Re:Mọi người cùng nhau tham khảo và góp ý cho kế hoạch Đông Du
Đã gửi: Năm T8 19, 2004 11:08 am
Cảm ơn luckystar có lời khen, cũng là "chút ít kinh nghiệm" khi bàn về mấy cái gọi là "lý tưởng". Ý chính mà tui muốn nói: những bạn phản đối cái topic này thì đừng post bài lên vì nó sẽ làm topic này chết sớm! Còn những bạn phản đối kế hoạch của ai, xin hãy nói rõ nguyên nhân, đưa ra cách làm mới, trên tinh thần vì cái chung.
Sau đây là ý kiến của tôi về những kế hoạch được Yumi đề ra:"Hàng tháng Đông Du ở nhật sẽ đóng góp và gây quĩ, và gởi về nước. Sinh viên Đông Du vẫn đang học ở Việt Nam sẽ làm công việc tìm hiểu và quyết định nơi phân phối. Quỹ này sẽ do sinh viên trong nước giữ và chi "
-Đây là một việc khả thi, nhưng không phải là học sinh ở VN giữ quỹ mà sẽ giao cho một người có uy tín tuyệt đối, có thể là thầy Hoè. Vì dù sao những đồng tiền anh em đóng góp được cũng từ làm việc baito toát mồ hôi mà ra (những ai chưa có kinh nghiệm về baito thì đừng có vội vàng nghĩ nó đơn giản, nó có nhiều vấn đề nảy sinh khó lường trước), hơn hết, một khi đã góp tiền là muốn nó có ý nghĩa thật sự. Các bạn đang học ở VN, chưa thể đủ kinh nghiệm, chưa chững trạc trong suy nghĩ(suy nghĩ nhất thời, hành động nhất thời,...) nên cần một người phụ trách, hướng dẫn các bạn, giống như các bạn là những nhân viên thực tập trong một công ty. Các bạn sẽ đề xuất ý tưởng, và người phụ trách sẽ xem qua, cùng các bạn bàn thảo kế hoạch thực hiện.
"-Phát học bổng cho các học sinh nghèo học giỏi ở các trường cấpI,II,III, và tổ chức đi tham quan nhỏ cho các em." ->Đây là việc mà quỹ học bổng Lá xanh đã và đang làm, người sáng lập và đang quản lý quý này chính là thầy Hoè, vậy sao cái tên "Đông Du" lại không đi liền với quỹ học bổng này nhỉ?! Còn nếu các bạn muốn tổ chức ra một học bổng riêng, tui khuyên các bạn nên dừng lại, các bạn sẽ không đủ khả năng làm việc này đâu, rất nhiều vấn đề mà ở lứa tuổi các bạn không ai biết được một cách tường tận. Ý kiến của tôi là anh em bên này sẽ gửi tiền về, sát nhập vào quỹ học bổng Lá xanh, làm cho chữ "Đông Du" xuất hiện cùng với quỹ này. Với danh nghĩa của quỹ này, ta sẽ làm được nhiều việc lớn hơn, quy mô hơn, dễ dàng hơn.
"-Sinh viên ở Nhật cũng sẽ tham gia hoạt động từ thiện ở Nhật, vì quĩ sẽ không đủ nên chỉ cần đi thăm hỏi và giao lưu thôi." ->Việc này có vẻ mới mẻ, đầu tiên là mỗi thành viên tìm hiểu các ボランティア, sau đó phát động anh em cùng tham gia, dĩ nhiên chỉ là trong phạm vi đi thăm hỏi, giao lưu, còn chuyện tiền bạc chắc còn lâu mới nói tới được.
"-Sinh viên học ở Nhật sẽ phân công nhau dịch sách hay và gởi về trong nuớc kèm theo học bổng cho các học sinh." -> Có ý kiến phàn nàn về bản quyền, có nên quá quan trọng hoá 2 chữ bản quyền không???!!! Đây là 1 việc rất có ý nghĩa, chia ra làm nhiều nhóm, thử sức tiếng Nhật của mình, dịch những tài liệu nhỏ, liên quan đến học TLH chẳng hạn. Dịch xong sẽ gửi kèm bản gốc tiếng Nhật về trường Đông Du, lưu hành nội bộ, muốn đưa ra ngoài phải có sự đồng ý của anh em bên này, và người phụ trách ở VN. Các em kohai đọc và có quyền thắc mắc, ý kiến, chỉ ra chỗ sai.
"-Nếu có thể thì cũng nên tổ chức nói chuyện lịch sử và định hướng cho học sinh sinh viên." ->Những sempai về thăm VN, ghé vào Đông Du, ai cũng tiếp chuyện kohai rất chân tình. Trong khả năng hiểu biết về lịch sử văn hoá Nhật Bản, có thể trả lời cho những thắc mắc của các em. Tuy nhiên, tui nghĩ cái chính là phải thổi cái ý nghĩa cũng như những khó khăn của cuộc sống bên này vào suy nghĩ của mấy nhóc kohai.
Xin tạm dừng ở đây. Đề nghị mọi người nêu tiếp ý kiến về kế hoạch, quan trọng hơn là cách "bôi trơn" và "vận hành"!
Sau đây là ý kiến của tôi về những kế hoạch được Yumi đề ra:"Hàng tháng Đông Du ở nhật sẽ đóng góp và gây quĩ, và gởi về nước. Sinh viên Đông Du vẫn đang học ở Việt Nam sẽ làm công việc tìm hiểu và quyết định nơi phân phối. Quỹ này sẽ do sinh viên trong nước giữ và chi "
-Đây là một việc khả thi, nhưng không phải là học sinh ở VN giữ quỹ mà sẽ giao cho một người có uy tín tuyệt đối, có thể là thầy Hoè. Vì dù sao những đồng tiền anh em đóng góp được cũng từ làm việc baito toát mồ hôi mà ra (những ai chưa có kinh nghiệm về baito thì đừng có vội vàng nghĩ nó đơn giản, nó có nhiều vấn đề nảy sinh khó lường trước), hơn hết, một khi đã góp tiền là muốn nó có ý nghĩa thật sự. Các bạn đang học ở VN, chưa thể đủ kinh nghiệm, chưa chững trạc trong suy nghĩ(suy nghĩ nhất thời, hành động nhất thời,...) nên cần một người phụ trách, hướng dẫn các bạn, giống như các bạn là những nhân viên thực tập trong một công ty. Các bạn sẽ đề xuất ý tưởng, và người phụ trách sẽ xem qua, cùng các bạn bàn thảo kế hoạch thực hiện.
"-Phát học bổng cho các học sinh nghèo học giỏi ở các trường cấpI,II,III, và tổ chức đi tham quan nhỏ cho các em." ->Đây là việc mà quỹ học bổng Lá xanh đã và đang làm, người sáng lập và đang quản lý quý này chính là thầy Hoè, vậy sao cái tên "Đông Du" lại không đi liền với quỹ học bổng này nhỉ?! Còn nếu các bạn muốn tổ chức ra một học bổng riêng, tui khuyên các bạn nên dừng lại, các bạn sẽ không đủ khả năng làm việc này đâu, rất nhiều vấn đề mà ở lứa tuổi các bạn không ai biết được một cách tường tận. Ý kiến của tôi là anh em bên này sẽ gửi tiền về, sát nhập vào quỹ học bổng Lá xanh, làm cho chữ "Đông Du" xuất hiện cùng với quỹ này. Với danh nghĩa của quỹ này, ta sẽ làm được nhiều việc lớn hơn, quy mô hơn, dễ dàng hơn.
"-Sinh viên ở Nhật cũng sẽ tham gia hoạt động từ thiện ở Nhật, vì quĩ sẽ không đủ nên chỉ cần đi thăm hỏi và giao lưu thôi." ->Việc này có vẻ mới mẻ, đầu tiên là mỗi thành viên tìm hiểu các ボランティア, sau đó phát động anh em cùng tham gia, dĩ nhiên chỉ là trong phạm vi đi thăm hỏi, giao lưu, còn chuyện tiền bạc chắc còn lâu mới nói tới được.
"-Sinh viên học ở Nhật sẽ phân công nhau dịch sách hay và gởi về trong nuớc kèm theo học bổng cho các học sinh." -> Có ý kiến phàn nàn về bản quyền, có nên quá quan trọng hoá 2 chữ bản quyền không???!!! Đây là 1 việc rất có ý nghĩa, chia ra làm nhiều nhóm, thử sức tiếng Nhật của mình, dịch những tài liệu nhỏ, liên quan đến học TLH chẳng hạn. Dịch xong sẽ gửi kèm bản gốc tiếng Nhật về trường Đông Du, lưu hành nội bộ, muốn đưa ra ngoài phải có sự đồng ý của anh em bên này, và người phụ trách ở VN. Các em kohai đọc và có quyền thắc mắc, ý kiến, chỉ ra chỗ sai.
"-Nếu có thể thì cũng nên tổ chức nói chuyện lịch sử và định hướng cho học sinh sinh viên." ->Những sempai về thăm VN, ghé vào Đông Du, ai cũng tiếp chuyện kohai rất chân tình. Trong khả năng hiểu biết về lịch sử văn hoá Nhật Bản, có thể trả lời cho những thắc mắc của các em. Tuy nhiên, tui nghĩ cái chính là phải thổi cái ý nghĩa cũng như những khó khăn của cuộc sống bên này vào suy nghĩ của mấy nhóc kohai.
Xin tạm dừng ở đây. Đề nghị mọi người nêu tiếp ý kiến về kế hoạch, quan trọng hơn là cách "bôi trơn" và "vận hành"!