Bạn đang xem trang 5 / 11 trang
Re:Giáo Dục Việt Nam
Đã gửi: Hai T10 13, 2008 11:32 pm
Viết bởi anhsiu
Thực ra là như thế này , ở đây mọi người đều có ý tốt nhưng có đều cách nhìn nhận của mọi người là khác nhau mà thôi . 3 bài viết ở trang trước , mình viết rất đàn hoàng những suy nghĩ của mình để chia sẻ định viết tiếp (nhưng biết rằng đã chia sẽ lộn chỗ ), và mình cũng mong đọc được những bài có tính xây dựng và nhìn thẳng vào cái bất cập của vấn đề đang nói tới .
Chắc các bạn hiểu lầm rằng mình đổ mọi lỗi cho giáo dục và không công nhận 1 chút công lao của những thầy cô đã dạy năm xưa . Không , các bạn nghĩ sai . Họ nói " thương cho roi cho vọt " , nếu không cương quyết nhìn nhận thẳng ( có thể bạn kongou mushi cũng viết bài với ý này hoặc không ) mà cứ nhìn hoài vào cái tốt thì không thể lột xác được .
Các bạn nghe mấy anh nói chua chát như vậy đừng nghĩ rằng mấy anh chỉ biết lôi ra chửi mà không làm được gì . Các bạn chưa hiểu nhiều về họ . thực ra quan điểm của họ rất rõ ràng . " Nếu không lột xác giáo dục 1 cách mạnh mẽ , tuơng lai nước nhà thảm hại ". Và mình cũng đồng ý với quan điểm đó .
Giáo dục mình sai thì không sai , nhưng thiếu . Cái thiếu đó dẫn đến cái sai . Ví dụ : thầy cô không dạy ta xã rác bừa bãi , nhưng không khoét mạnh vào dạy ý thức về môi trường . Dạy ta đoàn kết nhưng quá ít những cơ hội cho học sinh cùng nhau làm việc . Dạy ta phải tự tìm tòi học hỏi nhưng mỗi lần thi cử vẫn sợ học sinh điểm thấp mà đưa đề cương thi ( chưa nói những đề cương soạn những câu hỏi có khả nâng ra thi ) ..... mấy cái đó là những cái chung chung mà ở đâu cũng thấy , chưa nói đến những trường hợp ngoại lệ . Nhưng đừng hiểu lầm là tôi trách thầy cô tôi , họ cũng là những người làm việc đúng trách nhiệm và phận sự được giao . Nói đến giáo dục là nói đến 1 hệ thống to lớn . Nói đến giáo dục phải nói về tư tưởng giáo dục . Và cái cần lột xác là cái tư tưởng đó . Nói như Bác Thọ nói : " nước ta luôn quan tâm đến giáo dục . Nhưng đã thực sự đầu tư mạnh mẽ đúng mức chưa ? " .
Mình thì muốn phát biểu như thế này : " Giáo dục mình luôn có tiêu chí là dạy làm người trước khi dạy chữ . Nhưng thực tế đã làm như vậy chưa ? " . Chắc là mình lo hơi xa , nhưng minh nghi ngờ không biết các tiến sĩ trong ngành sư phạm có bác nào đang nghiên cứu vấn đề : " dạy làm người là dạy cái gì " hoặc là " con người như thế nào để đáp ứng với 1 xã hội văn minh " không ? Chắc hy vọng là có .
Còn mình cũng muốn nhắn 1 cái vô cùng chân thành với Anh WHOIAM và em Truyền :
Khi nào rãnh về Việt Nam đi 1 vòng các trường thử xem , từ tiểu học mẫu giáo đến đại học , xem thực tế và làm 1 phép so sánh bạn sẽ thấy giáo dục mình thua họ như thế nào . Mình cũng như các bạn thôi , yêu thầy cô mình lắm , nhưng nếu mà còn quan tâm đến chuyện này thì mở rộng 1 chút .
Re:Giáo Dục Việt Nam
Đã gửi: Ba T10 14, 2008 12:17 am
Viết bởi anzen_dp
Quả thật là thấy tranh luận 3 trang rồi nhưng vấn đề vẫn không rõ ràng ,vẫn chưa biết là tiêu điểm chính của tranh luận là gì. Chủ đề "Giáo dục VN" quả thật là quá rộng . Nếu mọi người có hứng tranh luận thì hãy đưa ra những phạm vi hẹp hơn như giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ,trung học phổ thông, DH, và sau đại học. Ví dụ như nên tập trung vào giai đoạn nào chẳng hạn. Hay là về mỗi cấp học giáo dục của mình có hạn chế gì và đưa ra cách hiểu của mình là tại sao nó lại hạn chế như thế để thể hiện là mình ko phải chỉ nhìn bề ngoài để phát biểu.
Còn theo quan điểm của mình giáo dục nhà trường không chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc trưởng thành của thế hệ thanh thiếu niên.
Re:Giáo Dục Việt Nam
Đã gửi: Ba T10 14, 2008 12:34 am
Viết bởi anhsiu
Chủ đề "Giáo dục VN" quả thật là quá rộng . Nếu mọi người có hứng tranh luận thì hãy đưa ra những phạm vi hẹp hơn như giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ,trung học phổ thông, DH, và sau đại học. Ví dụ như nên tập trung vào giai đoạn nào chẳng hạn. Hay là về mỗi cấp học giáo dục của mình có hạn chế gì và đưa ra cách hiểu của mình là tại sao nó lại hạn chế như thế để thể hiện là mình ko phải chỉ nhìn bề ngoài để phát biểu.
Đúng là rất rộng , bởi vậy mới không thể nói cụ thể như Phong thích . Mình vốn cũng thích cụ thể , nhưng cái ni quả thực khó . Không thể nói cải cách giáo dục đại học như tự nghiên cứu , tự làm việc theo nhóm nghiên cứu , học lấy Trình trong khi từ nhỏ ở bậc trung tiểu học không dạy cho sự đam mê và cách nhường nhịn để làm việc chung 1 nhóm . Chẳng thể bàn đến giáo dục tiểu học khi đội ngũ giáo viên tại đại học sư phạm lại được dạy thiếu những tư tưởng tiến bộ và đổi mới . Chẳng bắt học sinh trung học không xã rác , học không đối phó khi từ nhỏ đó đã là thói quen .....
Còn theo quan điểm của mình giáo dục nhà trường không chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc trưởng thành của thế hệ thanh thiếu niên.
Hải cũng nghĩ vậy , nhưng gia đình và xã hội ngày mai cũng là xuất phát những con người ngày nay ta đang dựng nên . Ngày nay xã hội và gia đình chưa có tư tưởng tiến bộ , và chưa tạo môi trường tốt để học tập ( về cả tài và đức ) thì giáo dục nhà trường phải đi tiên phong và mở đường .
Re:Giáo Dục Việt Nam
Đã gửi: Ba T10 14, 2008 1:00 am
Viết bởi anzen_dp
Đúng là rất rộng , bởi vậy mới không thể nói cụ thể như Phong thích
Cái này tớ ko hiểu lắm.
gia đình và xã hội ngày mai cũng là xuất phát những con người ngày nay ta đang dựng nên . Ngày nay xã hội và gia đình chưa có tư tưởng tiến bộ , và chưa tạo môi trường tốt để học tập ( về cả tài và đức ) thì giáo dục nhà trường phải đi tiên phong và mở đường .
Nói thế này lại giống câu chuyện con gà và quả trứng rùi.
Re:Giáo Dục Việt Nam
Đã gửi: Ba T10 14, 2008 1:08 am
Viết bởi anhsiu
Có nghĩa là giáo dục mầm non , tiểu học , trung học , đại học .... nó quấn lấy nhau , không thể đem 1 cái ra nói mà không nói đến mấy cái kia .
Còn câu sau Hải nói rõ ràng như hắn như vậy , không có chung chung đâu . Còn nếu giống câu chuyện con gà và quả trứng thì mình với tác giả câu chuyện cùng quan điểm .
[grin][grin][grin]
Re:Giáo Dục Việt Nam
Đã gửi: Ba T10 14, 2008 3:15 am
Viết bởi Ansamurai
Giáo Dục Việt Nam - tên topic hay thế này mà anh em để nội dung bàn luận đi lệch đề hơi nhiều rồi.[grin]
@ Trước hết ta thử đặt lại vấn đề một cách cơ bản một tí nhé.
Vai trò của giáo dục là gì?? Hiện nay giáo dục Việt nam đang gặp căn bệnh gì?? Bệnh này để chữa lành thì cần làm gì??
Câu hỏi đầu tiên :
Vai trò của giáo dục là gì??
Tạm thời mình xin cùng anh em đọc lại vài bài viết của những con người đã suy nghĩ về vấn đề này nhé .
Đầu tiên là Albert Einstein
Giáo dục
Học đường luôn luôn là nơi hữu hiệu nhất để chuyển giao sự phong phú của truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày nay, điều này được áp dụng với một mức độ cao hơn hẳn so với các thời đại trước đây, bởi vì gia đình, với tư cách kẻ chuyển giao truyền thống và giáo dục, đã bị suy yếu qua sự phát triển của đời sống kinh tế hiện đại. Do đó, sự tồn tại và lành mạnh của xã hội vẫn phải tùy thuộc vào học đường với tầm quan trọng còn to lớn hơn cả trước đây.
Đôi khi người ta chỉ nhận thấy học đường qua khía cạnh chuyển giao một khối lượng tối đa tri thức nào đó cho thế hệ hiện hữu. Điều này không đúng. Tri thức có tính xơ cứng và bất động; học đường, trong khi đó, phục vụ cho người sống. Thế nên, học đường phải phát triển cho từng cá nhân người trẻ những đức tính và khả năng có giá trị đối với lợi ích của sự thịnh vượng chung. Nhưng điều này không có nghĩa là cá tính sẽ bị triệt tiêu và cá nhân trở thành công cụ của cộng đồng giống như con ong cái kiến. Bởi lẽ một cộng đồng với các thành viên bị tiêu chuẩn hóa và thiếu vắng đặc tính và mục đích cá nhân sẽ là một cộng đồng nghèo nàn, không có khả năng phát triển. Trái lại, cứu cánh của giáo dục phải là sự huấn luyện hành động và suy nghĩ độc lập cho cá nhân, người nhận thức rõ ràng vấn đề đời sống quan trọng nhất của anh ta khi phục vụ cộng đồng. Theo sự nhận xét của tôi, hệ thống học đường của người Anh đã đến gần sự nhận thức lý tưởng này nhất.
Nhưng làm sao đạt được tiêu chuẩn lý tưởng? Có lẽ nào người ta cố thi hành mục tiêu vừa nói bằng cách răn dạy, phê phán? Không thể được. Ngôn từ là – và chỉ là – những thanh âm rỗng tuếch; con đường dẫn đến diệt vong đã từng được đồng hành bởi những lời lẽ thiếu chân thành. Nhân cách không hình thành từ những gì được nghe và nói, mà từ hành động và sự cần lao.
Do đó, biện pháp quan trọng nhất của giáo dục luôn luôn phải bao gồm điều mà qua đó, người học được thôi thúc để có được một thành tích thực sự. Điều này cũng thích hợp cho việc thực hiện bài tập làm văn của một cậu học trò tiểu học, hoặc luận văn tốt nghiệp của một vị tiến sĩ, hoặc học thuộc lòng một bài thơ, viết một bài tiểu luận, dịch một đoạn văn, giải quyết một vấn đề toán học, hay tập luyện thể dục thể thao.
Đằng sau mọi thành tựu luôn hiện hữu một động cơ làm nền tảng, và đổi lại, động cơ được nuôi dưỡng và củng cố bởi sự hoàn tất mỹ mãn các trách vụ đề ra. Ở đây, có những khác biệt to lớn, và đồng thời, những khác biệt ấy đóng một vai trò quan trọng vào bậc nhất đối với giá trị giáo dục của học đường. Thành tựu có thể xuất phát từ sự sợ hãi và cưỡng bách, khát vọng quyền uy và danh tiếng, lòng say mê tìm hiểu, tính tò mò kỳ lạ mà mọi đứa trẻ bình thường đều có, nhưng chóng lụi tàn. Ảnh hưởng của sự giáo dục đối với học sinh thông qua việc thi hành một nhiệm vụ có thể rất đa dạng; ảnh hưởng ấy tùy thuộc vào sự sợ hãi hình phạt, nỗi đam mê vị kỷ, những khao khát khoái lạc và thỏa mãn có tồn tại đằng sau công việc mà đứa trẻ thực hiện hay không. Không ai có thể khẳng định rằng sự quản trị của nhà trường và quan điểm của giáo sư không tạo ra một ảnh hưởng nào đến việc hình thành nền tảng tâm lý học sinh.
Theo tôi, điều tệ hại nhất đối với trường học chủ yếu là việc học tập dựa trên sự khiếp sợ, sự cưỡng bách cộng với sự ngự trị của một quyền hành khiên cưỡng. Cách thức đối xử như thế sẽ hủy hoại những xúc cảm lành mạnh, lòng trung thực và tính tự tin nơi học sinh. Điều ấy sản sinh ra loại thần dân chỉ biết phục tòng. Ta dễ dàng thấy rằng loại trường học đó đã tạo ra nền cai trị của nước Đức và nước Nga. Tôi biết trường học nơi xứ sở này đã tránh được những điều xấu xa ấy; và cũng vậy đối với Thụy Sĩ và hầu hết các quốc gia dân chủ khác. Biện pháp để trường học không va phải tình trạng độc đoán và tệ hại trên xem ra cũng tương đối giản đơn. Hãy tước một cách tối đa các biện pháp cưỡng bách ra khỏi uy quyền của giáo sư, để cho nguồn gốc duy nhất của lòng tôn sư nơi học trò chỉ là phẩm chất trí thức và nhân cách hàm ngụ trong người thầy.
Động cơ, khát vọng, hay nói một cách nhẹ nhàng hơn, mong muốn được thừa nhận và quan tâm, vốn sẵn có trong bản chất con người. Thiếu vắng tác nhân kích thích tinh thần này, sự hợp tác của con người không thể nào thành tựu; nỗi ước vọng được nhìn nhận chắc chắn là một trong các mãnh lực ràng buộc quan trọng nhất của xã hội. Trong mối phức cảm này, khuynh hướng vun đắp và hủy hoại luôn nằm kề cận bên nhau. Ước mong được tán thành và nhìn nhận là một tình cảm lành mạnh, nhưng tham vọng được thừa nhận là một cá thể giỏi hơn, mạnh hơn và khôn ngoan hơn cá thể khác dễ dẫn đến sự phán xét tâm lý mang tính cách vị kỷ thái quá, có thể làm tổn thương cá nhân và cộng đồng. Do đó, trường học và giáo sư phải cảnh giác trước việc áp dụng biện pháp dễ dãi để tạo ra tham vọng cá nhân nhằm khuyến khích tính chuyên cần của học sinh.
Lý thuyết Darwin về đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên đã được nhiều người mang ra biện giải như là một khái niệm có thẩm quyền trong việc khuyến khích tính ganh đua. Một số người cũng bằng phương thức này đã cố gắng chứng minh một cách ngụy trá về mặt khoa học sự thiết yếu của hành động cạnh tranh kinh tế mang tính loại bỏ lẫn nhau giữa các cá nhân. Điều này hoàn toàn sai lầm, bởi vì con người có được sức mạnh trong cuộc đấu tranh sinh tồn của mình là nhờ vào một sự thật hiển nhiên rằng anh ta là một sinh vật có đời sống hợp quần. Chỉ có rất ít cuộc giết nhau của những con kiến trong tổ là cần thiết cho sự tồn vong; cũng thế đối với từng cá nhân trong cộng đồng nhân loại.
Từ đó, người ta nên ngăn ngừa hành động thuyết giảng cho thanh niên rằng thành công là cứu cánh của cuộc đời; bởi vì người thành công là kẻ nhận được nhiều từ đồng loại của mình, và sự nhận ấy thường không tương ứng với những gì anh ta phục vụ họ. Nhưng giá trị của một người nên được đánh giá thông qua cái anh ta cho, chứ không phải cái anh ta nhận.
Động cơ quan trọng nhất trong học tập và trong đời sống chính là niềm vui có được qua công việc, sự hạnh phúc khi gặt hái thành quả và khi nhận thức giá trị của thành quả đối với cộng đồng.Tôi thấy rằng khơi dậy và củng cố sức mạnh tâm lý này trong thanh niên là nhiệm vụ quan trọng nhất của học đường. Chỉ với một nền tảng tâm lý như thế mới dẫn đến khát vọng thanh tao trong việc chiếm giữ cho nhân loại những tài sản cao cả nhất, đó là tri thức và kỹ năng.
Đánh thức sức mạnh tâm lý hữu ích này chắc chắn dễ hơn thi hành sự cưỡng bách hay khơi dậy tham vọng cá nhân, mà lại có giá trị hơn nhiều. Vấn đề là phát triển khuynh hướng giống như trẻ con đối với các hoạt động vui chơi và khát vọng thơ ngây trong việc được nhìn nhận, đồng thời hướng dẫn học sinh tiếp cận các lãnh vực quan trọng trong xã hội. Giáo dục chủ yếu được thiết lập dựa trên khát vọng thành công và ước muốn được thừa nhận. Nếu học đường đạt được hiệu quả theo quan điểm như thế, thì nó sẽ được thế hệ đang trưởng thành tôn trọng và các bổn phận do nhà trường giao phó sẽ được tiếp nhận như một món quà.
Loại nhà trường như vậy đòi hỏi người thầy phải là một nghệ sĩ trong địa hạt chuyên môn của mình. Điều gì có thể gầy dựng tinh thần này trong học đường? Có một biện pháp chung và đơn giản cho vấn đề này, cũng như cho việc duy trì và phát triển các đức tính tốt đẹp nơi cá nhân. Tuy nhiên, phải đáp ứng một số điều kiện cần thiết nhất định. Trước tiên, giáo sư phải được trưởng thành trong những ngôi trường như thế. Kế đến, giáo sư phải được tự do lựa chọn kiến thức phương pháp giảng dạy. Có một thực tế không thể phủ nhận là lòng yêu nghề sẽ bị giết chết bởi những áp chế bên ngoài.
Nếu quý vị đã chăm chú theo dõi xuyên suốt những suy niệm của tôi về quan điểm này, thì chắc cũng sẽ thắc mắc ở một điểm. Tôi đã phát biểu trọn vẹn, theo thiển kiến, về tinh thần, mà trong bối cảnh đó, thanh niên nên được giáo dục. Nhưng tôi không nói gì cả về sự lựa chọn môn học và phương pháp giảng dạy. Giáo dục nhân văn nên chiếm ưu thế, hay giáo dục khoa học và kỹ thuật?
Đối với câu hỏi vừa nêu, tôi xin đáp như sau: theo ý kiến của tôi, tất cả những gì thuộc về vấn đề này đều nằm ở tầm quan trọng thứ cấp. Nếu một chàng trai đã tập thể dục và đi bộ để rèn luyện sức chịu đựng của cơ bắp và thể chất của mình, tức thì chàng ta sẽ có đủ sức khỏe cho các công việc lao động chân tay. Điều này cũng tương tự với việc rèn luyện tinh thần. Vì vậy, không có gì sai khi định nghĩa giáo dục như sau: “Giáo dục là những gì còn lại khi người ta đã quên hết mọi điều được học ở nhà trường”. Vì lẽ đó, tôi không lo lắng về chuyện phải đứng bên nào trong cuộc xung đột giữa những kẻ ủng hộ trường phái giáo dục nhân văn cổ điển và những người đề cao nền giáo dục ưu tiên cho khoa học tự nhiên.
Mặt khác, tôi muốn phản đối ý tưởng cho rằng nhà trường phải trực tiếp huấn giảng những kiến thức và thành quả đặc biệt mà người học sau đó phải lập tức sử dụng trong cuộc sống. Các yêu cầu của cuộc sống quá đa dạng để cho phép một sự huấn luyện như thế có thể thành công trong học đường. Ngoài ra, đối với tôi, thật đáng chê trách khi xem cá nhân như là một công cụ vô tri. Mục tiêu của trường học nên là trang bị cho thanh niên một sự hiểu biết tổng quát và hài hòa, chứ không phải sự hiểu biết có tính cách khu biệt của một chuyên viên. Điều này, theo tôi, trong một ý nghĩa nào đó, cũng hoàn toàn đúng cho các trường kỹ thuật, những trường mà người học dành trọn cuộc đời mình cho một nghề nghiệp cụ thể. Phát triển khả năng suy nghĩ và xét đoán độc lập, chứ không phải sự thu nhận kiến thức, luôn luôn phải được đặt lên hàng đầu. Nếu một người nắm vững các yếu tố cơ bản của các môn học và biết cách tự suy nghĩ và làm việc, chắc chắn anh ta sẽ tìm được lối đi cho chính mình, và ngoài ra, sẽ có khả năng thích nghi với sự tiến bộ và những đổi thay của hoàn cảnh tốt hơn những kẻ được huấn luyện chủ yếu chỉ bằng phương pháp gom góp kiến thức vụn vặt.
Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng những gì được phát biểu nơi đây, dưới một hình thức khá rõ ràng, chỉ là ý kiến cá nhân, được hình thành không gì khác hơn từ những kinh nghiệm cá nhân mà tôi đã thu thập được trong vai trò của một sinh viên và thầy giáo.
Albert Einstein
http://www.dongdu.info/cgi-bin/index.cgi?action=viewnews&id=386
Re:Giáo Dục Việt Nam
Đã gửi: Ba T10 14, 2008 9:19 am
Viết bởi nguyenhoangtue
Đọc xong bài Viết trên ( tuy đã được đọc hai ba lần) nhưng mỗi lúc lại có nhiều tâm trạng khác nhau. Đó là bài viết của Albert Einstein, là kinh nghiệm của Ông ta, có nhiều điều đáng được xem xét.
Đúng là thời buổi copy và paste!
Lần này mình nghĩ về giáo dục lại thấy vui vui. Những Chú Em như Xuân Truyền, Hải-Anhshiu, whoami dù sao cũng là những người dám đứng lên nói về quan điểm của mình, và sẵn sàng xả thân (dùng từ hơi quá) để bảo vệ nó, đáng trân trọng. Nhìn quanh dongdu.org thử hỏi được mấy người như vậy!, cả trang web đươc mấy bài tự viết và comment cho ra hồn. Thực ra nếu mà viết thì dễ bị sai lắm. Tôi cũng như vậy! Cái này cũng là một trong những vấn đề của Giáo Dục, không dạy và học cho có căn bản nên con người thường mất tự tin vế chính khả năng của bản thân.
Xin cám ơn tất cả, đặc biệt là các Chú Em biết gì nói nấy, sai thì khiêm tốn chấp nhận sưa chữa, Tôi cũng muốn học hỏi về điều này. Đến ngang đây riêng Tôi cũng thu được những kết quả nhất định của Topic, vẫn có tính giáo dục đối với những ai tham gia thực sự với nó! Còn những Chú mượn lời người này người nọ để thể hiện mình thì lại càng nguy hiểm hơn, những sản phẩm giáo dục kiểu như vậy thì xin dùng hai chữ potay, không có cơ may để thay đổi!
Nền giáo dục thất bại về kiến thức thì con dễ thay đổi được, chứ thất bại về nhân cách và đạo đức, truyền thống thì có lẽ phải thay đổi lại toàn bộ cấu trúc của Xã Hội!
Không có chuyện tách rời Giáo dục ra từng bộ phận nhỏ để suy nghĩ được. Một suy nghĩ chưa chín chắn. Một cái đầu minh mẫn trên một cơ thể cường tráng. Đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Giáo Dục hiện nay.
Re:Giáo Dục Việt Nam
Đã gửi: Ba T10 14, 2008 6:04 pm
Viết bởi Ansamurai
Anh Tuệ không nên nói vậy về phần anh Ansamurai paste lại đoạn văn của Albert Enistein (??). Em chưa từng được đọc nó nên thấy thú vị lắm.
[smile] Không sao không sao, mình tôn trọng sự khác biệt. Những điều anh Tuệ viết đều đúng cả nếu ở trong một bối cảnh nhất định.
Thông qua topic này bản thân mình và có lẽ những anh em quan tâm vấn đề này học hỏi thêm vài điều, xác nhận lại vài chuyện, kết quả như vậy là tốt rồi.
Câu chuyện này còn nhiều điều thú vị, rất mong là nhận được những ý kiến khác từ các anh em.
Re:Giáo Dục Việt Nam
Đã gửi: Ba T10 14, 2008 8:06 pm
Viết bởi anzen_dp
Đúng là theo dõi và tham gia những topic như thế này khiến mình mở mang được nhiều điều.
Nhưng trước hết xin dừng lại 1 chút vì muốn hỏi anh Tuệ hay Hải siukin hay các bạn khác tham gia topic này là: nói gọn lại 1 chút cho dễ hiểu thì cái mà mỗi người muốn nói nhất ở đây về vấn đề "Giáo dục VN" là gì?
Em cũng đã theo dõi kĩ topic này và để ý thấy rằng ví dụ như anh Tuệ hầu hết các comment của anh đều là trích dẫn các bài của Xuân Truyền để đính chính chỉnh sửa nắn nót , em đọc kĩ cũng chưa phát hiện ra cái ý mà anh Tuệ muốn nói nhất khi tham gia topic này về chính chủ đề của nó. Em nghĩ rằng Xuân Truyền có thể sai lỗi này lỗi kia nhưng thực ra đọc những bài viết đó không đến nỗi là không hiểu hay hiểu sai ý của em này viết. Em nghĩ cái quan trọng trong tranh luận thảo luận là đưa ra chính kiến của mình về vấn đề và không mất thời gian vào việc chỉnh sửa lỗi của người khác như vậy thì mới có rất nhiều ý kiến được đưa ra trong thảo luận.
Nói về những vấn đề như thế này cái mà bọn em những cohai muốn ở các anh những người hơn bọn em nhiều tuổi là trên cơ sở anh em đều hứng thú với chủ đề ,đều có chút tâm huyết với vấn đề chung của đất nước , các anh hãy đưa ra quan điểm phân tích giải thích cho bọn em cái thực trạng của vấn đề ,cụ thể ở topic này là nền giáo dục VN . Thế mà anh lại nói là "muốn nói rất nhiều nhưng nghĩ không giải quyết được gì cụ thể nên thôi", buồn quá!!!.
Bạn Hải siukin nêu ra rất nhiều nào là chủ trương của Bác Hồ thế này thế kia , mình nghĩ rằng chủ trương thì bao giờ cũng đúng cũng sáng suốt giống như là việc muốn tìm nghiệm pt bậc 2 hãy học thuộc công thức delta vậy. Nhưng thực tế khi thực hiện thì mới nảy sinh nhiều vấn đề không tránh khỏi việc cần cân nhắc cái này cái kia trong hoàn cảnh hiện tại. Hải dẫn chứng mấy cái phong trào diệt mấy thứ giặc hồi trước thành công thế nào thế nào để so sánh với phong trào giáo dục bây giờ nhưng cũng cần giải thích rằng hồi đó CMT8 vừa thành công làm nức lòng toàn thể nhân dân, lòng yêu nước tinh thần dân tộc trong mỗi con người ở thời điểm đó đang tràn đầy như có thể đào núi lấp biển thì phong trào nào chẳng thành công, nhưng bây giờ đâu được cái không khí như vậy nữa.
Hải nói không thể tách các bậc học ra để nói , nói rằng cái ni nó lằng nhằng với cái tê nhưng Hải liệu đã nhìn thấu đáo cái tương quan đó hay chỉ có thể phát biểu rằng không giáo dục các cô giáo tốt thì không thể dạy các em tiểu học tốt, mà không dạy tiểu học trung học tốt thì sau này không có thế hệ sinh viên tốt. Nói như thế không bít khi nào mới tìm ra cách giải quyết vấn đề . Thực ra nếu nhìn vào từng bậc học mình có thể đưa ra giải pháp là cô giáo vừa dạy học vừa phải cập nhật thông tin cho mình vừa phải sửa đổi nắn nót lại cách giảng dạy của mình sao cho phù hợp với từng lứa tuổi học sinh không cần đến nỗi phải đi quá xa so với chế độ dạy học đc qui cách bởi bộ GD hay là chống lại nó. Về cái đó chỉ cần "cấp trên " của cô giáo bảo cô giáo là cô phải dạy linh hoạt như thế này ,thế này mới đc.
Như anh Tuệ nói chính bởi vì Giáo dục liên quan tới rất nhiều thứ nên không thể tách giáo dục để bàn nhưng liệu bản thân ta có đủ trình để bàn luận phán xét nó trong cái quan hệ đa chiều nó không. Bản thân mỗi chúng ta xét cho cùng cũng chỉ là những người ngoài cuộc không tham gia thực hiện công tác giáo dục cho nên cũng không thể hiểu những cái khó của nó cho nên , em nghĩ rằng hơn cả là mình tranh luận về các vấn đề cụ thể bức xúc hiện nay, tự mình đưa ra cách lí giải tại sao nó thế và suy nghĩ cách gải quyết.
Nói đơn cử như những vấn đề của giáo dục mà báo chí đang đăng rất nhiều như là :
- Giáo dục mầm non, sự bạo hành của 1 bộ phận cô giáo trông trẻ với các em nhỏ.
-Thực trạng học sinh thờ ơ với lịch sử nước nhà ( Tiện đây em cũng muốn nói về cách dạy lịch sử: em chắc rằng chẳng có mấy nước đặc biệt là các nước xảy ra nhiều cuộc chiến tranh dám tuyên bố rằng mình dạy lịch sử với tinh thần khách quan hoàn toàn coi trọng sự thật, thực ra còn nhiều chỗ không biết đâu là sự thật khi bên này nói thế này bên kia nói thế khác, bằng chứng hàng năm vẫn có nhiều vụ nước này phản đối nước kia về chương trình sgk lịch sử như Nhật-Hàn-Trung. Không riêng môn Lịch sử mà cả môn triết học trong PTTH. Cái này thì đúng là phải tự tìm hiểu)
-Vấn đề sgk ở các cấp học.
- Vấn đề giáo dục ý thức học sinh trong hoàn cảnh học sinh dẽ dàng tiếp xúc văn hóa đa chiều qua internet.
....