịa đặt trong Tam Quốc Chí

Đã gửi: Bảy T10 31, 2009 10:20 am
Viết bởi LangTuThietPhong
Hihi.Xin phép có đôi lời lạm bàn.

Nhiều khi nghĩ, có khi người ta trao giải thưởng cho Vedan cũng "đúng với tiêu chuẩn" đấy chứ.Hệ thống tiêu chuẩn của ta còn nhiều điểm "châm trước" để cho các xí nghiệp có sức cạnh tranh(Maybe).Chứ áp chặt quá thì nhân dân không có thực phẩm "sạch" mà ăn, nhà "kiên cố" để ở, cầu đường "an toàn" để đi...ấy chứ nhỉ.

---

Nói lạm tí sang chuyện Đại Tướng Việt Nam. Thì cũng tuỳ tiêu chuẩn mà có tên hay không có tên, rồi ta "tự sướng" với nhau.Có chú nào ý kiến mạnh quá thì có khi lại bảo "trao giải nhầm" cũng có.

Hơi lệch chủ đề tí nhưng kể vụ này cho anh em nghe chới.Cách đây 2 tuần,tớ có việc ở Shinzuku gấp phải đi Taxi, thì chú lái Taxi,bắt chuyện rồi biết mình là người Việt Nam,tự dưng tuôn một mạch về lịch sử Việt Nam, nào là đánh Mỹ ,đánh Pháp, rồi đánh Tàu, ngày xưa đánh cả Nguyên Mông nữa.Nghe xong choáng váng, lần đầu tiên có chú người Nhật (mà lại là lái Taxi nữa chứ)  bình luận về cái vụ đánh Nguyên Mông của ta.(Nghe cũng thấy sướng,he he).

Thiết nghĩ,việc đánh giá thành tích của 1 cá nhân liệu có thoả đáng không, khi đàng sau đó là sự hi sinh của cả một dân tộc.Cái sự tồn tại âm thầm đàng sau kia mới nên chăng là cái đáng tự hào, và nên đưa ra nhìn nhận một cách đúng đắn hơn.

 

Re:Những bịa đặt trong Tam Quốc Chí

Đã gửi: Bảy T10 31, 2009 1:06 pm
Viết bởi namnh
Nhất tướng công thành vạn cốt khô, kana? :P

Re:Những bịa đặt trong Tam Quốc Chí

Đã gửi: Ba T2 16, 2010 10:51 pm
Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh

Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp là 2 vị tướng tài giỏi, ai cũng phải công nhận. Chúng ta cũng rất tự hào vì danh tiếng của 2 ông còn mang tầm quốc tế nữa. Nhưng việc 2 ông có nằm trong 10 vị tướng giỏi nhất thế giới không, do ai bình chọn thì chưa chắc.

Chúng ta không phải là những nhà sử gia, bàn luận với nhau cũng không đưa ra được chứng cứ nào xác thực cả. Mình chỉ nêu ra 1 số lí do khiến mình không thể không đặt nghi vấn.

1. Mình chưa từng đọc trên 1 tài liệu chính thống nào ( báo chí, sách vở, nghiên cứu ) và cũng chưa xem chương trình trên Tivi nào có đề cập chuyện đó. Sẽ có nguời bảo bạn chưa xem không có nghĩa là không có, OK, vậy bạn nào đã xem hoặc đọc được ở đâu ( đừng nói đọc được ở trên diễn đàn nào đó nha ^^ ) thì bảo cho mình được biết.

2. Ngay cả Internet, trên các trang uy tín như Wikipedia "hình như" cũng không đả động đến chuyện này. Việc được vào 1 trong 10 vị tướng tài thế giới thì sughe quá rồi ai cũng phải công nhận, vậy lí do gì những nhà biên soạn từ điển không đưa vào?

3. Tượng đài lớn nhất của Trần Hưng Đạo và đền Trần mình đều có đến vài chục lần rồi, nhưng cũng chưa thấy ghi chép nào như vậy được đặt ở đó cả. Trong khi các thành tích + sự nghiệp + vinh danh khác thì đều có ghi.

Trên Internet có rầt nhiều bản ghi 10 vị tướng giỏi nhất thế giới trong đó có Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp, nhưng mình đều không thấy nguời post dẫn các nguồn này ra. Chỉ thấy ghi 1 dòng dẫn giật gân không khác gì các tiêu đề trên VNexpress Trong cuộc thảo luận về lịch sử thế giới tại London năm 1984, đã bầu ra 10 VỊ DANH TƯỚNG GIỎI NHẤT MỌI THỜI ĐẠI

Vậy có bác nào cao tay kiếm được scan của thông báo chính thức/ bảng ghi nhớ/ thông cáo trên mạng hay gì đó tương tự của Học viện lịch sử khoa học quân sự Hoàng gia Anh thì post cho anh em mở mang tầm mắt chút.



hôm nay vô tình đọc được 1 bài và sực nhớ về comment này của anh Hoàng nên em xin được trích dẫn ra đây cho mọi người tham khao :

Nguồn : http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/56/58/58/103341/Default.aspx

----------------------
Năm 1992, Hội đồng Khoa học Hoàng gia Anh vinh danh 10 nhân vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại, trong đó có hai vị tướng kiệt xuất của Việt Nam: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Điều đặc biệt, trong số những người được vinh danh, duy nhất Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn sống. Nhân dịp Đại tướng bước sang tuổi 100, Báo Quân đội nhân dân xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của tác giả Hồ Ngọc Sơn về thiên tài quân sự Võ Nguyên Giáp.

Để được tôn vinh thiên tài quân sự qua mọi thời đại của nhân loại thật không dễ. Thế nhưng, với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không chỉ nhận được sự đồng thuận rất cao của giới quân sự, kể cả với những người bình chọn “khó tính” nhất, ông còn nhận được sự ngưỡng mộ, kính trọng của nhiều nguyên thủ quốc gia, chính khách, học giả, nhà sử học, nhà báo, nhà văn và đông đảo nhân dân thế giới.

Dưới ánh sáng đường lối kháng chiến của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, đằng sau những thắng lợi mang tính thời đại của nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, Võ Nguyên Giáp là một động lực. Những chiến tích vĩ đại mà ông đã góp phần cống hiến xuất sắc, ít người sánh kịp, đã nâng ông lên tầm một vị tướng huyền thoại, để lại một dấu son rực rỡ trong lịch sử quân sự thế giới. Nghiên cứu về con người và sự nghiệp của ông, thế giới không chỉ ca ngợi tài thao lược kiệt xuất, mà thường phân tích sâu 5 yếu tố cơ bản nhất và đó cũng là 5 bài học có giá trị lớn nhất làm nên một thiên tài quân sự.

1. Trước hết, ông được đánh giá là một chuyên gia lỗi lạc hàng đầu về đường lối chiến tranh nhân dân của phong trào giải phóng dân tộc trong nước và trên thế giới.

CeciB.Curry, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quân sự hiện đại có tên tuổi của Mỹ, đã viết cuốn sách “Võ Nguyên Giáp, một thiên tài quân sự”, xuất bản ở Mỹ năm 1997. Cuốn sách được dịch ra tiếng Pháp năm 2003 ấn hành ở Pa-ri và cũng được dịch ra tiếng Trung Quốc xuất bản ở Bắc Kinh, trích lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: “Chiến lược chiến tranh của chúng tôi không phải chỉ liên quan đến những công việc thuần túy quân sự. Chiến tranh phải là một chiến lược tổng thể kết hợp nhiều yếu tố khác nhau. Mục đích chính trị là căn bản. Quân đội không phải chỉ có nhiệm vụ chiến đấu, mà phải tuyên truyền, giáo dục dân chúng. Như vậy, mọi người đều là lính. Tất cả, mỗi làng, mỗi quận (huyện) là một pháo đài và cả nước chúng tôi là một chiến trường rộng lớn. Chúng tôi tập trung lực lượng ở vùng này hay vùng khác tùy thuộc vào điều kiện chính trị chiếm ưu thế từng thời kỳ trong từng giai đoạn. Điều này là một nguyên tắc chiến lược rất quan trọng để tiến hành chiến tranh toàn dân…” (Nguyên văn của dịch giả Nguyễn Văn Sự).

Đường lối chiến tranh của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh đã nêu rõ phải tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến; xây dựng LLVT với 3 thứ quân gồm: Dân quân du kích, bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực, trong đó bộ đội chủ lực làm nòng cốt, yếu tố vũ khí rất quan trọng nhưng yếu tố con người và chính trị tinh thần đóng vai trò quyết định; tiến hành chiến tranh du kích kết hợp với chiến tranh chính quy, lấy yếu địch mạnh, lấy nhỏ đánh lớn, lấy chất lượng tinh thắng số lượng đông; tập trung kết hợp phân tán linh hoạt v.v.. Không chỉ quán triệt sâu sắc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tiến hành đường lối chiến tranh nhân dân Việt Nam một cách hết sức sáng tạo. Ông coi trọng trước hết việc rèn luyện vững chắc bản lĩnh chính trị cho quân đội. Tình yêu nước nồng nàn, lòng trung thành vô hạn với lý tưởng cách mạng, tinh thần vì nhân dân quên mình, đoàn kết quân dân cá nước luôn được truyền lại và thấm sâu đến từng chiến sĩ. Các LLVT luôn ra sức luyện tập tinh thông kỹ thuật, chiến thuật, làm tốt công tác dân vận.

Ông kết hợp rất khéo léo, chặt chẽ đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa… đạt kết quả toàn diện trên cả hai mặt trận: Kháng chiến và kiến quốc. Ở tuyến trước, quân dân Việt Nam thực hiện linh hoạt phương châm quân sự “2 chân, 3 mũi” (2 chân quân sự, chính trị song song, 3 mũi tấn công vũ trang, đấu tranh chính trị của quần chúng và binh địch vận), đánh địch khắp ba vùng chiến lược: Rừng núi, đồng bằng, đô thị. Còn ở tuyến sau, luôn xây dựng, củng cố vững chắc căn cứ địa cách mạng và hậu phương, chi viện đắc lực cho tiền tuyến. Chiến tranh nhân dân Việt Nam đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật quân sự. Đường lối ưu việt của cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, kháng chiến trường kỳ đã đánh bại và làm phá sản đường lối tốc chiến, tốc thắng và các chiến lược của những đế quốc hùng mạnh nhất thế kỷ 20.

2. Tư duy khoa học của Võ Nguyên Giáp về xây dựng lực lượng quân sự rất độc đáo, sáng tạo và toàn diện.

Bắt đầu từ con số 0, ông đã có và có tất cả những đơn vị chiến đấu, phục vụ chiến đấu đáp ứng được nhu cầu chiến tranh trong hoàn cảnh đất nước nghèo nàn, lạc hậu, thiếu thốn trăm bề. Ông hội tụ được một đội ngũ cán bộ ưu tú các cấp, có khả năng độc lập, tự chủ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở những địa bàn tinh nhuệ được xây dựng thành một binh chủng chính quy. Ngành quân y và cái bếp mang tên người Anh hùng Hoàng Cầm, được triển khai đến tận đại đội trong chiến đấu. Ông là người đề xuất mở đường Trường Sơn, về sau mang tên huyền thoại đường Hồ Chí Minh và còn phát triển thêm “Con đường mòn” trên biển. Bộ đội hành quân bộ hàng trăm, hàng nghìn cây số ra mặt trận. Mạng lưới thông tin liên lạc, giao thông vận tải quá thô sơ. Bảo đảm hậu cần bằng gồng gánh, thồ xe đạp, mang vác trên vai hơn 50kg vượt qua biết bao sông suối, núi đèo, đói rét, bệnh tật, thú dữ, đạn bom. Một nền hậu cần thời trung cổ đã thắng một nền hậu cần hiện đại, khổng lồ nhất thế giới của quân đội Pháp, Mỹ.

3. Võ Nguyên Giáp là một vị tướng sắc sảo nhất về nghệ thuật khoét sâu chỗ yếu của địch.

Ông rất cẩn trọng trong so sánh tương quan lực lượng đôi bên, không bao giờ đánh giá thấp đối phương. Cách đánh tập trung quy mô nhỏ. Chỗ yếu lớn nhất của địch là chiến tranh phi nghĩa, không có được các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Việt Nam thì ngược lại, với cuộc chiến tranh toàn dân, đàn ông, đàn bà, người già, con trẻ đều là chiến sĩ, làm cho quân địch luôn lo sợ cái chết rập rình. Chúng lo sợ cả gỗ, đá, thân tre, lá lúa đều biến thành chông, bẫy, gươm, dao. Địch tập trung lớn, ta biết tránh đối đầu trực diện, làm cho chúng không tìm thấy đối phương, hiệu suất chiến đấu rất thấp. Chúng ta biết linh hoạt phân tán và tập trung ưu thế binh hỏa lực đánh vào chỗ sơ hở, điểm yếu và hiểm yếu của địch, gây cho chúng thiệt hại nặng nề. Võ Nguyên Giáp là vị tướng luôn chủ động bắt buộc đối phương bị động thay đổi thế cờ, đánh theo cách đánh của ông, vì thế mà phá sớm về chiến thuật, chiến dịch, chiến lược, dẫn đến thất bại hoàn toàn.

4. Về tài thao lược, thế giới xem ông là bậc thầy về chiến lược, chiến thuật quân sự.

Hơn 30 năm chỉ huy quân sự, Võ Nguyên Giáp chưa bao giờ phạm sai lầm về chiến lược. Ngược lại, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tập thể Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Võ Nguyên Giáp đã buộc 10 danh tướng Pháp, Mỹ mắc sai lầm về chiến lược và thua trận, trong đó có 7 đại tướng Pháp: Philippe Leclerc, Eátienne Va lluy, C.Blaijot, M.Cargentier, Delattre De Tassigny, Raoal Salan, Henri Navarre và 3 đại tướng Mỹ: Westmoreland, C.Abrams và F.C.Weyand.

Các thiên tài quân sự thường truyền lại binh thư, binh pháp. Võ Nguyên Giáp đã dốc tâm trí nghiên cứu học thuyết quân sự của giai cấp vô sản và tư bản, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của Liên Xô, chiến tranh chống Nhật của Trung Quốc, lý luận quân sự của Clausewit , những trận đánh của Napoléon, truyền thống đánh giặc của tổ tiên, những trận đánh thắng và không thắng của ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đúc kết thành những nguyên tắc quân sự độc đáo của Việt Nam. Các sách quân sự và các tác phẩm văn học của ông đã giúp nhiều nhà nghiên cứu lịch sử quân sự trên thế giới hiểu biết về cuộc chiến tranh toàn dân và tự giải đáp được nguyên nhân vì sao thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Võ Nguyên Giáp không qua một trường quân sự nào, ông học trong thực tế là chính. Chiến tranh luôn ẩn chứa nhiều yếu tố ngẫu nhiên không thể biết và lường trước được hết. Ông không xử trí chiến thuật quân sự bằng những "giải pháp quân sự cố định học đường", mà luôn xuất phát từ thực tế chiến trường để giải quyết mọi tình huống ngoài dự kiến và lật ngược thế cờ. Lý luận về "trận đánh quyết định" trong học thuyết quân sự của ông được giới quân sự chú ý và nghiên cứu. Ông cho rằng, ta có thể đánh thắng địch trong khi chúng đông quân nhất, nhiều vũ khí nhất và ngay cả khi chúng cho là ta không thể thắng chúng, miễn là ta có cách đánh đúng và thích ứng với thực tế... Ông đã hoàn toàn đúng với học thuyết về "trận đánh quyết định" ở Điện Biên Phủ, "Điện Biên Phủ trên không" và chiến dịch Hồ Chí Minh.

Với bài báo "Tướng Giáp suýt thua trong trận đánh Điện Biên Phủ như thế nào?" đăng trên tờ "Người quan sát mới", nhà sử học Pháp Boudaren đã phản biện đại ý: Tướng Giáp đã hai lần tấn công thất bại "Con nhím Nà Sản". Lần thứ nhất, dùng chiến thuật "Đầu nhọn đuôi dài"... bị tổn thất mà không thắng. Lần thứ hai, sớm nhận ra Tướng Giáp sẽ chỉ đạo thay đổi chiến thuật, dùng cách đánh "Khoanh chặt để bắt sống con nhím", Navarre đã rút bỏ Nà Sản; ta đã giải phóng được địa bàn nhưng thất bại ý đồ chính là tiêu diệt sinh lực địch; Tướng Giáp dám "Khoanh chặt để bắt sống con nhím khổng lồ Điện Biên Phủ" là ông ta dám thế chấp sinh mạng chính trị của mình cho trận đánh, vì nếu thua thì ông sẽ mất hết, dù ông còn sống thì đó cũng chỉ là sự tồn tại. Phải có một bản lĩnh lớn, ông mới thuyết phục được các cố vấn Trung Quốc từ bỏ ý định "Đánh nhanh, thắng nhanh, với chiến thuật đầu nhọn, đuôi dài nở hoa trong lòng địch". Và mọi người đã đồng thuận chấp nhận cách đánh của ông-cách đánh của Việt Nam-cách đánh Bác Hồ luôn căn dặn, đó là "Đánh chắc, tiến chắc; dùng chiến thuật bao vây đánh lấn theo kiểu bóc vỏ, xẻ múi, nghiền hạt". Tướng Giáp đã bắt sống con nhím khổng lồ Điện Biên Phủ, không cho nó xổng chuồng.

5. Võ Nguyên Giáp là vị tướng có một nhân cách phi thường.

Nét đẹp cao quí tập trung nhất về nhân cách của ông là tinh thần "Dĩ công vi thượng". Ông tâm niệm, làm theo lời răn dạy đó của Bác Hồ suốt cả đời mình. Với ông, Tổ quốc, dân tộc và Đảng là trên hết, không gì thiêng liêng, cao cả hơn. Trước sóng gió trên mặt trận quân sự và cả trong cuộc sống, ông tỉnh táo lạ thường, tỉnh táo đến sáng suốt tuyệt vời. Ông luôn gạt cá nhân mình sang một bên, đặt sinh mạng chính trị của đất nước, nhân dân lên trên hết, tìm cách thu hẹp mọi bất đồng, mâu thuẫn; nhằm khắc phục những khuyết điểm, sai lầm gây nguy hại cho quốc gia, dân tộc. Ông luôn tỏ rõ là một vị tướng tài đức song toàn, có uy tín cao và tròn vẹn, là chỗ dựa tinh thần và nơi gửi gắm niềm tin của nhân dân, cán bộ, đảng viên.

Ông rất mực khiêm tốn: Công trạng của ông vô cùng to lớn nhưng ông không nói về mình, luôn đề cao công lao thành tích của nhân dân, quân đội, Đảng và Bác Hồ.

Tháng 2-1989, ông thay mặt Chính phủ tiếp kiến Thống chế Méhra-người thống lĩnh chỉ huy lực lượng không quân và các lực lượng phòng không toàn Ấn Độ dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao Ấn Độ sang thăm nước ta. Thống chế Méhra không ngớt lời ca ngợi ông là một vị tướng huyền thoại. Ông cảm ơn và từ tốn đáp lời: "Nếu không có một tập thể lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, nhân dân và quân đội anh hùng, tướng lĩnh chúng ta dù tài giỏi đến đâu, cũng không thể làm nên công trạng, thành tích". Thống chế Méhra rất tâm đắc lời ông.

Tháng 11-1998, John Kennedy (con trai Tổng thống Mỹ Kennedy) cho đăng trên tạp chí George cuộc phỏng vấn ông. John Kennedy hỏi: "Ai là vị tướng người Việt giỏi nhất?". Không một phút suy nghĩ, ông trả lời ngay: "Nhân dân Việt Nam", John Kennedy rất bất ngờ và thú vị.

Học và làm theo Bác, ông rất chuộng lối sống giản gị, thanh cao. Căn phòng tiếp khách của ông đã đón tiếp không biết bao nhiêu người có địa vị xã hội cao ở nhiều nước, nhưng không có đồ vật gì sang trọng cả. Ông đi tàu hỏa về thăm quê hương. Ông đi máy bay dân dụng lên thăm Điện Biên Phủ. Ông chan hòa tình cảm với nhân dân, cán bộ, chiến sĩ rất hồn nhiên, vui vẻ.

Trên lĩnh vực quân sự, nhân cách của ông tỏa sáng rực rỡ tinh thần quyết đoán, dân chủ, nhân hậu.

Trước những quyết định khó khăn, đòi hỏi người chỉ huy phải dũng cảm, trí tuệ. Về điều này, trong lịch sử quân sự thế giới, ít người sánh kịp. Ông cho rằng, những thắng lợi trên chiến trường, xét cho cùng là do những người trực tiếp chiến đấu quyết định. Vì vậy, ông rất coi trọng phát huy dân chủ. Ông luôn chịu khó lắng nghe, chọn lọc và trân trọng những sáng kiến, cách đánh hay của cán bộ, chiến sĩ và trong nhân dân, tạo nên một khối đoàn kết vững chắc, một sức mạnh vô địch của cuộc chiến tranh toàn dân.

Ông rất nghiêm minh về kỷ luật nhưng cũng rất bao dung, nhân hậu. Ông xem cán bộ, chiến sĩ như anh em trong một đại gia đình cách mạng. Ông hết lòng yêu thương chiến sĩ và không ít lần đã khóc trước thương vong của bộ đội, nhân dân trong chiến tranh. Đặc biệt, ông quí từng giọt máu của người lính. Ông tâm sự với đội ngũ cán bộ thuộc quyền rằng: Chiến tranh không phải là vấn đề thể diện, không được phiêu lưu, mạo hiểm, không cho phép đánh đổi bằng bất cứ giá nào. Một người chỉ huy giỏi là một người đánh thắng kẻ thù nhưng ta thương vong thấp nhất, đổ xương máu ít nhất. Sinh mạng của con người là vô giá và không gì có thể bù đắp được nỗi đau mất mát trong chiến tranh.

Dĩ công vi thượng, khiêm tốn, sống giản dị, thanh cao, quyết đoán, dân chủ và bao dung, nhân hậu -Đó là nhân cách Võ Nguyên Giáp - một thiên tài quân sự.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của vị chỉ huy tối cao Hồ Chí Minh và tập thể Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với nhân dân và Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, những chiến thắng vĩ đại mà Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp góp phần làm nên, đã tác động mạnh mẽ vào dòng chảy lịch sử, làm thay đổi bộ mặt thế giới thứ ba và số phận một số nước trên thế giới, thúc đẩy sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Nhân dân Ấn Độ gọi ông là “Một con người Việt Nam đã thuộc về toàn thế giới”. Còn khắp năm châu, ông không chỉ được tôn vinh là một vị tướng huyền thoại, mà còn là một thiên tài quân sự của mọi thời đại. Điều này, không có gì khó hiểu. Vì ông là một trong những người học trò xuất sắc nhất và là bạn chiến đấu gần gũi, thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một vị Đại tướng của nhân dân, người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Và có lẽ, chính những tên gọi giản dị này lại ghi đậm trong ta những ấn tượng đẹp đẽ, sâu sắc nhất, những bài học quí giá cần được chiêm nghiệm mỗi khi ta nghĩ đến con người và sự nghiệp của ông đã hiến dâng cho nhân dân, đất nước ta.

Hồ NgọcSơn