Nếu mọi người xem 2 vế kỹ, sẽ thấy những kết quả đem lại đưa ra 1 kết luận.
Nhẫn= lợi Bất Nhẫn= hại
Arigato Hoàng về một cách nhìn thú vị.Nhưng xin chỉnh lại chút .
Nhẫn -> Lợi Bất Nhẫn -> Hại
Chứ nhỉ (hệ quả chứ không phải đẳng thức).
Vì sao lại như vậy mới là điều anh muốn biết kia !! Hihi. Có sâu mới thú vị chứ.Anh vẫn nghĩ nên đào sâu để làm rõ cái khái niệm là điều đáng làm trước tiên.Chà chà ,có 1 chữ thôi mà đã thấy mình học không tới nơi tới chốn rồi.Bao nhiêu sách vở của mười mấy năm học chắc chỉ như tranh vẽ mê cung ,hổ thẹn ghê,hổ thẹn ghê.
hihihi, ma Tam Quốc nè. Mình đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng nhiều lần rồi, thuộc lòng đến từng chi tiết, nên dạo sau này chuyển sang đọc Tam Quốc Ngoại Truyện, rất tiếc chưa đọc được bản Tam Quốc Chí nguyên tác của Trần Thọ. Giờ thì đã nhiễm vài giáo lý của đạo Phật trong luôn nữa, ghi ra đây cho bà con suy ngẫm xem thế nào nhé. Luật nhân quả tuần hoàn đã được thể hiện rất rõ trong thời đại Tam Quốc này. Tào Tháo đã diệt nhà Hán như thế nào thì cuối cùng con cháu cũng bị đối xử như thế. Quả báo này diễn ra tới mấy đời lận đó, mọi người có thấy sự trùng hợp đến kì lạ như vậy không? Còn có cái thuyết này hơi kì lạ một tí nè, ai tin hay không thì tùy nhá. Hán Cao Tổ Lưu Bang sau khi thống nhất đất nước đã xử tử ba vị tướng trung thành của mình là Hàn Tín, Bành Việt và Anh Bố, nên cuối cùng nhà Hán bị diệt vong bởi Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền mà tiền thân chính là ba vị tướng bị chết oan kia. Thêm nữa Hạng Vũ bị phản bội bởi hai người tướng tin tưởng nhất của mình là Hạng Bá và Đinh Công. Và kết quả Hạng Vũ đã tái sinh là Quan Công - cũng là một hổ tướng đương thời và chém chết hai kẻ phản bội kia trong lốt Nhan Lương, Văn Sú. Hihi, biết tới đó thôi, khi nào nghĩ ra được ý gì hay thì bổ sung thêm. Have fun everybody.
Mấy anh em đọc Tam quốc chí nhiều lần rồi thì phải, bạn gì trên đây nói về nhân quả hay quá. Lưu Bị và Khổng Minh bày kế hại Quan Vũ, sau này sẽ bị luật nhân quả như thế nào nữa, Bạn nào đã đọc rồi thì trả lời Mình với hí.
Lúc nhỏ tôi từng đọc được từ một nhà văn (hình như người Mỹ) đại ý răng: Lúc trẻ bạn có thể đọc nhiều sách, nhưng có 2 quyển bạn không nên bỏ qua là Tam Quốc diễn nghĩa và Thần thoại Hy Lap. Không chỉ bởi nó được viết bằng thứ văn phong tuyệt vời mà trong cuộc sống người ta thường vận dụng nhiều điển tích trong đó! Lớn lên thấy thật đúng! Những câu được dùng như thành ngữ trong cuộc sống gặp thật nhiều “gót chân Asin”, “khỏe như Heraclex” “nóng như Trương Phi”, “đa nghi như Tào Tháo”… Anh em đọc tam quốc nhiều lần, mỗi người một ý nhưng đó cũng chính là cái hay về sự bao la bát ngát của nó! Dù chỉ bàn về một nhân vật thôi chắc cũng nói mãi không hết và sẽ tồn tại nhiều ý kiến khác nhau! Nếu chỉ đọc Tam quốc của La Quán Trung và xem phim không thôi, có lẽ nhiều người sẽ ràng buộc trong tư tưởng "tứ tuyệt" của tam quốc (Táo Tháo - tuyệt gian, Quan Vũ - tuyệt trung, Lưu Bị - tuyệt nhân, Gia Cát - tuyệt trí). Nhưng nếu nhìn rộng ra hoặc đọc thêm Tam quốc ngoại truyện hoặc các bài viết khác nghiên cứu về Tam quốc, nhất là những bài gần đây, sẽ cho nhiều quan điểm mới lạ. Như anh Tuệ nói chuyện Lưu Bị "thí" Quan Vũ, hoặc Khổng Minh tham vọng thâu tóm thiên hạ... Dù sao cũng chỉ là quan điểm của một hoặc một số người! Còn những tham vọng, những toan tính thật của từng người đã theo họ vào lòng đất! Có những điều hậu thế chỉ suy luận, đoaán chứ vĩnh viễn không thể biết chính xác! Về chủ quan thì tôi vẫn thích Triệu Tử Long, thích không chỉ vì võ công cao hay những chiến công hiển hách mà còn vì độ "lạnh" của ông nữa. Một võ tướng hành động không thiếu, không thừa! và cũng vì vậy nên nếu xét trên luật nhân quả, ông cũng là người có kết thúc "có hậu" chăng? Người ta nói trong Tam Quốc, luật nhân quả thể hiện rõ nét. Còn ý kiến chủ quan của tôi thì cho rằng đó là tài nghệ của La Quán Trung khi các nhân vật hầu như đều chết bởi chính nhược điểm của mình! Như Tào Tháo chết cũng bởi đa nghi, Quan Vũ chết cũng vì tính kiêu hãnh, Trương Phi chết vì nóng nảy, Chu Du chết bởi hẹp hòi, Lưu Bị chết vì nặng tình, không quyết đoán! Không Minh chết cũng vì lao lực quá độ, muốn ôm đồm tất cả.....
Nếu Gia Cát thắng Ngụy và thống nhất Tam Quốc thì tiếp theo sẽ thế nào? không lẽ Gia Cát sẽ giết Lưu Thiền để chiếm ngôi? hay để cho một kẻ hôn quân giữ nước. Nếu vậy thì Tam Quốc không kết thúc được, mà sẽ tiếp một thời Tam Quốc mới sau không mấy năm bình ổn.
"Gia Cát sinh ra không đúng thời", chỉ bởi vì ông là người học đạo nhân nghĩa, làm bề tôi chỉ biết tuân theo Chủ. Và cái thời không chấp nhận cho ông làm việc trái nghĩa. Trước sau đành phải vẹn, một đường.