Re:6 Bức thư của người nông dân
Đã gửi: Tư T7 08, 2009 5:23 pm
Anh đang viết một project về nông nghiệp, anh em nào thực sự có hứng thú tham gia (実行員)hoặc muốn đóng góp ý kiến hoặc có người nào để giới thiệu thì liên hệ với anh nhé.
@Minh : ông Takahashi thì anh cũng có biết, lâu lắm không liên hệ với ông ấy. Khi nào có project cụ thể chắc sẽ liên lạc để tham khảo ý kiến.
Đúng là làm nông nghiệp đòi hỏi thời gian, sự hy sinh, kiên trì và điều quan trọng nhất là kinh nghiệm thực tế. Không thể nói suông trên bàn giấy được (cái này có lẽ không chỉ là nông nghiệp). Ngay cả ở những nước phát triển, có kỹ thuật nông nghiệp phát triển, hệ thống phân phối và cung cấp đến tận tay người tiêu dùng rất hiệu quả nhiều khi cũng phải thực hiện bảo hộ nông nghiệp. Anh em chắc không ít lần đọc tin thấy nông dân của Pháp biểu tình phản đối chính phủ về một chính sách nào đó. Ở Mỹ thì có vụ kiện bán phá giá cá basa của Việt Nam (ngư nghiệp). Ở Nhật từ mấy chục năm nay giá bán của sản phẩm nông nghiệp gần như không thay đổi. Để làm được điều này có vai trò rất lớn của JA như Thu nói, và bên cạnh đó là những chính sách bảo hộ nông nghiệp của chính phủ Nhật. Những quốc gia nào mà khả năng tự cung tự cấp thấp thì càng cần bảo hộ nông nghiệp. (PSE = Producer Support Estimate)
Giá bán tại gốc của sản phẩm nông nghiệp nhiều khi rẻ đến mức không ngờ. Nếu theo hệ thống phân phối truyền thống tại Việt Nam : Thông qua các thương lái mua từ người nông dân, vận chuyển đến các chợ đầu mối (chợ bán sỉ), từ đó tỏa ra các chợ bán lẻ, sạp bán lẻ (hình thức tiệp tạp hóa) và người bán rong; thì để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng với giá chấp nhận được, thương lái phải ép giá người nông dân như thế nào để kiếm lời !? Như vậy thì lợi nhuận mà người nông dân thu được cực kỳ thấp.
Gần đây đã xuất hiện những hệ thống siêu thị bán sỉ như Metro, BigC nhưng lượng tiêu thụ của các siêu thị này mới chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ so với kênh phân phối truyền thống. Các siêu thị này tiến hành mua trực tiếp ngay từ nhà sản xuất (người nông dân) nên người nông dân bán được với giá tốt hơn là giá bán cho thương lái. Tuy nhiên yêu cầu của siêu thị về chất lượng sản phẩm cũng cao hơn thương lái nên đòi hỏi người nông dân phải đầu tư nhiều hơn cho sản phẩm của mình làm ra (phân bón, hệ thống xử lý nước, hệ thống nhà kính, giống cây trồng,...) Nếu hệ thống phân phối mới này càng ngày càng phát triển sẽ làm cho không ít người nông dân làm ăn theo kiểu cũ phải ra rìa vì không đáp ứng được những đòi hỏi này (không có tiền để đầu tư phát triển và kỹ thuật cũng không có).
Thêm vào đó, hiện tại những siêu thị bán sỉ này chưa đủ lớn để thu mua hết sản phẩm của người nông dân làm ra, chính vì vậy họ vẫn phải bán cho thương lái một phần. Điều này dẫn đến việc đầu tư ban đầu cao nhưng vẫn phải bán với giá thấp. Thêm vào đó cùng một sản phẩm bán cho siêu thị và thương lái dẫn đến chất lượng sản phẩm tại siêu thị và chợ truyền thống là như nhau. Thậm chí nhiều khi ngoài chợ trông còn tươi và mới hơn vì hàng ngoài chợ luôn được thay mới hằng ngày (lượng tiêu thụ cao hơn siêu thị, vòng xoay của sản phẩm nhanh hơn).
Để trồng được rau, quả ngon ngoài kỹ thuật trồng thì yếu tố đất và nước cũng khá quan trọng. Tính chất của đất trồng được loại cây gì, sử dụng thế nào để đất có thể tái tạo mà không bị xói mòn và mất dinh dưỡng. Hệ thống nước tưới tiêu (như haruka nói) cũng rất quan trọng. Thêm vào đó là chất lượng của nước nữa. Những vùng ở hạ lưu bị ô nhiễm nguồn nước thì không thể trồng được rau, quả ngon như vùng thượng lưu.
....
@Minh : ông Takahashi thì anh cũng có biết, lâu lắm không liên hệ với ông ấy. Khi nào có project cụ thể chắc sẽ liên lạc để tham khảo ý kiến.
Đúng là làm nông nghiệp đòi hỏi thời gian, sự hy sinh, kiên trì và điều quan trọng nhất là kinh nghiệm thực tế. Không thể nói suông trên bàn giấy được (cái này có lẽ không chỉ là nông nghiệp). Ngay cả ở những nước phát triển, có kỹ thuật nông nghiệp phát triển, hệ thống phân phối và cung cấp đến tận tay người tiêu dùng rất hiệu quả nhiều khi cũng phải thực hiện bảo hộ nông nghiệp. Anh em chắc không ít lần đọc tin thấy nông dân của Pháp biểu tình phản đối chính phủ về một chính sách nào đó. Ở Mỹ thì có vụ kiện bán phá giá cá basa của Việt Nam (ngư nghiệp). Ở Nhật từ mấy chục năm nay giá bán của sản phẩm nông nghiệp gần như không thay đổi. Để làm được điều này có vai trò rất lớn của JA như Thu nói, và bên cạnh đó là những chính sách bảo hộ nông nghiệp của chính phủ Nhật. Những quốc gia nào mà khả năng tự cung tự cấp thấp thì càng cần bảo hộ nông nghiệp. (PSE = Producer Support Estimate)
Giá bán tại gốc của sản phẩm nông nghiệp nhiều khi rẻ đến mức không ngờ. Nếu theo hệ thống phân phối truyền thống tại Việt Nam : Thông qua các thương lái mua từ người nông dân, vận chuyển đến các chợ đầu mối (chợ bán sỉ), từ đó tỏa ra các chợ bán lẻ, sạp bán lẻ (hình thức tiệp tạp hóa) và người bán rong; thì để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng với giá chấp nhận được, thương lái phải ép giá người nông dân như thế nào để kiếm lời !? Như vậy thì lợi nhuận mà người nông dân thu được cực kỳ thấp.
Gần đây đã xuất hiện những hệ thống siêu thị bán sỉ như Metro, BigC nhưng lượng tiêu thụ của các siêu thị này mới chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ so với kênh phân phối truyền thống. Các siêu thị này tiến hành mua trực tiếp ngay từ nhà sản xuất (người nông dân) nên người nông dân bán được với giá tốt hơn là giá bán cho thương lái. Tuy nhiên yêu cầu của siêu thị về chất lượng sản phẩm cũng cao hơn thương lái nên đòi hỏi người nông dân phải đầu tư nhiều hơn cho sản phẩm của mình làm ra (phân bón, hệ thống xử lý nước, hệ thống nhà kính, giống cây trồng,...) Nếu hệ thống phân phối mới này càng ngày càng phát triển sẽ làm cho không ít người nông dân làm ăn theo kiểu cũ phải ra rìa vì không đáp ứng được những đòi hỏi này (không có tiền để đầu tư phát triển và kỹ thuật cũng không có).
Thêm vào đó, hiện tại những siêu thị bán sỉ này chưa đủ lớn để thu mua hết sản phẩm của người nông dân làm ra, chính vì vậy họ vẫn phải bán cho thương lái một phần. Điều này dẫn đến việc đầu tư ban đầu cao nhưng vẫn phải bán với giá thấp. Thêm vào đó cùng một sản phẩm bán cho siêu thị và thương lái dẫn đến chất lượng sản phẩm tại siêu thị và chợ truyền thống là như nhau. Thậm chí nhiều khi ngoài chợ trông còn tươi và mới hơn vì hàng ngoài chợ luôn được thay mới hằng ngày (lượng tiêu thụ cao hơn siêu thị, vòng xoay của sản phẩm nhanh hơn).
Để trồng được rau, quả ngon ngoài kỹ thuật trồng thì yếu tố đất và nước cũng khá quan trọng. Tính chất của đất trồng được loại cây gì, sử dụng thế nào để đất có thể tái tạo mà không bị xói mòn và mất dinh dưỡng. Hệ thống nước tưới tiêu (như haruka nói) cũng rất quan trọng. Thêm vào đó là chất lượng của nước nữa. Những vùng ở hạ lưu bị ô nhiễm nguồn nước thì không thể trồng được rau, quả ngon như vùng thượng lưu.
....