Xin trả lời là không có cách nào để trở thành người Nhật được đâu.Người ta thường căn cứ vào 3 yếu tố là Huyết thống,Văn hoá ,Quốc tịch để đánh giá 1 người là người Nhật bản hay không? Bạn có mang dòng máu của dân tộc Nhật không?->Không (vì bạn là người Việt Nam.) Về mặt ngôn ngữ và tập quán sinh hoạt có nội hoá văn hoá Nhật không?-> Không (Vì nếu có thì bạn phải sống ở Nhật từ bé mới được) Còn bạn có mang quốc tịch Nhật không ?Cũng không luôn vì bạn không muốn nhập quốc tịch Nhật. Mình khuyên bạn nếu bạn thích Nhật thì bạn nên trở thành 1 người bạn của Nhật bản.Mình nghĩ việc này dễ hơn và có ý nghĩa hơn đấy.[smile][smile][smile]
tóm lại là " nếu mà bạn trungnhat chỉ bộc phát mà suy nghi như vậy thì ko sao , con nếu ma từ trái tim mà suy nghĩ như vậy thì cung giống như con cua cha mẹ mình mà kô chịu nhận ma đi nhận người khác làm cha mẹ zậy đó . rất là khó chịu khi nghe những lời đó . những chuyện như zậy ko nên len web đông du hỏi nghe chưa trungnhat ." em co nghe thay anh noi gi ko em co nghe thay gio noi gi ko anh mang thuong nho gui vao trong gio giay phut ben anh choi nghe em noi...voi anh..... con gio nao bay ngang cuoc doi ,, noi voi em rang anh le loi....con gio nao ben hien thi tham... noi voi toi rang em rat XXXXXXAAAAAAAÂUUUUUUUUUUU ....UUUUU UUUUUUUUU
Vì một câu hỏi bâng quơ mà mọi người phải mất công reply một cách không cần thiết như vậy?Vấn đề này có bàn luận cũng chẳng giải quyết hay giúp ích gì cho anh ta được đâu.Chỉ có bản thân anh ta mới hiểu hoàn cảnh của mình ,những gì bản thân mình mong muốn thôi mà.
mình đâu có nói ,mình từ bỏ nguồn gốc việt nam đâu ,mình chỉ là hậu duệ bắt chước cụ Phan Bội Châu, mình có văn hoá nhật bản ,mình biết văn hoá nhật bản và sách vỡ ,truỵện tranh ,internet ,và tivi ,radio đài NHK ,từ đó mình thấy thích văn hoá và con người nhật bản ,mình có sách học tiếng nhật mình biết ,như chỉ đẻê hỏi ý kiến mọi người ,làm thế nào để trở thành người nhật bản ,chứ mình đâu có nói là không thích việt nam đâu , hiện nay mình vào forum phải tạo user mới ,vì tên cũ không vào được ,các bạn vui lòng email cho mình nhé ,hay cho minh xin email vậy
Cám ơn bạn nam mình tiếp xúc với văn hoá nhật bản và internet ,tivi ,radio ,mình biế`t cụ phan bội châu ,và phong trào đông du ,mình có sách học tiếng nhật bản ,mình muốn học hỏi văn hoá nhật bản chứ không hề có ý vong bản, hiện nay mình vào đông du ,mình phải tạo user mới ,rất phức tạp ,có gì các bạn emăil cho mình nhé trungnhat, cho mình hỏi 2 câu đơn giản thôi: 1.bạn bao nhiêu tuổi vậy? 2.bạn thích Nhật ở điểm nào? hãy trả lời mình, dựa vào đó, mình sẽ trả lời câu hỏi của bạn thân, namnh
Thật ra thì Yusu cũng yêu mến Nhật Bản lắm. Yusu cũng tiếp xúc với văn hoá Nhật như anh TRUNGNHATT vậy. Cũng yêu mến manga và anime, cũng thích coi phim Nhật, hâm mộ đội bóng Nhật, thích Shunshuke Nakamura (bởi vậy mới tìm mọi cách học tiếng Nhật nè)Thích kimono, thích ... tùm lum.(đặc biệt là Sabaku no Gaara và Uzumaki Naruto). Chắc anh cũng giống yusu hỉ, nhưng mà đó là LÒNG YÊU MẾN! Không phải đến nỗi trở thành nguồn cội! Anh chắc là ít tiếp xúc, xem các chương trình Việt Nam, nên mới có suy nghĩ vậy. Xem thử đi,đài VTV1 í, nhiều đài lắm, hay đi chơi hội làng thử xem, đồ ăn Việt Nam cũng ngon hơn bên Nhật nhiều ấy chứ (em thích ăn nên luôn để í mặt này trước tiên///____\\\ ) Việt Nam thì kể đến sáng cũng không hết ấy chứ! Thế nên cụ Phan Bội Châu mới phải sang Nhật tìm đường cứu nước ấy chứ! Hơn nữa, nhiều người Nhật cũng yêu Việt Nam cực kì ấy chứ. Em chẳng muốn post cái Reply này đâu! Nhưng mà thấy anh có sở thích giống em quá, nhưng hơi bị quá khích nên em nghĩ anh NHẦM!
Chờ mà đọc Người Việt xấu xí gì đó của Vương Trí Nhàn! Đang chờ đây!
Tặng Mr チック ゲン テー một đoạn này.
Vương Trí Nhàn Báo Thể thao & Văn hóa
Gần đây nhiều nhà nghiên cứu nước ta gặp nhau ở một ý tưởng đồng thời với việc ca ngợi những truyền thống tốt đẹp, chúng ta phải sớm bắt tay vào việc miêu tả và đánh giá những thói hư tật xấu từng hình thành trong lịch sử và đã ăn sâu trong mỗi con người, đó là những nhân tố khiến xã hội trì trệ, bảo thủ. Đây là một hướng suy nghĩ đúng, đang được sự cổ vũ và đồng tình của dư luận. Sau đây, chúng tôi xin được phép giở chồng sách báo cũ, ghi lại những nhận xét của các bậc tiền bối về những hạn chế của con người Việt Nam trong lịch sử. Các đầu đề 'nhỏ là do chúng tôi mạn phép đặt ra để cùng nên theo dõi. Khi đoạn trích bỏ qua một số câu chữ không cần thiết mà tập trung vào ý tưởng chính chúng tôi dùng dấu ba chấm đặt trong ngoặc đơn. Những chú thích cuối bài đều là của người biên soạn...
Đường xá nhà cửa luộm thuộm nhếch nhác Nói riêng về một sự ở... Nay trong kinh thành, con đường lục bộ cho đến đường các nha thự, chợ quán, tường hào, vườn hoa và các bến sông, chỗ nào cũng có uế khí, thậm chí có kẻ trước mặt công chúng mà đi tiểu đại. Các cầu dọc theo sông, không luận ngây đêm đàn ông đàn bà, cứ ra nơi ấy mà phóng uế, quen lấy làm thường... Ở phương Tây, phàm những người nào bỏ rác làm nhơ đường đều bị phạt cả vì việc ấy bất nhã mà có mối hại chung. Ta cũng là người như họ, lại không biết xấu hổ sao? Đến như gạch vỡ, ngói hư, cây nhành khô lá rụng, rác và tro than các nhà loại ra, người nước khác đều thu nhặt làm đồ vật hữu dụng. Mà người mình thì vứt ra cùng đường, ném xuống ao vũng, hoặc đổ ra ngoài hào quanh thành, chất đầy cả bến sông. ...Dinh thự các quan, tường vách xiêu đổ Ngoài đường thì bùn lầy, vườn tược thì rác bấn, trước sân thì cỏ mọc. Ngoài hào thì nơi lồi nơi hủng , các nhà trong thành hai bên đường gần nhà chỉ theo giới hạn mà quét dọn. Những đường bèn vách tường đó, mùi hơi hôi thối, người đi qua phải che mũi đi mau. Như thế thì lòng tu ố(1) ở đâu? Sao gọi là nước biết giữ lễ nghĩa?
Nói năng thô tục Nước ta những nơi chợ búa thành phố, không luận đàn bà trẻ con, đến người có học biết chữ mà cũng mở miệng là nói lời thô bỉ. Tập thành thói quen, những tiếng tục tĩu , người nghe nhơ cả lỗ tai, mà người nói lại lấy làm khoái. Cho đến câu mắng bài chửi, đọc ra có cung có điệu, người nào mắng chửi cả ngày mà không trùng lặp, thì người ta xem như Tô Tấn, Trương Nghi (2) chiếm giải quán quân. Đến lúc diễn ra cái bộ dạng mắng chửi, tiếng như mõ rao, chân như múa hát lên tay xuống ngón , mặt như sơn đổ, tóc như tơ vò,nước miếng như bọt giải, tay cầm dát lia, chân đi cà xiểng, không khác gì người điên. Lại còn một điều xấu nữa, hễ có bất bình với ai thì phát thệ(3) và nguyện rủa chúc dữ(4) rất nặng. Thường hàng ngày cùng giao du với nhau , mà đến lúc bô nhau , chất chứa điều bất bình lâu, thì khí yêu(5) nhân đó mà sinh ra, người nọ bảo người kia "đầy miệng điều láo,'một ngày bán được ba gánh giả, đến đâu cũng dối, ba ngày không mua được một điều thực". Thật là không còn chút lễ nghĩa liêm sỉ nào! Cái phong tục kiêu bạc(6) đến thế là cùng. Thế giới chưa có nước nào như xứ mình.
(1) tu ố: ghét điều xấu ở kẻ khác. (2) các nhà thuyết khách nổi tiếng đời Chiến quốc bên Trung quốc (3) phát thệ: thế bồi (4) chúc: khấn. Chúc dữ: ước cho mắc sự dữ (4) tinh thần gian tà bất chính (5) cũng tức là kịnh bạc vớ nghĩa cổ" kẻ không biết tự trọng (Nguyễn Trường Tộ (1828-1871 )Về việc cải cách phong tục, 1871).
Dễ học cái dở hơn cái hay (Lương Dũ Thúc, Nông cổ mín đàm, 1904) Người bổn quốc chúng ta lúc này cũng đã có nhiều người thành thị lịch lãm về sự dinh dãy (1), cách ở ăn sạch sẽ, về lệ luật phép tắc thông thạo nhiều; tôi chỉ không hiểu cho rõ làm sao mà thông thái mau hết mức về việc xa xỉ, về lý tự bạo (2), mà không thông thái về cách tính toán, về phép thương cổ (3); không có thấy bày ra hãng buôn nào cho lớn làm nghề nào cho to; vụ lợi (4) thì không làm, còn vụ hại thì thích lắm. Trong năm mười năm tới nữa mà cứ không buôn lớn và không học nghề chi cho giới, thì kẻ nghèo khó còn thặng (5) trên số ngàn nữa. (1) chỉ lối sống sang trọng (2) chỉ tham vọng muốn trở nên ông kia bà nọ. (3) buôn bán. (4) việc sinh lợi (5) dư ra
Xấu làm tốt dốt làm thông (Ngô Đức Kế, tạp chí Hữu Thanh, 1923) Chúng ta thừa thụ cái cơ nghiệp của tiền nhân, sinh nở phồn thực ở đất nước này đã mấy nghìn năm đến nay lại gặp lúc ngọn triều tiến hoá tràn khắp mọi nơi, thế mà không làm sao bước tới theo người. Mà chỉ mê mẩn tối tăm, ngu hèn dốt nát đói nghèo khốn khổ, không dám ló đầu ra với mọi người. Nhất ghét là xấu làm tốt dốt làm thông, mượn cái văn minh của người mà trang sức bề ngoài, kỳ thực trăm việc chẳng ra gì, mà nhân cách một ngày một hư, phong tục một ngày một nát; ngọc vàng bề mặt, thối nát bề trong, văn minh chẳng thấy đâu mà càng ngày càng thêm man rợ. Nghĩ thấy Tổ quốc mình như thế, thôi thì không có việc mà bàn không có chuyện mà chép, mà cũng không bàn làm gì không chép làm gì.
Bắt chước vội vã thêm gây hại (Trần Trọng Kim, Nho giáo, 1930) Tính bắt chước vốn là tính tự nhiên của loài người, dẫu ở nước nào cũng thế cả. Nhưng giá ta có sẵn cái tinh thần tốt rồi chỉ bắt chước lấy những điều có bổ ích thêm cho tinh thần ấy thì thật là hay lắm. Chỉ hiềm vì mình để cái tinh thần của mình hư hỏng đi, mà lại mong bắt chước sự hành động của người ta thì sự bắt chước ấy lại làm cho mình dở hơn nữa. Vì đã gọi bắt chước là chỉ bắt chước được cái hình hài bề ngoài mà thôi còn cái tinh thần ở trong, phi (1) lâu ngày nhiễm (2) lấy được mà hóa (3) đi, thì khó lòng mà bắt chước được. Thành thử bao nhiêu những sự bắt chước chỉ là làm loạn cả tính tình tư tưởng và phong tục của mình. Có lắm người vọng tưởng (4) rằng mình cố bắt chước được người ngoài là mình làm điều có ích cho sự tiến hóa của nòi giống. Không ngờ rằng sự bắt chước vội vàng quá lại thành cái độc gây ra các thứ bệnh cho xã hội. Mà sự lầm lỗi ấy chỉ một ngày một thêm ra chứ không bớt đi được. (1) không phải. (2) thâm nhập. (3) thay đổi. Từ điển Hán Việt của Thiều Chửu ghi: phàm vật này mất đi mà vật kia sinh ra gọi là hoá. (4) vọng tưởng: nghĩ lầm
Ích kỷ và khôn vặt (Nguyễn Đỗ Mục, Đông dương tạp chí, 1914) Cái tật ích kỷ vốn là một thứ hay lây: Trông thấy những vườn hoa cây cảnh ở sân nhà trường hay ở nơi đền chùa, hoặc cạnh đường đi lối lại, đã không biết giữ gìn để làm một cái cảnh vườn chung thì chớ, nhiều người lại còn đang tay bẻ tàn bẻ hại, để đem về nhà mà chơi thích chí lấy một mình. Cái chứng ích kỷ đã mọc ra, đến lúc lớn lên thành ra một người đi đến đâu phá hủy đến đấy. Cũng vì lẽ đó mà dân An Nam không mấy khi có được cảnh vui chung (1), ai có muốn chơi cảnh thì lại phải xây một vài cái bể cạn hay là bầy mươi lăm cái chậu con để làm một khu vui riêng mà không chung chạ với ai cả. Dần dần nảy ra một cái tư tưởng đáng cười, đáng khinh, đáng ghét, đáng sợ là hai chữ ích kỷ, mà một câu "ăn cỗ đi trước lội nước đi sau" đủ vẽ hết được ruột gan. (1) tức là không có các loại công viên hoặc khu giải trí công cộng
Vụng nói chuyện (Nguyễn Văn Vĩnh, Đông dương tạp chí, 1914) Ai có ý đến những nơi họp tập, hoặc là chỗ chơi bời thì thực là buồn thay cho cái trí dục của những người đời nay. Ngoại giả chuyện cô đầu, chuyện cờ bạc, chuyện hát tuồng, chuyện chim chuột, chuyện quần áo còn thì không mấy khi được nghe những câu chuyện lý thú, làm tỏ được học vấn kẻ nói, lợi được trí khôn người nghe. Mà xem như trong cách nói chuyện, thì thiếu niên (1) ta nghe lại có ý thích những câu chuyện tầm thường, nói chuyện để mà khoe cho người nọ người kia biết cát cách của ta chơi xa xỉ hoặc là kỳ khu... Ai ăn nói có tư tưởng, có tỏ học vấn thì thường người nghe thích nhưng ít cầu, vì câu chuyện có nghĩa, làm cho phải nghĩ, phải đối đáp nhọc mệt... Người nói chuyện hay, cũng có kẻ phục là người có ích, nhưng trong cái phục có cái ghen cô cát ghét. Ghen là vì ở đâu đến cướp mất tai kẻ nghe, ghét là vì ở đâu đến làm tỏ cái nhàm của câu cười cợt tầm thường người ta đang thú. (1) Hồi đầu thế kỷ XX, chữ thiếu niên không phải dùng để chỉ lớp thiếu nhi từ l0 đến 14 tuổi như bây giờ. Mà có nghĩa là người trẻ tuổi, tức lớp thanh niên 18 tuổi trở lên.
Học để kiếm gạo (Phan Bội Châu, Lời hỏi các bạn thanh niên, 1928) Đi học để kiểm gạo (1), tệ hại lớn lắm. Vì cốt kiểm gạo thời cái mục đích đã dở hoặc nhân vì mục đích đó mà sinh ra hay giả dối, hay tham lợi riêng, cốt được gạo thời thôi, đạo đức mà chi, hợp quần mà chi, ái quốc mà chi, trăm việc hỏng trớt. (1) hiểu theo nghĩa rộng: chỉ cốt sinh lợi, có tiền.
Thị hiếu tầm thường (Nguyễn Văn Vĩnh, Nhời đàn bà, Đăng cổ tùng báo, 1907) Cái lý thú của nước Nam ta nhỏ mọn lắm. Kia cái đồng hồ từ tám mươi đời thì quấn vải tây điều, kết quả găng. Nọ núi non bộ khéo chắp tỉ mỉ trong trồng cây uốn con phượng. Cầu quán con con, thuyền bé lý tí. Câu đối về tranh hết tứ thời phong cảnh lại đến thiên lý giang sơn (1). Thi họa nhỏ nhen, thi chẳng ra thi, họa chẳng ra họa. Giang sơn treo cửa sổ, sơn thủy để đầu giương. Hoành phi câu đối thì chữ nghĩa đẹp phẩy mác hơn đẹp ý tình (2). Đồ chạm đồ cẩn thì tỷ mỳ con dơi già quả mướp non, người ngoại quốc mua cho cũng là thương công hơn trọng khéo. Ghế giường bàn tủ dáng dấp nặng nề. Nói tóm lại thì người Nam mình chưa cái gì là cái khéo. Mà càng bắt chước Tây bắt chước Tàu bao nhiêu càng xấu bấy nhiêu. Người mỗi ngày một hay, vi xảo (3) là thông ngôn ông tạo hoá. Ta mỗi ngày một đổ (4), vi xảo là cơn hứng chí điên cuồng. Học chẳng phải mà bắt chước cũng chẳng phải. Xảo nghệ Kẻo mà khéo thêm ra chẳng thấy đâu, lại đang nghề nguyên lành hóa nghề lang lố (6). (1) cảnh sắc bốn mùa và núi sông. ngàn dặm, các mô-tlp đã trớ thành sáo mòn. (2) "phẩy mác” là tên gọi hai nét dùng trọng chữ Hán, đây ý nói chỉ có cái đẹp bế ngoài. (3) trình độ kỹ thuật. (4) kém đi hỏng đi. (5) đây hiểu là quan niệm. (6) nghĩa như nhố nhăng.
Thời gian phí phạm (Phan Khôi, Cái đồng hồ của người Việt Nam, Phụ nữ tân văn, 1931) Trong tiếng ta có một lời mà người ta hay dùng là „cơm vua ngày trời“, tỏ ra ý ăn hết chừng nào thì ăn, làm được chừng nào thì làm, không bị hạn chế và thôi thúc chi hết. Lại có thành ngữ "làm việc quan" là làm việc rồi (1)… Phải, phàm kẻ làm việc quan không bị hạn chế thôi thúc thì tội gì làm đúng đắn làm kịp thời vụ làm chi! Bởi vậy cho nên ngày xưa chúng ta không có đồng hồ. Chẳng những vì khoa học không ưa nên không làm được đồng hồ, mà chính vì cái quan niệm “cơm vua ngày trời” và “làm việc quan" ấy nó choán sẵn trong đầu rồi, không có sự cần nên không làm đồng hồ được. Có người đeo cái đồng hồ không chạy, máy ở trong đã hư hết, nhưng vì nó đẹp nên cũng đeo cho có với người ta. Ta chưa nhìn rõ cái giá trị thật của thời gian là thế nào. (1) làm qua loa cho xong. “Rồi" ở đây như chữ “rồi” trong “ăn không ngồi rồi”.
Không lo xa, dễ thỏa mãn (Lương Dũ Thúc, Báo Nông cổ mìm đàm, 1902) Tôi luận rằng người nước Nam ta khi túng thiếu thì lo lắng thở than, trong lúc đói lo một hồi mà thôi, chớ no không lo nữ. (…) Người nước của chúng ta, bởi không từng trải ít thấy rộng ít nghe xa (…) hễ vừa mới động nở nòi ra một thí(1) thì là đổi tính đổi nết, làm bề làm thế(2), muốn nghỉ mà ăn chơi. Bới làm sao vậy? Bởi trong trăm người mới có một, thì là trong một xóm ở chừng một trăm, người ấy đã đặng trên mấy bợm(3) khác. Có bạc chục bạc trăm, cho vô cho ra, đã có người thiếu nợ mình rồi, cho nên hết muốn ráng sức nữa. Vì vậy nhiều khi nghèo nàn khổ sở lại… Đến lúc nghèo rồi lại than thở trách trời sinh mình sao mà vận xấu, mới cho khá rồi lại làm cho nghèo, tại trời không thương. (1) khá giả một tí. (2) làm dáng, khoe mẽ. (3) bợm đây không có nghĩa xấu mà chỉ nghĩa bọn khác, kẻ khác.
Tầm nhìn hạn hẹp (Phan Bội Châu, Việt quốc sử khảo, 1908) Tục ngữ có câu rằng "cọp chết để da, người chết để tiếng". Xem câu nói đó thời danh vẫn nên quý. Nhưng tội tình thay! Óc ti ti như óc dơi, mắt ti ti như mắt muỗi, ngoài buồng the, bếp núc, vẫn không biết gì là nước non, trừ sọ bò đầu heo, vẫn không biết gì là rồng rắn. Huống chi vết xấu ở gia đình, thói hư ở xã hội, gắn sâu buộc chặt trải mấy nghìn năm, đoàn thanh niên cho đến phường tân tiến(1), đua tranh danh giá, chẳng cu-li thượng đẳng thời nô lệ quá ưu, miệng chưa ráo sữa đã lóc lẻm những thẻ bạc bài ngà, ức(2) chưa rời nôi mà ao ước những mề đay kim khánh. Ôi! Thế là vinh danh hay sao? Qúy hóa hay sao? (1) đoàn thanh niên đây chỉ thế hệ trẻ, còn phường tân tiến trong xã hội Việt Nam đấu thế kỷ XX là tớp người đi theo xu thế Âu hóa. (2) ngực.
Không biết giữ chữ tín (Trần Chánh Chiếu, Lục tỉnh tân văn, 1908) Không giữ chữ tín thì anh lừa tôi, tôi lừa anh, trăm chuyện sẽ nát, tinh thần xã hội tan rã (…). Bất tín lớn nhất: một là dối trá. Nhiều người nước ta vụng trong đường mưu sinh(1) nhưng lại giỏi dối trá giả mạo. Hai là bội ước các quy chế, chương trình, mà lại làm ra vẻ tuân hành: Nói mười không giữ được hai ba; Ngay khi ký quy ước đã không cố ý thực hiện, cứ ký bừa, bất kể sau này ra sao. Cho nên quy ước chưa ráo mực mà như đã bỏ đi: Còn như ước miệng(1) thì chỉ là "nói láo mà chơi nghe láo chơi" (. ..). Những thói xấu ấy đầy rẫy mà cứ điềm nhiên không cho là quái gở. (1) kiếm sống (2) thỏa thuận miệng
Ăn xổi ở thì, chưa lo làm đã lo phá (Trần Chánh Chiếu, Lục tỉnh tân văn, 1908) Nước nào cũng có gian giảo, Tây, Nam, Chệt, Chà (1) đều có kẻ tốt người xấu. Song nước ngoài người ta gian khéo xảo lớn, còn nước mình gian vụn xảo vặt. Nói giác thể (2) như một nguời Chệt kia lãnh của người ta đi buôn, lãnh rồi thì lo làm ra té lời cho nhiều, có gian lận thì lấy trong cái tiền lới ấy, chứ không khi nào đụng toi vốn bao giờ. Họ tính như 100đ (*) mà làm lợi ra 0,30đ (*), dầu có gian, chủ có hay cũng giám mà cho gian. Còn người nước Nam không phải vậy, cứ guốc đẽo hoài. Chủ ra vốn cho 10đ (*) đã phá tán cho lỗ lã, rồi cứ cái vốn lấy hoài, cứ cái mạch châm hoài. Đụng 0,50đ (*) cũng gian, 0,30đ (*) cũng gian, làm sao mà không háp tiệm (3) Chuyện gì hồi lãnh coi công việc bần hàn ăn mắm muối, vợ rách con đói, chứng lãnh việc rổi, vợ đeo vòng con đeo vàng,chồng giầy vợ dép lên xe xuống ngựa, vợ lấy bạc góp chồng lấy bạc góp, chồng trai gái đào đĩ, sắm giường sắm màn riêng, vợ tùng điệp (4) đem cả kiếng họ (5) đến tiệm mà ăn phá. Ôi tính hay ăn xổi, xài gấp giật gấp, nước mình nay ra đi buôn thì không khác gì mấy đứa con nít tập đi tập chạy ! (1) Chệt (có khi viết Chiệc): người tàu, Chà: người Mã Lai hoặc Ấn Độ, còn Tây và Nam, tức người phương Tây và người Việt. (2) Ví dụ (3) Cũng như sập tiệm (4) Liên tục, dồn dập (5) Chi họ, dòng họ (*) Các con số này lần lượt là: 1 đồng, 3 hào, 10 đồng, 5 hào
Nhìn đâu cũng thấy sự tầm thường về trí tuệ(Ngô Đức Kế, Cảm tưởng trong lúc biên tập, báo Hữu thanh, 1923) Đến với các bậc tân nhân vật (1) để nghe nóng một đôi điều về đường học vấn thì phần nhiều chỉ nghe bàn đến vấn đề lương ít, lương nhiều, không thì mũ, giầy, đồng hồ xe đạp, mốt nào khéo, mốt nào mới, mày mua hiệu nào tao gửi bên Tây, không thì con bé nọ, con bé kia, món này mày, món kia tao, thế thôi. Đến các nhà buôn bán, thì ra những Công ty to nhỏ thập hiệu (2) lớn, vận hàng chở hóa, kẻ vào người ra chen vai kề cánh, chẳng hiệu chú khách thì hàng ông Tây, còn hàng An Nam thì chỉ là buôn lẫn bán quanh, mình cạnh tranh với mình, không những không cạnh tranh lợi được với kẻ ngoại phương (3), mà lại còn nói dối bán lừa, chưa khỏi thói mua hành bán tỏi. Thứ đến các nhà chế tạo (4) thì chẳng thấy khói lên không nghe máy động, các đồ thủ nghệ cũng có tiến bộ, song các nguyên liệu phải nhờ vào người cung cấp mà vật chế tạo không chở được ra ngoài dương (5), đồ sản xuất mà có đường tiêu thụ không, người làm càng nhiều thì nghề càng không, hết mồ hôi nước mắt chỉ đủ “tay vó miệng lẩm” (6). (1) tức các nhân vật đào tạo theo kiểu phương Tây (2) chưa rõ nghĩa (3) người nước ngoài (4) các nhà sản xuất (5) tức xuất khẩu (6) tương tự tay làm hàm nhai.
Còn dài lắm. Anh Thích có thích nữa thì em gửi tiếp nhé. [grin][grin][grin]
Chiến ơi post lên đi! hê nhưng mà Chiến có thích chữ Thích không? Chữ này hay hay lắm! Anh nghĩ Chú trở thành Thích Thiết Phong hợp hơn là Lãng Thiết Phong đó! Thân mến! Post tiếp nha![grin][grin][grin]