Bạn đang xem trang 5 / 8 trang

Re:CLB Hoá học

Đã gửi: Tư T5 02, 2007 12:40 am
Viết bởi pho_thuong_dan
Thêm một vài thông tin khác để các bạn tiện tìm hiểu:

Các công trình nghiên cứu sản xuất ra các sản phẩm từ gốc clo như: Canxi Clorua dùng cho dung dịch khoan dầu, Bari clorua, xử lí quặng titan bằng HCl, v.v… chưa thu được kết quả mỹ mãn cho phép giải được bài toán về cân bằng clo.

Được biết hiện nay VINACHEM đang xem xét đầu tư một dự án lớn về sản xuất xút kết hợp với chương trình về VCM/PVC. Tuy nhiên đây vẫn là một vấn đề "dài hơi" và trong bối cảnh hiện tại vấn đề cân bằng clo trong sản xuất xút vẫn là bài toán khó.

Công ty VEDAN (Đài Loan) có dây chuyền SX công suất 60 nghìn tấn xút/năm, song SP sử dụng chủ yếu lại là axit clohydric (cho khâu lên men) nên công ty này có thể giải quyết cân bằng clo. Các cơ sở SX xút-clo tại các Nhà máy giấy cũng dễ dàng xử lý cân bằng xút-clo do trong công nghệ giấy, cả xút và clo đều được sử dụng. Riêng các cơ sở SX xút-clo độc lập, như tại 2 DN của TCT HCVN, giải quyết được cân bằng clo lại là một vấn đề lớn, nhất là khi xuất hiện các yếu tố mới ảnh hưởng đến thị trường các SP clo.


Re:CLB Hoá học

Đã gửi: Tư T5 02, 2007 2:39 pm
Viết bởi rantaro
hay quá, đề nghị anh Phở-thường-dân tiếp tục post bài tiếp[grin][grin]!!!
-Trang web http://www.vinachem.com.vn/ mục Sản Phẩm thấy có rất nhiều Công ty Liên Doanh Nhật Bản đang tập trung là Đối tác thu hút Đầu tư với Việt Nam.[mad][mad]

Re:CLB Hoá học

Đã gửi: Chủ nhật T5 13, 2007 8:57 am
Viết bởi pho_thuong_dan
Cảm ơn Rantaro đã lên tiếng ủng hộ!
Mình xin tiếp tục "công kích" vào những môn-đai-ten của ngành công nghiệp Hoá Chất VN. (Những số liệu bên dưới được cung cấp bởi Mr.T)

Có lẽ nhiều người vẫn đang bàng hoàng khi biết rằng, ngay cả những hoá chất cở bản nhất (như là Xút) VN vẫn chưa sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhưng có lẽ các bạn sẽ còn sửng sốt hơn khi biết rằng VN hàng năm vẫn phải nhập khẩu trên 300.000 tấn muối công nghiệp (NaCl)?![mad]

Một trong những nguyên nhân gây trở ngại cho việc sản xuất Xút và Sôđa (đều dùng nguyên liệu là Muối Natri clorua)là:Muối do ta sản xuất không đạt tiêu chuẩn về độ sạch nên phải nhập khẩu với giá thành cao dẫn đến sản phẩm đầu ra không đủ sức cạnh tranh về mặt giá cả!!

Chúng ta vẫn tự hào là "Nước ta có rừng vàng biển bạc", thế mà đến Muối cũng phải nhập khẩu đấy các bạn ạ!![cry]

Re:CLB Hoá học

Đã gửi: Chủ nhật T5 13, 2007 9:07 am
Viết bởi pho_thuong_dan
Xin các bạn phân biệt giữa muối ăn và muối công nghiệp.

Nước ta sản xuất muối cho dân sinh vượt yêu cầu, song vẫn phải nhập khẩu muối công nghiệp. Lý do là chất lượng muối do ta sản xuất chỉ đạt khoảng 92-96% hàm lượng NaCl, trong khi đó yêu cầu chất lượng của muối công nghiệp phải đạt ~98% hàm lượng NaCl.

Để các bạn trong ngành Hoá thảo luận sôi nổi hơn, mình xin ra một câu hỏi:

Xin bạn hãy nêu những phương pháp sản xuất : NaCl, NaOH, Na2CO3?[wink]

Re:CLB Hoá học

Đã gửi: Chủ nhật T5 13, 2007 9:23 am
Viết bởi pho_thuong_dan
Những mocoi, kobukuro, lephank... lên tiếng nhé![bounce]

Mình không có ý định khoe khoang hay lên lớp cho một ai cả. Mình nghĩ thật đơn giản: trước khi có thể làm việc cùng nhau thì phải nói chuyện được với nhau đã. Mình chưa biết ai với ai cả. Các bạn tự giới thiệu được không?

Pho-thuong-dan xin tự giới thiệu: mình là một người thích Hoá và ham Tiền. Và mình sẽ dùng Hoá để kiếm ra Tiền. ạcặc.. (nghe sốc ko) Quan niệm sống: "đừng tưởng có tiền là có tất cả mà phải có thật nhiều tiền". acac..Mình hiện đang học ĐH Osaka, chuyên ngành Hoá Công. Yoroshiku onegaishimasu!
[tongue]

Re:CLB Hoá học

Đã gửi: Hai T5 14, 2007 10:52 pm
Viết bởi mocoi
Sorry các bạn nhiều, đang lúc dầu sôi lửa bỏng chuẩn bị được đem lên giàn hỏa thiêu/nướng nên không vào discuss với các bạn được[confused]. Khi nào qua cơn sóng gió ba đào này mình sẽ tham gia thảo luận cùng các bạn nhé! Xin lỗi trước nhiều nhiều...

Vấn đề của bạn pho_thuong_dan nêu ra đúng là nỗi nhức nhối của ngành công nghiệp hóa chất VN. Vấn đề này chung chung không thuộc chuyên ngành sâu của người nào cả (mình đoán vậy) nên có lẽ ai cũng có thể đóng góp ý kiến được phải không? Xí đặt cục gạch trước cái nhe[grin]

Tò tí te (không có cái loa ở đây).... mở ngoặc nhe: lâu quá không viết mấy cái phương trình phản ứng vô cơ, toàn vẽ mấy cái dây polymer dài loăng quăng, giờ biểu viết lại hổng chừng cân bằng không xong thì chết dở[tongue][tongue][tongue]

Nghe pho_thuong_dan bảo "Mình sẽ dùng Hoá để kiếm ra Tiền. Quan niệm sống: "đừng tưởng có tiền là có tất cả mà phải có thật nhiều tiền" ---> shock thật! Nhớ hồi xưa có một người bạn học cùng lớp DH cũng có tư tưởng y vầy, nhưng thêm 1 câu nữa "Tui sẽ dùng Hóa để kiếm ra tiền, đi buôn lậu hóa chất là nhanh có nhiều tiền nhất”[lol][lol] Mocoi chỉ hỏi chút là có thật nhiều tiền rồi làm gì tiếp vậy?

Tranh thủ 紹介cái luôn, hihi: mình đang học ở 山形大学、理工学研究科、機能高分子工学科 (chuyên ngành polymer, nhựa cao phân tử. Nhựa nên ai mà đụng vô dính cứng ngắt ráng chịu[tongue]) よろしくお願いします。

Re:CLB Hoá học

Đã gửi: Ba T5 15, 2007 1:19 pm
Viết bởi banAdmin
Để các bạn trong ngành Hoá thảo luận sôi nổi hơn, mình xin ra một câu hỏi:

Xin bạn hãy nêu những phương pháp sản xuất : NaCl, NaOH, Na2CO3?

Lâu lắm chẳng động đến mấy cái phản ứng viết to tướng cả trong sách Hoá học lớp 9 này nữa.
NaCl + H20 ->( điện phân) NaOH + H2 + Cl2  
NaOH + CO2 -> Na2CO3 + H2O
Còn điều chế NaCl thì ra biển múc 1 gáo nước, cả phòng nghiên cứu ngồi thổi bay hết hơi nước đi. [lol]
Nước biển -> Muối ăn -> Muối ăn sạch -> Muối công nghiệp > NaCl 100%
NaCl chắc là chất sẵn nhất nên không điều chế mà đi tinh chế.

Mình nghĩ các chất này, nói rộng ra cả nhiều hàng hoá khác, như mấy cái xô nhựa chậu nhựa thì làm được chẳng khó gì. Cái này anh mocoi chắc rõ nhất. Làm , sản xuất ra mấy cái này thì nhiều nơi làm được. Cái không làm được là làm ra hàng xịn, rẻ để phục vụ cái ham muốn  " ngon bổ rẻ" của người dân.
 Làm một cái bô nhựa mà tốn tới 100 nghìn đồng thì chỉ có nước mang ra đảo dụ khỉ nó mua. Hoặc dẹp đi rồi nhập hàng Trung Quốc về dùng. Nhưng nếu không gaman để ngày mai có thể giảm cái tốn này xuống 99 nghìn, rồi 98 , ...thì sẽ chẳng bao giở có hàng Việt Nam. Khó ghê.
Cái này mới là đau đầu đây!!! Giải quyết được cái này thì sẽ kiếm được tiền từ Hoá, chắc vậy.
 Dân Hoá nhà mình đông thế này, anh em bảo nhau tổ chức hoạt động đuợc thì hay đấy nhỉ!!

Re:CLB Hoá học

Đã gửi: Bảy T5 19, 2007 1:37 am
Viết bởi pho_thuong_dan
Bò-ra-vô mocoi và BanAdmin!
Mình mong rằng những bạn "dân Hoá" khác cũng lên tiếng! Các bạn hãy nói những gì mình suy nghĩ, đúng sai chưa quan trọng bằng việc chúng ta có thể thảo luận cùng nhau![wink]

Bạn mocoi học chuyên ngành Polymer là quá chuẩn rồi! VN sắp có nhà máy lọc hoá dầu, lại đang gặp vấn đề cân bằng Clo..Vì vậy học Polymer ra có vô số việc để làm. Mocoi định bắt đầu từ đâu?

Còn BanAdmin hình như vẫn còn nặng tình với Hoá?! Thật đáng mừng![bounce]
Giữ vững phong độ nhé[tongue]


Re:CLB Hoá học

Đã gửi: Bảy T5 19, 2007 1:52 am
Viết bởi pho_thuong_dan
Đúng như BanAdmin đã nói, chúng ta không phải là không biết sản xuất ra những sp đó, nhưng do bị sự chèn ép của anh TQ nên đành ngồi ôm đầu vắt chán..Có giải pháp gì để giải bài toán cạnh tranh với các sp Hoá chất TQ?
(nguồn nguyên liệu tài nguyên của TQ phong phú hơn VN cả về số lượng lẫn chất lượng, hơn nữa họ lại có Knowhow & công nghệ sx hiện đại )

Ngành công nghiệp Hoá chất của VN còn rất non trẻ. Đó là cơ hội đồng thời là thử thách cho chúng ta! Chúng ta phải học gì học như thế nào để nắm được cơ hội lớn này?

Có lẽ trước hết chúng ta phải có cái nhìn thực tế! Không chỉ là lý thuyết sách vở như là xút tác dụng với CO2 ra sôđa. Trước đây mình cũng đã từng đâm đầu vào học nhiều kiến thức cao siêu, nhưng gần đây mới nhận ra rằng ngay cả những kiến thức căn bản nhất mình còn chưa nắm vững.

Mời các bạn cùng tham khảo các phương pháp sx Sôđa (Na2CO3)[wink]

Re:CLB Hoá học

Đã gửi: Bảy T5 19, 2007 2:02 am
Viết bởi pho_thuong_dan
1. Sản xuất theo phương pháp hóa học
Khi sản xuất sôđa theo phương pháp hóa học, người ta cacbonat hóa dung dịch xút (sản xuất bằng phương pháp điện phân) theo phản ứng hóa học sau:
    2 NaOH + CO2 = Na2CO3 + H2O

Sôđa được tạo thành trong dung dịch xút, khi đạt nồng độ quá bão hòa sẽ tách khỏi dung dịch dưới dạng muối ngậm nước, gọi là sôđa nặng  Na2CO3.xH2O. Nếu lọc kết tinh đem khử nước sẽ thu được sôđa khan Na2CO3 loại thương phẩm.
Phương pháp này chỉ thích hợp với những nước có điện năng rẻ, thiếu clo và thừa xút. Hiện nay, sôđa sản xuất theo phương pháp hóa học chỉ chiếm dưới 10% tổng sản lượng sôđa tổng hợp trên thế giới.

2. Sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên.
Sôđa có thể tồn tại trong tự nhiên dưới nhiều dạng khác nhau: trong tro của một số loại cây, trong một số hồ nước khoáng, một số mỏ khoáng dưới đất.
Các loại cây chứa sôđa hàm lượng thấp không có ý nghĩa khai thác công nghiệp. Người ta chỉ tách được sôđa từ tro của chúng sau khi đốt cháy. Các loại hồ nước chứa sôđa trên thế giới không nhiều và tập trung ở những vùng ít mưa và không khí khô.

  Năm 1999, Mỹ cũng bắt đầu sản xuất sôđa từ nguyên liệu nahcolit được phát hiện ở vùng Colorado. Công ty America Soda đã xây dựng nhà máy sản xuất sôđa tại đây với công suất 1 triệu tấn sôđa/năm và 150.000 tấn NaHCO3/năm.
  Trước đây, ở Mỹ người ta sản xuất sôđa theo phương pháp khai thác đào lấy quặng, sau đó chở đến nhà máy xử lý để tiến hành chiết, thu được sản phẩm sôđa. Ngày nay, người ta áp dụng công nghệ hòa tan để sản xuất sôđa từ quặng. Trước tiên, nước nóng được bơm vào mỏ quặng, sau đó người ta bơm dung dịch lên và tiến hành tách CO2. Bùn chứa Na2CO3 thu được sẽ được bơm đến nhà máy xử lý để tách nước và lấy sản phẩm sôđa khan. Một phần sôđa khan được chuyển hóa ngược lại thành NaHCO3 nhờ phản ứng với CO2 đã được tách ra trước đó từ dung dịch ban đầu. Phương pháp sản xuất này cho phép giảm nhiều giá thành sản xuất, vì chi phí nhân công chỉ bằng 1/3 so với phương pháp đào lấy quặng trực tiếp từ mặt đất.
  Hiện nay, Mỹ là nước sản xuất sôđa với giá thành thấp nhất thế giới. Nhìn chung, chi phí sản xuất sôđa từ quặng tự nhiên thấp hơn chi phí sản xuất sôđa theo phương pháp tổng hợp và cũng ít kéo theo các vấn đề về ô nhiễm môi trường hoặc an toàn lao động hơn.
Mặc dù sản xuất sôđa từ các khoáng thiên nhiên như trona, nahcolit  có nhiều ưu điểm và giá thành hạ hơn, nhưng đối với những quốc gia không có những nguồn tài nguyên đó mà lại có nguồn đá vôi, than đá và muối ăn dồi dào thì phương pháp Solvay để sản xuất sôđa là công nghệ thích hợp nhất.

3. Phương pháp Solvay:
Trong sản xuất sôđa theo phương pháp tổng hợp, hiện nay trên thế giới hầu như chỉ áp dụng phương pháp Solvay, đi từ các nguyên liệu NaCl, CO2 và NH3. Phương pháp sản xuất này đã tồn tại gần 140 năm. Công nghệ của nó thay đổi rất ít. Quá trình sản xuất gồm các công đoạn sau:
- Chuẩn bị dung dịch nước muối NaCl bão hòa có độ sạch yêu cầu.
- Chuẩn bị sữa vôi và khí CO2.
- Amôn hóa nước muối NaCl bão hòa bằng khí NH3 tái sinh.
- Cacbonat hóa dung dịch sau amon hóa để tạo bán thành phẩm NaHCO3 ẩm tách khỏi dung dịch.
- Lọc tách NaHCO3 khỏi dung dịch huyền phù sau cacbonat hóa, rửa các tạp chất bám trên NaHCO3.
- Nhiệt phân NaHCO3 ẩm đã rửa để chuyển thành sản phẩm sôđa  Na2CO3.
- Tái sinh NH3 từ nước lọc sau khi tách NaHCO3 để tuần hoàn NH3 cho quá trình sản xuất.
Phương pháp Solvay có những ưu điểm như sau:
-         Nguyên liệu sản xuất chủ yếu là muối ăn, đá vôi, đó là những nguyên liệu rẻ tiền, sẵn có. Quy trình có thể sử dụng các loại nguyên liệu muối chất lượng khác nhau và CO2 thu hồi khi đốt nhiên liệu hoặc nung đá vôi.
-         Các phản ứng được thực hiện ở nhiệt độ không cao (dưới 1000C) và áp suất gần áp suất khí quyển.
-         Quá trình sản xuất được thực hiện liên tục trong dòng nguyên liệu khí - lỏng là chủ yếu, do đó dễ cơ giới hóa và tự động hóa sản xuất.
-         Quá trình sản xuất được phân đoạn cho phép thu hồi tối đa các khí nguyên liệu NH3, CO2 theo khí phóng không, do đó đảm bảo tổn thất NH3 nhỏ, môi trường sản xuất sạch, điều kiện lao động tốt.
-         Công đoạn làm sạch nước muối và amôn hóa nước muối cho phép loại triệt để các tạp chất tan làm bẩn sản phẩm sôđa, do đó chất lượng sôđa của phương pháp Solvay rất cao thỏa mãn yêu cầu sử dụng sôđa cho các ngành công nghệ truyền thống và công nghệ cao.
Với phương pháp Solvay, nếu kết hợp tốt việc sử dụng các nguyên liệu NaCl, CO2, NH3 thì có thể tạo được thế cạnh tranh về giá thành sản phẩm sôđa trong khu vực và trên thế giới.
Nhưng phương pháp Solvay cũng có một số nhược điểm như sau:
-         hiệu suất sử dụng nguyên liệu ban đầu thấp.
-         thải ra một lượng phế thải lớn cần xử lý.
-         chi phí năng lượng cao.
-         đầu tư cơ bản cho xây dựng khá lớn.
Ở quy trình Solvay, nguyên liệu NaCl không được tận dụng triệt để vì hiệu suất chuyển hóa tối đa chỉ đạt 73%, còn lại 27% NaCl theo dung dịch nước lọc ra ngoài bãi thải. Ngoài ra, lượng CaCl2 tạo thành khi tái sinh NH3 bằng sữa vôi cũng bị thải ra ngoài theo dung dịch sau tái sinh. Vì vậy, khi sản xuất sôđa theo phương pháp Solvay truyền thống (tuần hoàn NH3) cần phải có bãi thải chứa các chất không phản ứng và các chất không sử dụng. Do đó, khi xây dựng nhà máy sản xuất sôđa cần phải lưu ý đến diện tích chứa chất thải.
-------------------

Thực ra những gì ghi ở trên cũng chỉ là kiến thức sách vở. Nhà máy sx thực tế là cả một công trình đồ sộ với rất nhiều máy móc thiết bị, với nhiều công đoạn phức tạp..