Bạn đang xem trang 5 / 7 trang

Re:Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Đã gửi: Hai T1 14, 2008 2:03 pm
Viết bởi TamTokyo
Qua bài viết gần đây của 1 bạn trên topic " Buổi tọa đàm đêm không ngủ " ,mình xin đưa một số thông tin  liên quan đến việc tranh chấp quản lý vùng trời để mọi người tham khảo thêm.

Thứ nhất ,tuy chủ quyền quyền lợi của một quốc gia không chỉ bao gồm đất liền,vùng biển mà còn cả vùng trời trên đó, nhưng quyền quản lý bay đối với các chuyến bay quốc tế trên vùng trời của quốc gia đó không nhất thiết thuộc chủ quyền của quốc gia đó .
Việc phân chia vùng quản lý thông tin bay ( Flight Information Region- gọi tắt là FIR) sẽ không phụ thuộc vào chủ quyền vùng trời,hay còn gọi là không phận của quốc gia đó ,mà sẽ do Tổ Chức Hàng Không Dân Dụng Quốc Tế(International Civil Aviation Organization-gọi tắt ICAO) qui định.
ICAO sẽ phân chia FIR không dựa trên không phận của quốc gia đó mà căn cứ điều kiện địa lý , cơ sở kỹ thuật hạ tầng quản lý bay ( vdụ :hệ thống rada có thích ứng chuẩn quốc tế ,đủ hiện đại để hướng dẫn bay trong mọi điều kiện thời tiết hay không v.v..),khả năng cứu nạn và tìm kiếm khi có tai nạn hàng không ,v.v..của quốc gia đó .Trong trường hợp xét thấy quốc gia đó chưa đáp ứng các điều kiện trên ,ICAO sẽ giao quyền quản lý bay trên không phận nước đó cho quốc gia lân cận có đủ điều kiện hơn (chú ý, ICAO không có quyền can thiệp vào quyền quản lý bay đối với các chuyến bay quốc nội , quân sự trên không phận của một quốc gia).

Thứ 2 , hiện này Việt Nam đang quản lý  2 FIR ,  khu vực phía Bắc gọi là FIR Hà Nội và khu vực phía Nam gọi là FIR Hồ Chí Minh(xem bản đồ).Tuy nhiên, sau năm 1975 ,do cơ sở hạ tầng kỹ thuật yếu kém , quyền quản lý FIR Hồ Chí Minh được ICAO giao cho cho Hồng Kông ,Singapore và Thái Lan quản lý.
Mãi đến năm 1994, sau nhiều cố gắng Việt Nam mới giành lại được quyền quản lý phần lớn FIR Hồ Chí Minh từ Singapore và Thái Lan.Phần phía Bắc FIR Hồ Chí Minh hiện nay Hồng Kông và Việt Nam quản lý chung.

Hiện ta đang vẫn đang đấu tranh ngoại giao để giành lại toàn bộ quyền quản lý FIR Hồ Chí Minh , trong đó bao gồm không phận khu vực biển Đông đang tranh chấp.

Bản Đồ FIR of Việt Nam .


Theo bản đồ trên , có thể thấy FIR HCM bao gồm toàn bộ không phận  Hoàng Sa và phần lớn không phận Trường Sa.

Re:Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Đã gửi: Hai T1 14, 2008 2:18 pm
Viết bởi TamTokyo
Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng: công tác ngoại giao phục vụ bảo vệ lợi ích quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đã đạt được nhiều kết quả to lớn  

NGOẠI GIAO VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ LỢI ÍCH QUỐC GIA, CHỦ QUYỀN VÀ TOÀN VẸN LÃNH THỔ

----------------

(Bài viết của Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Ngành Ngoại giao Việt Nam)




Đối với mỗi quốc gia dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng - bất khả xâm phạm. Để có được giang sơn gấm vóc ngày nay, dân tộc ta đã phải đổ biết bao mồ hôi, xương máu và trí tuệ trong suốt hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.


Được sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, địa phương, công tác ngoại giao phục vụ bảo vệ lợi ích quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đã đạt được nhiều kết quả to lớn.


Đối với tuyến biên giới Việt Nam - Lào, căn cứ nguyên tắc đã được Bộ Chính trị hai nước thỏa thuận tháng 2/1976, hai bên đã đàm phán 4 vòng cấp Ủy ban liên hợp (UBLH) giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ. Ngày 18/7/1977, hai nước ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia. Đây là Hiệp ước đầu tiên về biên giới lãnh thổ mà Nhà nước Việt Nam XHCN ký với nước ngoài. Hai nước đã phân giới được khoảng 1875km/2067km đường biên, cắm được 202 mốc quốc giới và cơ bản giải quyết xong các tồn đọng về biên giới lãnh thổ, chỉ còn điểm ngã ba biên giới Việt Nam - Cămpuchia - Lào. Ngày 1/3/1990, hai nước đã ký Hiệp định về Quy chế biên giới giữa CHXHCN Việt Nam và CHDCND Lào. Hiện nay, hai bên đang khẩn trương xây dựng Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới. Hàng năm, thông qua diễn đàn Hội nghị thường niên cấp Đoàn đại biểu Chính phủ về biên giới, hai bên duy trì quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các Bộ, ngành liên quan, chỉ đạo chính quyền các cấp và nhân dân địa phương thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định về Quy chế biên giới và các thoả thuận có liên quan nhằm mục tiêu biến khu vực biên giới thành hậu phương vững chắc của cả hai nước.


Đối với Cămpuchia, vấn đề biên giới lãnh thổ có phức tạp hơn. Trải qua nhiều năm đàm phán, ta và Cămpuchia đã ký được: Hiệp định về Vùng nước Lịch sử (7/7/1982); Hiệp ước nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới (20/7/1983); Hiệp định về Quy chế biên giới (20/7/1983); Hiệp ước về Hoạch định biên giới (27/12/1985). Từ năm 1986 hai bên đã triển khai phân giới được khoảng 200km/1.137km đường biên và cắm được 72 mốc quốc giới. Năm 1989, phía Cămpuchia đề nghị tạm dừng PGCM vì lý do kỹ thuật. Trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, ta và Cămpuchia đã tiến hành hàng loạt cuộc đàm phán các cấp nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới lãnh thổ. Tuy nhiên, do tình hình chính trị nội bộ của Cămpuchia, kết quả thu được chưa nhiều. Từ khi Cămpuchia thành lập Chính phủ liên hiệp 7/2004, Việt Nam đã chủ động đề nghị tiếp tục giải quyết các vấn đề tồn đọng về biên giới nhằm xây dựng một đường biên giới ổn định giữa hai nước. Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 3/2005, hai bên đã họp các cấp chuyên viên và cấp Trưởng đoàn UBLH về biên giới và bước đầu đã có sự khai thông quan trọng.


Đối với biên giới Việt Nam - Trung Quốc, sau khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, Lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận "thông qua thương lượng giải quyết hòa bình vấn đề biên giới còn tồn tại". Qua 5 năm đàm phán liên tục (với 6 vòng đàm phán cấp Chính phủ và 16 vòng đàm phán cấp chuyên viên), ngày 30/12/1999, hai bên đã ký Hiệp ước về biên giới trên đất liền. Việc ký kết hiệp ước biên giới trên đất liền đã tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng biên giới giữa hai nước thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, góp phần thúc đẩy quan hệ mọi mặt theo phương châm 16 chữ. Với Hiệp ước này, hai bên đã giải quyết xong trên văn bản những bất đồng về biên giới và là cơ sở pháp lý cao nhất để xác định đường biên giới trên thực địa trong giai đoạn PGCM. Nhằm đưa Hiệp ước vào thực tiễn đời sống, từ năm 2000, hai bên xúc tiến chuẩn bị cho công tác PGCM. Đây là một công việc hệ trọng, có tính đặc thù, phức tạp với nhiều khó khăn và gian khổ. Thời gian qua, để chỉ đạo công tác PGCM, hai bên đã tiến hành 5 vòng đàm phán cấp Chính phủ, 1 cuộc gặp đặc biệt cấp Thứ trưởng ngoại giao, 3 vòng đàm phán cấp UBLH, 13 vòng cấp Chủ tịch UBLH PGCM, 9 vòng cấp Nhóm chuyên gia kỹ thuật. Ngoài ra còn có 2 vòng Nhóm chuyên viên về giải quyết ngã ba biên giới Việt - Lào - Trung để chính thức cắm mốc giới giữa 3 nước ngày 2/7/2005.


Trên Biển Đông, Việt Nam và các nước láng giềng tiếp tục đàm phán phân định các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn, đặc biệt là giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngày 12/5/1977, Chính phủ CHXHCN Việt Nam đã ra Tuyên bố về nguyên tắc xác định phạm vi các vùng biển của Việt Nam. Tuyên bố nêu rõ quan điểm giải quyết các tranh chấp trên biển của Việt Nam là " ... thông qua thương lượng, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, …". Ngày 12/11/1982, Chính phủ CHXHCN Việt Nam ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam và khẳng định lại quan điểm giải quyết các vấn đề bất đồng “thông qua thương lượng". Với quan điểm nhất quán đó, đến nay Việt Nam đã đàm phán giải quyết khá thành công vấn đề phân định các vùng biển, như ký với Thái Lan: Hiệp định phân định ranh giới biển năm 1997; với Trung Quốc: Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá năm 2000; với Indonesia: Hiệp định phân định thềm lục địa năm 2003. Ngày 14/3/2005, sau một thời gian kiên trì đàm phán và đấu tranh ngoại giao trên cơ sở lập trường nguyên tắc của ta là bảo vệ chủ quyền trên quần đảo, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tôn trọng tuyên bố chung giữa ASEAN và Trung Quốc, Thoả thuận 3 bên Việt Nam-Trung Quốc-Philippin về khảo sát địa chấn Trường Sa đã được ký kết. Việc ký kết này là một biện pháp góp phần duy trì hoà bình, ổn định trong khu vực. Hiện nay, ta tiếp tục thúc đẩy đàm phán phân định ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc, phân định biển với Cămpuchia..., cũng như về hợp tác khai thác chung dầu khí ở vùng chồng lấn của Việt Nam, Thái Lan và Malaysia ...


Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự nghiệp thiêng liêng và cũng hết sức khó khăn, lâu dài, đòi hỏi trí tuệ, công sức và sự đóng góp của nhiều thế hệ người Việt Nam.


Chủ quyền, quyền lợi của một quốc gia không chỉ giới hạn trên đất liền, trên các vùng biển mà còn bao gồm cả vùng trời trên đó. Năm 1975, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) tạm thời giao việc quản lý vùng thông báo bay (FIR) Sài Gòn cho các nước và lãnh thổ lân cận Việt Nam với lý do là Việt Nam chưa đủ trình độ và cơ sở kỹ thuật để quản lý. Sau nhiều năm đấu tranh, vận động và đàm phán, năm 1993 ICAO đã đồng ý về nguyên tắc tái hoạt động FIR Hồ Chí Minh. Tháng 12/1994, Singapore và Thái Lan đồng ý chuyển trả cho ta phần phía Nam FIR Hồ Chí Minh. Sau nhiều năm đàm phán về giải quyết phần phía Bắc FIR Hồ Chí Minh, do ICAO khu vực bảo trợ, tháng 12/2000, Việt Nam, Trung Quốc, ICAO đã đạt được thoả thuận đưa “Gói thử nghiệm” vào hoạt động từ 1/11/2001- 31/10/2004. Do các bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận nên ICAO đã tuyên bố kéo dài thời hạn thử nghiệm trên thêm 1 năm (đến 1/11/2005).


Biên giới lãnh thổ là công tác rất phức tạp và nhạy cảm, nhiều công việc đòi hỏi phải vượt qua gian khổ, hy sinh, nó có tác động sâu rộng tới đời sống của nhân dân khu vực biên giới, tới tình cảm dân tộc của mỗi người và quan hệ với các nước láng giềng. Vì vậy, các sự kiện nảy sinh trên biên giới phải được nắm bắt, xử lý hết sức khách quan, thận trọng. Trong đấu tranh, xử lý các vấn đề phát sinh trên biên giới đất liền và trên biển, công tác ngoại giao đóng vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, những cán bộ làm công tác biên giới lãnh thổ phải đề xuất và tham mưu cho Lãnh đạo các hình thức và biện pháp đấu tranh thích hợp đối với từng vụ việc phát sinh trên nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, giữ gìn quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng.


Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng và Chính phủ, Bộ Ngoại giao tiếp tục làm tốt chức năng tham mưu trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về biên giới lãnh thổ, giải quyết các vấn đề còn tồn đọng với các nước láng giềng; trực tiếp cùng với các cấp, các ngành, địa phương hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ lợi ích quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nhằm cùng các nước láng giềng xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội qua đó phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước, góp phần giữ gìn hoà bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới ./.



Re:Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Đã gửi: Hai T1 14, 2008 2:25 pm
Viết bởi assukiioh
hay quá!học được nhiều kiến thức từ những bài anh Tâm đưa lên.Riêng cái chuyện không phận, em cũng chỉ là tự suy diễn.hihi, cám ơn anh[smile]

Re:Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Đã gửi: Hai T1 14, 2008 2:27 pm
Viết bởi TamTokyo
Ngành Quản lý bay Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Bằng việc đầu tư thành công hệ thống tự động quản lý không lưu, Việt Nam đã đi trước sẵn sàng cho việc ứng dụng các tiêu chuẩn cao nhất của thế giới.
Năm 2006 có rất nhiều sự kiện quan trọng đối với đất nước ta, trong đó hai sự kiện có ý nghĩa nhất là việc tổ chức thành công Hội nghị APEC và Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên WTO. Đây là cơ hội lớn nhưng kèm theo đó là thách thức lớn đối với tất cả các ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp... đòi hỏi sự chủ động vươn lên, phát triển thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Giao thông hàng không được xem là ngành "Đưa Việt Nam đến với thế giới và mang cả thế giới đến với Việt Nam". Việc mở rộng giao thương ra thế giới sẽ dẫn đến sự gia tăng về số lượng các nguyên thủ quốc gia, các chính khách, các lãnh đạo tập đoàn kinh tế, thương gia, người lao động... vào ra Việt Nam theo đường hàng không. Kèm theo đó là nhu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ văn minh, thuận tiện, lịch sự...
Với giao thông hàng không, thách thức lớn nhất không phải là sự gia tăng về số lượng hay yêu cầu cao hơn về dịch vụ mà chính là phải đảm bảo từng chuyến bay tuyệt đối an toàn trong bối cảnh môi trường không gian dường như ngày càng xấu đi, những nguy cơ tiềm ẩn trên các hành trình bay ngày một nhiều hơn mà con người dù đã rất cố gắng vẫn chưa kiểm soát toàn bộ được. Chính vì vậy, tiêu chí an toàn hàng không đã được cả thế giới đưa lên hàng đầu. Tất cả các công nghệ hiện đại của nhân loại đều ngay lập tức được nghiên cứu áp dụng cho giao thông hàng không.
Trong giao thông hàng không, lĩnh vực phải trực tiếp tổ chức các tuyến giao thông trên không gian, điều hành giao thông, đảm bảo an toàn giao thông hàng không trên các tuyến đó là Quản lý bay. Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới (ICAO) từ những năm 1990 đã đề xuất một chương trình nghiên cứu ứng dụng Công nghệ quản lý bay mới (CNS/ATM).
Với CNS/ATM, ICAO đã thúc đẩy các nước đầu tư nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, tin học, điều khiển học tiên tiến nhất vào hệ thống các phương tiện quản lý bay. Hầu hết các quốc gia phát triển cao như  Mỹ, Tây Âu, Nhật, Úc và các quốc gia có ngành hành không phát triển trong khu vực như Trung quốc, Singapore, Thái lan, Hồng Kông... đều đã có chương trình đầu tư nghiên cứu thực nghiệm chương trình CNS/ATM. Các tập đoàn công nghiệp lớn nhất về thiết bị không gian trên thế giới như Thales, Maroni, Raytheon, Lockheed Martin... cũng đầu tư nghiên cứu chế tạo ra những hệ thống kỹ thuật công nghệ mới theo định hướng của ICAO để chiếm lĩnh thị trường hàng không. Cho đến nay đa số các nước trên thế giới đều đã có áp dụng hoặc tiếp cận với chương trình CNS/ATM của ICAO ở những mức độ khác nhau.
Trước những năm 1990, thế giới vẫn xem Việt Nam là quốc gia có nền không lưu yếu kém nhất khu vực, tiềm tàng nguy cơ mất an toàn bay, đã xảy ra nhiều vụ tai nạn hàng không rất thảm khốc. ICAO đã phải giành ưu tiên viện trợ liên tục hàng triệu USD qua các dự án VIE 78/002; VIE 84/004; VIE 89/016; VIE 89/901... để nâng cấp ngành Quản lý bay Việt Nam, nhưng hiệu quả thấp, tình hình không cải thiện được bao nhiêu. Nguyên nhân chủ yếu do nhân lực chưa tiếp thu được công nghệ mới.
Trong những năm gần đây, ngành Quản lý bay dân dụng Việt Nam ngoài việc phải nỗ lực vươn lên để giảm khoảng cách tụt hậu đã khá xa với khu vực còn được giao trọng trách trực tiếp đấu tranh giành lại quyền kiểm soát vùng thông báo bay công hải quốc tế (FIR/HCM). Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để ngành Quản lý bay phát triển.
Để thực hiện được nhiệm vụ này, chỉ có một con đường là đầu tư phát triển ngành Quản lý bay thành một cơ sở có năng lực thực sự, ít nhất là ngang bằng với các quốc gia trong khu vực mới... Tháng 12/1994 Việt Nam đã được Singapore và Thái lan giao lại quyền kiểm soát phần phía Nam FIR/HCM. Tuy nhiên việc đấu tranh để giành lại quyền kiểm soát toàn bộ FIR/HCM và những quyền liên quan đến công hải biển Đông vẫn đang tiếp diễn khi thì âm thầm, khi thì nổi cộm nhưng luôn luôn rất phức tạp và chắc chắn còn lâu dài.
Ngành Quản lý bay không lúc nào quên rằng còn một phần không hải quốc tế mà theo lịch sử  phải thuộc Việt Nam quản lý vẫn chưa thu hồi được, rằng việc đã giành được một vùng FIR/HCM đã khó nhưng giữ và khai thác hiệu quả còn khó khăn hơn nhiều.
Do vậy, ngành Quản lý bay phải nỗ lực liên tục vận động phát triển với chiến lược: xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, kiểm soát viên không lưu, đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên có phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm, quản lý, khai thác những hệ thống phương tiện quản lý bay hiện đại nhất để cung cấp dịch vụ không lưu đầy đủ, hoàn hảo, cập nhật những tiêu chuẩn cao nhất của ICAO.
Chiến lược phát triển của ngành đã được triển khai bắt đầu vào năm 2000 với dự án đầu tư xây dựng Trung tâm kiểm soát không lưu đường dài, tiếp cận vùng thông báo bay Hồ Chí Minh theo công nghệ quản lý bay mới CNS/ATM (Dự án AACC/HCM). Dự án này đã được hoàn tất và đưa vào khai thác tháng 3/2006. AACC/HCM trở thành một điểm sáng nhất trong hệ thống quản lý không lưu trong khu vực.
Một quan chức ICAO đánh giá:  “Đây là Hệ thống điều hành bay hiện đại nhất khu vực Châu Á, tốt hơn cả hệ thống của Nhật Bản đang sử dụng và quá trình thử nghiệm cũng chứng minh nguồn nhân lực cũng như thiết bị của Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được các kỹ thuật khuyến cáo của cộng đồng quốc tế để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các chuyến bay trong vùng trách nhiệm. Với tư cách là đại diện của ICAO tôi hoàn toàn yên tâm về năng lực điều hành bay của Việt Nam”
Còn chuyên gia của Hiệp hội vận tải Hàng không quốc tế (IATA) sau khi tham quan AACC/HCM đã nói: "Với hệ thống thiết của AACC/HCM, Việt Nam có quyền xem xét điều chỉnh phí cung cấp dịch vụ không lưu".
AACC/HCM đưa vào khai thác, người hưởng lợi đầu tiên là hàng triệu khách hàng, hàng  chục vạn chuyến bay đã được cung cấp dịch vụ không lưu An Toàn - Điều hoà - Hiệu Quả  hơn,  vì tất cả những sai sót hoặc lơ đãng của người điều hành bay (nếu có) đã được loại trừ bởi hệ thống tự động quản lý không lưu. Hệ thống này tự động tính toán, xử lý, cảnh báo tất cả các tình huống có thể uy hiếp an toàn bay, hơn nữa còn trợ giúp cho công tác quản lý không lưu giảm thiểu sai sót của kế hoạch bay, giảm thiểu thời gian bay chờ, bay tránh... khi tình huống không gian xấu hoặc mật độ bay quá tải gây tắc nghẽn trên không.
AACC/HCM đã trở thành cơ sở kiểm soát không lưu hiện đại, tiên tiến nhất khu vực, là thế mạnh để nghị đàm với các quốc gia khu vực về những vấn đề tồn tại liên quan đến vùng FIR/HCM và biển Đông.
Bằng việc đầu tư thành công hệ thống tự động quản lý không lưu, Việt Nam đã đi trước sẵn sàng cho việc ứng dụng các tiêu chuẩn cao nhất của thế giới.
Ngành Quản lý bay Việt Nam đã thực hiện tốt các bước đi tích cực,  chủ động hội nhập với các quốc gia khu vực và trên thế giới.



Re:Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Đã gửi: Bảy T1 19, 2008 12:25 pm
Viết bởi TamTokyo
Đừng quên ngày hôm nay nhé, 19/1/2008.



Có tin rằng báo chí VN đã được chính phủ bật đèn xanh để viết về Hoàng Sa- Trường Sa nhằm phục vụ nhiệm vụ chuẩn bị dư luận trong nước trước khi Chính phủ chính thức đưa vấn đề Hoàng Sa- Trường Sa ra LHQ vào năm 2009 , thời điểm rất nhạy cảm ,vì lúc này Trung Quốc không còn bận tâm đến Olympic 2008 .
Tình hình có vẻ rất căng , mấy tháng nay các bác ở Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở Hải Phòng không có ngày nghỉ,1 tuần 3,4 lần phải về Hà Nội báo cáo với Thường Trực Bộ Chính Trị về tình hình biển Đông. Chả biết bọn Khựa đang chuẩn bị làm cái trò gì nữa.Vụ nó vừa vu cáo ta dùng tàu vũ trang đánh tàu nó không phải là ngẫu nhiên .Không lẽ nó cũng đang chuẩn bị dư luận trong nước ,tạo hậu thuẫn cho một loạt hành động sau Olympic 2008 ???


Re:Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Đã gửi: Bảy T1 19, 2008 12:59 pm
Viết bởi Lang Thiet Phong
Ngay giữa thời điểm nóng nhất của Olimpic mà làm cho chú Khựa một phát vào sườn được thì hay đây.
Khi chú Khựa định dùng sức nóng của Olimpic để giả điếc,mà ta có thể mượn đà chú ý của dư luận thế giới vào Bắc Kinh mà châm lửa được thì lại có 1 trận Xích Bích thú vị đây !

どうすればできるかな~

Re:Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Đã gửi: Bảy T1 19, 2008 3:47 pm
Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh
Em cũng nghĩ tụi TQ dùng Olympic để quảng bá hình ảnh,vậy tại sao mình cũng ko nhân cơ hội này phản kích lại,làm 1 cú gậy ông đập lưng ông 1 kú nhi ?

Re:Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Đã gửi: Bảy T1 19, 2008 8:37 pm
Viết bởi TamTokyo
Thông tin tham khảo mới đây.

Mạng Sina (Hồng Công ): Việt Nam phát triển hải quân để đối kháng với Trung Quốc

TTXVN (Hồng Công 14/1 ) - Mạng Sina ngày 13/1 đăng bài "Hải quân Việt Nam: năm 2015 sẽ xây dựng khả năng tác chiến viễn dương đối kháng với Trung Quốc", viết: Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, VN luôn thực hiện phương châm chỉ đạo kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với quốc phòng, nhấn mạnh phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng là hai nhiệm vụ chiến lược lớn, kinh tế tăng trưởng sẽ cung cấp động lực mạnh mẽ cho việc hiện đại hóa quốc phòng. Vì vậy trong qúa trình phát triển kinh tế, VN dần dần mở rộng tỷ trọng đầu tư vào xây dựng quốc phòng; căn cứ vào tiến trình phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa, dần dần nâng cao trình độ hiện đại hóa quân đội.

Năm 1976, khi VN vừa thống nhất, quân đội VN đã phát triển trở thành đội quân lớn với hơn 1 triệu quân. Cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, cùng sự thay đổi của cục diện đối đầu hai cực và nhu cầu xây dựng trong nước của VN, cộng thêm việc khó có thể duy trì chi phí quân sự lớn và tiếp tục thực hiện chính sách mở rộng quân bị như trước, nên tháng 9/1986 VN đề xuất tinh giản biên chế quân đội, xây dựng một đội quân với số lượng tương đối, chất lượng cao, phù hợp với thực lực kinh tế quốc gia.

Bước vào thế kỷ 21, căn cứ vào tình hình an ninh quốc gia và cuộc chiến tranh tin học trong tương lai, VN đã xác lập chiến lược quân sự "phòng ngự tích cực". Nhấn mạnh trong kết cấu sức mạnh quân sự, kết hợp giữa 3 lực lượng vũ trang là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Trong quy mô chiến tranh kết hợp giữa tiến công với quy mô vừa và nhỏ và tiến công địch rộng khắp, nhấn mạnh đến tác dụng chống lại kẻ thù một cách toàn diện:

Trước hết, VN thúc đẩy mạnh mẽ thể chế lực lượng vũ trang "3 kết hợp". Trong đường lối phát triển quân đội nhấn mạnh đến việc cùng với sự điều chỉnh chiến lược quốc gia, việc xây dựng quân đội phải chuyển từ trạng thái thời chiến sang trạng thái thời bình, coi việc xây dựng đội quân chính quy với số lượng thích đáng, trang bị tiên tiến, cơ động linh hoạt, sức chiến đấu mạnh, chất lượng cao, ngày càng hiện đại hóa làm mục tiêu cơ bản.

Thứ hai, nhấn mạnh đến việc điều hoà và phát triển có trọng điểm các quân chủng và binh chủng. Mấy năm gần đây, quân đội VN rất nhấn mạnh đến việc điều chỉnh một cách hợp lý tỷ lệ giữa các quân chủng và binh chủng; ưu tiên phát triển hải quân và không quân, khống chế quy mô lục quân, trọng điểm tăng cường xây dựng binh chủng kỹ thuật.

Thứ ba, ưu hoá thể chế quân dự bị và động viên nhanh. Tiếp tục tăng cường xây dựng lực lượng dân quân tự vệ cả về số lượng và chất lượng.

Ngoài ra kết hợp với đặc điểm tình hình đất nước, VN luôn nhấn mạnh đến tư tưởng "quốc phòng toàn dân". Cùng với việc thực hiện cải cách quân sự, phát triển hơn nữa thể chế quốc phòng toàn dân. Dưới sự chỉ đạo của tư tưởng chiến lược quốc phòng toàn dân, VN tăng cường mạnh mẽ việc xây dựng lực lượng bộ đội dự bị và dân quân tự vệ. Lực lượng bộ đội dự bị có khoảng 50 vạn quân. Số lượng dân quân tự vệ lên tới 2,5 triệu người. Một khi chiến tranh đòi hỏi, lực lượng bán quân sự này chỉ cần được trang bị vũ khí cần thiết là có thể tham gia tác chiến.

Căn cứ vào tư tưởng chiến lược quân sự "phòng ngự tích cực" và "quốc phòng toàn dân", mấy năm gần đây VN quán triệt phương châm xây dựng chất lượng quân đội, coi hải quân và không quân là hai quân chủng ưu tiên phát triển, với phương hướng "tiến sâu vào đại dương", đã tăng nhanh tốc độ xây dựng hải quân và không quân và các quân cảng.

Quân đội VN thấy rằng việc coi trọng xây dựng hải quân không chỉ liên quan đến việc củng cố quốc phòng và sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ lãnh hải, mà còn liên quan đến việc phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là kinh tế biển. Để tăng cường xây dựng hải quân hiện đại hóa, ngay từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, VN đã chế định "Kế hoạch phát triển hải quân 10 năm", cấp riêng ngân sách cho việc nghiên cứu chế tạo và mua tàu chiến mới và các trang thiết bị khác của hải quân, xây dựng và mở rộng một số quân cảng quan trọng ở miền Trung và miền Nam.

Bước sang thế kỷ 21, để thích ứng với nhu cầu tác chiến trong tương lai và xây dựng lực lượng hải quân hiện đại, VN lại đưa ra quy hoạch phát triển hải quân trung hạn và dài hạn. Dự định đến trước năm 2010, cố gắng tăng số lượng tàu chiến mới, dần dần thải loại các tàu chiến cũ, phát triển lực lượng tàu ngầm và lực lượng không quân thuộc hải quân; đến trước năm 2050, sẽ hình thành khả năng tác chiến độc lập, viễn dương và lập thể, thực hiện toàn diện việc chính quy hoá và hiện đại hoá hải quân.

Để xây dựng lực lượng hải quân ven bờ thành hải quân viễn dương và hiện đại hóa, VN sẽ chi những khoản đầu tư lớn. Không những mua của Nga những trang bị tiên tiến cỡ lớn như tàu chiến trang bị tên lửa "Nhện độc", còn tự nghiên cứu chế tạo tàu hộ tống và tàu chiến trang bị tên lửa. Ngoài ra còn đầu tư 3,8 tỷ USD để xây dựng một quân cảng rộng 3000 hécta có thể sử dụng cho tàu chiến cỡ 4 vạn tấn ở vùng Đông Bắc VN. Dự tính, một khi quân cảng này xây xong, không chỉ giảm bớt khó khăn tàu chiến Việt Nam chỉ có thể neo đậu ở cảng Cam Ranh, mà còn tăng cường mạnh mẽ việc xây dưng cơ sở hạ tầng của hải quân VN, nâng cao khả năng đảm bảo tác chiến của hải quân VN lên trình độ mới.

Các sĩ quan quân đội VN đã từng nói: "VN dự định đến trước năm 2015 sẽ xây dựng một lực lượng hải quân hiện đại hóa, đến lúc này khả năng bảo vệ tuyến đường vận chuyển viễn dương và khả năng tác chiến trên biển sẽ đạt nhu cầu của hải quân hiện đại hoá. Theo tư duy của quân đội VN hiện nay, dải ven biển hình chữ "S" và những đảo nhỏ mà VN xâm chiếm ở Trường Sa sẽ tạo nên một hệ thống phòng vệ tương đối hoàn chỉnh, hải quân VN có thể "lấy điểm khống chế diện", lấy ưu thế địa lý phát huy tác dụng của các tàu chiến cỡ nhỏ, từ đó có thể đối kháng được với lực lượng hải quân mạnh của các nước khác trong khu vực.

Giống như hải quân, không quân VN thành lập năm 1956, đã có bước phát triển mạnh cùng với tiến trình cải cách đổi mới của đất nước. Hiện nay không quân VN có 12 nghìn quân, biên chế thành 4 sư đoàn,

6 trung đoàn tiêm kích, 3 trung đoàn vận tải, 1 sư đoàn máy bay lên thẳng. Hiện được trang bị 394 máy bay chiến đấu, 47 máy bay trực thăng. Có tin cho biết VN có thể trong vòng 15 năm sẽ tiến hành hiện đại hóa lực lượng không quân với quy mô lớn. Trong vài năm tới VN trọng điểm cải tiến và đổi các loại máy bay chiến đấu và tên lửa phòng không.

Trong một thời gian dài, quân đội VN có xu thế "nhất biên đảo", hoàn toàn dựa vào Liên Xô. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga do kinh tế khó khăn không còn quan tâm đến VN. Hiện nay cùng với việc thực hiện chính sách cải cách mở cửa về kinh tế, VN cũng ý thức được rằng lợi ích quốc gia là hạt nhân trong quan hệ đối ngoại của VN, vì vậy trong khi thúc đẩy hợp tác quân sự đối ngoại đã vứt bỏ một phần mâu thuẫn về ý thức hệ, chú trọng lợi ích quốc gia với mức độ lớn nhất.

Một mặt VN kiên trì kết hợp quốc phòng với ngoại giao, nhấn mạnh thực hiện đường lối ngoại giao hoà bình thực dụng "thêm bạn, bớt thù"; chủ trương thông qua hoà bình hiệp thương giải quyết tranh chấp, kiên trì việc phát triển quan hệ hữu hảo, với tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước xung quanh, tạo ra môi trường an ninh bên ngoài tốt đẹp cho việc xây dựng quốc phòng.

VN với tư cách là nước có thực lực quân sự mạnh nhất khu vực ĐNÁ, năm 1995 đã tham gia vào khối ASEAN, khiến sức mạnh quân sự của VN càng phát triển mà lại không khiến các nước ASEAN khác lo ngại. Mấy năm gần đây, cùng với việc vết thương do chiến tranh VN gây nên cho quan hệ Việt-Mỹ dần dần được lành, quan hệ VN và Mỹ cũng dần dần bình thường hóa. Năm 2006, chuyến thăm VN của Rumsfeld đã mở ra kênh mới cho việc mở rộng hơn nữa sự hợp tác quân sự Việt-Mỹ. Khi đó Bộ trưởng Quốc phòng VN đã công khai nói :"Chúng tôi hoan nghênh họ (người Mỹ) giúp quân đội nhân dân hiện đại hóa. Hiện nay VN đang hợp tác quân sự với Mỹ, Nga và ấn Độ. VN cũng đang tích cực mở rộng nguồn cung cấp vũ khí; hiện nay ngoài Nga và Ấn Độ ra, Pháp, Ba Lan, Ucraina cũng đều trở thành kênh cung ứng trang bị vũ khí cho VN; Ixraen, Bỉ, Đức, HQ, Anh cũng bắt đầu nhòm ngó vào thị trường vũ khí VN.

Có thể dự đoán, cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế VN, quân đội VN sẽ trở thành quân đội không thể xem thường ở khu vực ĐNÁ.


TB:Hiện nay mình đang cố gắng tìm hiểu về Chiến Lược Biển 2020 vừa được thông qua vào đầu năm 2007.Được biết nghị quyết này cực kỳ quan trọng đối với kinh tế ,quốc phòng VN ta trong giai đoạn tới.Nội dung có những nét chính như sau :

1.VN sẽ phấn đấu thành quốc gia có nền kinh tế Biển

2.Kinh tế Biển sẽ đóng góp 55% GDP vào năm 2020.Hiện nay Kinh tế biển chỉ đóng góp 15% vào GDP.

3.Xây dựng,hoàn thiện Học Thuyết Hải quân Việt.Xây dựng lực lượng Hải quân hùng mạnh ,đủ sức mạnh bảo vệ các quyền lợi kinh tế của Việt Nam trên khu vực Biển Đông, góp phần giữ gìn an ninh trật tự khu vực ASEAN.


Bia Chủ Quyền Trường Sa


Duyệt binh trên sân bay của ta tại đảo Trường Sa Lớn.Sân bay này được xây từ 1996, chỉ dùng được cho trực thăng và loại máy bay chiến đấu có tính năng cất/hạ cánh trên đường băng ngắn.Sắp tới ta sẽ kéo dài đường băng tới 3000m ,đủ để tất cả các loại máy bay hiện có có thể sử dụng được.




Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết cùng chủ tịch tỉnh Bình Thuận đi thăm trung đoàn không quân tiêm kích - bom Su22.Trung đoàn được trang bị 40 Su 22 được nâng cấp,mua từ Ba Lan vào năm ngoái.Những chiếc Su 22 cải tiến này có khả năng mang được tên lửa chống hạm hiện đại nhất ,sẽ là quả đấm mạnh của ta trong tác chiến bảo vệ Trường Sa.









Re:Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Đã gửi: Bảy T1 19, 2008 8:59 pm
Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh
お楽しみに!!ありがとう、TAMさん[bounce][bounce][bounce]

Re:Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Đã gửi: Bảy T1 19, 2008 9:18 pm
Viết bởi TamTokyo
Dưới đây là thông tin xác nhận về việc Cảng quân sự mới đang được xây dựng (tin đăng ngày 16/1/2006)

TS (Hải Phòng) - Thường trực Thành ủy Hải Phòng vừa có cuộc làm việc với Bộ tư lệnh Hải quân và Công ty Tân Cảng Sài Gòn về dự án xây dựng quân cảng Nam Đồ Sơn.

Tại cuộc làm việc, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thuận khẳng định: Đây là dự án có tính khả thi rất cao, thành phố Hải Phòng ủng hộ việc quân chủng hải quân triển khai dự án tại khu vực phía nam bán đảo Đồ Sơn với điều kiện có sự nghiên cứu kỹ về tác động đối với hoạt động du lịch và môi trường.

Theo báo cáo đầu tư dự án, cảng Nam Đồ Sơn có tổng diện tích gần 3.000ha với tổng vốn đầu tư khoảng 8.000 tỉ đồng. Quân chủng hải quân đang hoàn thiện thủ tục để có thể khởi công vào đầu năm 2007. Đây sẽ là quân cảng lớn nhất miền Bắc, có thể đón tàu quân sự trọng tải trên 40.000 tấn (phía Nam chỉ có quân cảng Cam Ranh có thể đón tàu trọng tải loại này).  


Tán phét tí: Cảng đón được tàu quân sự có trọng tải 40.000 tấn thì 文句なし .Chẳng lẽ các cụ đang chuẩn bị cơ sở hạ tầng đón Hải quân Mẽo vào vịnh Bắc Bộ ??? 40.000 tấn thì hàng không mẫu hạm Hạm đội 7 vào vô tư.  
[grin]