Re:KINH NGHIỆM HỌC THI -2007 Version
Đã gửi: Ba T8 18, 2009 5:02 am
Nhân tiện đây, mình cũng xin đăng lên kinh nghiệm luyện thi của một số bạn khóa 2007 đạt điểm cao trong kỳ thi ryu năm vừa qua để các bạn tham khảo.Xin cảm ơn các bạn đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm của mình để hỗ trợ cho các kohai trong việc ôn thi hiệu quả hơn.
Đầu tiên là kinh nghiệm học thi của bạn Phạm Kinh Hùng hiện là sinh viên năm 1 trường 東京工業大学
KINH NGHIÊM HỌC THI
Mình là Hùng đi khóa 2007 và đã thi đại học đợt tháng 4 vừa rồi,nên có một số kinh nghiệm thi ryu và thi đại học như sau
A.Về phần học thi ryu
1.Cách phân bố thời gian
Đối với các bạn phát báo thì thời gian học tai trường tiếng Nhật là giống nhau nhưng ở mỗi tiệm báo lại có khuôn thời gian khác nhau vì vậy khó có thể đưa ra một khuôn mẫu chung ,nhưng có thể nói đại khái thế này
-Với một ngày bình thường trung bình thời gian phát báo là 5 tiếng ,thời gian đi học và học ở trường khoảng 5 tiếng,ngủ khoảng 6-7 tiếng .Như vậy còn lại khoảng 7-8 tiếng cho việc ăn uống,học tập và giải trí nên mỗi người cần sắp sếp cho mình một thời khóa biểu hợp lý nhất. Riêng việc học mình nghĩ mỗi ngày khoảng 2-3 tiếng là không quá ít.
-Do ngày bình thường bị hạn chế thời gian vi thế bạn nên tận dụng thời gian các ngày nghỉ cuối tuần ,ngày lễ ,ngày nghỉ phát báo .Vào những dịp này bạn cần học tập với cường độ nhiều hơn bình thường
2. Cách học các môn
a.Tiếng Nhật : Về việc học tiếng Nhật tại trường thì do các trường có chương trình dạy khác nhau nên các bạn cần dựa vào hoàn cảnh trường mình ,tham khảo ý kiến sempai và các bạn học cùng trường để có cách học cho hợp lí.Ở đây mình chỉ xin nói cách học ở nhà
-Các bạn phát báo có một lợi thế lớn là hằng ngày được tiếp xúc với một lượng thông tin tài liệu rất lớn từ báo ,vì vậy các bạn nên tận dụng tốt lợi thế này .Cụ thể là nên dành thời gian để đọc báo hằng ngày .Các bạn có thể tận dụng thời gian lúc trước khi phát ,trong khi phát hoặc sau khi phát xong bỏ thời gian (khoảng 30 phút) hoặc có thể mang báo về nhà đọc lúc rỗi.Cũng không cần đọc quá nhiều ,mỗi ngày chỉ cần đọc hết trang đầu ,xem phần tóm tắt tin tức hoặc mục nào đó mà bạn yêu thích là được.Làm như vậy không những bạn sẽ nâng cao khả năng đọc hiểu mà còn thu được nhiều thông tin rất có ích
-Các bạn cũng nên dành thời gian ra để xem các chương trình Tivi của Nhật vừa để có thêm thông tin và cũng tăng khả năng nghe hiểu.Cũng chú ý các bạn là nếu chưa có khả năng nghe tốt các bạn nên chọn chương trình có kèm theo cả phụ đề (zimaku bangumi) sẽ có lợi cho cả việc nghe , đọc và hiểu
-Về việc làm đề thi ryu của các năm trước thì các bạn nên dưa theo chương trình của trường mình .Hầu hết các trường tiếng Nhật trước mỗi lần thi ryu sẽ cho ôn luyện theo dạng đối sách và sẽ cho làm đề thi của các năm trước vì vậy các bạn không nên tự mình làm trước đề mà hãy đợi các kì thi thử của trường .Đó sẽ là bài test ,bài tập dượt tốt nhất cho bạn cả về kiến thức ,tâm lí và kĩ năng thi cử cho bạn trước kì thi.Còn các trường không tổ chức thi thử thì bạn phải tự mình làm vào thời gian hợp lí.Theo mình tốt nhất là một tháng trước khi thi.
b.Học toán ,lí ,hóa
-Như đã nói ở trên một ngày bình thường bạn nên dành ra 2-3 tiếng để học.Điều quan trọng nhất mình nghĩ là các bạn nên duy trì việc học một cách thường xuyên với một cường độ vừa phải bởi nó sẽ giúp “atama” luôn ở trạng thái tư duy tốt nhất và kiến thức cũng sẽ “vào” một cách từ từ ,chắc chắn .Sau đó ,khoảng 1 tháng cuối bạn nên tập trung vào việc làm đề đồng thời cũng tổng hợp lại kiến thức theo hệ thống
-Về sách học : mình không mua quá nhiều sách để học do vậy không có nhiều kinh nghiệm về sách .Để học ,ôn tập kiến thức mình chỉ sử dụng bộ RIKAIYASUI ,và để làm đề mình chọn bộ SENTA và đề thi ryu các năm trước trong đó mình thấy bộ SENTA khá là hữu ích trong việc làm đề cũng như hệ thống lại kiến thức .Mức độ khó của SENTA thì chỉ tương đương với thi ryu nhưng phạm vi của nó rộng hơn vì vậy bạn khi làm đề bạn nên đối chiếu với phạm vi của đề thi ryu.(Phạm vi đề thi ryu có thể xem trên mạng hoặc ở cuối quyến sách đề thi các năm
B. Về phần thi đại học
-Về việc chuẩn bị kiến thức :Ngoài những kiến thức đã có trong quá trình học thi ryu bạn nên chuẩn bị cho mình kiến thức để thi đại học .Nói là kiến thức thi đại học nhưng về cơ bản là giống nhau chỉ khác ở mức độ khó ,cách thức ra đề và thêm phần khá quan trọng là kĩ năng trình bày.Để hiểu rõ nhất điều này bạn nên sưu tầm,giải đề thi vào đại hoc của các năm trước nhất là ở trường mình dự định thi vào.Về phần kĩ năng trình bày thì không phải đợi đến khi ôn thi đại học mà trong quá trình học ,luyện thi ryu cũng cần chú ý đến điều này
-Kinh nghiệm các trường mình đã thi
+,Tokodai, chiba :Đề thi vào 2 trường này là khá “chắc” vì vậy các bạn nên ôn tập đầy đủ ,đối chiếu đề thi các năm trước để hiểu mức độ khó , phương hướng ra đề của trường
+ Nokodai :Trường này chỉ thi tiếng Nhật và đề thi cũng không quá khó nên bạn hãy tìm ,làm tốt đề thi các năm củ trường.Về phần phỏng vấn có hỏi tiếng anh và các kiến thức về toán,lí,hóa vì thế bạn nên chuẩn bị kĩ cho vòng phỏng vấn của trường. Về tiếng Anh bạn sẽ có một phút để nói mấy câu đơn giản ,còn phần kiến thức thì cũng không quá khó nhưng vì là phỏng vấn nên nếu không chuẩn bị tốt thì sẽ khó trả lời được. Do vậy trong khi học bạn cần chú ý nhớ tên gọi ,cách đọc của các vật, hiện tượng …
-Thêm một điều nữa là khi chọn thi vào một trường nào đó bạn cần phải tìm hiểu đầy đủ thông tin về trường đó như ngành học, các chế độ của trường ,hình thức thi tuyển ,tỉ lệ chọi,mức độ khó…để đánh giá chính xác nhất khả năng thi đỗ của mình.Mình không khuyến khích các bạn thi quá nhiều trường nhưng ít nhất nên đăng kí khoảng 3 trường theo nấc khó dễ khác nhau để đảm bảo tính “an toàn” .Nếu có gì không hiểu hãy hói sempai để có những lời khuyên tốt nhất
Trên đây là một số kinh nghiệm mình đã đúc rút được trong suốt 2 năm học tiếng Nhật,học thi ryu và học thi đại học vừa qua.Mong rằng trong đó ít nhiều sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình học tập và thi cử của mình.Chúc các bạn xây dưng cho mình được kế hoạch học tập tốt nhất và đạt kết quả cao trong những kì thi sắp tới.
cái topic này còn hay hơn mấy cái chuyện tiền bảo hiểm,tài liệu gì đó này mấy kohai ơi !
welcome ibaraki daigaku nhé ![tongue]